Le roi Lý Thái Tông ( ou Lý Phật Mã)

 

Version française 
Lý Thái Tông Phật Mã (1000 – 1054)

Không có đời nào mà các vua  có độ lượng khoan hồng đối với những kẻ địch, thân thích hay dân chúng như đời nhà Lý. Đấy là lời nhận xét của nhà học giả Hoàng Xuân Hãn trong bài ông viết có tựa đề là « Đạo Phật đời Lý ». Phải sẵn có từ tâm nên các vua nhà Lý mới có thể khoan hồng dễ dàng và có những cử chỉ đáng kính để có lợi cho con đường chính trị  của mình như Lý Thái Tông. Vua nầy  được sách « Đại Việt Sử Ký Toàn Thư »  của Ngô Sĩ Liên nói ông là người có  tài trí và thông lục nghệ mà còn ví ông như Hán Quang Vũ Đế đánh đâu được đấy và công tích được sánh với Đường Thái Tông (hay Lý Thế Dân) ở Trung Hoa. Vậy Lý Thái Tông là vị vua như thế nào mà được  người dân Việt ngưỡng mộ?

Vua là con trưởng của Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), tên là Lý Phật Mã và sinh ở chùa Duyên Ninh thuộc cố đô Hoa Lư vào năm Canh Tý (1000).  Mẹ là hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân, con gái của vua Lê Đại Hành và Dương Vân Nga. Ông được lập làm Đông cung thái tử, lên ngôi hoàng đế khi Thái Tổ băng hà, trị vì 27 năm và thọ được 55 tuổi.

 Vừa chuẩn bị lên ngôi thì Lý Phật Mã phải đối phó với loạn Tam Vương do ba hoàng tử Vũ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương đem quân vây thành Thăng Long để tranh giành ngôi vua. Nhưng nhờ  có các quan trung thành như Lý Nhân Nghĩa và tướng quân Lê Phụng Hiếu mà giết được Vũ Đức vương ở trận tiền và thu hàng  Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương. Sau đó Lý Phật Mã  còn phải xuất binh đi dẹp loạn ở phủ Trường Yên (Hoa Lư) nơi mà Khai Quốc Vương bất bình  làm phản. Một khi dẹp loạn xong cả, ông lại xuống chiếu tha tội các vương và cho phục hồi tước vị. Ngày 1 tháng tư năm 1028 (Kỷ Hợi),  Lý Phật Mã mới lên ngôi, tức là vua Lý Thái Tông và lấy niên hiệu là « Thiên thành ». Vì sự phản nghịch của các thân vương nên vua Lý Thái Tôn mới lập ra một lệ cứ  hàng năm các quan cùng các người thân thích của vua phải đến Đồng Cổ ở làng Yên Thái  Hànội cùng nhau tuyên thệ làm tôi phải trung thành với vua nhờ qủi thần chứng giám. Ai  không đến thề bị phạt 50 trượng. 

 

Ngài còn dùng chính sách khéo léo là không đặt các quan trấn giữ ở các châu mà còn liên minh với các người châu mục bằng cách gả các công chúa (Kim Thành gả cho châu mục Châu Phong là Lê Thuận Tôn chẳng hạn)  cho cho họ khiến họ lúc nào cũng trung thành với nhà Lý. Nhờ  có  tính thao lược và quen việc dùng binh, ngài thường thân chinh đi đánh giặc nhất là có giặc Nùng còn có hai nước lân bang như Ai Lao và Chiêm Thành hay thường cho người sang quấy nhiểu. Ở châu Quảng Nguyên có m ột người Nùng tên là Nùng Tôn Phúc làm phản, tự xưng là Chiêu Thánh hoàng đế,  đặt quốc hiệu là  Tràng Sinh quốc rồi đem quân đánh phá mọi nơi. Năm kỷ mão (1039), vua Thái Tôn thân chinh đi đánh bắt được Nùng Tôn Phúc cùng con cả là Nùng Trí Thông, đem về kinh thành xử tội. Năm 1041, con của Nùng Tôn Phúc là Nùng Trí Cao và mẹ là A Nông trở về lấy châu Đảng Đo gần Quảng Nguyên lập nước gọi là Đại Lịch quốc. Vua Thái Tôn sai tướng lên bắt Nùng Trí Cao  đem về kinh thành cùng mẹ nhưng nghĩ trước đã giết cha là Nùng Tôn Phước và anh là Nùng Trí Thông nên tha tội mà còn phong cho tước Thái-bảo.

 Còn nước Chiêm Thành, vua ở xứ nầy hay cho người  sang cướp bóc dân ở ven biển và không chịu qui phục. Vua Thái Tông buộc lòng phải ngự giá đi đánh Chiêm Thành năm 1044. Quân địch thua to. Tướng Chàm Quách Gia Di chém quốc vương Sạ Đẩu (Jaya Simhavarman II), vua cuối cùng của triều đại Chămpa Indrapura  và đem đầu xin hàng. Ba vạn quan quân Chàm bị giết  ở kinh thành  Phật Thệ (Vijaya, Bình Định) khiến vua Thái Tôn thướng xót nên ra lệnh cấm không được giết nguời Chàm. Nếu quân lính không tuân lệnh thì phải chịu hình phạt. Qua cuộc viễn chinh nầy, vua có mang về vợ của vua Chàm Sạ Đẩu tên là Mị Ê cùng các tỳ thiếp.  Đến sông Lý Nhân, vua sai người triệu bà sang chầu. Nàng giữ trinh tiết không chịu, quấn chiên trầm mình xuống sông tự tử. Vua biết được cho người lập bàn thờ bà và phong cho nàng làm « Hiệp chính Hựu thiện phu nhân » (Femme très chaste et très douce). 

Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, vua Thái Tôn tuy chinh chiến liên miên, ngài không quên việc  cải cách thể  chế ở trong nước. Ngài lúc nào cũng để lòng thương dân. Mỗi lần đánh giặc về hay có thiên tai thì ngài lại giãm thuế cho dân hai đến ba năm. Ngài còn sửa lại luật phép để cho người dân có thể lấy tiền mua chuộc tội trừ khi phạm tội thập ác (1). Bởi vậy ngài đổi lại niên hiệu là Minh đạo (1042). Thái Tôn còn hạ chiếu cấm không cho ai được mua hoàng nam làm nô lệ (1043). Còn ở trong cung thì số cung nữ và hậu phi được định lại như sau: hậu và phi 13 người,  ngự  nữ 18 người, nhạc kỹ 100 người. Tất cả cung nữ đều phải biết thêu dệt vóc gấm. Còn gấm vóc của nhà Tống ở trong kho thì đem ra may áo ban cho các quan ở triều và từ đó không dùng gấm vóc  của nhà Tống nữa.  Dưới triều đại của ngài, chùa Diên Hựu (Chùa Một Cột)  được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu (1049). Theo truyền thuyết kể lại, ngài  nằm mơ thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên toà sen. Khi tỉnh dậy vua bèn kể lại chuyện nầy cho bày tôi nghe thì có nhà sư Thiện Tuệ khuyên ngài nên làm  chùa dựng cột đá ở giữa ao, làm toà sen của Phật bà  đặt trên cột đá như trong mộng và các sư đi chung quanh tụng kinh cầu cho vua được sống lâu. Bởi vậy chùa  mới có tên Diên Hựu.

Mặc dù các sử thần Lê Văn Hưu đời nhà Trần hay Ngô Sĩ Liên theo quan điểm Nho giáo trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư  chê  ngài  có lòng nhân từ,  mê  thuyết từ ái của nhà Phật mà tha tội cho những kẻ phản thần (các thân vương hay Nùng Trí Cao) nên ngài quên đi pháp quyền và cái nghĩa lớn của người làm vua nhưng cũng có những tác giả như Lê Văn Siêu trong « Việt Nam Văn Minh Sử  Cương » cho rằng việc hậu đãi Nùng Trí Cao là thâm ý của ngài kiểu « Thất cầm Mạnh Hoạch ở Vân Nam » của Gia Cát Lượng ở thời Tam Quốc khiến Nùng Trí Cao cảm kích và kính phục.  Chính cũng nhờ cử chỉ cao thượng của ngài mà dân tộc Nùng cùng  thủ lĩnh Nùng Tông Đản có công lớn tham gia trong việc đánh phá Ung Châu về sau để chận đứng âm mưu thôn tính Đại Việt của nhà Tống với danh tướng Lý Thường Kiệt. 

Nhìn lại lịch sử mới thấy Lý Thái Tông là một vua rất giỏi cũa nhà Lý. Chính nhờ ngài mà Đại Việt trở nên vững mạnh ở trong vùng. Ngài đã thành công trong việc ổn định đất nước, tránh được những nguy cơ bạo loạn,  xâm lấn, qui phục các nước lân bang (Ai Lao, Chân Lạp và Chiêm Thành)   và thu phục được lòng dân khiến dựng cơ nghiệp nhà Lý có được hơn hai trăm năm. (Lý Bát Đế).

(1) Mười tội phạm.

Version française

Il n’y a aucune  dynastie où les rois sont aussi indulgents envers les ennemis, les proches  ou les gens comme  c’est le cas  la dynastie des Lý. C’est la remarque laissée par l’érudit vietnamien  Hoàng Xuân Hãn dans son article intitulé « Le bouddhisme de l’époque des Lý ». Dotés de la conscience et de  la bonne moralité,  les rois de la dynastie des Lý peuvent se comporter indulgents avec facilité et faire des gestes respectueux  permettant d’être sur  la voie de la réussite en politique comme Lý Thái Tông. Celui-ci est mentionné dans le livre intitulé  « Les Mémoires Historiques du Grand Viet » de Ngô Sĩ Liên comme un homme de talent et de savoir. Il est comparé non seulement à  l’empereur Han Guangwudi (Hán Quang Vũ Đế) connu pour la réussite de ses conquêtes territoriales  mais aussi à  l’empereur Tang Taizhong (Lý Thế Dân) illustré pour ses exploits prodigieux. Alors comment est-il Lý Thái Tông pour être admiré par tant de Vietnamiens?

Il était le fils aîné de Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), nommé Lý Phật Mã et était né à la pagode Duyên Ninh dans l’ancienne capitale de Hoa Lư à l’année du Rat de métal (1000). Sa mère était la reine Lê Thị Phất Ngân, la fille du roi Lê Đại Hành et Dương Vân Nga. Désigné comme le prince héritier du trône,  il succéda à son père Lý Thái Tổ lors du décès de ce dernier, régna  durant 27 ans et mourut à 55 ans. Sur le point d’être intronisé, Lý Phật Mã dut faire face à la rébellion menée par  les trois princes Vũ Đức Vương, Dục Thành Vương et Đông Chinh Vương car ceux-ci décidèrent  d’amener des troupes pour encercler la citadelle de Thăng Long en vue de lui disputer le trône. Mais grâce à ses partisans fidèles tels que Lý Nhân Nghĩa et le général Lê Phụng Hiếu, il put  neutraliser Vũ Đức Vương dans la confrontation  avant de soumettre Dục Thành Vương et Đông Chinh Vương. Après cette rébellion, Lý Phật Mã dut partir en guerre  pour combattre l’insurrection menée par un autre prince mécontent Khai Quốc Vương  à Trường Yên (Hoa Lư). Une fois la rébellion matée, il retourna à la cour et ordonna un édit royal accordant le pardon à tous les princes rivaux et leur permettant de récupérer leur titre. Le premier jour de l’année 1028 (année du cochon de terre), Lý Phật Mã monta sur le trône. Devenu le roi Lý Thái Tông,  il prit au début de  son règne  le nom «Thiên Thành  (Achèvement avec l’accord du Ciel).

En raison de la rébellion des princes, le roi Lý Thái Tông a établi chaque année une coutume selon laquelle les mandarins et les parents du roi devaient se rendre ensemble à Đồng Cổ dans le village de Yên Thái Hanoï pour prêter serment de fidélité au roi en prenant comme témoin le diable en personne. Ceux qui ne viennent pas le faire seront condamnés à recevoir 50 coups de bâton pour la punition.

On  vit son ingéniosité  de ne pas envoyer à cette époque  les gouverneurs dans les districts lointains mais il préféra   plutôt  une politique d’alliance  avec les chefs  locaux en leur  accordant  vhaque fois la main de l’une de ses  filles (la princesse Kim Thành  acceptant   d’épouser le  chef du district Châu Phong, Lê Thuận Tôn par exemple), ce qui leur permit de rester toujours fidèles à la dynastie des Lý. Grâce à son génie militaire  et son habilité  à utiliser les troupes, il allait souvent combattre lui-même l’ennemi, en particulier les Nùng, une minorité ethnique du Vietnam et les deux pays limitrophes  comme le Laos et le Chămpa qui ne cessaient de provoquer des troubles frontaliers. Dans le district Quảng Nguyên, un  chef local  Nùng nommé Nùng Tôn Phúc se rebella, se déclara empereur Chiêu Thánh et désigna son royaume sous le nom «Tràng Sinh ». Puis il commença  à provoquer des troubles partout. Le roi décida de monter lui-même  une expédition en l’an 1039 (année du chat de terre), réussit à capturer le rebelle  Nùng Tôn Phúc ainsi que son fils aîné Nùng Trí Thông, les ramena tous les deux à la capitale  pour être exécutés sur place. En l’an 1041, de retour dans la région,  le fils de Nùng Tôn Phúc, Nùng Trí Cao et sa mère A Nông décidèrent d’occuper le district Đảng Đo proche de  Quảng Nguyên et établirent un royaume nommé Đại Lịch.  Le roi Lý Thái Tông ordonna à ses subalternes de capturer Nùng Trí Cao et de le ramener vivant à la capitale en même temps que sa mère A Nông. Au lieu de les exécuter sur place, Lý Thái Tông décida de leur accorder le pardon et donna à Nùng Trí Cao le titre Tai Bao car il ne voulut pas leur faire subir le même supplice qu’il avait réservé il y avait quelques années à son père Nùng Tôn Phúc et à son frère aîné Nùng Trí Thông.

Quant au Champa, le roi de ce pays envoya souvent  les gens piller les  zones côtières et refusa  de se soumettre.  Le roi Lý Thái Tông fut contraint d’entrer en guerre contre le Champa en 1044. Les Chams subirent des pertes importantes. Le général Cham de nom  Quách Gia Di sabra le roi Jaya Simhavarman II, le dernier roi de la dynastie Indrapura et  demanda la reddition. Trente mille soldats et  officiers de l’armée chame  furent massacrés  à la capitale Vijaya dans la province Bình Định.  Pris de pitié à la vue de cette tuerie,  le  roi Lý Thái Tôn ordonna l’interdiction de tuer les Chams. Ceux qui ne la respectaient pas furent sévèrement punis.

Grâce à cette expédition, le roi ramena l’épouse du roi Cham Jaya Simhavarman II,  nommée Mị Ê et ses concubines. Dès l’accostage à l’embouchure de la rivière Lý Nhân, le roi envoya un émissaire pour demander à Mị  Ê de venir dans sa barque royale pour le servir. Elle préféra de garder sa chasteté et refusa d’y venir en enroulant le corps avec le drap de laine et en se jetant noyée dans la rivière. Ayant appris le suicide, le roi ordonna l’édification d’un autel en l’honneur de cette dame et lui accorda le titre « Hiệp chính Hựu thiện phu nhân » (Femme très chaste et très douce). 

Selon l’ «Histoire du Vietnam» de Trần Trong Kim, le roi Lý Thái Tông, malgré ses combats militaires  engagés de manière continue, n’abandonna pas les réformes institutionnelles dans le pays. Il avait toujours la compassion pour son peuple. Chaque fois un engagement militaire terminé ou une catastrophe naturelle survenue dans le pays, il baissa les impôts durant deux ou trois ans. Il  révisa également la loi afin de permettre aux gens de racheter les peines sauf les 10 crimes impardonnables (1).

Pour cela, il changea le nom de son ère en « Minh Đạo » (1042). Lý Thái Tôn publia également  un décret interdisant à quiconque d’acheter les  gens âgés de plus de 18 ans  comme esclaves (1043). Dans le palais, le nombre de courtisanes et de concubines était  redéfini comme suit: reines et concubines  limitées à 13 personnes, demoiselles du palais à 18 personnes, les musiciens et les danseuses à  100 personnes. Toutes les demoiselles du palais devaient  savoir faire le tissage du brocart. Quant aux  produits de brocart offerts par  la dynastie des Song dans l’entrepôt royal, le roi décida de s’en servir  pour faire  des vêtements destinés aux mandarins de la cour. Depuis lors, le brocart de la dynastie des Song n’était  plus utilisé. Sous son règne, la pagode Diên Hựu  (pagode au pilier unique) commença à être édifié  en l’année du buffle de terre (1049). Selon la légende, il aurait vu  le boddhisattva  de la miséricorde  Guanyin assis sur le trône de lotus dans son rêve. Le roi rapporta cette étrange histoire à sa cour lors de son réveil. Un moine Thiện Tuệ lui conseilla  de construire une pagode au pilier unique au milieu d’un étang et  y mettre un trône de  lotus sur lequel était assis  boddhisattva de la Miséricorde comme il l’avait vu dans son rêve. Puis les  moines firent le tour de ce pilier tout  en lisant  les sûtras pour demander au Ciel d’accorder la longue vie au roi. C’est pourquoi le temple s’appelait Diên Hựu.

Malgré les critiques des  historiens confucéens Lê Văn Hưu de la dynastie des Trần ou Ngô Sĩ Liên dans les « Mémoires historiques du Grand Việt » (Đại Việt  Ký Toàn Thư)  pour sa bienveillance, son profond attachement à  la compassion prônée par le bouddhisme et  son acte bienveillant du pardon accordé aux princes rebelles ou au chef local  Nùng Trí Cao qui lui faisaient oublier l’Etat de droit ou la responsabilité d’être roi, il y a  aussi des écrivains  ne cessant pas de le défendre comme Lê Văn Siêu dans son livre intitulé « Việt Nam Văn Minh Sử  Cương ». Pour ce dernier,  son geste bienveillant à l’égard de Nùng Trí Cao  n’était autre que son arrière-pensée  de recourir à la méthode « Retenir et libérer 7 fois un seigneur local de Yunnan  de nom Mạnh Hoạch » employée par Zhuge Liang (Gia Cát Lượng) à l’époque des Trois Royaumes en Chine. Cela rendait Nùng Tri Cao reconnaissant pour toujours envers Lý Thái Tông. C’était pour ce geste sublime  que le peuple Nùng dirigé par Nùng Tông Đản se rangea plus tard sous  la bannière du généralissime Lý Thường Kiệt et apporta une contribution non négligeable dans le but de prendre et détruire Yongzhou (Ung Châu) et stopper la politique d’annexion des Song contre  le Grand Việt (Đại Việt).

En jetant un coup d’œil sur l’histoire, Lý Thái Tông est un grand roi de la dynastie des Lý. C’est grâce à lui que le Grand Việt (ou Đại Việt) devient un état  fort dans la région. Il réussit à stabiliser le pays en matant les rébellions et les troubles frontaliers, en obligeant les pays voisins (Laos, Chenla et Champa) à la soumission et en gagnant le cœur du peuple pour fonder  une dynastie Lý  durant plus de deux cents ans. (dynastie des 8 empereurs)  (Lý Bát Đế).

(1) Thập ác.

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.