Kyoto (Cố đô Kyoto, Nhật Bản)

Kyoto (Cố đô Kyoto, Nhật Bản)

Version française

Có một thời  thịnh vượng, Tokyo còn được gọi là Edo.  Muốn đến cố đô Kyoto lữ khách phải  đi  bộ  hay đi ngựa nhiều ngày với con đường ngoạn mục Tokaido  dài có 500 cây số.Tuyến đường nầy  có nhiều  lữ quán, các đền thờ thần đạo hay Phật giáo, các di tích lịch sử sẽ  để lại cho lữ khách những kỷ niệm khó quên  như đèo Nakayama, đền Ise, chùa Thanh Thủy (Kiyomieu-dera), chùa  gác vàng Kinka kuji của tướng quân Yoshimitsu Ashikaga  vân vân …  Chính vì thế tuyến đường nầy trở  nên một nguồn cảm hứng không ít cho nhiều  họa sỹ  mà trong đó có Hiroshige mà chúng ta được biết  qua  bộ  tranh màu của ông được in trên  các mộc bản  của thế giới nổi trôi,  thường gọi là ukiyo-e (phù thế hội).  Thời ki hoàng kim  của ukiyo-e là từ khoảng những năm 1790 cho đến năm 1850. Sáng nay tụi nầy được anh HDV dẫn  đến cố đô  Kyoto. Cũng tuyến đường nầy nhưng  được thay thế bằng con  đường sắt với tàu cao tốc TGV Tokaido Shinkansen và được dừng lại ở nhà ga Kakegawa để lấy  xe bus đi tham quan vườn hoa nổi tiếng của Nhật Hammatsu của tỉnh Shizuoka. Trạm ga nào cũng sạch sẽ luôn ở  trên tàu cao tốc cũng vậy trong một không gian yên lặng. Rất tiếc trời rất u ám nên chụp ảnh không vừa ý chi cho mấy khi đến tham quan công viên  Hammatsu. Nơi nầy có rất nhiều cây bonsai hình dáng khác nhau trông lạ mắt lắm đấy nhưng cũng không kém  phần lãng mạn như  ở các  công viên Paris. Sau đó tụi này lấy xe  bus đến cố đô Kyoto nơi ở của Nhật hoàng  vào buổi chiều. Ở đây đường xá cũng sạch  sẽ nhưng thời gian có vẻ chậm lại nhịp sống hằng ngày   tựa như ở cố đô Huế  của nước ta  vậy.

Version française

À une  époque florissante, Tokyo était également connue sous le nom d’Edo. Pour se rendre à l’ancienne capitale de Kyoto, les voyageurs devaient marcher  à pied ou à cheval plusieurs jours sur la spectaculaire route du Tokaido, longue de cinq cent  kilomètres. Celle-ci  comptait de nombreuses auberges, temples shintoïstes ou bouddhistes et des sites historiques qui leur ont laissé des souvenirs inoubliables tels que le col Nakayama, le temple Ise, la pagode Kiyomieu-dera ou le pavillon d’or Kinkaku-ji  du shôgun Yoshimitsu Ashikaga  etc. C’était  pourquoi cet itinéraire devenait ainsi  une source d’inspiration pour de nombreux artistes, dont Hiroshige que l’on connaît grâce à ses peintures  en couleurs imprimées sur planches de bois du monde flottant, souvent appelées ukiyo-e. L’âge d’or de l’ukiyo-e s’était déroulé entre 1790 et 1850 environ. Ce matin, le guide nous a emmenés dans l’ancienne capitale de Kyoto. Ce même itinéraire a été remplacé par le  chemin de fer avec le train à grande vitesse TGV Tokaido Shinkansen. Nous devions  descendre  à la gare de Kakegawa pour prendre un bus afin de pouvoir  visiter le célèbre parc floral Hammatsu de la préfecture de Shizuoka. Nous constations la propreté  partout,  y  compris dans le train à grande vitesse dans un espace silencieux. À  cause du mauvais temps, il était impossible pour moi de faire des photos comme il le fallait  lors ma visite au parc floral. Celui-ci possédait de nombreux bonsaïs de formes différentes. Cela  m’étonna tellement mais il  n’était  pas moins romantique que les jardins  de Paris. Puis nous allions prendre le bus dans l’après-midi pour rendre visite à l’ancienne capitale de Kyoto, où résidait l’empereur du Japon. Ici, les rues sont propres mais  le temps semble ralentir le rythme de vie au quotidien  comme celui trouvé dans l’ancienne capitale Huế de notre pays.

Con phượng hoàng (Le phénix)

Con phượng hoàng

Version française

Cũng như kỳ lân mà người  Hoa tHạ thường dùng  để ám chỉ một cập thì con phượng hoàng (Fenghuang)  nầy cũng vậy. Phượng  hay phụng chỉ  con đực và hoàng là con cái. Nhưng người dân Việt chỉ gọi  gắn gọn con chim nầy bằng phượng hoàng  trong văn hóa. Phượng hoàng có phần tựa giống  con chim trĩ có mỏ diều hâu dài, mảo trĩ, vảy cá chép, móng chim ưng và đuôi công. Lông của nó đại diện cho màu sắc của ngũ hành: đen, trắng, đỏ, xanh và vàng. Nó là một loài chim lớn ở thời tiền sử thường được coi là con chim thần thoại trong văn hóa phương Đông và hoàn toàn khác biệt với phượng hoàng  trong khái niệm của phương tây. Theo truyền thuyết, phượng hoàng chỉ xuất hiện vào thời thái bình, và sẽ ẩn mình trong thời loạn lạc. Chim còn biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Bởi vậy chim được dùng cùng rồng để nói lên  quan hệ hạnh phúc  và quyền lực mà Thượng đế ban cho hoàng hậu (Âm) và vua (Dương). Nó còn biểu hiện   đức hạnh và vẻ duyên dáng nữa. Trong truyền thuyết « Con Rồng Cháu Tiên » của dân tộc ta thì chim là hoá thân của mẹ Tiên  Âu Cơ cùng cha rồng Lạc Long Quân.  Vậy con phượng hoàng nầy nó có nguồn gốc từ đâu? Nó có phải là con linh vật  của người Hoa Hạ hay của đại  tộc Bách Việt? Dĩ nhiên nó xuất hiện ở Trung Hoa nhưng ở trong địa bàn của dân Bách Việt bị thôn tính bởi người Hoa Hạ vì hình tượng của nó được tìm thấy sớm nhất trên các miếng ngọc và các hiện vật của nền văn  hóa Thạch Gia Hà (Shiziahé) và Lương Chữ (Lianzhu) ở vùng trung và hạ lưu của sông Dương Tử, nơi  mà người dân  có một lối sống định cư ổn định sớm cùng một hệ thống tưới tiêu ruộng lúa  bằng nguồn nước lưu giữ qua các kênh mương. Các học giả Trung Hoa xác nhận  cư dân ở đây là Vũ Nhân (羽 人) hay Vũ dân tức là những người  thờ vật  Chim và Thú tức là Tiên Rồng (truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên).Theo tự điển Hán nôm, chữ Vũ () chỉ chung một loại chim. Tại sao Tiên Rồng? Từ thưở xưa, chim  là  loại  vật có thể   bay cao vượt núi đến bồng lai tiên cảnh, nơi  cư ngụ của các tiên nữ. Còn rồng chắc chắn là thủy quái  mà trong sử nước ta  gọi là con thuồng luồng (giao long). Thời đó ở sông Dương Tử có  một loại cá sấu  nay đang ở  trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng. Để tránh sự tấn công của thủy quái, tộc Việt hay có tục lệ xâm mình. Bởi vậy tộc Việt ghép cho vật tổ của họ là Chim và Rồng với quan niệm song trùng lưỡng hợp  (hai thành một).

Còn tên thị tộc  Hồng Bàng  cũng từ vật tổ Chim Rồng mà ra. Ở  văn hóa Thạch Gia Hà còn thấy các hiện  vật  hình tròn bằng ngọc thể hiện chim phượng hoàng hay rồng được tạo tác một cách tinh vi. Theo nhà khoa học chính trị người Mỹ Charles E. Merriam của đại học Chicago thì đây là một phương thức  hợp pháp hóa thực nghiệm  quyền lực và giữ vai trò «miranda» [*] để buộc dân chúng phải kính trọng  hai loại vật linh thiêng nầy. Bởi vậy  cư dân ở đây có thói xâm hình rồng trên người  và  đội mũ lông chim để thể hiện điều nầy. Các tập tục nầy đều có ở dân tộc ta và được thể hiện ở trên trống Đồng Sơn. Chính  ở nơi nầy về sau  thời Chiến Quốc là địa bàn của nước Sở sau khi thôn tính được  hai  nước Ngô Việt của Ngũ Tử TưCâu Tiễn. Chính cũng có một thưở ban sơ trong truyền thuyết  của dân tôc ta có nhắc đến họ Hồng Bàng. Cụm từ nầy cũng từ Chim Rồng mà ra. Còn nước Văn Lang, bắc tới  Hồ Động Đình, đông thì Biển Đông, tây giáp với Ba Thục, nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành) thì cũng nằm hoàn toàn trong địạ bàn của nước Sở. Sự trùng hợp ngẫu nhiên nầy  càng cũng cố thêm quan điểm của Edouard Chavannes[2] và Léonard Aurousseau [3]: người Việt cổ và  các thần dân của  nước Sở có cùng chung tổ tiên:  chữ Mi ở trong  ngôn ngữ nước Sở khi dịch sang Hùng () trong tiếng Việt thì được xem là tên của các vị vua nước  Sở và các vị vua nước Việt. Dựa trên sử  ký  lịch sử của Tư Mã Thiên do E. Chavannes [2]  dịch, chúng ta còn  biết rõ  vua của nước Sở  đến từ những kẻ man rợ ở miền Nam (hay Bách Vịệt). Hùng Cừ nói: Tôi là một kẻ man rợ và tôi không nhận chức tước và tên truy tặng của  nước Trung Hoa cả.

Nói tóm lại, phượng hoàng là con linh vật của đại tộc Bách Việt. Bởi vậy ở vùng đất của đại tộc Bách Việt như ở Quảng Đông thuộc nước Nam Việt thưở xưa nay vẫn còn món ẩm thực nổi tiếng đó là món ăn có tên là Phượng trảo » (鳳爪) tức là chân gà hầm  nấu với đậu đen. Cũng có ở môt địa diểm nổi tiếng tên là Phượng hoàng cổ trấn (Fenghuang) ở tỉnh Hồ Nam trong địa bàn nước Sở của Trung quốc ngày nay. Nơi nầy còn  gìn giữ được những  nét văn hóa đặc sắc  của người Miêu (hay Hmong), một tộc trong đại tộc Bách Việt. Cần nhắc lại trong  tập Lĩnh Nam Chích Quái có kể rằng vào đời  Chu Thành Vương (Zhou Chengwang), Hùng  Vương sai bề tôi tự xưng là người Việt Thường đem dâng nhà Chu  một con chim trĩ trắng để liên kết  sự giao hảo và thân thiện với nhà Chu trong thời bình. Có phải con chim trĩ  nầy là  con phượng hoàng không? Có người cho rằng con chim Lạc ở trên trống Đồng Sơn là tiền thân của hình tượng phượng hoàng ở những thời đại sau này.  Có đúng hay không? Sự việc  nầy chưa có phần giải đáp cho đến ngày hôm nay  nhưng chúng ta có thể xác  định một điều là người Việt cổ có tín ngưỡng thờ chim.   

[*]miranda: thuật ngữ này liên quan đến các biểu tượng đề cập đến cảm xúc của một dân tộc nhằm áp đặt sự tôn trọng hoặc sự thán phục.

                                              

Version française

Analogue à la licorne que les Chinois ont utilisée pour se référer à un couple d’animaux, le phénix (Fenghuang) l’est aussi.  Phượng  (ou phụng) désigne un mâle tandis que Hoàng  est réservée à la femelle. Les Vietnamiens appellent tout simplement le phénix sans distinction dans leur culture. Cet oiseau ressemble à un faisan avec un long bec de faucon, une crête de faisan, des écailles de carpe, des griffes d’aigle et une queue de paon. Ses plumes représentent les couleurs des cinq éléments (Wu Xing): noir, blanc, rouge, jaune et vert. C’est un grand oiseau préhistorique souvent considéré comme un oiseau mythique dans la culture de l’Orient et complètement différent du phénix trouvé dans les concepts occidentaux. Selon la légende, le phénix n’apparaît qu’en temps de paix et se cache en temps de trouble ou du désordre. Il manifeste  également l’harmonie entre le  yin et le yang. C’est pourquoi on se sert du phénix  pour évoquer à la fois  la relation heureuse et le pouvoir  que Dieu accorde à la reine (Yin) et au roi (Yang). Il est aussi le symbole de vertu  et de grâce.  Dans la légende «Le fils du dragon et le petit-fils de l’Immortelle» de notre peuple, l’oiseau est la réincarnation de la fée mère Âu  Cơ et du père dragon Lac Long Quan. Alors, d’où vient ce phénix ? Est-il  l’oiseau sacré  des Chinois ou celui des Bai Yue?

Il est apparu en Chine mais dans l’aire  des Bai  Yue annexée par les  Chinois  car son image a été retrouvée plus tôt sur les objets en jade des  cultures de  Shiziahé et Liangzhu  se trouvant respectivement  dans les  cours milieu et  inférieur du fleuve Yang Tse, où les gens avaient un mode de vie sédentaire précoce et un système d’irrigation et de drainage des rizières avec de l’eau emmagasinée via des canaux. Les érudits chinois confirment que les gens d’ici sont des Vũ Nhân (羽 人) ou des  Vũ Dân. Ce sont  les adorateurs des oiseaux et des  animaux,  càd les Enfants du Dragon et les Grands Enfants de l’Immortelle (Con Rồng Cháu Tiên). Selon le dictionnaire sino-vietnamien, le mot Vũ () fait référence à un oiseau. Pourquoi Fée-Dragon ? Dans les temps anciens, les oiseaux sont  des animaux pouvant  voler au-dessus des montagnes jusqu’à l’endroit où vivent les Immortelles. Quant au dragon, il est certainement un monstre marin qui, dans l’histoire de notre pays, s’appelle le dragon d’eau (Giao Long). À cette époque, dans le fleuve Yang Tsé, il y avait un type d’alligator  qui est maintenant en danger d’extinction. Afin d’éviter l’attaque de  ce monstre marin, les Proto-Vietnamiens avaient  coutume de se tatouer. C’est pourquoi ils  associaient  à leur totem le couple (Oiseau /Dragon) avec la notion de dualité (deux en un). Le nom du clan Hồng Bàng provient également du couple (Oiseau/Dragon).

Dans la culture de Shijiahé, il y a également des artefacts ronds en jade (phénix, dragons) et fabriqués de manière tellement sophistiquée. Selon le politologue américain Charles E. Merriam [1] de l’université de Chicago, il s’agit d’un moyen de légitimation empirique du pouvoir et de possession de la fonction «miranda» pour forcer les gens à respecter ces deux animaux sacrés. C’est pourquoi les gens d’ici aiment tatouer des dragons sur leur corps et porter des chapeaux de plumes pour les montrer. Ces coutumes  ont été retrouvées chez notre peuple et sur le tambour de bronze de  Đồng Sơn. C’est ici  qui devint plus tard durant la période des Royaumes combattants, le  territoire de l’État Chu après que ce dernier avait réussi à annexer les deux états Wu et Yue de Wu Zisu et Goujian. Dans le légendes de notre peuple, le nom patronymique Hồng Bàng est souvent mentionné. Ce nom  trouve également  toute sa source  dans les mots « Oiseau » et « Dragon ».

Etant délimité au nord par le lac Dongtin, à l’est par la mer de l’Est, à l’ouest par le royaume Ba et  au sud par le Champa, le royaume Văn Lang se trouvait entièrement dans l’aire géographique  de l’état Chu. Cette coïncidence renforce encore les points de vues d’Édouard Chavannes[2] et de Léonard Aurousseau[3] : les Proto-Vietnamiens et les sujets de l’état Chu avaient des ancêtres communs: les noms Mi de l’état  Chu  traduit en Hùng () en vietnamien étaient considérés comme les noms des rois de l’état Chu et ceux des rois vietnamiens. D’après les chroniques historiques de Sima Qian traduites par E. Chavannes [2], on sait aussi que le roi de Chu était issu des barbares (Man Di)  du Sud (ou Bai Yue). Hùng Cừ a déclaré : Je suis un barbare et je n’accepte pas de titres et de noms posthumes en provenance de  la Chine. En résumé, le phénix est l’animal sacré des Bai Yue. C’est pourquoi dans les territoires des Bai Yue, comme à Canton appartenant  autrefois au royaume de Nan Yue, il existe encore un plat célèbre appelé « Griffes de Phénix » (鳳爪), où des pattes de poulet  sont mitonnées avec des haricots noirs.  Il y a également une ancienne ville très célèbre appelée  en vietnamien « Phượng Hoàng cổ  Trấn (ou village ancien Fenghuang » dans la province du Hunan faisant partie du territoire de l’état  Chu d’autrefois où on conserve encore les caractéristiques culturelles uniques du peuple Miao (ou Hmong), l’une des tribus des Bai Yue.

Il est important de rappeler que dans le recueil intitulé  « La Sélection des contes étranges à Lĩnh Nam (Lĩnh Nam Chích Quái », il est dit que sous le règne du  roi Zhu Chengwang (Chu Thành Vương) de l’état Zhou, le roi Hùng ordonna à son ambassadeur de présenter au roi de Zhou  un faisan blanc  pour se lier de bonne relation et d’amitié avec l’état Zhou en temps de paix. Le faisan est-il le phénix évoqué ? Certains pensent que l’oiseau  Lạc sur le tambour de bronze  Đồng Sơn est le précurseur de l’image du phénix des époques ultérieures. Est-ce vrai ou pas? Ce fait n’apporte  pas de réponse jusqu’à aujourd’hui. Par contre nous pouvons  affirmer que les Proto-Vietnamiens croyaient au culte des oiseaux.

 

 

 miranda: ce terme se rapporte aux symboles s’adressant à l’émotivité d’un peuple pour lui imposer le respect ou l’émerveillement.

Bibliographie:

[1] Charles E. Merriam, Political power : Its composition and incidence, New York-Londres, Whittlesey House/McGraw-Hil, 1934.
[2] Edouard Chavannes :Mémoires historiques de Sseu-Ma Tsien de Chavannes, tome quatrième, page 170).
[3] Léonard Rousseau: La première conquête chinoise des pays annamites (IIIe siècle avant notre ère). BEFO, année 1923, Vol 23, no 1.
[4] Shin’ichi Nakamura: Le riz, le jade et la ville. Évolution des sociétés néolithiques du Yangzi. Éditions de l’EHESS « Annales. Histoire, Sciences Sociales. 2005/5 60 année  pages 1009 à 1034.

Con Lân (La licorne)

Version française

Con Lân (La licorne)

Lân là con linh vật  đứng hàng thứ nhì  trong bốn con vật có sức mạnh siêu phàm hay tứ linh (long, lân, qui, phụng). Trong văn hóa Việt nam, chúng ta thường bị lầm lẫn giữa  con kỳ lân với con nghê. Đặc điểm để phân biệt giữa nghê và lân là ở bộ móng, nghê mang móng vuốt còn kỳ lân mang móng guốc. Lân thường xuất hiện ở đình, chùa, đền, miếu hay những công trình kiến trúc nghệ thuật. Theo nhà nghiên cứu việt Đinh Hồng Hải thì Lân có nguồn gốc Trung Hoa, một linh vật tưởng tượng ngoại nhập. Thật sự khi gọi kỳ lân, tức là nói đến một cặp: con đực gọi là kỳ và lân là con cái. Khi du nhập vào văn hóa việt  thì  người  Việt quên đi « con kỳ » mà chỉ  kêu là  lân thôi.  Chỉ có những vị quân vương hiền minh mới xứng đáng được trông thấy nó. Ở Sân Đại Triều Nghi trước Điện Thái Hòa của Tử Cấm  Thành  (Huế)  có hai con lân được đặt ở hai góc sân mang ý nghĩa thời thái bình mà còn biểu tượng nhắc nhở đến  sự uy  nghiêm giữa chốn triều đình. Lân còn là con vật tiêu biểu báo điềm lành. Nó  còn có khả  năng  nhận ra  được người hiền lành và kẻ gian trá. Người dân Việt  thường biết nó qua múa lân sư được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu hay khánh thành cửa hàng mới vì loại thú nầy tượng trưng cho thịnh vượng và hạnh phúc. Còn trong đạo Phật, nó là hiện thân của bát nhã tức là trí tuệ tối cao  hay gíác ngộ.

Version française
La licorne  figure au deuxième rang parmi les quatre animaux sacrés aux pouvoirs surnaturels (dragon, licorne, tortue et phénix). Dans la culture vietnamienne, on  est habitué à confondre souvent la licorne avec le chien-lion (con nghê). La caractéristique permettant de faire la distinction entre  ce dernier et la licorne  se retrouve dans les ongles.  Le chien-lion possède des griffes tandis que  la licorne a des sabots. Les licornes sont visibles  souvent dans les maisons communales, les pagodes, les temples, les sanctuaires ou les œuvres d’art architecturales. Selon le chercheur vietnamien Đinh Hồng Hải, la licorne (ou Lân)  est d’origine chinoise. Il s’agit d’une mascotte imaginaire importée de l’étranger. En fait, lorsqu’on évoque la licorne, on se réfère souvent à un couple d’animaux : le mâle est connu sous le nom « kỳ » tandis que la femelle s’appelle « lân ». Au moment de l’introduction de la licorne dans la culture vietnamienne, on n’a gardé que la femelle (Lân). Seuls les monarques sages sont dignes de pouvoir la voir. Dans l’esplanade des Grands Saluts devant le somptueux palais de la suprême harmonie (Điện Thái Hoà) de la Cité pourpre  interdite (Huế), il y a deux licornes placées dans deux coins différents  pour marquer non seulement  la période de paix mais aussi le caractère hiératique de la cour impériale. La licorne est un animal de bon augure. Elle est capable de discerner la probité  et la malhonnêteté chez un  homme. Les Vietnamiens ont l’habitude de la connaître grâce à la danse de la licorne à l’occasion des fêtes importantes (Le Nouvel An,  la fête de la Mi-Automne, l’inauguration de la nouvelle boutique etc.) car elle est le symbole de la prospérité et du bonheur. Quant au bouddhisme, la licorne est l’incarnation de l’esprit intuitif de la Prajna (l’intelligence suprême ou l’illumination).

Tokyo au fil de la nuit (Tokyo về đêm)

Tokyo về đêm.
Tokyo au fil de la nuit

Version française

Sau khi  viếng thăm chùa Senso-ji và học cách thức pha và uống trà theo phong cách người Nhật thì tối đó tụi nầy được anh HDV dẫn đi tham quan khu Shinjuku ở cách xa khác sạn tụi nầy 3 trạm métro. Nhờ vậy mình mới có dịp biết tàu điện ngầm của Tokyo. Đến nơi này mọi người đều phải mua ticket với máy tự động, giá cả cũng không đắc  mà cũng không có màn leo hàng rào qua cổng như ở Paris. Có thể qua cửa dễ dàng nhưng người Nhật họ có kỹ cương giáo huấn từ thưở nhỏ nên ai cũng tôn trọng luật lệ cả. Không có trò chen lấn như ở Paris hay xô đẩy như ở Việt Nam, mọi người đều nối đuôi chờ tàu điện đến trong một không gian yên lặng. Chỉ có buổi sáng lúc giờ cao điểm thì có  các nhân viên làm nhiệm vu đẩy các hành khách cuối cùng  lên tàu, đảm bảo không ai bị kẹt khi tàu đóng cửa lại. Ở ngoài cửa hầm điện cũng có  dân vô gia cư nhưng không có trò ăn xin cướp bóc, cho thì họ lấy chớ không bám theo người để năn nỉ lạy lục. Thật lạ trong tầm mắt chứ, làm mình ngẩn ngơ khâm phục. Ra khỏi hầm đện thì có cảm giác là mình lọt vào tổ kiến khó mà định ra phương hướng và  không dễ tìm đường ra với sự hiện diện của nhiều hành lang ngầm. Tiếc hai hôm ở Tokyo thời tiết rất xấu nên mình không thể chụp hình vừa ý nhưng có còn hơn không.

Khu Shinjuku là một Tokyo mới, không có nhiều địa điểm lịch sử. Các toà nhà văn phòng chọc trời của Tokyo đều tập trung ở phía tây của ga Shinjuku. Mỗi ngày có đến 250.000 nguời đến đây làm việc. Năm 1991, khi  chính quyền thành phố dời về toà cao ốc Văn phòng Thị Chính Tokyo, 48 tầng do kiến trúc sư Tange Kenzo thiết kế thì mọi người gọi  Shinjuku là shin toshin (trung tâm thành phố mới). Ở đây có luôn hai  đài quan sát  ở tầng 45 của hai tháp đôi (Bắc và Nam) của toà thị chính,  vào cửa miễn phí và  nhìn thấy được núi Phú Sĩ khi trời tốt.  Lúc tụi nầy đến tham quan cũng có 10 giời tối mà còn  thấy các toà nhà văn phòng còn đèn sáng. Người Nhật làm việc  đến khuya và sau đó còn la cà ở các quán ăn dọc theo hai bên đường. Lúc trở về khách sạn, tụi nầy cùng anh HDV đi bộ. Mình mới nhận thấy ra người Nhật họ rất siêng năng làm việc. Mình nhớ lại có một lần một người Nhật đến làm thực tập ở nơi mình làm việc. Mình có dịp hỏi anh nầy vậy ở Pháp có gì anh thích. Anh nầy mới trả lời với nụ cười khoái chí: Ở Pháp tôi thích có ngày nghỉ nhiều nhất là trò nghỉ cầu vòng. Thật vậy người  Nhật đã quen sống khổ cực với động đất, núi lửa, sóng thần và cuồn phong nên họ buộc lòng phải siêng năng, tận tụy với công việc họ có. Nhật Bản là đất nước có nhiều nghịch lý vì ở đó  bạn không chỉ tìm thấy những truyền thống mà còn có cả những điều lập dị. Đây là những gì bạn có thể khám phá ở quán cà phê Neko. Những người thuê nhà  không thể nuôi mèo có thể đến quán cà phê Neko dành  ra 1 giờ ngồi âu yếm khoảng 20 con mèo bằng cách trả phí vào cửa 1000 yen mà không cần đồ uống. Do đó, họ có thể xoa dịu đi tâm trạng ức chế  và áp lực mà họ gặp hằng ngày  trong công việc.

.

 

Version française

Après avoir visité le temple bouddhique Senso-ji et assisté à la séance de préparation du thé à la japonaise, notre guide nous a emmenés  visiter ce soir- là,  le quartier de Shinjuku situé  à 3 stations de métro de notre hôtel. Grâce à cela, j’ai eu l’occasion de connaître le métro de Tokyo. Une fois arrivé sur place, chacun de nous doit acheter un billet avec le distributeur automatique. Le prix n’est pas trop cher et il  n’y a pas non plus la tentation de tricher en sautant la barrière de la porte d’entrée comme à Paris. Il est possible de la franchir illégalement  mais les Japonais sont éduqués de façon plus disciplinée  dès leur jeune âge, chacun devant  respecter les règlements. Il n’y a aucune bousculade comme à Paris ou au Vietnam. Tout le monde se met  dans une file  d’attente à l’arrivée du train dans un espace calme. Il n’y a que le matin où l’on voit aux heures de pointe, les agents de transport chargés de pousser les derniers voyageurs à entrer dans le compartiment avec l’assurance de ne blesser  personne avant le départ du train. À l’extérieur du métro, quelques  gens sans domicile fixe (SDF) sont présents  mais on ne trouve point la mendicité et le vol à la tire. Ceux-ci acceptent de recevoir l’argent avec plaisir mais en aucun  cas ils ne supplient personne pour l’aumône. C’est très étrange à portée de ma vue. Cela me  laisse pantois d’étonnement et d’admiration. En sortant du métro, on a l’impression d’être dans une fourmilière où on n’arrive pas à se repérer  par la présence d’un grand nombre de couloirs souterrains. Il est regrettable  pour moi  de perdre deux  jours d’affilée à cause du mauvais temps. Mieux vaut avoir quelques photos à la place de rien du tout.

Le quartier de Shinjuku est un nouveau Tokyo où on trouve peu de sites historiques. Par contre les gratte-ciel de bureaux de Tokyo sont concentrés du côté ouest de la gare de Shinjuku. Chaque jour, il y a au moins 250 000 personnes venant y travailler. En 1991, lors de la décision du gouvernement de la ville d’effectuer le déménagement dans le bâtiment de 48 étages du « Tokyo Metropolitan Office » conçu par l’architecte Tange Kenzo, les gens ont appelé dès lors Shinjuku en Shin Toshin (nouveau centre-ville). Il y a ici deux observatoires situés au 45ème étage des deux tours jumelles de la mairie   où l’entrée est gratuite et on peut  voir le mont Fuji par beau temps. Lors de notre visite, il était déjà 22 heures et nous voyions encore les immeubles de bureaux éclairés. Les Japonais travaillent jusque tard dans la nuit, puis ils  traînent dans les restaurants du quartier. De retour à l’hôtel, nous préférons de marcher  avec le guide. Je viens de réaliser que les Japonais sont très laborieux dans leur travail. Je me rappelle d’une fois qu’un Japonais  de nom Ono était  venu faire un stage à l’endroit où je travaillais. J’ai eu l’occasion de lui demander ce qu’il aimait en France. Mr Ono m’a répondu avec un sourire heureux: J’aime qu’il y a beaucoup de jours de vacances  en France, en particulier les « ponts ». En effet, les Japonais sont habitués à vivre durement avec les tremblements de terre, les volcans, les tsunamis et les ouragans. Ils sont donc obligés d’être diligents et dévoués entièrement  à leur travail. Le Japon est un pays de paradoxes car on y trouve non seulement les traditions mais aussi les excentricités.  C’est ce qu’on peut découvrir avec les Neko cafés. Les locataires japonais n’ayant pas la possibilité de garder  les chats peuvent venir dans les Neko cafés pour passer tranquillement une heure avec  une vingtaine de chats et les câliner en payant un droit d’entrée de 1000 yens sans boisson. Ils peuvent ainsi calmer leur frustration et leur stress journalier qu’ils subissent dans le travail.

 

 

Marseille, la ville la plus ancienne de la France

Vieux port de Marseille au fil de la nuit.

Cảng cỏ của Marseille lúc về đêm