Vietnam qua dòng lịch sử (Histoire du Vietnam)

Việt Nam qua dòng lịch sử

English version
French version

Vietnam được biết đến từ thế kỷ 19 khi vua Gia Long quyết định đổi tên nước Nam Việt. Marco Polo có nhắc đến xứ nầy trong cuộc hành trình của ông với quyển sách mang tựa đề là «Những kỳ quan của thế giới» dưới tên là Giao Chỉ. (Caucigui). Có thể tóm gọn lịch sử xứ nầy qua vài lời như sau: chiến đấu để dành độc lập, chinh phục những « vùng đất mới » và thống nhất đất nước. Người dân Việt được nhắc đến ở thời kỳ đồ đồng (Văn hóa Đồng sơn).

Ở niên kỷ thứ 10, ở đồng bằng sông Hồng thường được xem là cái nôi của dân tộc người Việt, họ mới được giải thoát được gông cùm của người Hán để gìành lại được độc lập và khởi đầu sau đó một cuộc Nam Tiến với Lê Hoàn. Quốc gia nầy không ngừng sinh sản các « tế bào mới » ở các vùng đất nào thuận lợi cho phương thức canh tác và còn dựa trên phương diện chính trị, vào các hộ dân nho nhỏ độc lập mà được những người lính nông dân tạo thành. Các hộ nầy đôi khi còn được củng cố bởi chính quyền trung ương rồi hành xử như một san hô kết xù  để hình thành dần dần một  đảo san hô to tác, rồi bao vây  và đồng hóa sau đó  các vùng đất mới đó khiến nhờ thế mà  bờ cỏi Vietnam mới được rộng lớn thêm. Đây là một lợi thế không thể phủ nhận được cho chính sách bành trướng nhưng phải cần có một chính quyền trung ương mạnh mẽ. Đức Không Tử thường nhắc đến các người Việt trong Kinh Lễ. Nhờ có năng lực bám giữ ngón chân cái tách rời được các ngón chân khác nên họ vượt sông leo núi rất dễ dàng mà chẳng bao giờ biết mệt cả.

 Phong cảnh Việt Nam

Lịch sử Vietnam không phải là lịch sử của các triều đại vua chúa hay là những phong trào tư duy vĩ đại. Mà nó là lịch sử của những người nông dân bền bỉ từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, làm việc vất vã ở ngoài ruộng đồng và thường hay áp đặt dấu ấn của họ trên quang cảnh. Chỉ cần sự nới giản ở chính quyền trung ương thì đất nước nầy dễ dàng bị phân chia. Bởi vậy đây là một trong những lý do chính giải thích nước Việt Nam thường có tình trạng bất ổn và chiến tranh triền miên. Vietnam có được lợi thế là nhờ có ba cấu trúc dân tộc thích hợp như sau: một bộ máy hành chánh dựa trên mô hình nho giáo dưới triều đại vua chúa (người có thiên mệnh), gia đình và làng mạc xem như đến từ một nền văn hóa nông dân mà mỗi người dân Việt lúc nào cũng cảm nhận có sự gắn bó mật thiết của họ với tổ tiên và đất nước. Nhờ chính sách ngặm nhấm của con tầm mà người dân Việt mới chiếm được những mảnh đất của người dân Cao Miên và Chàm. Những di tích của những người nầy ở miền trung hiện nay (Phan Thiết, Phan Rang, Đà Nẵng vân vân …) và đồng bằng sông Cửu Long chứng nhận sự chinh phục của người dân Việt. Họ đã bao lần chứng minh trong quá khứ và chiến tranh Vietnam sự gắn bó thâm sâu của họ với nền độc lập dân tộc. Họ phải chịu qua bao nhiêu thế kỷ chiến đấu, giặc dã và đau thương để Vietnam trở thành hiện nay môt con rồng con ở Á Châu. Người ta tìm thấy trong lịch sử của người dân Việt có hai ngàn năm tranh đấu không ngừng với thiên nhiên và nước. Vì thế người nông dân Việt lúc nào cũng có gắng bó mật thiết với mảnh đất nầy mà còn có luôn sự thỏa thuận sâu sắc với thiên nhiên. Nhà học giã Pháp Paul Mus không ngần ngại nhấn mạnh sự kiện nầy trong quyển sách mang tựa đề là « Vietnam, xã hội học của một cuộc chiến tranh, Ba Lê, nhà xuất bản Le Seuil 1952 ». Chính sự thỏa thuận mật thiết nầy khiến ở đâu đi nửa mà có cơ hội thuận tiện thì khó mà có ai có thể chống lại được sự bành trướng của họ mà luôn cả lực lượng ngoại bang cũng không thể thắng họ khi có đụng chạm với họ trên mảnh đất nầy. Bất chấp sự đô hộ bởi người Trung Hoa có một ngàn năm, người dân Việt, được thấm nhuần nền văn hóa của họ, đã giữ được ngôn ngữ dù biết rằng ngôn ngữ nầy bị phiên âm bằng tiếng Hán và bị La-Tinh hóa sau nầy khi thầy tu sỹ dòng tên là Alexandre de Rhodes đến Vietnam. Nếu người dân Việt không từ chối bất kỳ sự đóng góp nào từ nước ngoài là vì họ đã thành công việt nam hóa và giữ được tất cả những gì qúi giá mà mọi người ở trên thế giới đều có đó là các truyền thống dân tộc mà được truyền lại từ thế hệ nầy sang thế hệ sau và từ những người mảnh khảnh, chân vùi chôn trong bùn của các ruộng lúa. 

Làm thể nào để không gắn bó với Việt Nam, một đất nước mà sự hy sinh không phải là một từ rỗng. Sự hy sinh nầy đã bao lần tìm thấy trong các biên sử của Vietnam. Thà làm qủi nước nam chớ không thèm làm vương đất Bắc, đó là lời nói dũng khí của danh tướng Trần Bình Trọng trước khi ông bị giặc Nguyên giết chết vào năm 1257. Cuộc đời là một trò chơi may rủi. May mắn nó không đến với chúng ta. Bây giờ tốt hơn là chết cho đất nước và để lại một tấm gương hy sinh cao cả, đó là lời nói của nhà lãnh đạo Nguyễn Thái Học trước khi bị chém đầu vào ngày 17 tháng 6 năm 1930 tại Yên Bái. Làm thế nào để xóa trong ký ức tập thể khuôn mặt ngây thơ của một hoàng đế trẻ bi gian cầm Hàm Nghi, bị lưu đày lúc 18 tuổi ở Algérie, nước mắt lưng tròng? Làm thế nào để quên đi cái chết bi thảm của một vị vua trẻ Duy Tân (một tai nạn máy bay tại OuBangui-Chari ở Châu Phi) mà sự trở về Vietnam của ông có lẽ thay đổi những sự kiện đáng tiếc của lịch sử Việt Nam trong những thập niên vừa qua vào năm 1945 ? Làm thế nào để không nuối tiếc Viêtnam quê hương tôi, một mảnh đất không bao giờ được bình yên ? Đó là là ấn tượng mà nhà văn Huỳnh Văn Nhường cảm nhận được qua cuốn sách nổi tiếng của ông tựa đề là: « The Land I lost » dành cho giới trẻ và được biên tập bởi nhà xuất bản Castor Poche Flammarion.


 

Một đất nước mà tôi yêu thương có bao giờ
còn tồn tại qua dòng lịch sử không?

 

                    –Citadelle en colimaçon et son mythe (Cổ Loa thành và huyền thoại)
                    –Arbalète magique (Huyền thoại Trọng Thủy et Mỵ Châu)

 

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.