Thái giám dưới triều đại nhà Nguyễn
Khác với người bình thường, thái giám hay hoạn quan là người chuyên hầu hạ và phục vụ vua chúa dưới thời phong kiến. Đất nước ta có ba người đại tài hoạn quan và có công trạng ít ai có thể so sánh bằng vì họ đem lại không những cho dân tộc ta một trang sử vẻ vang rạng rỡ vào bậc nhất mà còn cả niềm tự hào lớn lao. Đó là danh tướng hoạn quan vĩ đại nhất dưới triều đại nhà Lý, Lý Thường Kiệt, có công phá Tống bình Chiêm. Sau đó là Nguyễn An, kiến trúc sư tài năng bị lưu đày về Trung Quốc bởi tướng Trương Phụ khi nhà Minh xâm chiếm Việt Nam và làm thái giám với tên gọi A Lưu. Chính ông là người kiến trúc trưởng thiết kế trong việc xây cất Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh dưới thời Minh Thành Tổ Chu Đệ (Vĩnh Lạc). Sau cùng Lê Văn Duyệt là một khai quốc công thần nhà Nguyễn mà đền thờ của ông được mọi người chiêm bái ở Sàigon (hay thành phố Hồ Chí Minh) và được gọi là Lăng Ông. Ông là người có công trạng bình định và phát triển vùng đất Nam kỳ với chức vụ Tổng Trấn Gia Định.
Tục lệ kén chọn hoạn quan nầy đã có từ thời nhà Lý nhưng nhiệm vụ chỉ để hầu hạ vua chớ không có quyền can dự chính sự và không có khả năng chuyên quyền như ở Trung Hoa với hoạn quan Triệu Cao của Tần Thủy Hoàng ở giai đoạn cuối của nhà Tần. Nếu sinh ra mà phi nam phi nữ gọi là giám sinh. Còn tự thiến thì gọi là giám lặt. Còn một khi vào đại nội để chuyên hầu vua thì gọi là yêm hoạn hay hoạn quan tức là kẻ hạ đẳng phục vụ chốn hoàng cung. Lý Thường Kiệt, ông là cháu năm đời của Ngô Quyền. Theo lời kể trong quyển sách « Kể chuyện các quan thái giám trong lịch sử Việt Nam » của tác giả Phạm Minh Thảo thì mẹ ông, bà Hàn Diệu Chi trước khi có bầu sinh ra ông thì có gặp một ông lão già xem thiên văn tiên đoán rằng bà sẽ có tin vui, có một người con trai khôi ngôi tuấn kiệt, sẽ uy danh lừng lẫy không những mang lại vinh quang cho dòng họ Ngô mà còn làm rạng rỡ nước Nam ta nữa nhưng có một điều là không có con để nối dòng. Ông khởi đầu sự nghiệp với một chức quan kỵ mã hiệu uý dưới triều nhà Lý. Tuy có vợ nhưng không có con. Có một lần đi săn, vua Lý Thái Tông gặp được ông đem lòng qúi mến nhưng muốn được ở gần vua thì phải « tự yêm ». Còn với Nguyễn An thì cuộc đời rất trôi nổi lúc còn trẻ. Ông bị tướng nhà Minh Trương Phụ lưu đày mang về Trung Hoa để làm hoạn quan phục vụ trong cung vua nhà Minh sau khi chiếm nước ta và không ngần ngại áp đặt chính sách lùng bắt tất cả trai trẻ có tài của nước ta. Bởi vậy Nguyễn An trở thành ho ạn quan của vua Minh Thành Tổ (Chu Đệ) dưới cái tên Hoa là A Lưu. Ông là một nhà kiến trúc sư đại tài xuất chúng vì ông không chỉ có công thiết kế, giám sát xây dựng cổ thành Bắc Kinh trong vòng ba năm với một vạn binh chứ không năm năm với 18 vạn thợ theo dự đoán của bộ công mà còn có tài trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà của Trung Quốc. Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm thì Trung Quốc đời sau cố lờ đi vì A Lưu là người An Nam nhưng may thay có bài viết của nhà sử học đương đại Trương Tú Dân được đăng báo công nhận vai trò quang trọng của Nguyễn An trong việc xây dựng lại Tử Cấm Thành (Bắc Kinh) và nhất là gần đây với phim tài liệu của Tây Đức « Tử Cấm Thành Bắc Kinh ».
Sau cùng là Lê Văn Duyệt hay thường gọi là Tả Quân Duyệt. Có một lần Nguyễn Ánh (hay vua Gia Long về sau) bị truy nã bởi quân Tây Sơn chạy trốn ở vùng Rạch Gầm, làng Long Hưng tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) và thuyền của ngài được cứu bởi Lê Văn Duyệt trong một đêm bão tố. Sau đó Nguyễn Ánh nhìn thấy Lê Văn Duyệt một cậu bé khác thường và có công cứu mạng ngài nên không ngại tuyển dụng ông làm thái giám để bảo vệ ngài và cung quyến lúc đó ông chỉ 17 tuổi. Theo nhà văn Hoàng Lai Giang, Lê Văn Duyệt là một tấm gương soi sáng muôn đời ở phương nam. Ông không những là một danh tướng tài ba mà còn là một nhà ngoại giao khôn khéo, một nhà chính trị có tài năng khiến vùng đất Gia Định trở thành giàu có. Dám chặt đầu cha vợ của vua Minh Mạng là Huỳnh Công Lý để giữ công bằng cho dân khiến làm vua Minh Mạng đố kỵ, xem ông là cái gai chọc vào mắt mình nên chỉ cần có cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi, con nuôi của Lê Văn Duyệt để có dịp hài tội công lao của ông bằng cách san bằng mộ Lê Văn Duyệt mà còn có thêm tám chữ « Quyền yêm Lê Văn duyệt phục pháp xử » ở trên bia. Chỉ có ông khi gặp vua được miễn qùi bái cho thấy vua Gia Long rất qúi trọng như thế nào. Như vậy cũng biết được cái nhìn của vua Gia Long không sai về con người Lê Văn Duyệt mà Minh Mạng quên đi lại nghe lời dèm pha. Sau nầy các vua Thiêu Trị và Tự Đức cho phép đắp lại mồ của Lê Văn Duyệt và sửa sang miếu thờ.
Chỉ có dưới thời vua Minh Mệnh thứ 17 (1836) nhà vua ban dụ nhằm hạn chế tối đa quyền hành của thái giám một cách rõ ràng. Theo dụ nầy, thái giám không được dự vào phẩm cấp quan chế, không được xem như quan lại. Tuy nhiên trong chức vụ thái giám, cũng có năm bực mà mỗi bực có một vai trò trách nhiệm khác nhau nhưng với chủ đích để sai khiến và phục vụ vua trong nội cung. Thái giám là người gần gũi vua nhiều nhất nên phải sắp xếp ngày giờ, các công việc liên hệ giữa vua và các cung phi và phải ghi chép lại tên họ trong trường hợp bà cung phi nào có con thì được xác nhận. Bởi vậy cung phi nào muốn được vua yêu chuộng thì cần nhờ đến tài ăn nói của thái giám. Ngoài ra, thái giám còn phải phục vụ các bà cung phi goá bụa ở các lăng tẩm. Để phân biệt với các quan, các thái giám mặc một chiếc áo dài bằng lụa xanh, ở trước ngực thì có một mảng dệt hoa và có mũ theo một kiểu riêng tư. Họ có một cuộc sống cũng đáng thương. Khi ốm đau, thì họ không có quyền ở lại trong đại nội mà phải về ở Cung Giám Viện nằm ở phiá bắc hoàng thành. Nếu chữa không hết bệnh thì nằm ở đây chờ chết chớ không được quay về đại nội. Lúc còn trẻ nếu là giám sinh thì phải đến trình quan địa phương rồi sau đó được đưa về kinh đô vào bộ lễ để được tấu thay và được sai khiến và trọng dụng ở nội đình. Còn được tuyển làm thái giám thì được hưởng nhiều quyền lợi vật chất nhất là cha mẹ được triều đình cấp dưỡng và khi có đại lễ thì được thưởng tiền bạc hay vải vóc. Lúc về già, không có con để nối dòng và thờ phụng lúc qua đời nên họ phải cùng nhau đóng góp tiền để tu sửa chùa Từ Hiếu ở Huế vào năm 1893 và mượn nơi đó làm nơi an nghỉ và tìm lại sự bình yên. Bởi vây dưới thời Pháp thuộc, người Pháp họ gọi chùa nầy là « chùa thái giám » vì còn có rất nhiều lăng mộ của các thái giám dưới triều Nguyễn.
Contrairement aux gens ordinaires, les eunuques sont destinés à être au service du roi à l’époque féodale. Notre pays a trois grands eunuques avec lesquels peu de gens peuvent se rivaliser car ils ont réussi à donner non seulement à notre peuple une page d’histoire glorieuse et particulièrement resplendissante mais aussi une grande fierté. D’abord c’est le général eunuque célèbre Lý Thường Kiệt de la dynastie des Lý ayant réussi à écraser l’armée des Song et pacifier le Champa. Puis un architecte talentueux de nom Nguyễn An a été capturé et exilé de force en Chine par le général Tchang Fou (Trương Phụ) au moment de l’annexion du Vietnam par les Ming. Il fut engagé ensuite comme eunuque et connu dès lors sous le nom chinois «Ruan An». Il devint ainsi l’architecte concepteur en chef dans le projet de construction de la Cité interdite de Pékin sous le règne du troisième empereur des Ming, Yong Le. Enfin le dernier est le général eunuque Lê Văn Duyệt qui est l’un des mandarins méritants et brillants de la dynastie des Nguyễn dont le temple est connu par tout le monde à Saigon (ou Ho Chi Minh Ville) sous le nom « Lăng Ông ». Il avait le mérite de pacifier et développer la région de Cochinchine en tant que gouverneur de Gia Định (ancien nom donné à Saïgon ou Hồ Chí Minh d’aujourd’hui).
La coutume de choisir les eunuques date de l’époque de la dynastie des Lý mais leur fonction consiste à servir uniquement le roi mais en aucun cas elle n’a pas le droit d’interférer dans la politique et n’a pas la capacité d’abuser du pouvoir comme en Chine avec l’eunuque Zhao Cao (Triệu Cao) de l’empereur Qin Shi Huang Di (Tần Thủy Hoàng) à la fin de la dynastie des Qin. Si on est né sans avoir la possibilité de connaître clairement le sexe, on est appelé « giám sinh (ou état d’ambiguïté sexuelle) » en vietnamien ». Par contre si on pratique l’auto-castration, on est appelé « giám lặt (état de se débarrasser de son sexe) en vietnamien ». Une fois sélectionné et devenu la personne chargée de servir le roi dans la citadelle, on est appelé eunuque c’est-à-dire un subalterne au service du roi dans le palais. Lý Thường Kiệt est le descendant de la cinquième génération de Ngô Quyền
D’après le livre intitulé « Les récits sur la vie des eunuques dans l’histoire du Vietnam» de l’écrivain Pham Minh Thảo, avant d’être enceinte, sa mère de nom Hàn Diệu Chi, avait l’occasion de rencontrer un vieux maître astrologue. Ce dernier lui prédit qu’elle aura une bonne nouvelle. Elle aura un beau garçon, un fils devenu très célèbre en apportant non seulement la gloire à la famille Ngô, mais aussi la radiance dans notre pays du Sud. Mais il n’aura pas de rejeton pour assumer la descendance. Lý Thường Kiệt commença sa carrière en tant que capitaine de cavalerie sous la dynastie des Lý. Malgré qu’il fût marié, il n’avait pas d’enfant. Il y avait une fois au moment de la chasse, il eut l’occasion de rencontrer le roi Lý Thái Tông. Celui-ci lui montra son affection. Pour être plus proche du roi, il fut obligé de s’auto-castrer. Quant à Nguyễn An, sa vie ressemble à celle d’un galérien durant sa jeunesse. Il fut capturé et renvoyé de force en Chine par le général chinois Tchang Fou (Trương Phụ) pour devenir l’eunuque dans la cour des Ming après avoir annexé notre pays et mis en place la politique de traque de toutes les forces vives de notre nation. C’est pour cette raison qu’il devenait l’eunuque de l’empereur des Ming Chenzu (Chu Đệ), connu sous le nom chinois Ruan An (A Lưu). Il était un architecte talentueux hors norme car il avait le mérite de concevoir et de superviser non seulement la construction de la cité interdite de Pékin dans trois ans avec dix mille soldats à la place de cinq ans avec dix huit mille ouvriers dans la prévision du ministère public mais aussi les travaux hydrauliques importants du Fleuve Jaune en Chine. Selon le chercheur Trần Ngọc Thêm, la Chine a tenté d’oublier Ruan An dans la construction de la cité interdite car ce dernier était un Vietnamien mais heureusement il y a l’article écrit par l’historien chinois contemporain de nom Trương Tú Dân dans le journal n’hésitant pas à rapporter le rôle important de Ruan An dans la construction de la Cité interdite de Pékin.
Enfin, il y a le général eunuque Lê Văn Duyệt, appelé communément Tả Quân Duyệt. Une fois le jeune prince Nguyễn Ánh (ou l’empereur Gia Long plus tard) fut poursuivi par l’armée des Tây Sơn. Il fut obligé de trouver refuge dans le village de Long Hưng de la contrée Rạch Gầm dans la province de Mỹ Tho (devenue aujourd’hui Tiền Giang) et son embarcation fut sauvée par le jeune Lê Văn Duyệt dans une nuit orageuse. Nguyễn Ánh aperçut que Lê Văn Duyệt était un garçon au talent exceptionnel ayant eu le mérite de le sauver si bien qu’il n’hésita pas à l’engager comme eunuque chargé de le protéger et sa famille alors que Lê Văn Duyệt n’avait que 17 ans. Selon l’écrivain Hoàng Lai Giang, Lê Văn Duyệt est un exemple qui s’éclaire éternellement dans le Sud. Il n’est pas non seulement un général talentueux mais un diplomate habile, un homme politique reconnu dans sa capacité de transformer la région Gia Định en une zone prospère et florissante. Ayant osé décapiter le père de la concubine du roi Minh Mạng (Huỳnh Công Lý) pour maintenir la justice au peuple, il provoque la jalousie du roi Minh Mạng. Celui-ci trouve qu’il est une épine qui s’introduit dans son œil. C’est pourquoi il suffit d’avoir la révolte de son fils adoptif Lê Văn Khôi pour donner l’occasion au roi de remettre en cause son grand mérite en rasant sa tombe et en y élevant de plus une stèle portant les 8 lettres suivantes « Quyền yêm Lê Văn duyệt phục pháp xử ou le lieu où l’eunuque Lê Văn duyệt reçoit la condamnation ». Il n’y a que lui qui avait le droit d’être exempté de s’agenouiller devant l’empereur Gia Long. Cela montre à tel point le respect que ce dernier avait entretenu envers lui. On connait ainsi le jugement juste de l’empereur Gia Long à l’égard du personnage Lê Văn Duyệt. Minh Mạng n’en tenait pas compte à cause des calomnies de son entourage. Plus tard, ses successeurs Thiệu Trị et Tự Đức ont ordonné la reconstruction de sa tombe et la réparation de son temple.
L’autel de Lê Văn Duyệt (Saïgon)
C’est sous le règne du roi Minh Mạng en 1836 qu’il y avait un édit royal destiné à limiter au maximum le pouvoir de l’eunuque. Selon cet édit, les eunuques n’étaient pas autorisés à participer au rang de mandarins et ils n’étaient pas considérés comme des mandarins. Cependant, dans la fonction d’eunuque, il y avait aussi cinq grades, chacun ayant un rôle déterminé et une responsabilité différente mais le but restait de servir le roi dans le palais intérieur.
Étant la personne la plus proche du roi, l’eunuque devait donc organiser la date et l’heure des contacts entre le roi et ses concubines et devait enregistrer leur nom au cas où une concubine était enceinte et confirmer la naissance de l’enfant. En conséquence, toute concubine voulant retenir l’attention du roi devait compter sur l’éloquence de l’eunuque.
En outre, l’eunuque devait s’occuper des concubines veuves vivant dans les mausolées. Pour se distinguer des mandarins, les eunuques avaient l’habitude de porter une tunique en soie de couleur verte avec un morceau de tissu à motif floral sur leur poitrine et un chapeau fait de façon particulière. Ils avaient aussi une vie misérable.
Lorsqu’ils étaient malades, ils n’avaient pas le droit de rester dans le palais royal mais ils devaient retourner au palais « Cung Giám Viện » situé au nord de la citadelle impériale. Si l’eunuque ne pouvait pas être guéri, il devait y rester et attendait de mourir. Il ne pouvait pas retourner au palais royal Quand il était jeune et dans un état d’ambiguïté sexuelle, il devait se rendre aux autorités locales. Puis il était renvoyé au ministère des rites dans la capitale et il était condamné à travailler dans la cour intérieure, une fois son état reconnu. Au cas où il était choisi comme l’eunuque du roi, il avait un grand nombre d’avantages matériels. Ses parents recevaient les subventions de la cour royale. Au cas où une grande fête avait lieu, il recevait de l’argent ou des étoffes en récompense.
Quand les eunuques devenaient vieux, ils n’avaient pas d’enfants pour maintenir la lignée et le culte au moment de leur mort. Ils étaient obligés d’apporter conjointement leur contribution pour réparer la pagode Từ Hiếu à Hué en 1893 et se servir de cet endroit comme lieu de repos et de paix. C’est pourquoi à l’époque coloniale, les Français appelaient ce lieu sous le nom « pagode des eunuques » car il y a encore aujourd’hui de nombreuses tombes d’eunuques de la dynastie des Nguyễn.