Techniques de pêche d’autrefois au Viet Nam

Cách thức bắt cá ngày xưa ở Việt Nam

Nhũi là một dụng cụ dùng để bắt cá. Nó có hai cái cán bằng tre tréo vơi nhau dươí dạng hình chữ X mà ở giữa lại có một tấm « sáo » bện bằng những cọng tre vót nhỏ mà ở cuối đầu dưới thì có một miếng gỗ lưỡi mỏng. Khi cầm hai cán  nhũi đẩy thì một số lượng nước đi vào nhũi và thoát ra ở phiá sau qua các cọng tre chỉ còn ở lại cá,cua hay tôm. Người đi nhũi hay thường mang theo rọ tre để đựng cá.

Nhũi est un outil de pêche très efface pour attraper les poissons. Il est constitué de deux longues manches en bambou attachées  en forme de croix au milieu desquelles se trouve une armature  creuse faite avec des  petites tiges de bambou et terminée à sa partie inférieure par un  mince morceau de bois. Au moment de son utilisation, il y a une quantité d’eau qui s’y introduit et s’échappe par derrière à travers ses tiges de bambou, ce qui permet de retenir les poissons, crabes et crevettes. Le pêcheur est habitué à emmener avec lui le panier à goulots pour contenir ces crustacés. 

 

 

Art culinaire chinois (Ẩm thực Trung Hoa)

Galerie des photos

 

Les plantes à sang chaud ( Các thực vật máu nóng)

Các thực vật máu nóng

Version française

Giống như  các động vật máu nóng, các hoa của một số loài thực vật có thể tỏa ra một số lượng nhiệt  rất lớn lúc  thời  kỳ đang nở như  các loài chim và các côn trùng đang lượn bay trên không gian. Những loại cây này có thể điều chỉnh được việc sản xuất nhiệt và giữ  liên tục nhiệt độ một cách ổn định dù  có  sự biến động của nhiệt độ không khí. Sự kiện  tự nhiên phức tạp này đã được giáo sư động vật học Roger Seymour của Đại học Adelaide đề cập đến trong bài viết “Thực vật máu nóng” với 3 loài thực vật  như sau: Philodendron selloum, bắp cải chồn hôi (hay Symplocarpus foetidus) và hoa sen (Nelumbo nucifera) . Đối với ông, hiện tượng này không có gì mới lạ cả vì nhà tự nhiên học lừng danh Jean-Baptiste Lamarck đã báo cáo vào năm 1778 rằng cây arum châu Âu (cây chân bê) trở nên nóng khi ra hoa. Các loại cây khác thuộc họ Araceae, chẳng hạn như hoa hồng môn (anthurium), hoa bắp cải chồn hôi thuộc cũng có khả năng nóng lên, giống như hoa súng vùng Amazone hay quốc hoa của chúng ta, hoa sen đấy. Ở các loại cây có hình dáng chân bê thì  sự  sản xuất năng lượng của tế bào diễn ra  ở  trong ty thể (hoặc các bào quan giữa các tế bào). Năng lượng này đến từ  sự phản ứng của oxy và các phân tử năng lượng, rất cần thiết cho các hoạt động của tế bào hoặc trong việc sản  nhiệt (thermogenèse). Chúng ta nhận thấy rằng điều này có liên quan chặt chẽ đến việc tiêu thụ oxy qua các cuộc thí nghiệm thực hiện. Thật  rất ngạc nhiên khi thấy những bông hoa của  các cây này có thể điều chỉnh nhiệt độ khi thời tiết lạnh. Từ những thí nghiệm của Roger Knutson ở trường  Luther của tiểu bang  Iowa, chúng ta mới biết rằng cây bắp cải chồn hôi  có thể duy trì nhiệt độ từ 15 đến 24°C  ít nhất trong hai tuần vào cuối mùa đông mặc dù nhiệt độ bên ngoài vẫn còn âm. Điều tương tự nầy cũng xảy ra với loài hoa sen của chúng ta. Loài hoa nầy  có thể duy trì nhiệt độ ở khoảng 32°C trong 2 hoặc 4 ngày vào giữa thời kỳ hoa  nở vào mùa hè khi nhiệt độ không khí xuống dưới 10°C. Đối với   các loài chim và  các động vật, việc  điều chỉnh nhiệt độ  rất  cần thiết để cho phép chúng có thể hoạt động tiếp tục tìm kiếm thức ăn khi lạnh làm chậm đi sự phản ứng tế bào và hoạt động của các  động vật có máu lạnh.

Ngược lại sự điều chỉnh nhiệt độ ở các loại thực vật máu nóng có hữu dụng gì? Đối với các nhà thực vật học, việc điều chỉnh nhiệt độ nhằm tạo ra  điều kiện thuận lợi cho việc bốc hơi các chất có mùi mật để  thu hút  các côn trùng thụ phấn. Nhưng điều này không  có chứng minh đựợc nhiệt độ tăng hay giảm tùy theo nhiệt độ cơ thể. Hiện nay có hai giả thuyết về sự điều hòa nhiệt  độ của các loài thực vật có máu nóng? Giả thuyết thứ nhất là hoa cần nhiệt độ ổn định để bảo vệ các cấu trúc sinh sản hoặc các bộ phận trọng yếu của nó để khỏi bị thiệt hại từ việc  sản xuất nhiệt  độ không kiểm soát được.

Còn giả thuyết thứ hai thì  tạo điều kiên cho thực vật  sinh sản được tốt hơn nhờ có được  một môi trường ổn định và thuận lợi  cho  các côn trùng thụ phấn. Đối với những con côn trùng nầy, việc lượn  bay  và di chuyển phấn hoa  đi  lại là những hoạt động đòi hỏi có một nhiệt độ cơ thể cao với mức giá làm  tiêu hao năng lượng đáng kể. Đó là lý do tại sao nhờ  có môi trường ấm áp và ổn định của những thực vật  này mà những con côn trùng thụ phấn có thể tận dụng hưởng được tiện nghi ở trong hoa để giao phối, ăn, tiêu hóa và làm nhiều việc khác không cần hoang phí năng lượng riêng tư của mình trong việc giữ nhiệt độ cơ thể. Các tác động qua lại của thực vật  Philodendron selloum với các côn trùng thụ phấn được quan sát bởi Gerhard Gottsberger của Đại học Ulm ở Ba Tây  phù  hợp hoàn toàn với giả thuyết thứ hai này. Cũng như Philodendron selloum, hoa sen  bắt đầu điều chỉnh nhiệt độ giữa lúc  hình thành nụ và sự nổ rợ các  cánh hoa của nó khi côn trùng xâm nhập vào bông hoa. Sự điều hòa nhiệt độ sẽ chấm dứt khi các cánh hoa nở rộ hoàn toàn. Sau khi thụ phấn, các cánh hoa  lại rụng đi  còn lại  đế hoa,  nơi  chứa  các hạt lại bắt đầu phát triển với cấu trúc xốp của nó màu vàng dễ trông thấy. Bộ phận này chính  là cơ quan tạo ra nhiệt chính. Hoa sen giữ nhiệt độ gần như không đổi bằng cách tăng lượng oxy khi không khí ở ngoài lạnh và giảm đi khi không khí lại nóng. Các thực vật máu nóng là một minh chứng tuyệt vời cho thấy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về những điểm tương đồng đáng chú ý giữa động vật và thực vật mặc dù trên thực tế cả hai loại sinh vật này không có nhiều điểm chung cả.

Comme les animaux à sang chaud,  les fleurs de  certaines plantes peuvent dégager une grande quantité de chaleur au moment de leur floraison comme les oiseaux et les insectes en vol. Ces plantes sont capables d’ajuster la production de chaleur et maintenir la température aussi constante que possible malgré les fluctuations de la température de l’air. Ce fait  naturel complexe a été évoqué par le  professeur de zoologie Roger Seymour  de l’université d’Adelaide dans son article intitulé « Des plantes à sang chaud » avec les trois plantes suivantes : Philodendron selloum, Chou des mouffettes (ou Symplocarpus foetidus) et le lotus sacré (Nelumbo nucifera). Pour lui, ce phénomène n’est pas nouveau car l’illustre naturaliste Jean-Baptiste Lamarck avait signalé en 1778 qu’un arum européen  (cây chân bê) devint chaud lorsqu’il fleurissait. D’autres plantes faisant partie de la famille des aracées comme le chou des mouffettes ont aussi la capacité de s’échauffer ainsi que le nénuphar de l’Amazonie ou notre fleur nationale, le lotus. Chez les arums, la production d’énergie des cellules a lieu dans les mitochondries (ou les organites intracellulaires). Étant  issue  de la réaction d’oxygène et des  molécules énergétiques cette énergie  est indispensable aux activités cellulaires ou à la production de chaleur (thermogenèse). On constate que grâce aux expériences réalisées, cette dernière est liée étroitement à la consommation d’oxygène. Quelle surprise de voir les fleurs de ces plantes réussissant à assurer la régulation thermique quand le temps est froid. C’est par les expériences effectuées par Roger Knutson du collège Luther de l’Iowa que le spadice du chou aux mouffettes pouvait maintenir sa température entre 15 et 24°C durant au moins deux semaines vers la fin de l’hiver malgré les températures encore négatives à  l’extérieur. Idem pour notre lotus sacré  qui pouvait maintenir sa température aux alentours de 32°C pendant 2 ou 4 jours au milieu de sa période de floraison estivale lorsque la température de l’air est inférieure à 10°C. Pour les oiseaux et les animaux, la régulation thermique s’avère  nécessaire  afin de les permettre de rester actifs  pour continuer à chercher la nourriture lorsque le froid ralentit les réactions cellulaires et l’activité des animaux à sang froid.

Par contre à quoi sert la régulation thermique pour les plantes à sang chaud? On sait que les plantes ne s’accouplent pas et ne se déplacent pas et que la nature rejette l’auto fécondation. C’est pour cela qu’il faut donc un moyen pour transporter le pollen vers les ovules des autres fleurs. Les plantes ont besoin ainsi des insectes pollinisateurs.  Pour les botanistes, la régulation thermique a pour but de faciliter l’évaporation des substances odoriférantes (nectar) permettant d’attirer des insectes pollinisateurs et de les faire butiner.  Mais cela ne justifie pas que la production de chaleur est augmentée ou diminuée en fonction de  la température ambiante. Il y a aujourd’hui  deux hypothèses soulevées dans la régulation thermique des plantes à sang chaud ? La première hypothèse s’appuie sur le fait que la fleur a besoin d’une température constante pour protéger ses structures reproductrices ou ses parties sensibles des dommages pouvant être provoqués par une production de chaleur incontrôlée. Quant à deuxième hypothèse, cela favorise la reproduction végétale grâce à la création d’un environnement stable et chaud pour les insectes pollinisateurs. Pour ces derniers  ayant besoin de transporter le pollen, le vol et les déplacements, ce sont des activités nécessitant une température corporelle élevée au prix d’une dépense énergique importante. C’est pour cela que grâce à cet environnement stable et chaud mis en place par ces plantes, les insectes pollinisateurs pourraient profiter de ce confort chauffé dans la chambre florale pour s’accoupler, manger  et  vaquer à diverses occupations dans la fleur sans avoir besoin de gaspiller leur propre énergie dans le maintien de leur température corporelle. Les interactions de  Philodendron selloum et des insectes pollinisateurs observées par Gerhard Gottsberger de l’université d’Ulm au Brésil sont en faveur de cette deuxième hypothèse. Analogue à la plante Philodendron selloum, le lotus commence à réguler sa température entre la formation de son bouton et l’épanouissement de ses pétales quand les insectes s’introduisent dans la fleur. La régulation thermique cesse  lors de l’épanouissement entier de ses pétales.  Après la pollinisation, les pétales tombent et le réceptacle qui contient les graines commence à se développer avec sa structure spongieuse jaune visible. C’est le principal organe générateur de chaleur. La fleur du lotus garde quasi constante sa température en augmentant sa consommation d’oxygène lorsque l’air est froid et en la réduisant lorsque l’air se réchauffe. Les plantes à sang chaud sont une excellente démonstration de l’intérêt porté par les  chercheurs sur les ressemblances remarquables entre les animaux et les plantes malgré que ces deux catégories d’organismes n’ont pas grand-chose en commun. 

Bibliographie

Marc Gibernau,  Denis Barabé :Des fleurs à sang chaud. POUR LA SCIENCE – N° 359 SEPTEMBRE 2007.
R.S . Seymour et P. Schultze-Motel: Thermoregulating Lotus flowers in Nature vol 383, p 305, 26 Septembre 1996

Le quartier latin (Khu phố latin)

Khu phố Latin tọa lạc ở quận 5 của thủ đô ánh sáng Paris. Không chỉ là khu phố  sinh viên mà nó còn thu hút rất nhiều khách du lịch nhờ các công trình nổi tiếng như nhà thờ Đức Bà, quảng trường Saint Michel  với đài phun nước, đại học Sorbonne, điện Panthéon, vườn hoa đẹp nhất  Paris Lục xâm Bảo vân vân.. Nó còn là nơi tụ tập ăn uống, có nhiều quán cà phê và nhà hàng, còn là nơi mà bạn có thể la cà tìm kiếm các sách cũ  với các tiệm sách vân vân …

Situé dans le cinquième arrondissement de la ville  lumière Paris, le quartier latin n’est pas non seulement le quartier des étudiants mais aussi celui des touristes grâce à la présence de plusieurs sites historiques célèbres comme l’église Notre Dame, la place Saint Michel avec sa fontaine, la prestigieuse Sorbonne, le Panthéon, le charmant jardin Luxembourg etc.  Il regroupe aussi de nombreux café-restaurants. C’est ici qu’on peut trainer des heures pour chercher des anciens livres, des livres d’occasion  à prix réduit etc.

 

 

Culture du riz inondé (Canh tác trồng lúa nước)

Chính cũng ở đất nước ta với các cuộc khai quật ở đầu thế kỷ 20 mà nhà nữ khảo cổ Pháp Madeleine Colani khám phá  được văn hoá Hòa Bình (18000-10000 TCN) vào năm 1922.  Đây cũng là một nền văn hoá khởi nguồn cho nền văn minh của người Việt cổ, một nền văn minh trồng lúa nước. Nhờ các cuộc khai quật khảo cổ  trong thời gian qua thì biết rõ ngày nay cư dân Hoà Bình là những người đầu tiên biết rõ về kỷ thuật  trồng lúa  nước và nông nghiệp khác như ngũ cốc vân vân…(Hang Ma chẳng hạn).

C’est aussi dans notre pays que l’archéologue française Madeleine Colani a découvert, lors des fouilles archéologiques au début du 20ème siècle,  la culture de Hoà Bình (18000-10000 avant JC) en 1922. C’est aussi la culture  donnant naissance à la  civilisation des Proto-Vietnamiens, une civilisation du riz inondé. Grâce aux fouilles archéologiques dans le passé, on sait maintenant  que les habitants de Hoà Bình étaient  les premiers à connaître la culture du riz irrigué et d’autres techniques agricoles comme la culture des céréales etc. (La cave des esprits par exemple).

 

Photos prises au Musée  d’ethnographie (Hanoï)

Culture du riz inondé