Tokyo au fil de la nuit (Tokyo về đêm)

Tokyo về đêm.
Tokyo au fil de la nuit

Version française

Sau khi  viếng thăm chùa Senso-ji và học cách thức pha và uống trà theo phong cách người Nhật thì tối đó tụi nầy được anh HDV dẫn đi tham quan khu Shinjuku ở cách xa khác sạn tụi nầy 3 trạm métro. Nhờ vậy mình mới có dịp biết tàu điện ngầm của Tokyo. Đến nơi này mọi người đều phải mua ticket với máy tự động, giá cả cũng không đắc  mà cũng không có màn leo hàng rào qua cổng như ở Paris. Có thể qua cửa dễ dàng nhưng người Nhật họ có kỹ cương giáo huấn từ thưở nhỏ nên ai cũng tôn trọng luật lệ cả. Không có trò chen lấn như ở Paris hay xô đẩy như ở Việt Nam, mọi người đều nối đuôi chờ tàu điện đến trong một không gian yên lặng. Chỉ có buổi sáng lúc giờ cao điểm thì có  các nhân viên làm nhiệm vu đẩy các hành khách cuối cùng  lên tàu, đảm bảo không ai bị kẹt khi tàu đóng cửa lại. Ở ngoài cửa hầm điện cũng có  dân vô gia cư nhưng không có trò ăn xin cướp bóc, cho thì họ lấy chớ không bám theo người để năn nỉ lạy lục. Thật lạ trong tầm mắt chứ, làm mình ngẩn ngơ khâm phục. Ra khỏi hầm đện thì có cảm giác là mình lọt vào tổ kiến khó mà định ra phương hướng và  không dễ tìm đường ra với sự hiện diện của nhiều hành lang ngầm. Tiếc hai hôm ở Tokyo thời tiết rất xấu nên mình không thể chụp hình vừa ý nhưng có còn hơn không.

Khu Shinjuku là một Tokyo mới, không có nhiều địa điểm lịch sử. Các toà nhà văn phòng chọc trời của Tokyo đều tập trung ở phía tây của ga Shinjuku. Mỗi ngày có đến 250.000 nguời đến đây làm việc. Năm 1991, khi  chính quyền thành phố dời về toà cao ốc Văn phòng Thị Chính Tokyo, 48 tầng do kiến trúc sư Tange Kenzo thiết kế thì mọi người gọi  Shinjuku là shin toshin (trung tâm thành phố mới). Ở đây có luôn hai  đài quan sát  ở tầng 45 của hai tháp đôi (Bắc và Nam) của toà thị chính,  vào cửa miễn phí và  nhìn thấy được núi Phú Sĩ khi trời tốt.  Lúc tụi nầy đến tham quan cũng có 10 giời tối mà còn  thấy các toà nhà văn phòng còn đèn sáng. Người Nhật làm việc  đến khuya và sau đó còn la cà ở các quán ăn dọc theo hai bên đường. Lúc trở về khách sạn, tụi nầy cùng anh HDV đi bộ. Mình mới nhận thấy ra người Nhật họ rất siêng năng làm việc. Mình nhớ lại có một lần một người Nhật đến làm thực tập ở nơi mình làm việc. Mình có dịp hỏi anh nầy vậy ở Pháp có gì anh thích. Anh nầy mới trả lời với nụ cười khoái chí: Ở Pháp tôi thích có ngày nghỉ nhiều nhất là trò nghỉ cầu vòng. Thật vậy người  Nhật đã quen sống khổ cực với động đất, núi lửa, sóng thần và cuồn phong nên họ buộc lòng phải siêng năng, tận tụy với công việc họ có. Nhật Bản là đất nước có nhiều nghịch lý vì ở đó  bạn không chỉ tìm thấy những truyền thống mà còn có cả những điều lập dị. Đây là những gì bạn có thể khám phá ở quán cà phê Neko. Những người thuê nhà  không thể nuôi mèo có thể đến quán cà phê Neko dành  ra 1 giờ ngồi âu yếm khoảng 20 con mèo bằng cách trả phí vào cửa 1000 yen mà không cần đồ uống. Do đó, họ có thể xoa dịu đi tâm trạng ức chế  và áp lực mà họ gặp hằng ngày  trong công việc.

.

 

Version française

Après avoir visité le temple bouddhique Senso-ji et assisté à la séance de préparation du thé à la japonaise, notre guide nous a emmenés  visiter ce soir- là,  le quartier de Shinjuku situé  à 3 stations de métro de notre hôtel. Grâce à cela, j’ai eu l’occasion de connaître le métro de Tokyo. Une fois arrivé sur place, chacun de nous doit acheter un billet avec le distributeur automatique. Le prix n’est pas trop cher et il  n’y a pas non plus la tentation de tricher en sautant la barrière de la porte d’entrée comme à Paris. Il est possible de la franchir illégalement  mais les Japonais sont éduqués de façon plus disciplinée  dès leur jeune âge, chacun devant  respecter les règlements. Il n’y a aucune bousculade comme à Paris ou au Vietnam. Tout le monde se met  dans une file  d’attente à l’arrivée du train dans un espace calme. Il n’y a que le matin où l’on voit aux heures de pointe, les agents de transport chargés de pousser les derniers voyageurs à entrer dans le compartiment avec l’assurance de ne blesser  personne avant le départ du train. À l’extérieur du métro, quelques  gens sans domicile fixe (SDF) sont présents  mais on ne trouve point la mendicité et le vol à la tire. Ceux-ci acceptent de recevoir l’argent avec plaisir mais en aucun  cas ils ne supplient personne pour l’aumône. C’est très étrange à portée de ma vue. Cela me  laisse pantois d’étonnement et d’admiration. En sortant du métro, on a l’impression d’être dans une fourmilière où on n’arrive pas à se repérer  par la présence d’un grand nombre de couloirs souterrains. Il est regrettable  pour moi  de perdre deux  jours d’affilée à cause du mauvais temps. Mieux vaut avoir quelques photos à la place de rien du tout.

Le quartier de Shinjuku est un nouveau Tokyo où on trouve peu de sites historiques. Par contre les gratte-ciel de bureaux de Tokyo sont concentrés du côté ouest de la gare de Shinjuku. Chaque jour, il y a au moins 250 000 personnes venant y travailler. En 1991, lors de la décision du gouvernement de la ville d’effectuer le déménagement dans le bâtiment de 48 étages du « Tokyo Metropolitan Office » conçu par l’architecte Tange Kenzo, les gens ont appelé dès lors Shinjuku en Shin Toshin (nouveau centre-ville). Il y a ici deux observatoires situés au 45ème étage des deux tours jumelles de la mairie   où l’entrée est gratuite et on peut  voir le mont Fuji par beau temps. Lors de notre visite, il était déjà 22 heures et nous voyions encore les immeubles de bureaux éclairés. Les Japonais travaillent jusque tard dans la nuit, puis ils  traînent dans les restaurants du quartier. De retour à l’hôtel, nous préférons de marcher  avec le guide. Je viens de réaliser que les Japonais sont très laborieux dans leur travail. Je me rappelle d’une fois qu’un Japonais  de nom Ono était  venu faire un stage à l’endroit où je travaillais. J’ai eu l’occasion de lui demander ce qu’il aimait en France. Mr Ono m’a répondu avec un sourire heureux: J’aime qu’il y a beaucoup de jours de vacances  en France, en particulier les « ponts ». En effet, les Japonais sont habitués à vivre durement avec les tremblements de terre, les volcans, les tsunamis et les ouragans. Ils sont donc obligés d’être diligents et dévoués entièrement  à leur travail. Le Japon est un pays de paradoxes car on y trouve non seulement les traditions mais aussi les excentricités.  C’est ce qu’on peut découvrir avec les Neko cafés. Les locataires japonais n’ayant pas la possibilité de garder  les chats peuvent venir dans les Neko cafés pour passer tranquillement une heure avec  une vingtaine de chats et les câliner en payant un droit d’entrée de 1000 yens sans boisson. Ils peuvent ainsi calmer leur frustration et leur stress journalier qu’ils subissent dans le travail.

 

 

Sur la route de Tôkaido (Hiroshige)

53 relais sur la route de Tôkaido

Version vietnamienne

Le musée des arts asiatiques Guimet (Paris) est en train d’exposer  en ce moment  l’album des estampes japonaises intitulé « 53 relais sur la route de Tokaido ». C’est la célèbre série d’estampes de Hiroshige  (1797-1858) après sa mission d’accompagner une délégation envoyée par le Shogun, partant d’Edo (Tokyo) jusqu’à la capitale impériale Kyoto et ayant pour but d’offrir les chevaux à l’occasion de la fête et montrer le respect vis-à-vis de l’empereur.  C’est l’une des 5 routes importantes de Gokaido.  Cette route n’est pas seulement l’itinéraire vital pour les voyageurs (marchands, gens ordinaires, malandrins, bonzes, daimyos etc.)  mais elle est aussi longue de 500 kilomètres et pittoresque car elle est jalonnée d’auberges et de relais, de sites historiques, de sanctuaires shintoïstes ou bouddhiques et elle est plongée dans de vertigineux paysages comme la passe Nakayama, le sanctuaire Ise etc… Chaque relais offre des services nécessaires au voyageur: auberges, restaurants, divertissements, commerces etc… ce qui donne une source d’inspiration inépuisable pour Hiroshige.  On peut dire qu’il nous offre les estampes du « monde flottant ». De plus, cette route crée  aussi un espace politique au Japon à l’époque Edo avec un contrôle très sévère de la part des samouraïs au service du shogun  sur les gens locaux et surtout sur les daimyos (seigneurs féodaux). Cet itinéraire est remplacé aujourd’hui par le rail ultra rapide de Tokaido Shinkansen.  Avec le TGV japonais, le touriste n’a plus l’occasion d’admirer ce qui a été décrit par Hiroshige sur ses estampes (ukiyo-e).

Version vietnamienne

Bảo tàng viện nghệ thuật Châu Á Guimet ở Paris đang trưng bày hiện nay một bộ tranh màu in trên mộc bản mà thường gọi là ukiyo-e  và có tựa đề là « 53 trạm nghỉ của Tokaido ». Đây là một  bộ tranh được họa sỹ Hiroshige dày công sáng tác sau chuyến hành trình của ông đi dọc theo con đường Tokaido vào năm 1832.  Ông được chọn đi  từ Edo (Tokyo ngày nay) đến kinh đô Kyoto cùng phái đoàn chính thức của tướng quân, người thực chất  cầm quyền trong tay  ở Mạc phủ (Shogun) với chủ đích cống hiến ngựa cho triều đình nhân dịp lễ để bày tỏ sự kính trọng với Nhật hoàng.  Đây là một trong năm con đường huyết mạch của Gokaido. Nó không những là con đường mà  lữ  khách (thương nhân, người dân bình thường, thiền sư, du côn, lãnh chúa vân vân …)  thường dùng hằng ngày mà  còn là con đường ngoạn mục dài 500 cây số vì nó đầy rẫy các lữ quán, các đền thờ thần đạo hay Phật giáo, các di tích lịch sữ, các quang cảnh đẹp đáng kinh ngạc như đèo Nakayama, đền Ise  vân vân … . Mỗi trạm nghỉ thường có những dịch vụ cần thiết cho lữ khách: nhà trọ, quán ăn, trò tiêu khiển, mậu dịch vân vân …).  Chính vì thế nó là một nguồn cãm hứng không ít cho họa sỹ Hiroshige. Có thể nói ông tặng cho chúng ta những bức tranh của « thế giới nổi trôi ».

Tuyến đường nầy còn tạo ra ở thời kỳ Edo một không gian chính trị dưới  sự kiểm soát nghiêm ngặt  của tầng lớp võ sĩ (samouraïs) về  việc đi lại của người địa phương cũng như  của các lãnh chúa (daimyo). Con đường nầy được thay thế ngày nay bỡi con đường sắt với các tàu cao tốc TGV Tokaido Shinkansen  khiến người du khách không còn có dịp chiêm ngưởng những gì Hiroshige mô tả lại qua bộ tranh tuyệt vời in trên mộc bản  của ông.