Nhà Đông Hán (Dynastie des Han orientaux)

 

titre_dynhan_9Bảo tàng viện Guimet (Paris)

English version

French version

Nhà Đông Hán (Dynastie des Han orientaux)

Niên đại nhà Đông Hán

icon_daihan

 Đông Hán

25-57: Quang Vũ Đế

57-75: Minh Vũ Đế

75-88: Hán Chương Đế

88-106: Hán Hoà Đế

106: Hán Thương Đế

106-125: Hán An Đế

125:Hán Thiếu Đế

125-144: Hán Thuận Đế.

145-146: Hán Chất  Đế.

146-168: Hán Hoàn Đế.

168-189: Hán Linh Đế

184: Giặc Khăn Vàng 

189: Hán Thếu Đế 

189-220: Hán Hiến Đế

190: Cũng cố thế lực  Tào Tháo

220: Tào Tháo và  Hán Hiến Đế qua đời

Nhà Hán diệt vong

Thời kỳ bắc  thuộc lần thứ nhất

Ở các vùng lãnh thổ bị người Hán chinh phục, đặc biệt là ở miền nam Trung Quốc, việc Hán hóa tiếp tục một cách dữ dội bất chấp mọi  phản ứng. Vì thế các cuộc nội loạn tiếp nối diễn ra đầu tiên ở  Điền Quốc ( năm 86, 83 TCN, 14 sau CN, từ năm  42 à đến năm 45 ) nhưng bi trấn áp một cách nghiêm khắc.  Cũng phần đông từ các việc hà hiếp của các quan chức nhà Hán và thái độ ngang tàng cướp đất của các cư dân tàu và  tiếp tục đẩy lùi các dân bản xứ đến các vùng heo hút. Hơn nửa họ phải học tiếng tàu, theo phọng tục và tín ngưỡng của người tàu. Sau đó năm 40, xãy ra một cuộc nổi dậy  ở Giao Châu gồm có ở thời kỳ đó một phần lãnh thổ của Quảng Tây và Quảng Đông.   Cuộc khởi nghĩa do hai người con gái  của  lạc tướng ở Mê Linh tên là Trưng Trắc (Zheng Cè) và Trưng Nhị (Zheng Er). Để làm gương cho các  quân phiến lọan, thái thú Tô Định (Su Ding) không ngần ngại giết  chồng của bà Trưng Trắc tên là Thi Sách (Shi Suo) vì ông nầy phản đối chính sách đồng hóa  gắt gao. Việc hành hình nầy khiến làm phẫn nộ hai bà và khơi mào đến cuộc vùng dậy ở toàn lãnh thổ của người Bách Việt nhất là vùng của người Việt. 

icon_tigre

Dụng cụ dùng  để giữ  các vành của chiếc chiếu 

Poids de natte

 

 

Hai bà Trưng được sự hưởng úng của các tộc trưởng khác  Man Di ở quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố  nên hai bà ta đã đoạt được 65 thành trì  trong thời gian rất ngắn, trở thành Nữ vương và đóng dô tại Mê Linh (Meiling).  Năm 41, hai bà bị khắc phục bỡi Mâ Viện Phục Ba tướng quân (Ma Yuan) và gieo mình tự sát ở Hát Giang thay vì đầu hàng.  Hai bà trở thành  một biểu tương về ý chí quật cường của dân tộc Việtnam. Hai bà vẫn được sùng bái không những ở Vietnam mà ở ngay trên các lãnh thổ của dân Bách Việt mà ngày nay thuộc về Trung Quốc (Quảng Tây và Quảng Đông). 

Mã Viện bất đầu thi hành chinh sách khủng bố và hán hoá bằng cách đặt người tín nhiệm tàu  ở các then chốt của nguồn máy hành chánh và áp đặt tiếng tàu là ngôn ngữ chính thức trên toàn lãnh thổ của người dân Việt.  Đây là thời kỳ bắc thuộc lần đầu và được kéo dài gần một ngàn năm trước cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc với  Ngô Quyền. Giữa lúc đó, Hán Quan Vũ Đế (Guangwudi) đã thành công đem lại sự thịnh vượng và ổn định  trong nước bằng cách giảm thuế về lợi nhuận. Cũng như Hán Vũ Đế, sau khi Quan Vũ Đế mất, con ông Hán Minh Đế (Mingdi) đeo đuổi chính sách bành trướng đất đai với  các cuộc tấn công chống lại quân Hung Nô nhầm tranh giành ảnh hưởng ở các nước Trung Á và đem lại sự an toàn cho con đường tơ lụa (Route de la soie). Tướng Ban Siêu (Ban Chao), anh của sử gia nổi tiếng Ban Cố (Ban Gu)  (hay Mạnh Kiên)(*) ở thời đó, được trọng trách  trong cuộc viễn chinh nầy. Ông đã thành công đến tận hồ Caspienne (hay Caspi) và chinh phục được dân tộc Nhục Chi nhờ có sự giúp đỡ của dân tộc Kusana.  


(*) Tác giã của  Hán Sử (Annales des Han)

Galerie des photos

guimet_han

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.