Tam Kỳ (Quảng Nam)

 

Tam Kỳ (Quảng Nam) 

Version française

Ngày 14/7 lúc  5 giờ sáng, tụi nầy phải lấy xe taxi ra ga Diêu Trì gần quốc lộ số 1 để lấy chuyến  tàu hỏa 6 giờ sáng đi Tam Kỳ. Tuy rằng thành phố nầy chỉ cách xa Quy Nhơn cở khoảng chừng 250 cây số thế mà phải mất 5 tiếng nếu đi xe đò còn không thì phải mất 3 tiếng đồng hồ nếu lấy tàu hỏa. Vì vậy tụi nầy phải chọn đi tàu hỏa vì thời gian eo hẹp nhưng cũng khá gian nan cho chuyến  đi nầy. Tụi nầy cũng gặp nhiều trở ngại không ít. Trước hết lúc lên toa xe thì giường nằm mà tụi nầy chọn là loại giường nằm ở tầng thứ ba  tức là ở tầng chót.  Không có thang chi cả, phải nhóng người  qua  cạnh giường để có  trớn mà leo lên mà thôi.  Thật tình mà nói các người cao tuổi như mình không thể luôn, cả cháu của mình nó thấy cũng không tiện vì phải co chân khi lên nằm.  Tụi nầy đành  đứng thôi ở hành lang vì toa quá nhỏ để chứa mọi người cùng hành lý. Nhưng một lúc sau lại thấy có một cô gái ngồi ở hành lang với cái ghế đẩu nên mình mới hỏi ở đâu mà cô nầy tìm được cái ghế nầy vậy.  Cô nầy đáp vì chuyện gia đình nên  muốn được đi chuyến tàu nầy nên đành phải mướn ghế đẩu.  Thừa có cơ hội nầy mà mình mới đề nghị với cô bé nầy lấy chổ của tụi nầy mà nằm để nhường lại cho tụi nầy cái ghế đẩu. Nhờ đó mà tụi nầy biết cái mẹo nầy mới có đuợc hai ghể đẩu ngồi ở hành lang suốt chuyến đi tàu hỏa. Thật ra muốn đi Tam Kỳ từ Bình Định  du khách phải buộc lòng lấy máy bay đi ra Đà Nẵng rồi từ đó lấy xe taxi  60 cây số để đi xuống Tam Kỳ ở phiá nam Đà Nẵng nhưng rất mất nhiều thời gian còn không thì phải lấy tàu hỏa mà thôi. Đến Tam Kỳ vào lúc 11 giờ trưa, ra ga tụi nầy cũng gặp một trở ngại khác là  khó tìm được một xe taxi để đưa tụi nầy về khách sạn ở cũng gần quốc lộ số 1. Lý do là  tiền di chuyển thu được quá ít ỏi nên các chú tài xế không chịu đi. Cũng may là lúc đó có một cô em gái  lái taxi cho mình biết lý do về sự từ chối của các chú tài xế nầy và đồng ý đưa tụi nầy về khách sạn. Chính nhờ đó mà tụi nầy  mới đề nghị em  nầy đưa tụi nầy đi ăn mì  Quảng và đi tham quan thành phố Tam Kỳ nhất là làng bích họa ở Tam Thanh. Đây là một làng chài ở ven biển  cách trung tâm Tam kỳ khoảng 7 cây số. Lúc trước làng nầy không ai biết đến cả. Nhờ các bàn tay khéo léo của các họa sĩ Việt và Hàn Quốc với tài năng sáng tạo mà làng chài nầy trở nên một địa điểm thu hút độc đáo với các bức tranh đầy màu sắc  sống động ở trên tường. Nó không chỉ mô tả lại cuộc sống thường nhật của cư dân chài ở đây mà còn đem lại cho du khách có được một không gian mơ mộng lạ thường. Ngoài ra, tụi nầy còn được đi tham quan bãi biển Tam Thanh với cảnh đẹp bình  dị và  nơi có  tượng đài về bà mẹ Việt Nam anh hùng lớn nhất ở  Đông Nam Á. Rất tiếc là tụi nầy chỉ ở đây ngày hôm tới vì ngày hôm sau 15/7 tụi nầy đi Hội An.

Version française

Le 14 juillet à 5h du matin, nous sommes obligés de prendre un taxi jusqu’à la gare  Diêu Trì située  près de la route nationale numéro 1 pour aller à  Tam Kỳ avec le train venant de Saïgon à 6h. Bien que cette ville ne soit qu’à environ 250 kilomètres de Quy Nhơn, cela prend quand même  5 heures en bus ou 3 heures en train. Par conséquent, nous devons choisir de prendre le train en raison du temps limité dont nous disposons mais c’est assez ardu pour nous durant le voyage en train.  Nous y avons rencontré pas mal d’obstacles.

D’abord, la couchette  que nous avons choisie est celle située au  troisième étage dans le train. Il n’y a pas d’échelle.  Il faut se tenir sur le bord du lit de chaque étage pour avoir assez d’élan et pour pouvoir se retrouver dans la couchette désirée. Honnêtement, les personnes âgées comme moi ne peuvent pas s’y mettre, y compris mon petit-fils car il est obligé de plier les jambes une fois  allongé dans la couchette. Nous étions obligés de renoncer à nous y installer. Nous préférions de rester debout dans le couloir du train car le wagon est assez petit pour les voyageurs (6 personnes)  et leurs bagages. Mais peu de temps après,  j’ai vu une fille assise dans le couloir avec un tabouret. Alors j’étais venu pour lui demander: comment elle avait trouvé ce tabouret ? Elle me répondit qu’à cause d’une affaire  familiale, elle voulait prendre ce train à tout prix. C’était pourquoi  elle devait louer ce tabouret. Profitant de cette opportunité, je proposai à cette fille de prendre  ma couchette et de me céder le tabouret. Grâce à cette astuce, nous avons réussi à avoir deux tabourets dans le couloir pour terminer notre voyage dans le train. En fait, si on veut se rendre à Tam Kỳ à partir de la province de  Binh Đinh, il vaut mieux prendre l’avion pour aller à Đà Nẵng puis prendre un taxi pour aller  à la ville  Tam Kỳ située à peu près de 60 km  au sud de la ville  Đà Nẵng. Mais cela nous prend beaucoup de temps. Arrivés à la gare de Tam Kỳ à 11h, en sortant de la gare avec nos valises,  nous allons  rencontrer également un autre obstacle.  Il nous est difficile de trouver un taxi pour nous emmener à l’hôtel  où j’ai réservé la chambre. La raison principale justifiant le refus des chauffeurs de taxi est la somme dérisoire qu’ils vont recevoir en nous emmenant à l’hôtel car ce dernier  est situé pas loin de cette route nationale numéro 1. Heureusement, à ce moment-là, il y a une conductrice de taxi tentant de nous expliquer la raison de ce  refus. Elle accepte  de nous emmener également  à l’hôtel. Lors de la conversation, nous lui demandons de nous emmener  dans un bon restaurant pour  goûter le plat traditionnel de la région Quảng Nam (Mì Quảng) et de nous faire visiter le  village des  fresques de Tam Thanh.  Ce dernier est  un village côtier de pêcheurs situé  à environ 7 kilomètres du centre-ville  de Tam Ky. Dans le passé, ce village n’était pas connu du public. Grâce aux mains habiles des artistes vietnamiens et coréens dotés d’un esprit de créativité et d’ingéniosité, ce village de pêcheurs devient ainsi une attraction unique avec des peintures aux couleurs vives sur le mur. Il  retrace non seulement la vie quotidienne des pêcheurs d’ici mais il offre également aux visiteurs un espace de rêve incroyable. De plus, nous  avons également la chance de visiter la plage de Tam Thanh avec sa beauté idyllique et l’endroit où a été édifié le plus grand monument de la mère vietnamienne héroïque en Asie du Sud -Est. Malheureusement, nous  étions ici  pour le jour de notre arrivée car le lendemain,  le 15 juillet, nous partirons pour Hội An.

 

 

Bảo tàng Bình Định (Quy Nhơn)

Bảo tàng Bình Định

Version française

Được xây dựng vào năm 1969 bảo tàng Bình Định tọa lạc ở 26 Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn ngày nay. Ở đây các tượng và các bức phù điêu  của dân tộc Chămpa  mà các nhà khảo cứu Việt Nam và ngoại quốc đã tìm thấy trong các cuộc khai quật được chọn lọc lại và phải phù hợp với nội dung tính chất của bảo tàng trước khi được trưng bày ở nơi nầy cùng với các hiện vật khác có tính chất  tiêu biểu cho vùng đất nầy qua các thời kỳ lịch sử. Có thể nói đây là một bảo tàng tổng hợp có nhiều gian phòng cùng nhiều chủ đề khác nhau như văn hóa Chămpa, con người và đất nước, các nghề truyền thống, các tính ngưỡng cổ truyền  vân vân…, mang lại cho du khách có cái nhìn tổng quan về văn hoá Bình Định.

Galerie des photos

Musée de Bình Định

Étant édifié en  l’an 1969, le musée de Binh Đinh est situé au numéro 26 Nguyễn Huệ de la ville de Quy Nhơn. Ici, les sculptures et les bas-reliefs du peuple cham que les chercheurs vietnamiens et étrangers ont trouvés lors des fouilles archéologiques, sont sélectionnés et doivent correspondre  au contenu et à la nature de ce musée avant d’y être exposés avec d’autres artefacts typiques de cette région à travers les périodes historiques. On peut dire qu’il s’agit d’un musée général avec de nombreuses salles et de nombreux thèmes différents tels que la culture du Champa, les gens et leur pays, les croyances anciennes, les  métiers traditionnels etc.. , ce qui permet au visiteur d’avoir un aperçu général sur la culture de  Bình Định.

 

Quy Nhơn (Bình Định)

Quy Nhơn (Bình Định)

 

Quy Nhơn là một thành phố ven biển nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Chỉ vì cách xa thành phố Tuy Hoà cở chừng 80 cây số nên đối với du khách nước ngoài hay ở trong nước thì ít có ai nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa hai thành phố nầy nhất là các điểm tham quan ở Tuy Hoà vẫn được thấy đề nghị trong các tours du lịch ở Quy Nhơn. Tuy nhiên nếu ai muốn tận hưởng vui chơi trong cuộc hành trình của mình thì nên chọn Quy Nhơn vì thành phố nầy rất linh động nhiều về đêm nhất là có chợ đêm lớn tọa lạc giữa trung tâm thành phố ở trên đường Lê Duẫn. Chợ nầy có đến gần 200 gian hàng quần áo và ẩm thực. Ngoài ra trước khi thuộc về Việt Nam, Quy Nhơn còn là cố đô của vương quốc Chămpa với cái tên Đồ Bàn (Vijaya). Kinh đô nầy nằm ở thị xã An Nhơn cách xa quốc lộ 1 khoảng 2 cây số từ năm 999 đến năm 1471. Vì vậy nên có nhiều di tích lịch sử của người Chàm như Tháp Đôi, Tháp Bánh Ít, bảo tàng viện Quy Nhơn vân vân…Tụi nầy chỉ có 3 ngày ở Bình Định nên không thể xem các nơi có nét đẹp hoang sơ và hùng vĩ như Eo Gió, bãi biển Tiên Sa vân vân…vì các chổ nầy cũng tựa như các điểm đã được tham quan ở Tuy Hoà mà thôi. Tụi nầy có khuynh hướng nghiên nhiều về lịch sử với bảo tàng Quang Trung, tháp Bánh Ít và bảo tàng Quy Nhơn. Trưa ngày 10/7, sau khi viếng thăm cầu gỗ Ông Cọp ở Sông Cầu (Tuy Hoà) tụi nầy mới đến Bình Định và tụi nầy lo kiếm khách sạn ở trung tâm thành phố gần ven biển và chợ đêm. Khách sạn nầy không được đối diện ngang bãi biển nhưng muốn thấy đươc toàn diện quang cảnh của con đường dọc theo bờ biễn thì phải trả tiền thêm một trăm ngàn mới có được phòng ở tầng chót của khách sạn. Thôi cũng được vì có vậy mới có thể chụp hình thoải mái, đấy cũng nhờ sự giới thiệu của cô cháu gái đã có từng ở nơi nầy rồi và cũng đây là mục tiêu chính của tụi nầy. Ngày đầu quay quần ở thành phố và chợ đêm làm tụi nầy mất cả một ngày. Chính ngày thứ nhì (11/7) là ngày tụi nầy chọn đi hai nơi quan trọng đó là bảo tàng Quy Nhơn và tháp Bánh Ít. Bảo tàng Quang Trung quá xa cách trung tâm Quy Nhơn gần 50 cây số ở trên quốc lộ 19. Nếu đến đây chắc cần có thời gian nhiều có một trăm cây số đi lại hai chiều nên đành bỏ qua ý định nầy và rất tiếc lắm đấy. Quy Nhơn là nơi không ít điểm tham quan nhưng muốn biết hết cần phải ở lại đây ít nhất một tuần nhất là các điểm tham quan không ở gần với nhau khác hẳn với Tuy Hoà. Di chuyển ở đây cũng không có đơn giản đâu. Nếu không thể mướn xe mô tô tự lái thì phải đi tàu hỏa mà còn lấy xe đò thì quá nguy hiểm, xe thường chạy tối có giường nằm. Tụi nầy buộc lòng lấy tàu hỏa để đi đến Tam Kỳ ngày 13/7 ở ga Diêu Trì nằm cách xa thành phố Quy Nhơn gần 17 cây số ở gần quốc lộ 1A khoảng 600 thước đấy. Trước ngày đó tức là ngày thứ ba (12/7) còn ở Bình Định, tụi nầy phải kiếm taxi chở lên ga Diêu Trì để mua vé vì trên mạng giờ tụi nầy chọn đi đã hết có chổ vả lại tụi nầy muốn ngồi chớ không có muốn nằm. Chỉ còn hai chổ nằm cho chuyến đi Tam Kỳ lúc 6 giờ sáng ngày 13/7 với tàu hỏa khởi hành từ thành phố Saigon. Nếu không lấy ngày 13/7 thì không thể tiếp tục cuộc hành trình đi các nơi khác ở miền trung theo lịch trình nhất là phải lấy máy bay ở Nội Bài (Huế) để đi Hà Nội vào ngày 23/7. Sau khi mua được vé tàu hỏa đi Tam Kỳ, tụi nầy mới yên lòng trở về Quy Nhơn để đi tham quan thành phố nhất là bãi biển lần chót. Buổi sáng ít có người tắm lắm chỉ cở 5 giờ chiều thì mới thấy cư dân Quy Nhơn rủ nhau ra tắm dọc theo bờ biển. Tụi nầy cũng không có duyên đi đâu thêm cả vì chiều hôm đó là ngày chót của tụi nầy (12/7) ở Quy Nhơn (Bình Định) mưa nguyên buổi tối và tụi nầy cần lấy tàu hỏa sáng sớm hôm sau (13/7) để đi Tam Kỳ. Dù muốn hay không, Quy Nhơn cũng để lại cho mình một ấn tượng tâm linh sâu sắc khó tả mà cũng không giải thích được khi đến viếng thăm các tháp Bánh It.

Version française

La ville Quy Nhơn de la province Bình Định 

Quy Nhơn est une ville côtière située dans la région du sud du Centre Vietnam. Du fait qu’elle est d’environ 80 kilomètres de la ville de Tuy Hòa, pour les touristes étrangers ou nationaux, peu de gens arrivent à faire une nette distinction entre ces deux villes, en particulier les points touristiques de Tuy Hoa continuant à être recommandés dans les circuits de voyage à Quy Nhơn. Cependant si quelqu’un veut tirer pleinement parti de son voyage, il doit choisir Quy Nhơn car cette ville est très animée la nuit, notamment avec un grand marché nocturne situé au centre-ville sur la rue Lê Duẫn. Ce marché compte près de 200 kiosques de vêtements et de nourriture. De plus, avant d’appartenir au Vietnam, la ville Quy Nhơn était aussi l’ancienne capitale du royaume du Chămpa avec le nom de Vijaya (Đồ Bàn ou Chà Bàn). Cette capitale est située dans la ville d’An Nhơn, à environ 2 km de la route mandarine (route nationale 1), de l’an 999 à jusqu’en l’an 1471. Il existe ainsi de nombreux sites historiques du Chămpa tels que les doubles tours (Tháp Đôi), les tours d’Argent (ou Tháp Bánh Ít) et le musée Quy Nhơn, l’équivalent de celui de Đà Nẵng (Tourane). À cause du temps limité (3 jours) à Bình Định, nous ne pouvons pas voir les endroits d’une beauté sauvage et majestueuse comme la falaise Eo Gió, la plage de Tiên Sa et ainsi de suite… car ces lieux ressemblent à des endroits que nous avons déjà visités à Tuy Hoà (Phú Yên). Nous avons tendance à nous pencher sur l’histoire avec le musée de Quang Trung, la tour d’argent (Bánh Ít) et le musée Quy Nhơn. Le 10 juillet 2022 à midi, après avoir visité le pont en bois « Ông Cọp » à Sông Cầu (Tuy Hòa), nous venons d’arriver à Binh Định et nous cherchons un hôtel au centre-ville tout près de la plage et du marché de nuit. Cet hôtel n’est pas en face de la plage mais si on veut avoir toute la vue magnifique de la route qui longe la côte, il faut débourser 100.000 piastres de plus pour avoir une chambre au dernier étage de l’hôtel. C’est bon de l’avoir quand même car nous pouvons prendre des photos à notre guise grâce à la recommandation de ma nièce ayant eu l’occasion d’être hébergée dans cet hôtel et c’est aussi notre objectif principal. Le premier jour de notre arrivée dans la ville, nous avons perdu entièrement la journée en faisant la ronde autour du centre-ville et du marché nocturne. C’est le deuxième jour (11/7) que nous avons décidé de nous rendre dans les deux lieux importants de la ville: le musée Quy Nhơn et les tours d’Argent (ou Bánh Ít). Le musée de Quang Trung est trop loin du centre-ville de Quy Nhơn, à peu près de 50 kilomètres sur la route nationale 19. Cela nous prendrait trop de temps en parcourant une centaine de kilomètres dans les deux sens pour y aller. C’est pour cela que j’ai été obligé de renoncer à le visiter avec regrets. Quy Nhơn abrite de nombreuses attractions touristiques mais si on veut les connaître, on doit rester ici au moins une semaine. Contrairement aux attractions touristiques de Tuy Hoà, elles ne sont pas proches les unes des autres. Le déplacement n’est pas facile non plus. Si on ne veut pas louer une moto pour la conduire soi-même, on doit prendre le train. « Prendre la voiture couchette-lit » est trop risqué car cette dernière roule surtout la nuit. Nous avons été obligés de prendre le train pour aller à Tam Kỳ le 13/7 à la gare de Diêu Trì. Celle-ci est à peu près de 17 kilomètres de la ville de Quy Nhơn, près de l’autoroute 1A, à environ 600 mètres. Le dernier jour (12/7), la veille de notre départ à Tam Kỳ, nous avons dû chercher un taxi pour nous emmener à la gare de Dieu Tri pour y acheter directement les billets car en ligne sur internet nous n’avons plus eu des sièges libres pour les horaires désirés. Il ne reste plus que deux couchettes pour Tam K ỳ avec le train dont l’arrêt est prévu à la gare Diêu Trì vers 6 heures du matin le 13/7. Si nous ne prenons pas ce train le 13 juillet, nous ne pouvons plus continuer notre voyage vers d’autres endroits de la région du centre Vietnam selon la prévision de notre planning car nous devons prendre l’avion à Nội Bài (Huế) pour nous rendre à Hanoï le 23 juillet. Après avoir acheté les billets de train pour Tam Kỳ, nous sommes rassurés de rentrer à Quy Nhơn pour visiter la ville, en particulier la plage pour la dernière fois. Le matin, il y a très peu de gens qui vont à la plage. C’est seulement vers 17h que les habitants de Quy Nhơn commencent à se baigner et à occuper tout le long de la plage. Nous n’avons pas non plus l’occasion d’aller nulle part car dans l’après-midi de notre dernier jour (12/7) à Quy Nhơn (Binh Định), il pleuvait incessamment. Qu’on le veuille ou non, Quy Nhơn m’a laissé une impression spirituelle profonde et indescriptible lors de la visite des tours Bánh Ít.

 

Les tours Bánh Ít (Bình Định)

Các tháp Bánh Ít (Bình Định)

Version française

Theo sự nhân xét của nhà nghiên cứu Pháp Jean Boisselier, những khu đền của người Chàm thường được dựng lên ở các ngọn đồi. Đó là lý do tại sao các tháp  Bánh Ít cũng không ngoài lệ được trông thấy  nằm  trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Muốn thấy hết vẽ đẹp của các tháp nầy thì phải đi theo con đường xưa từ phiá đông mà đi lên chớ nếu không thì theo quốc lộ 19  từ Quy Nhơn mà ra đều nằm về phiá tây khi đến thăm khu vực nầy. Tụi nầy đến tham quan vào ngày thứ nhì lúc trưa trời rất u ám hôm đó  và mua hai vé trước cổng, mỗi vé là 15.000 đồng. 

Các tháp  Bánh Ít  nầy  nằm trền đồi nên tụi nầy phải đi bộ mất cũng 15 phút ngày hôm đó nhưng không mệt chi cho mấy vì trời sắp chuyển mưa. Khu tháp Bánh Ít ít có du lịch so với các nơi khác ở trong thành phố vì nó  quá xa thành phố Quy Nhơn 21 cây số.  Trong lúc đi bộ lên dốc  thì nghe văng vẳng tiếng kinh phật phát ra ở đâu gần đó, chắc có lẽ  có chùa gần đó. Quần thể  Bánh Ít gồm có hiện nay  4 tháp mà  hai tháp nhỏ  còn nằm ở  vòng ngoài: một tháp cổng và một tháp nằm ở  trục Đông-Nam thì  có  nhiều  cụm hình   hoạ  tiết chạm khắc được sắp xếp tựa như  các quả  bầu nậm ở trên mái  tháp với 4 cửa ngoảnh về 4 hướng.  Du khách muốn lên tầng  trên  để  đến tháp chính  thì  phải mượn   tháp cổng (hay gopura). Theo sự nhận xét của nhà nghiên cứu Việt Ngô Văn Doanh thì còn có dấu tích của một toà nhà dài dọc theo trục Đông-Tây đối diện với ngôi tháp chính. Nhà nghiên cứu Pháp Henri Parmentier cho rằng toà nhà nầy có ba gian và một  mái  ngói tựa như toà nhà dài trên cột (mandapa) được thấy ở tháp Pô Nagar (Nha Trang). Rất hợp lý với mình vì đây là ngôi nhà tĩnh tâm mà người Chàm cần phải ngồi thiền và cầu nguyện trước khi thực hiện nghi lễ cấp sắc ở tháp thờ chính. Ở tháp cổng có  thể nhìn  thấy được tháp chính qua cửa sau đứng từ trong tháp cổng. Đến nơi nầy, gió thổi lồng lộng không ngừng. Bởi vậy mỗi lần chụp hình xong là mình lại cất máy chụp vào túi ba lô liền vì sợ bụi làm hư máy nhất là còn đi chụp nhiều nơi khác lắm trong cuộc hành trình. Mình nhớ là đến trên cao trước đền tháp chính, mình vội vã lấy máy ra đeo vào cổ để chụp hình vì thấy quang cảnh quá đẹp nhất là ở gần đó có tháp mái cong hình yên ngựa  (koshagraha) còn nguyên vẹn  đã có  10 thế  kỷ, quá thơ mộng  như được thấy trên trống đồng. Nhưng khi đeo máy ảnh vào cổ rồi thì không thể nào chụp được  vì dây đeo máy ảnh cứ vướng xiết cổ mình hoài mà mình cố tình quay ngựợc lại  để  nới cái  dây ra nhưng vô phương hiệu quả.  Lúc đó mình biết phải làm gì rồi, đọc thầm trong bụng 2 câu kinh của đạo Phật  và tự  hứa chụp cảnh chớ không có ý định quấy nhiễu chi cả thì sau đó mình mới tháo dây ra dễ dàng được và đeo vào cổ lại để chụp thoải mái. Mình mới nhận thấy  nơi nầy rất  linh thiêng và chắc chắn có năng lượng nào có khả năng khuấy rối mình, không phải là  nơi du lịch như mọi nơi khác. Đây là chuyện tâm linh, tin hay không là tùy cách suy nghĩ lý luận của mỗi người nhưng riêng mình khó mà giải thích được nhất là mình đã quen lối  suy luận  theo khoa học đã từ  lâu năm khi còn làm việc ở  trung tâm nghiên cứu của Pháp.

Cháu Jeremy thì  hôm đó chả có thấy chi cả nó lung tung chạy nhảy leo trèo trên các bậc thang của các tháp ở trên đồi. Đây là một cảm xúc mà mình khó quên được nhưng phải kể lại chớ không có mê tính và sợ  hải chi cả. Ở đời có nhiều sự kiện  mình được chứng kiến  nhưng không thể giải thích khoa học được cả. Chỉ chấp nhận miễn cưỡng mà thôi. Khu vực nầy không biết có bao nhiêu tháp chắc phải có nhiều hơn 4 tháp vì nhận thấy nó có nhiều đóng gạch vụn rải rác khắp  nơi và nó có nét đẹp huyền bí lắm. Các tháp nầy được nầy được dựng vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII dưới thời trị vì của hai quốc vương Harivarman IVV và mang phong cách dịch chuyển giữa phong cách Mỹ Sơn A1  và phong cách Bình Định (hay Tháp Mắm). Tháp chính nó có chiều cao gần 20 thước. Lối đi vào nhô ra gần 2 thước  có  hình mũi giáo. Chính  ở  giữa vòm có phù điêu mặt Kala. Chính ở đây, ngày xưa có bức tượng đá thần Shiva bằng sa thạch hồng  được người Chàm sùng bái nay được lưu giữ ở bảo tàng Guimet (Paris) mà mình có dịp chụp hình được lúc đến tham quan.

Còn tháp hỏa hình yên ngựa không xa chi cho mấy, nằm phía bên tay trái của tháp chính nếu từ tháp cổng đi lên. Đây cũng là nơi chứa các đồ vật sùng bái.  Các cửa sổ của nó quay về hướng Đông – Tây và cửa chính của nó luôn quay về hướng Bắc.

Mình cũng thắc mắc tự hỏi tại sao kêu là các tháp nầy là các tháp Bánh Ít.? Theo sự giải thích của các  cư dân ở nơi nầy thì nhìn từ đằng xa các tháp nầy nhô ra trên đồi như  các bánh ít trong một đặc sản của xứ võ thuật  Bình Đinh.  Theo một tương truyền khác  thì có một thời có một quán của bà Thị Thiện bán bánh ít ở dưới chân đồi.  Các tháp nầy mang được nhiều tên lắm nhưng dưới thời  thuộc địa thì người Pháp vẫn gọi là Tháp Bạc (hay Tours d’Argent) mà không có sự giải thích nào cả. Không những là một kiệt tác độc đáo trong nghệ  thuật kiến trúc của người Chămpa, các tháp Bánh Ít nầy còn thể  hiện được chứng  cớ xác thực  của thời kỳ vàng son  của vương quốc Champa trên bán đảo Đông Dương.

Version francaise

Les tours Bánh Ít

Selon le chercheur français Jean Boisselier, les temples  des Chams  ont été souvent érigés sur  les collines.  C’est pourquoi les tours de Banh Ít ne font pas exception à la règle. Elles sont situées sur une colline du village de Đại Lộc de la  commune de Phước Hiệp dans le district de Tuy Phước de la  province de Bình Định. Si on veut  voir toute la beauté de ces tours, il faut prendre l’ancienne route dans la direction Est sinon on doit suivre normalement la route nationale  19  à partir de la ville de Quy Nhơn  dans la direction Ouest lors de la visite de ce domaine.  Nous y étions  venus le deuxième jour à midi. Il faisait très nuageux ce jour-là et nous devions  acheter deux billets devant l’entrée de ce domaine,  chaque billet  coûtant 15 000 piastres.

Du fait que les tours Bánh Ít étaient   situées sur la colline, nous devions marcher à pied mais nous ne sentions pas trop fatigués ce jour là  car il était sur le point de pleuvoir. Le domaine des tours  Bánh It est  moins fréquenté par rapport à d’autres lieux touristiques  de la ville parce qu’il se trouve trop loin à 21 kilomètres de la ville de Quy Nhơn. En montant la pente, nous entendions les  citations des sutras bouddhiques venant de quelque part à proximité de ce  domaine. Il y a probablement une pagode tout proche. Le domaine de Bánh Ít se compose aujourd’hui de 4 tours dont deux sont plus petites et situées dans l’enceinte extérieure: une tour-portique et une autre tour ayant 4 portes orientées vers les quatre directions. Située sur l’axe  Sud- Est,  cette dernière comporte  plusieurs groupes de motifs de sculpture  disposés comme des petites calebasses rangées sur son toit. Le visiteur désirant monter à l’étage supérieur pour accéder à  la tour principale doit emprunter la tour-portique (ou gopura).

Selon le  chercheur vietnamien Ngô Văn Doanh, il existe des vestiges  d’un bâtiment assez grand s’étendant le long de l’axe orienté Est-Ouest. Le chercheur français Henri Parmentier a déclaré que ce bâtiment possédait trois compartiments et un toit comme le long bâtiment sur colonnes (mandapa) trouvé dans la tour Pô Nagar à Nha Trang. C’est très logique pour moi car il s’agit d’un édifice  où les Chams ont besoin de faire la prière et la méditation avant d’effectuer la cérémonie rituelle à la tour principale (ou kalan). À l’intérieur  de la tour-portique, on peut voir la tour principale à travers sa porte arrière. Une fois arrivés, nous constations que le vent souffla sans arrêt.

C’est pour cela que lorsque  je prends une photo, je suis habitué à  ranger immédiatement mon appareil de  photo dans le sac à dos de peur qu’il ne fonctionne plus car j’ai besoin de rendre visite à d’autres endroits durant mon voyage. Je me rappelle qu’à mon arrivée à l’étage supérieur devant le kalan principal, je me dépêchai de faire sortir précipitamment mon appareil de photo et je le mis tout de suite autour de mon cou afin de prendre des clichés car je trouvai  magnifique le  paysage aux alentours de ce kalan, surtout la présence d’une tour à toit incurvée en forme de selle (koshagraha) pratiquement  intacte depuis 10 siècles. Elle est  trop poétique comme on la voit sur les tambours de bronze.

Une fois la courroie de l’appareil photo mise sur le cou, je n’arrivai pas à faire des photos car elle continua à me gêner énormément malgré ma tentation  de la desserrer dans le sens contraire sans avoir l’effet escompté.  Juste à ce moment là je m’aperçus qu’il fallait absolument faire quelque chose en murmurant silencieusement  les deux phrases du sutra bouddhique que je connais par cœur et en promettant de faire des photos sans aucune intention de me montrer dérangeant à ce lieu. J’arrivai à enlever tout de suite la courroie hors de mon cou avec une facilité étonnante et je la remis sans difficultés pour continuer à faire des photos à ma guise. Je vins de réaliser que ce lieu était « sacré » et il avait des esprits ou des énergies puissantes  malveillantes capables de m’embêter. Il n’est pas un lieu touristique comme ailleurs. C’est une question spirituelle. « Avoir la croyance en soi ou non », cela dépend de la façon de penser et de raisonner de chacun, mais il m’est difficile de donner une explication d’autant plus que j’ai été habitué au raisonnement scientifique pendant longtemps lorsque je travaillais encore au CNRS.

Mon neveu Jérémy ne le vit pas du tout ce jour-là. Il continua à sauter et à grimper les escaliers des  tours  de la colline. C’est une émotion que je ne peux pas oublier mais je dois la raconter sans avoir l’intention d’être superstitieux et d’avoir peur de quelque chose d’étrange.  Dans la vie, il y a de nombreux évènements dont j’ai été témoin mais je ne réussis pas à me satisfaire en cherchant une explication scientifique. Je dois l’accepter à contre cœur.

Cette zone devrait  avoir  plus de tours  car on trouve beaucoup de gravats éparpillés partout et elle a une beauté très mystérieuse. Ces tours furent construites à la fin du XIème siècle et  au début du XIIème siècle sous les règnes de deux rois Harivarman IV et V. Elles portaient le style de transition  entre le style de Mỹ  Son A1 et le style Bình Định (ou Tháp Mắm).

La tour  principale (ou kalan) a une hauteur de près de 20 mètres.  Son entrée dont la partie saillante dépasse de près de 2 mètres est en forme de lance. Au milieu de son dôme se trouve un visage de Kala en relief. C’est à l’intérieur de ce kalan que se trouvait autrefois une statue en grès rose de Shiva, vénérée par les Champs et  conservée aujourd’hui  au musée Guimet (Paris).  J’ai eu l’occasion de la photographier lors de l’une de  mes visites. La tour de feu  en forme de selle n’est pas située  très loin sur le côté gauche de la tour principale si on vient de la tour-portique. C’est le lieu de dépôt  des objets de culte. Ses fenêtres sont orientées vers la direction est-ouest et sa porte principale est toujours orientée vers le nord.

Je me demande aussi pourquoi ces tours sont appelées « tours Bánh Ít » ? Selon l’explication des habitants d’ici, ces tours sont visibles de loin sur la colline comme des petits gâteaux de forme pyramidale qu’on retrouve dans une spécialité du pays des arts martiaux de Bình Định. Selon une autre légende, il y eut une époque où il y avait une dame de nom  Thi Thiện vendant ces petits gâteaux Bánh Ít  au pied de la colline. Ces tours portent de nombreux noms mais durant  la période coloniale, les archéologues français les appelaient sous le nom des tours d’Argent sans donner aucune explication.  Étant non seulement  aujourd’hui un chef-d’œuvre unique dans l’art architectural du peuple du Champa,  les tours Bánh It témoignent aussi  de l’âge d’or du royaume Champa sur la péninsule indochinoise.

Cầu gỗ ông Cọp (Tuy Hoà, Phú Yên)

Cầu gỗ ông Cọp

Sau ba ngày ở Tuy Hoà (Phú Yên), tụi nầy nhờ chú tài xế đưa tụi nầy lên Qui Nhơn thuộc về tỉnh Bình Định, quê quán của anh em nhà Tây Sơn và nơi có cố  đô cũ Đồ Bàn của nước Chiêm Thành. Thành phố Qui Nhơn chỉ cách Tuy Hoà có 80 cây số thế mà cũng mất nguyên buổi sáng ngày 10/9/2022 nhất là còn phải đi viếng thăm cầu gỗ ông Cọp, một địa danh không thể bỏ qua ở phía bắc Tuy Hoà  gần vịnh Xuân Đài của thị xã Sông Cầu trên hướng  quốc lộ  số 1A. Cầu nầy mang cái tên cũng lạ vì ở gần đó  có một cái miếu thờ ông cọp vì theo lời dân gian kể lại  có công trợ giúp dân làng ở đây. Cầu nầy có hai đặc điểm mà du khách cần biết  là cầu nầy hoàn toàn được xây cất dưới sự hổ trợ của các  người giàu  ở  trong vùng nầy.  Có tiền cước phí  mỗi lần dùng cầu để qua lại vì sau mùa nước lũ  mỗi năm thì cầu cần phải có sửa chữa sùng tu lại.  Ti ền thu phí  được ghi rõ  ở đầu cầu. Cầu nầy  có chiều dài hơn 800 thước  và rộng được một thước 50. Vật liệu chính của cầu là những tấm ván làm từ thân cây phi lao và  bạch đàn. Thành cầu thì làm bằng thân cây tre già. Cầu nầy  được trở gần đây là nơi ưa thích đối với mọi người  vì nó c ó thể  cho ta nhìn thấy  được trong một khoảnh khắc những hình ảnh mộc  mạc và bình dị của đồng quê chưa kể đến những ai thích sống ào hay săn hình khi  chiều tàn trên sông. Vì thời gian quá eo hẹp, tụi nầy cũng không thể đi bộ qua cầu, phải cùng nhau đi ăn điểm tâm ở nhà hàng A Stop ở vịnh Xuân Đài và tiếp tục hành trình sau đó đến Qui Nhơn. Chỉ còn ở  nơi tụi nầy ngày nay  những hình ảnh lưu niệm của một thành phố hiền hoà Tuy Hoà mà thôi.

Galerie des photos

Version française

Le pont du tigre 

Après trois jours passés  à Tuy Hoa (Phú Yên), nous avons demandé au chauffeur de taxi de nous emmener à la ville Qui Nhơn de la province de Bình Định dont  étaient issus les frères de la dynastie des Tây Sơn et où se trouvait aussi  l’ancienne capitale Vijiya (Đồ Bàn) du royaume du Champa. Cette ville n’est qu’à 80 kilomètres de la ville Tuy Hòa. Pourtant  cela nous a fait perdre toute la matinée du 10 septembre 2022, notamment pour visiter le pont en bois « Ông Cọp », un lieu incontournable au nord de la ville Tuy Hòa près de la baie de Xuân Đài de la commune Sông Cầu en direction de la route nationale 1A. Ce pont porte un nom étrange « Ông Cọp » car à proximité de ce coin il y a un temple destiné à vénérer le tigre car selon la légende,  ce dernier a rendu maints  services aux gens d’ici. Ce pont  se distingue des autres par les deux caractéristiques que les gens  doivent connaitre au moment de leur visite. Il a été entièrement construit avec le soutien financier apporté par un riche de cette région. Il y a une somme modique à payer  chaque fois  pour  la traversée car après la saison des inondations le pont doit être réparé  chaque année avec l’argent recueilli auprès des utilisateurs de ce pont. Les péages sont clairement indiqués à l’entrée de ce pont. Celui-ci mesure plus de 800 mètres de long et 1,50 mètres de large. Les principaux matériaux  employés dans sa construction sont des planches en bois de fer (casuarina)  et d’eucalyptus. Le mur de ce pont est fait de vieux troncs de bambou.

Il ne tarde pas à devenir le lieu de préférence pour tout le monde car il peut nous montrer dans un petit  instant les paisibles cadres champêtres et idylliques sans parler de ceux qui aiment vivre dans l’illusion ou  faire des photos lors du coucher du soleil sur le pont. En raison du temps limité, nous ne pouvions pas traverser le pont à pied et  nous devions prendre le petit déjeuner ensemble au restaurant A Stop dans la petite baie de Xuân Đài et continuer notre excursion vers Qui Nhơn. Il ne reste qu’en nous aujourd’hui les photos  souvenir d’une ville paisible de Tuy Hòa.

La baie de Vũng Rô (Tuy Hoà)

 

Vịnh Vũng Rô

Version française

Cách xa thàng phố Tuy Hoà 33 cây số về phía nam, vịnh nầy nằm sát  dưới  chân của  các dãi núi  Đèo Cả, Đá Bia và Hòn Bà từ 3 phía Bắc, Đông và Tây. Chính ở núi Đá Bia nầy mà sau khi đại thắng Chămpa ở thành Đồ Bàn vào năm 1471 mà vua Lê Thánh Tôn chọn làm nơi  ghi khắc trên một đá bia lớn những dòng chữ   phân định ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Sự việc nầy được ghi chép trong một số  sách  như Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Hoàng Việt dư địa chí của Phan Huy Chú  vân vân.. Chính nơi nầy cũng  được xem là con đường Hồ Chí Minh trên biển và cũng là  nơi vận chuyễn hàng hóa và vũ khí  từ miền Bắc vào miền Nam trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam cùng  các con tàu không số mà lần chót một con tàu  bị khám phá bởi quân địch buộc lòng chính quyền miền Bắc  phải đánh chìm ở khu vực và để tránh tàu lọt vào tay địch. Di tích Vũng Rô đã được xếp vào hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1997 và trở thành ngày nay là nơi mà người du khách không thể bỏ qua khi đến thành phố Tuy Hoà. Đến đây tụi nầy nhận thấy quang cảnh của nó có phần tựa giống hao hao quang cảnh ở Châu Đốc với  các nhà bè nu ôi cá nằm san sát ở  giữa sông Cửu Long  hay dọc theo bờ  sông. Phần đông cư dân ở đây sống nghề nuôi hải sản nhất là tôm và cá khiến nơi nầy cần phải giải toả từ mười năm nay  nhằm để đáp ứng  với các qui luật bảo vệ môi trường thiên nhiên.  Để ăn cơm trưa ở nơi nầy, tụi nầy phải đi bộ 10 phút một con đường đất mòn trước khi đến một bến  đò mới có thể  lấy các xuồng máy nhỏ và để đi đến một bè nhà hàng. Nơi nầy bạn có thể chọn tôm cá tươi họ có sẵn trong các bồn nước nhân tạo và  họ có thể làm cho bạn tối đa  ba món thức ăn, không tính thêm tiền cơm hay bún t ùy b ạn chọn. Trung bình hai nguời ăn như hai ông cháu tụi nầy cũng là 750 ngàn chưa tính tiền uống nước. Vũng rô là địa danh mà tụi nầy đến tham quan cuối cùng trước khi lên đường đi Bình Định cách xa Tuy Hoà 80 cây số về phía Bắc ngày hôm sau.

Version française

Loin de la ville de Tuy Hoà à 33 kilomètres au sud, cette baie se trouve à proximité du pied des chaînes de montagnes de Đèo Cả, Đá Bia et Hòn Bà. C’est sur cette montagne de Đá Bia qu’après la grande victoire sur le Champa dans la citadelle de Đồ Bàn (Vijaya)  en 1471, le grand roi Lê Thánh Tôn choisit d’inscrire sur une grande stèle les mots délimitant la frontière entre le Đại Việt  (Le Grand Yue)  et le Champa. Cet évènement a été  signalé dans un certain nombre de livres tels que le livre  intitulé « Phủ biên tạp lục » de  l’érudit Lê Qúy Đôn, « Hoàng Việt dư địa chí» de l’historien Phan Huy Chú, etc…. Cet endroit était  également considéré dans le passé comme la route maritime de Hồ Chí Minh. C’était un lieu de transport de marchandises et d’armes du nord au sud  durant la guerre du Vietnam avec des  bateaux non immatriculés mais le fait de laisser un navire découvert pour la dernière par les forces ennemies, a forcé le gouvernement nord-vietnamien à prendre la décision de le couler et de l’éviter aux mains de l’ennemi. Le prestigieux vestige de Vũng Rô a été classé comme un site  historique national en 1997. Il est devenu aujourd’hui un lieu que les touristes ne peuvent ignorer en cas de passage dans la ville de Tuy Hòa. En venant ici, nous avons constaté que son  paysage  ressemblait à peu près  à celui qu’on avait l’occasion d’avoir à Châu Đốc avec des fermes aquacoles sur radeaux situées au milieu du fleuve  Mékong ou le long de sa côte. La majorité des habitants d’ici vivent de l’élevage de fruits de mer, en particulier des homards et des poissons, ce qui conduit à la mise en place d’une politique de décongestion depuis dix ans afin de répondre à la protection de l’environnement  naturel. Pour pouvoir y prendre le déjeuner, nous devions marcher à pied  10 minutes sur un chemin de terre avant d’atteindre un débarcadère où nous pouvions prendre des  petites embarcations à moteur pour  aller jusqu’au restaurant désiré sur radeau. Ici, vous pouvez choisir les poissons frais et les crevettes disponibles dans des réservoirs d’eau artificiels.  Le vendeur peut vous proposer au maximum trois plats différents,  le riz ou les vermicelles de riz étant inclus gratuitement dans le prix. En moyenne, pour deux personnes comme nous,  en prenant un gros poisson, nous devons payer 750 000 piastres sans tenir compte des prix de boissons. Vũng Rô était le dernier endroit que nous avons visité à Tuy Hoà avant de partir demain à Binh Dinh, située à 80 kilomètres au nord de Tuy Hoà.

Le phare du cap Varella (Hải Đăng Đại Lãnh)

Hải Đăng Đại Lãnh.

Version française

 

Ngày thứ  nhì (9/7/2022)  của cuộc hành trình  ở  Tuy Hoà, sau khi  để xe ở bãi đậu cùng chú tài xế, tụi nầy mới đi mua vé ở trước cổng, mỗi người trả 20.000 đồng chỉ trừ tài xế thì khỏi trả xem như là người hướng dẫn. Mình mới đi một khoảng đường mà thấy quá mệt mỏi nhất là cái đường dốc quá gồ ghề gần 2 cây số  nên mới hỏi em tài xế có cách nào đi khỏi mệt mỏi. Em nầy mới nói để em giải quyết vấn đề nầy cho anh mà vưà cười. Thật ra nếu biết manh mối thì có thể lên tới hải đăng một chuyến là 50.000 đồng nhưng phải biết ai mới có thể chớ theo nguyên tắc mọi người phải đi bộ lên tới trên dù cao niên hay bệnh tật. Nhờ sự  giao thiệp của chú tài xế với cư  dân ở  đây mà mình được lên tới đồi đễ dàng   rồi  chờ cháu Jérémy và em tài xế 10 phút  sau lên tới. Lúc trở xuống thì cũng như  vậy nhưng phải biết nơi nào và người nào để có thể đi xe ôm xuống cùng với giá tiền trả cũng như lúc đi lên. Nhờ vậy mình mới có sức  để đi chân không  lên ngọn hải đăng chụp hình thỏa mái với một cầu thang 110 bậc  bằng gỗ và hình xoán ốc. Thật thích thú khi thấy đưọc toàn cảnh biển của mũi Đại Lãnh hay mũi Cap Varella! Tên  nầy là tên của một người Pháp Varella phát hiện ra vào cuối thế kỷ 19  và ghi dấu lại tầm quan trọng của mũi nầy trên bản đồ hàng hải. Đến năm 1890, chính phủ Pháp xây dựng hải đăng trên đỉnh mũi Đại Lãnh nầy. Đây là một trong hai điểm đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam.  Nó còn là con mắt của biển  theo dõi các hoạt động của tàu thuyền  ngày đêm  trên biển. Theo nhà văn Nguyễn Quang Ngọc của tờ nguyệt san « Heritage », Việt Nam đã có đến hơn 90  hải đăng dọc theo bờ biển, từ miền bắc đến miền nam.

varella_phare

Version française

Le phare du cap Varella

Après avoir laissé la voiture au parking avec le chauffeur, nous étions allés acheter les billets à la porte d’entrée, chaque personne devant payer 20 000 VND sauf le chauffeur  qui ne l’a pas payé en tant que guide. Je vins  de parcourir un bout de chemin  mais je me sentis  trop fatigué à cause de la pente  trop raide sur près de 2 km. Alors je demandai au chauffeur: Y –a –il le moyen d’éviter cet inconvénient ?  Celui-ci me répondit en rigolant : je vais  trouver tout de suite une solution à votre souci. En fait, si vous connaissez le bon tuyau, vous pouvez vous rendre au pied du  phare pour le prix de 50 000 VND mais vous devez savoir qui peut vous apporter cette aide car  en  principe tout le monde doit marcher à pied jusqu’au sommet même si on est âgé ou handicapé. Grâce à la relation du chauffeur avec les gens d’ici, j’ai pu atteindre facilement le sommet   et attendre mon neveu  Jérémy et le chauffeur  dix minutes plus tard. C’est la même pratique pour la descente mais il faut connaître l’endroit où on peut trouver la personne  acceptant de me rendre ce même service avec le prix qu’on a payé pour la montée. Grâce à cela, j’eus la force d’aller aux pieds nus jusqu’au sommet du phare pour prendre à mon guise des photos en prenant un escalier de 110 marches en bois et en colimaçon.  Quel bonheur  de voir la vue panoramique sur la mer du cap Dai Lanh ou du cap Varella avec les yeux écarquillés! Ce nom  Varella est celui d’un Français qui découvrît  à la fin du 19e siècle l’importance de ce cap et la nota sur les cartes maritimes. En 1890, les Français édifièrent un phare au sommet de ce cap Đại Lãnh ou Varella. C’est l’un des deux sites recevant la première lueur du matin sur le continent du Vietnam. Mais le phare est aussi l’œil de la mer pour suivre les activités des bateaux, de jour comme de nuit , sur la mer. D’après l’écrivain Nguyễn Quang Ngọc, du mensuel « Héritage»  le Vietnam a eu  plus de 90 phares le long de ses côtes, du Nord jusqu’au Sud.

 

Tháp Nghinh Phong (Tuy Hoà)

Tháp Nghinh Phong (Tuy Hoà)

Version française

 

Ở phiá  bắc của Tuy Hoà điểm  chót mà tụi nầy đến tham quan đó là tháp làm bê tong cốt thép « Nghinh phong » vì th áp nầy nó nằm ở gần trung tâm thành phố.  Đây là một biểu tượng của du lịch Phú Yên, lấy ý tưởng từ gành đá đĩa và truyền thuyết Âu Cơ Lạc Long Quân  và được  tọa lạc ở ngã tư đường Nguyễn Hữu Thọ và Độc Lập. Nhờ cấu trúc xây dựng, tháp nầy có được ở chính giữa hai cột cao, một cao 35 thước tượng trưng cha Lạc Long Quân và một cột 30 thước tượng trưng Mẹ Âu Cơ. Ngoài ra còn có hai phần, mỗi phần có 50 khối đá liên kề nằm dưới chân của hai cột cao và  tượng trưng các con.  Ở  giữa hai cột tháp cao thì  chỉ có  khoảng trống chứa vừa đủ hai nguời đứng  có thể  tiếp nhận các âm thanh thiên nhiên khác nhau từ gió qua các khe, những bản nhạc không bao giờ lập lại và được  trang bị  bởi một hệ thống chiếu sáng độc đáo kết hợp với công nghệ Tesla, 3D mapping và laser cường độ cao để gây ra các hiệu ứng ánh sáng một khi hoàng hôn phủ xuống ở quảng trường.

 

Galerie des photos

La tour Nghinh Phong (à recevoir le vent) 

Au nord de la ville de Tuy Hoà, le dernier site que nous avons visité est la tour en béton armé « Nghinh Phong ( la tour à recevoir le vent) » car elle est tout proche du centre la ville. C’est le symbole touristique de la ville trouvant toute son inspiration dans  la falaise naturelle Đá Đĩa et la légende de là mère Âu Cơ et du père Lạc Long Quân  et il est à l’intersection de la route Nguyễn Hữu Thọ et celle de l’Indépendance. Grâce à sa structure de construction, la tour  comporte à son milieu deux hautes colonnes: l’une mesurant 35 mètres de haut  représente le père L ạc Long Qu ân et l’autre 39 mètres la mère Âu Cơ. De  plus  elle  possède une cinquantaine de blocs empilés les uns sur les autres aux pieds de ces deux hautes colonnes, représentant les enfants. Entre les deux hautes colonnes se trouve un espace vide pouvant contenir deux personnes debout recevant tous les sons naturels différents issus du vent à travers les interstices, les chansons qui ne se répètent pas et muni d’un système d’éclairage unique  avec la technologie Tesla, une cartographie 3D et un laser de haute intensité  provoquant des effets de lumière à la tombée de la nuit à la place « Nghinh Phong ».

 

Le lagon Ô Loan (Phú Yên)

 

Đầm Ô Loan (Phú Yên)

Version française

Đầm Ô Loan được biết đến nhờ phim « Hoa vàng trên cỏ xanh ». Đầm nầy  tọa lạc tại quốc lộ 1A ở thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Túy Hòa khoảng 22 cây số về hướng Bắc, sát chân đèo Quán Cau. Tụi nầy có đến đây dùng cơm trưa. Đầm Ô Loan thường đẹp nhất khi bình minh hay hoàng hôn phủ xuống. Tuy nhiên trong ngày với nét đẹp hoang sơ và yên tĩnh cũng làm tụi nầy thích thú nhất là có thể ăn những món đặc sản vô cùng tươi ngon như sò huyết, tôm cua, mực hào vân vân …trước khi tiếp tục hành trình đến bãi Xép, một tuyệt tác  thơ mộng của thiên nhiên.

Galerie des photos

Le lagon Ô Loan (Phú Yên)

Étant connu pour le film « Les fleurs jaunes sur l’herbe verte », ce lagon est situé sur la route nationale 1A à environ 22 kilomètres de la ville de Tuy Hoa au nord, près du pied du col de Quán Cau, dans la  ville de Chi Thanh, du district Tuy An de la  province de Phú Yên.  Nous étions venus ici pour prendre le déjeuner. Le lagon d’Ô Loan  devient généralement beau et attrayant  à l’aube ou au crépuscule. Cependant, durant la journée,  avec sa beauté sauvage et tranquille, nous avons également apprécié le fait de  pouvoir manger des spécialités fraîches telles que les huîtres, les homards et  crabes, les calmars  etc….. avant de continuer l’excursion vers notre destination préférée « la plage Xép »,  un chef d’œuvre poétique de la nature.

 

Gành Đèn (La falaise du phare)

Gành Đèn (Tuy Hoà) 

Version française

Gành Đèn nầy  không xa Gành  Đá Đĩa nhưng phải đi dọc ven biển nên đường đi nó còn cồng kềnh, đi cần phải cẩn thận và vất vả hơn. Nơi nầy được gọi là Gành Đèn vì nó có ngọn hải đăng,  một loại đèn biển  nhầm để hướng dẫn các tàu bè hoạt động về đêm tại vùng biển Phú Yên. Quang cảnh ở nơi nầy cũng khá đặc biệt nhất là các tảng đá có màu sắc đen pha lẫn lộn với màu hồng sẫm khiến làm cho ai đến đây cũng nhìn thấy lạ mắt và  thích thú nhất là về đêm khi hải đăng đã lên đèn. Tụi nầy không có ở lại đây vì phải đi đến đầm Ô Loan để dùng cơm trưa.

La falaise du phare (Tuy Hoà)

Étant nommée  « Gành Đèn », cette falaise  n’est pas loin de celle des roches prismatiques Đá Đĩa  mais  pour l’atteindre, il faut longer la côte.  Le chemin pris est encore encombrant et pénible. Ce lieu  s’appelle Gành Đèn car on y trouve une tour de phare destinée à  guider les navires s’opérant la nuit dans la zone côtière  de Phú Yên. Son paysage est assez spécial, en particulier ses roches noires volcaniques  mélangées à la couleur rose foncé provoquant l’attention de tous ceux qui y ont été venus et leur joie surtout la nuit lors de l’allumage de la phare. Nous ne sommes pas restés ici longtemps car nous