Hai bà Trưng (40-43)
Ở các vùng lãnh thổ bị người Hán chinh phục, đặc biệt là ở miền nam Trung Quốc, công cuộc hán hóa vẫn tiếp tục diễn ra một cách mạnh mẽ. Đây là lý do khiến các cuộc nổi dậy khởi đầu liên tục tiếp nối nhau ở Điền quốc (86, 83 trước Công nguyên, từ năm 40 đến năm 45 sau Công nguyên) và bị trấn áp nghiêm khắc. Những cuộc nổi dậy này một phần lớn là do sự lạm dụng của các quan chức người Hán và hành vi của những người định cư Trung Hoa nhằm chiếm sỡ hữu những vùng đất màu mỡ và đẩy dân cư địa phương đến những nơi xa xôi hẻo lánh ở trên lãnh thổ của họ. Ngoài ra, họ còn phải chấp nhận dùng ngôn ngữ, phong tục và tín ngưỡng tôn giáo của người Hán.
Năm 34, vua Quang Vũ sai Tô Định sang làm thái thú quận Giao Chỉ. Tô Định là ngược rất bạo ngược, chính trị rất tàn ác khiến một cuộc nổi loạn nghiêm trọng đã xảy ra vào năm 40, ở tỉnh Giao Châu bao gồm lúc bấy giờ một phần lãnh thổ của Quảng Tây (Kouang Si) và Quảng Đông (Kouang Tong). Cuộc khởi nghỉa nầy được dẫn đầu bởi hai đứa con gái của một quan lạc tướng ở huyện Mê Linh, Trưng Trắc (Zheng Cè) và Trưng Nhị (Zheng Èr). Vì sự phản đối chính sách đồng hóa bởi Thi Sách, chồng của Trưng Trắc mà thái thú nhà Hán Tô Định (Su Ding) thực hiện một cách tàn bạo khiến Tô Định không ngần ngại xử tử Thi Sách để noi gương cho quân nổi dậy, đặc biệt là người dân Việt.
Cuộc hành quyết gương mẫu này đã làm phẩn nộ hai bà Trưng và dấy lên phong trào nổi dậy ở toàn các vùng lãnh thổ của người Yue. Tô Định phải chạy trốn về Nam Hải. Hai bà Trưng đã thành công trong việc chiếm được 65 thành trì trong một khoảng thời gian ngắn.
Hai bà giải phóng độ chừng 1,5 triệu người thoát khỏi ách thống trị của nhà Hán. Chuyện ầy nó rất phù hợp với phạm vi lãnh thổ của 65 thành trì mà được hai bà giải phóng bao gồm từ Lưỡng Việt (Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay) đến Mũi nậy được 9 quận: Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Có thể nơi nầy là địa bàn của vương quốc Văn Lang dưới thời Hồng Bàng khiến có sự hưởng ứng nhanh lẹ để chỉ định nước ta. Chính ở nơi nầy còn thấy ngày nay có đến 200 đền thờ vua bà. (theo lời nghi nhận của bác sỹ Trần Đại Sỹ trong bài viết Nam Việt). Hai bà tự phong là nữ vương ở trên các lãnh thổ được chinh phục và định cư ở Mê Linh (Meiling). Hai bà làm vua được ba năm. Vào năm 41 sau Công Nguyên, hai bà bị đánh bại bởi Phục Ba Tướng Quân Mã Viện vì quân của Trưng Vương là quân vì quân của Trưng Vương là quân ô hợp khiến dễ tan rã theo sử gia Trần Trọng Kim (trang 31 trong « Việt Nam sử lược »). Hai bà tự sát để tránh đầu hàng bằng cách tự deo mình xuống sông Hát vào năm 43. Vì vậy, hai bà trở thành biểu tượng của cuộc kháng chiến của người Việt Nam. Ngày nay, hai bà vẫn tiếp tục được thờ cúng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều vùng thuộc lãnh thổ Việt của Trung Quốc (Quảng Tây và Quảng Đông). Mã Viện bắt đầu áp dụng chính sách khủng bố và cưỡng bức bằng cách đặt người Trung Quốc ở tất cả các cấp chính quyền địa phương và áp đặt tiếng Trung Hoa là ngôn ngữ chính thức trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Dưới thời kỳ bắc thuộc, số lượng trống đồng còn lưu giữ rất ít ỏi vì nhà Hán cố tình phá hoại trống đồng của người Việt vì nó biểu tựơng quyền lực của thủ lĩnh. Chính nhờ nó mà thủ lĩnh có thể kêu gọi mọi người ở khắp nơi tụ về để tham chiến. Chính Mã Viện muốn diệt đi cái nhuệ khí của dân Việt. Theo Hậu Hán Thư mỗi lần nghe trống đòng đánh thì dân Giao Chỉ rất hăng say lúc ra trận. Chính vì vậy các trống đồng được chôn giấu từ đấy.
Nhắc đến Mã Viện thì cũng không nên quên nói đến cột đồng. Theo một số sử cũ thì có khắc sáu chữ Hán trên cây cột đồng lớn nầy: « Đồng trụ triệt, Giao chỉ diệt ». Có nghĩa là cột đồng nầy gãy thì Giao chỉ bị diệt nên người Việt đi qua dưới chân cột đồng nầy cứ lấy đá bồi đấp lên mãi thành gò đống cao để tránh đổ gẫy. Cột đồng nầy được làm từ các dụng cụ bằng đồng trong đó có trống đồng được xem thuộc về văn hóa Đồng Sơn mà được nhà khảo cứu Pháp Louis Pajot tìm thấy vào năm 1924 ở Đồng Sơn (Thanh Hóa).
Như vậy cột đồng nầy có thật hay chỉ là lời truyền miệng. Nếu có thì Mã Viện dựng ở nơi nào. Thông thường được thấy trong lịch sử Trung Hoa mỗi lần viễn chinh thành công thì có cái trò dựng cột để ghi công của các tướng Tàu như Hà Lý Trinh, Trương Chu và Mã Tống thuộc đời nhà Đường. Chắc chắn là có vì Minh Tư Tông Chu Do Kiểm (tức hoàng đế Sùng Trinh) ngạo mạn ám chỉ cột đồng nầy để khinh khi người dân Việt khi tiếp sứ giã Giang Văn Minh qua câu đối: Đồng trụ chí kim đài dĩ lục (Cột đồng đến giờ đã rêu xanh) nhưng sau đó tức giận giết Giang Văn Minh vì câu vế đối lại quá hào khí dũng cảm: Ðằng giang tự cổ huyết do hồng (Bạch Đằng từ xưa vẫn nhuộm máu đỏ). Theo Đại Thanh nhất thống chí (tức là bộ điạ dư đời nhà Thanh) thì cột đồng được dựng ở núi Phân Mao ở động Cổ sâm cách Khảm Châu khoảng ba dặm về phiá tây. Ở đây có một thứ cỏ tranh do khí hầu nên cỏ nầy ngả theo hai hướng Bắc Nam.
Đây là bắc thuộc lần thứ hai từ năm 43 cho đến Lý Bôn (hay Lý Nam Đế) có cơ hội mà nổi lên lập ra nhà Tiền Lý vào năm 544.
Dans les territoires conquis par les Han, notamment dans le Sud de la Chine, la sinisation continua à battre son plein. C’est pourquoi les révoltes se succédèrent d’abord dans le royaume de Dian (86, 83 av. J.C., de 40 à 45 apr. J.C.). Elles furent réprimées avec sévérité. Ces soulèvements étaient dus en grand partie aux exactions des fonctionnaires Han et aux comportements des colons chinois de prendre possession des sols fertiles et de refouler les populations locales dans les coins perdus de leur territoire. De plus, ces dernières devaient adopter la langue, les coutumes, les croyances religieuses des Han.
En l’an 40, une grave rébellion éclata dans la province Jiaozhou (ou Giao Châu en vietnamien) incluant à cette époque une partie du territoire de Kouang Si (Quảng Tây) et de Kouang Tong (Quảng Đông). Elle fut menée par les filles d’un préfet local, Trưng Trắc (Zheng Cè) l’aînée et Trưng Nhị (Zheng Èr) sa cadette. Comme le mari de l’aînée Shi Suo (Thi Sách) s’opposa à la politique d’assimilation chinoise menée brutalement par le proconsul chinois Tô Định (Su Ding), ce dernier n’hésita pas à l’exécuter pour faire un exemple contre les insurgés yue, notamment les Vietnamiens.
Cette exécution exemplaire révolta les sœurs Trưng et déclencha immédiatement le mouvement d’insurrection dans les territoires yue. Les deux sœurs Trưng réussirent à y enlever 65 citadelles dans un laps de temps très court. Elles réussirent à libérer à peu près 1,5 million de Yue sous le joug des Hans. Cela est en concordance avec la libération de 65 citadelles libérées comprenant, de Lưỡng Việt (Kouang Tong, Kouang Si d’aujourd’hui ) jusqu’à Mũi nậy (Phú Yên): Hai Nan (Nam Hải) , Yu-Lin (Uất Lâm), Ts’ang-wou (Thương Ngô), Giao Chỉ (Jiaozhi), Kieou-tchen (Cửu Chân) và Jenan (Nhật Nam).
C’est probablement le territoire de l’ancien royaume Văn Lang durant la période des Hồng Bàng. C’est pour cela que l’adhésion populaire est tellement forte et prompte à cette époque et on y trouve aujourd’hui au moins de 200 sites où la vénération des sœurs Trưng est encore visible avec leurs autels. (récit du docteur Trần Đại Sỹ lors de sa visite au sud de la Chine durant les années 1979-1989). Elles se proclamèrent reines sur les territoires conquis et s’établirent à Meiling (ou Mê Linh). Elles réussirent à régner durant trois ans. En l’an 41, elles furent vaincues par le général Ma Yuan (Mã Viện, Phục Ba Tướng Quân) (Dompteur des flots) car leur armée était disparate et susceptible d’être anéantie et dispersée selon l’historien Trần Trọng Kim (page 31 dans son ouvrage intitulé » l’histoire du Vietnam (Việt Nam sử lược »). Elles préférèrent se suicider au lieu de se rendre en se jetant dans le fleuve Hát. Elles devinrent ainsi le symbole de la résistance des Vietnamiens. Elles continuent à être vénérées aujourd’hui non seulement au Vietnam mais aussi dans certains endroits des territoires Yue de la Chine (Kouangsi et Kouang Tong). Ma Yuan commença à appliquer une politique de terreur et de sinisation à marche forcée en plaçant à tous les échelons de l’administration, des hommes de confiance chinois et en imposant le chinois comme langue officielle dans tout le territoire des Vietnamiens.
Durant la période de domination chinoise, il reste seulement un nombre très limité de tambours de bronze car les Hans s’efforçaient de les détruire car ces tambours de bronze symbolisaient la puissance des seigneurs locaux. C’est grâce à ces instruments que ces chefs pouvaient convoquer et mobiliser tous leurs sujets vivant dans leur territoire pour participer à la guerre. C’est Ma Yuan qui voulait anéantir le moral et l’ardeur de combattre l’ennemi chez les Viet. Selon le livre des Han postérieurs (Hậu Hán Thư), les gens de Jiaozhi étaient tellement excités et montraient leur ardeur au combat. Depuis lors, ils devaient cacher leurs tambours de bronze pour éviter la destruction systématique imposée par les Han.
En évoquant le nom de Ma Yuan, cela nous fait penser à l’histoire de sa colonne de bronze . Selon un certain nombre des écrits anciens, il y a six caractères chinois gravés sur cette colonne de bronze « Đồng trụ triệt, Giao chỉ diệt (La colonne détruite, le Jiaochi disparu). C’est pour cela que selon la rumeur, les Vietnamiens tentèrent de consolider à cette époque cette colonne de bronze et la rendirent à devenir un monticule avec un morceau de pierre déposé par chacun d’eux lors de leur passage. Cette colonne était fabriquée à partir du bronze recueilli lors de la destruction systématique des tambours de bronze appartenant à la civilisation de Đồng Sơn que l’archéologue français Louis Pajot découvrit en 1924 à Đồng Sơn (Thanh Hoá) lors de ses fouilles archéologiques.
La colonne de bronze de Ma Yuan existe-elle réellement ou s’agit-il d’une rumeur par voie orale? On est habitué à trouver dans l’histoire de la Chine l’acte d’édifier, lors de la victoire de la conquête territoriale, la colonne pour délimiter la frontière comme les généraux des Tang Hà Lý Trinh, Trương Chu et Mã Tống. La colonne de bronze devrait exister sûrement car le dernier empereur insolent des Ming Zhu Youjian n’hésita pas à faire allusion à cette colonne de bronze de Ma Yuan pour humilier l’ambassadeur du Vietnam Giang Văn Minh dans son vers principal: Đồng trụ chí kim đài dĩ lục (La colonne de bronze continue à verdir à cause de la mousse qui s’accumule au fil des ans). Mais il fut agacé et furieux en tuant immédiatement Giang Văn Minh à cause de son vers répliquant témoignant de la grandeur d’âme et du courage: Ðằng giang tự cổ huyết do hồng (le fleuve Bạch Đằng continue à se colorer en rouge à cause du sang des envahisseurs ). Selon Theo Đại Thanh nhất thống chí (ou l’ouvrage géographique de la dynastie des Qing), cette colonne fut édifiée à cette époque dans la montagne Phân Mao de la grotte Cổ Sâm distante de Khảm Châu à peu près de 3 kilomètres dans la direction ouest. C’est ici qu’on trouve une sorte d’herbe vivace qui s’oriente dans les directions Nord Sud en fonction du climat. C’est la deuxième domination chinoise durant depuis 43 après Jésus-Christ jusqu’à la rébellion de Lý Bôn. Ce dernier saisit l’occasion propice en l’an 544 après Jésus Christ pour fonder la dynastie des Lý antérieure en l’an 544.
Paris ngày 18/11/2020