Mois : décembre 2024
Pagode Từ Hiếu (Huế)
Pagode de la piété filiale
Nằm trên núi Dương Xuân thuộc làng Thủy Xuân và cách trung tâm thành phố Huế 5 cây số , chùa Từ Hiếu tọa lạc trong một khu rừng thông tuyệt vời ở phía bắc lăng vua Tự Đức. Để tưởng nhớ mẹ của ông, ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1843 bởi hòa thượng Nhất Định. Được biết đến với cái tên Từ Hiếu để biểu thị sự tận tâm của ông và lòng hiếu thảo đối với mẹ. Nhưng đó cũng là ngôi chùa của các hoạn quan ở Tử Cấm Thành Huế.
Perchée sur le mont Dương Xuân dans le village de Thủy Xuân et située à 5km du centre-ville de Huế , la pagode Từ hiếu se trouve dans une belle pinède au nord du mausolée de l’empereur Tự Đức. En l’honneur de sa mère, cette pagode fut édifiée en 1843 par le moine Nhất Đinh. Elle étai connue sous le nom de Từ Hiếu pour signifier le dévouement et la piété de ce dernier à sa mère. Mais c’était aussi la pagode des eunuques de la cité pourpre interdite de Huế.
Technique de dorure sur bois laqué (Sơn son thếp vàng)
Technique de dorure sur bois laqué
Sơn son thếp vàng là một kỹ thuật cực kỳ công phu hay thường được sử dụng trong việc chế tác các vật phẩm có tính chất tâm linh như các tựơng Phật và các đồ thờ như hương án, khám thờ, ngai thờ, bài vị, hoành phi câu đối vân vân… ở chùa chiền hay biểu tượng sự gìàu có và khẳng định sự tôn nghiêm, quyền lực của vương quyền trong chế độ phong kiến qua các cung đình. Nó không chỉ làm nổi bật lên vẻ đẹp, uy nghi và sang trọng mà còn gia tăng độ bền bỉ của các vật phẩm theo thời gian. Những năm gần đây, nhờ sự sùng tu Lầu Ngũ Phụng,Trường Lang, điện Thái Hoà vân vân trong Tử Cấm Thành, chúng ta mới nhận thấy kỹ thuật nầy không chỉ đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề cao, kinh nghiệm, tĩ mĩ mà còn có tâm huyết và phải hiểu rõ luôn cả kiến thức xây dựng và mỹ thuật để hoàn thiện được phong cách của thời đại triều Nguyễn và làm nổi bật cái riêng biệt của mỗi cung điện. Trước hểt kỹ thuật « Sơn son thếp vàng” được tạo thành từ hai cụm từ « sơn son » và « thếp vàng ».Như vậy có hai khâu chính trong kỹ thuật nầy đó là khâu Sơn Son và Thép Vàng nhưng khâu sơn son lại đặc biệt quan trọng và phức tạp hơn nhiều so với khâu thếp vàng. Danh từ « sơn » nầy dùng để ám chỉ loại sơn được chế ra từ nhựa cây sơn ở trong rừng nước ta. Nó có thể mọc tự nhiên hay được trồng để thu hoạch. Sau đó phài để sơn nó lắng đọng đến từ ba hay bốn tháng liên tục mới có thể gạn ra sau đó nhiều lớp nhưng lớp trên cùng là lớp lỏng có màu nâu là lớp tốt nhất. Dù vật phẩm có tầm vóc cở nào, có thể là tượng Phật hay cột ở trong cung đình Huế đi nữa thì nghệ nhân cũng phải tiến hành qua một số giai đoạn như sau: gắn kết, hom, lót.
Sau khi tạo cốt cho vật phẩm, nghệ nhân tiến hành đến việc sơn. Có nhiều giai đoạn trong việc sơn son thếp vàng.Trước hết phäi xử lý phần thô vật phẩm qua việc trộn nước sơn với bột đá hay mùn cưa để lấp đi các vết rạn nứt của vật phẩm, giúp ngăn chặn sự nứt gãy, chống thấm nước, không bị mối mọt ăn. Đây là giai đọan gắn kết. Nếu sau khi nước sơn khô, bề mặt của sản phẩm vẫn còn khuyến tật thì nghệ nhân buộc lòng dùng đất thó trộn với nước sơn theo tỷ lệ nhất định. Có thể nước sơn nầy được dùng đến nhiều lần khi nó chưa đạt được yêu cầu. Tiếp theo sau đó đến việc mài nhiều lần với nước làm cho nhẵn bề mặt và sơn phủ lót nhiều lần toàn thể vật phẩm với nước sơn cuối (sơn sửa chửa). Nói tóm lại giai đọan Hom nầy mất rất nhiều thời gian và phải cần kiểm soát nghiêm khắc nhất là phải để các lớp sơn nó được khô. Thời gian khô của các lớp sơn nầy sẽ khác nhau mà còn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
Còn thếp vàng là khâu dùng để trang trí và dán trên mặt vật phẩm, lớp vàng lá hay vàng quỳ. Vàng nầy được dát thật mỏng đặt lên các mặt vật phẩm làm bằng gỗ mà được sơn lót trong khâu « Sơn Son » và lúc nước sơn lót chưa khô hoàn toàn. Chính nhờ vàng quỳ mà vật phẩm trưng bày có được màu vàng tự nhiên, tạo ra ánh kim dễ thu hút sư chú ý và làm nổi bật giá trị qua sự thay đổi màu sắc tùy theo độ « chín » của nước sơn.
Mausolées de Dục Đức, Thảnh Thái et Duy Tân (Lăng 3 vua)
Mausolée de Gia Long
Thông thường đến Huế hay gặp trời mưa nhưng kỳ nầy ba ngày ở Huế (7/11/2024 -9/11/2024) , trời lại không mưa. Nhờ đó mới có dịp đi tham quan lăng của người anh hùng được người dân Nam Bộ ngưỡng mộ, vua Gia Long nhất là nay có đường đất đi đến địa phận phường Long Hồ, quận Phú Xuân, thành phố Huế và tránh được đường bộ khoảng 16 cây số và phải qua sông ở bến đò Kim Ngọc. Thật là mình có duyên kỳ nầy nhất là được đi tham quan năm lăng của các vua nhà Nguyễn và di tích thành Lồi của người Chàm ở trên đồi Long Thọ cùng một lúc trong một ngày với chú xe ôm mặc dù đường xá không tốt chi cho mấy.
Habituellement, il fait souvent pluvieux lors de mon passage à Huế mais cette fois, j’ai la chance d’y avoir trois jours de suite au soleil. Grâce à cela, j’ai eu l’occasion d’aller visiter le mausolée de celui qui était adulé par les gens de la Cochinchine, le roi Gia Long. Il y a aujourd’hui une route menant au quartier de Long Hồ dans le district de Phú Xuân de la ville de Huế. On peut éviter ainsi de prendre la voie terrestre d’environ 16km et la traversée à l’embarcadère Kim Ngọc. C’est chanceux pour moi cette fois de pouvoir visiter successivement cinq mausolées de la dynastie des Nguyễn et la citadelle Lồi des Chams sur la colline Long Thọ dans la même journée avec un taxi-moto malgré la route mal entretenue.
Mausolée Thiệu Trị
Được có tên là Xương Lăng, lăng của vua thứ ba của triều đại nhà Nguyễn, Thiệu Trị, nằm dựa lưng vào núi Thuận Đạo, ở địa phận làng Cư Chánh, phường Thủy Bằng, quận Thuận Hóa, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố khoảng cây số. Vua Thiệu Trị chỉ ngự trị có 7 năm và qua đời lúc 47 tuổi. Thiệu Trị được sử sách mô tả là một hoàng đế thông minh, tận tụy chăm lo việc nước, uyên bác nho học, yêu thích thơ ca. Nhưng Thiệu Trị không có đưa ra cải cách gì mới c ả, chỉ duy trì các chính sách hành chính, kinh tế, giáo dục, luật pháp, quân sự… từ thời vua Minh Mạng.
Étant connu sous le nom de Xương Lăng et adossé à la montagne Thuận Đạo, dans le village Cư Chánh du quartier Thủy Bằng, district Thuận Hóa, ville de Huế, le mausolée du troisième roi de la dynastie des Nguyễn, Thiệu Trị, est situé à environ 1 km du centre-ville. Ce roi n’a régné que 7 ans et est décédé à l’âge de 47 ans. Thiêu Tri est décrit dans les livres d’histoire comme un empereur intelligent, soucieux de prendre soin du pays, connaissant parfaitement le confucianisme et passionné de poésie. Mais Mais Thiệu Tri n’a pas entamé de nouvelles réformes en se contentant de maintenir les politiques administratives, économiques, éducatives, juridiques, militaires etc. de la période de l’empereur Minh Mang.
L’art du bronze émaillé (Kỹ thuật pháp lam)
L’art du bronze émaillé.
Đây là kỹ thuật làm các sản phẩm bằng đồng trên bề mặt được tráng men, dùng trang trí trong mỹ thuật ở cung đình Huế hay thường được gọi với cái tên pháp lam. Nó có nguồn gốc từ chữ « pha lang (France) » mà người Trung Hoa gọi để chỉ kỹ thuật được các nhà truyền bá Tây Phương mang sang, hướng dẫn cho họ làm trong việc sản xuất. Kỹ thuật pháp lam sau đó được du nhập sang Việt Nam với các nghệ nhân Trung Hoa vào thời ngự trị của vua Minh Mạng (1820-1841). Chính triều đình nhà Nguyễn mới ra quyết đinh xây dựng các xưởng ở Quảng Bình và Quảng Trị nhưng các bí mật sản xuất vẫn được các nghệ nhân Trung Quốc bảo vệ một cách nghiêm ngặt. Nhưng nhờ sự kiên trì, các thủ công Việt ngày xưa đã khám phá ra được bí quyết và thành công trong việc sử dụng các màu không thể xóa nhoà khiến các sản phẩm đồng tráng men có được một linh hồn. Mỗi màu phải tương ứng với một lớp men và đựợc đung với nhiệt độ khác nhau.
Để tránh tên húy của chúa Nguyễn Phúc Lan (1635-1648), pháp lang từ đó trở thành pháp lam và được trọng dụng ở trong cung điện triều Nguyễn nhất là trong việc trang trí ở ngoại thất. Có một thời kỹ thuật pháp lam nầy bị suy tàn dưới thời Pháp thuộc. Kỹ thuật nầy làm cho các hoa văn trang trí ở cung điện Huế có nét đẹp kiêu sa mà được thấy lại gần đây qua các cuộc sùng tu ở các cung điện Huế như sân sau của điện Thái Hoà, điện Kiến Trung (*), cầu Trung Đạo của lăng Minh Mạng vân vân.
C’est la technique de fabrication des produits en bronze aux surfaces émaillées qui est fréquemment utilisée pour la décoration dans l’art de Huế et communément appelée sous le nom « Pháp Lam ». Elle tire son origine du mot « pha lang (France)» que les Chinois emploient pour désigner la technique apportée par les missionnaires occidentaux dans le but de les aider dans la production. Cette technique a été introduite ensuite au Vietnam avec les artisans chinois sous le règne du roi Minh Mang (1820-1841). C’est la dynastie des Nguyễn qui a décidé de construire des ateliers à Quảng Binh et à Quảng Tri mais les secrets de production ont été encore strictement protégés par les artisans chinois. Grâce à leur ténacité, les artisans vietnamiens d’antan ont découvert le secret de fabrication et ils ont réussi à utiliser des couleurs indélébiles donnant ainsi une âme à ces produits en bronze émaillés. Chaque couleur correspondait ainsi à une couche d’émail et un cuisson à température différente.
Pour éviter d’appeler le surnom du seigneur Nguyễn Phúc Lan (1635-1648),, la technique « Pháp Lang » est devenue désormais « Pháp Lam ». Elle est très utilisée dans les palais de la dynastie des Nguyễn, en particulier dans la décoration de leur partie extérieure. Il y a une époque où cette technique a périclité sous l’occupation française. Cette technique permet aux motifs décoratifs de posséder la beauté éclatante qu’on a l’occasion de retrouver récemment lors de la restauration des palais de la citadelle impériale Huế. C’est le cas du palais de l’Harmonie suprême, le palais Kiến Trung (*), le pont de l’Intelligence et de la droiture du mausolée Minh Mạng etc.
(*) Résidence des deux derniers empereurs du Vietnam ( Khải Định et Bảo Đại)
Phước Minh Cung (Temple de Guan Yu, Trà Vinh)
Phước Minh Cung
Quan Công là người hội đủ các đức tính trung dũng, tình nghĩa, độ lượng và công minh chính trực và cũng là nhân vật nổi tiếng ở thời Tam Quốc hậu Hán. Chính vì vậy khi ông qua đời, người ta đã tôn thờ ông như một vị thánh. Bởi vậy nơi nào có người Hoa cư trú thường thấy họ hay thờ Quan Công. Ở Trà Vinh nơi thờ ông hay được gọi là Phước Minh Cung.
Étant un personnage réussissant à avoir toutes les vertus de courage, de loyauté, de générosité et de justice, Guan Yu est aussi l’un des généraux célèbres chinois de l’époque des Trois Royaumes et de la fin des Han. C’est pour cela que les Chinois le vénèrent comme un Saint lors de sa mort. Partout où la présence des Chinois est importante, on y trouve toujours un temple dédié à ce général. À Trà Vinh, le temple est connu sous le nom de Phước Minh Cung.
PAGODE VAM RAY (Tra Vinh)
Chùa Vàm Ray
Được tọa lạc ở ấp Vàm Ray, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, ngôi chùa nầy không những mang tính chất kiến trúc đậm chất của người Khơ Me ở Nam Bộ mà còn giữ phong cách của đế chế Angkor. Chùa còn là một ngôi chùa lớn nhất trong số 143 chùa Khơ Me được liệt kê ở Trà Vinh. Chùa có 4 cổng vào và theo truyền thống cùa người Khơ Me thì cổng chính và toà nhà chính điện phải quay về hướng Đông biểu tượng cho con đường tu hành của Phật tử từ Tây sang Đông. Chính cũng nơi nầy về hướng Đông Nam của chính điện, du khách sẽ thấy được tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn có chiều dài 54 thước. Còn bên trong chính điện thì được trang trí lộng lẫy với những bức tranh tường nhiều màu sắc, đậm chất văn hóa Khơ Me, kể lại cuộc đời của Đức Phật và giáo lý của Phật giáo.
Étant située dans le hameau de Vam Ray, district de Trà Cú, province de Trà Vinh, cette pagode porte non seulement le caractère architectural du peuple khmer du Sud Vietnam mais aussi le style de l’empire d’Angkor. La pagode est également la plus grande parmi les 143 pagodes recensées dans la province de Trà Vinh. Elle dispose de 4 portes d’entrée. Selon la tradition khmère, la porte principale et le bâtiment principal doivent être orientés vers l’est. C’est le chemin pris par les pratiquants bouddhistes de l’ouest vers l’est. C’est aussi ici que vers le sud-est du hall principal, les visiteurs verront la statue allongée de 54 mètres du Bouddha Shakyamuni, illustrant son accession au Nirvana. Quant à l’intérieur du bâtiment principal, on voit défiler des peintures murales colorées et imprégnées de la culture khmère, relatant ainsi la vie de Bouddha et les enseignements du bouddhisme.
Thiền viện Trúc Lâm (Trà Vinh)
Institut bouddhique de la secte Forêt des Bambous
Đây là ngôi thiền viện thuộc Thiền phái Trúc Lâm duy nhất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, nằm cách xa thành phố khoảng chừng 50 cây số. Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh được xây dựng trên khuôn viên rộng 7 ha, trong khu du lịch sinh thái từng ngập mặn ven biển, mặt tiền nhìn ra biển Đông bao la.
C’est le monastère unique zen de la secte Forêt des bambous de la province de Trà Vinh. Il est situé à peu près de 50 kilomètres du centre-ville. Ce monastère zen a été construit sur un terrain de 7 hectares, dans une zone écotouristique autrefois salée tout le long de la côte et faisant face à l’immense mer de l’Est.