Rivière des parfums (Hương Giang)

 

Sông Hương

Version française

Được  phát nguyên từ hai  nguồn tả và hữu trạch nguyên ở miền thượng lưu của dãy núi Trường Sơn, sông Hương chảy qua kinh thành  Huế rồi đến cửa Thuận An trước khi ra biển Đông. Nước sông thường trong với màu xanh ngọc và im phăng phất như mặt hồ ở  trong một môi trường thiên nhiên cây cỏ hoa lá khiến tạo ra một vẻ đẹp yên tỉnh và mơ mộng nhất là dọc theo ven sông có  một số  công trình kiến trúc hài hoà  độc đáo như chùa Thiên Mụ, Văn Thánh, điện Hòn Chén và các lăng của các vua triều Nguyễn. Khi còn thuộc vương quốc Chămpa,  sông nầy mang tên chi không ai biết cả cho đén ngày nay.  Chỉ biết trong « Ô Châu Cận Lục » của Dương văn An ấn hành vào 1555  dưới  triều nhà Mạc và « Phủ biên tạp lục »  của Lê Quí Đôn vào khoảng năm 1776 thì sông nầy được gọi là Linh Giang. Không biết bao giờ nó lại mang tên sông Huơng.  Sở dĩ nó được cư dân gọi với tên sông Hương vì nó có mùi thơm đặc biệt tỏa ra từ thân rễ Thạch xương bổ, một loại thực vật mọc ven hai  bờ sôngSông nầy được  vua Thiệu Trị ca tụng về sau trong bài thơ « Hương Giang hiểu phiếm »  trong một cuộc dạo thuyền lúc ban mai. Còn người đời  gọi sông Hương là « cô gái duyên dáng của miền Trung » hay là nàng thơ của xứ Huế trong một bài viết « Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp … » của nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn trong tạp chí 3/5/2021 Heritage (*).  Du thuyền trên sông Hương  vào một đêm trăng thanh là một cuộc du ngoạn vô  cùng thích  thú nhất là nếu có dịp được nghe tiếng hò thanh tao của các cô lái đò Huế.  Không biết bao giờ sông Hương đã trở thành một nguồn cảm hứng vô tận cho những ai có  nổi niềm tâm sự  đến đây như Nguyễn Du, tác giả của kiệt tác « Kim vân Kiều » chỉ cần thấy mảnh trăng ở trên sông Hương để gợi  lại một mối sầu muôn thưở mà cũng muốn nói lên cái thân phận ở chốn quan trường chỉ  biết khom lưng vâng dạ ở chế độ  phong kiến.

Hương giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu.

Đào Tấn, một nhà soạn tuồng nổi tiếng Việt Nam dưới thời vua Tự Đức cũng có lần  nhắc đến sông Hương qua áng thơ  văn bằng chữ Hán:

Cộng ẩm Hương Giang thủy
Vô nhân thức thủy hương

Cùng uống nước sông Hương,
Không có người cảm được mùi thơm của nước.

Còn sĩ phu  Cao Bá Quát  phấn khởi với hào khí của mình thì nhìn sông Hương như một thanh kiếm dựng đứng giữa trời xanh bao la:
Trường giang như kiếm lập thanh thiên.
Nhà thơ Thu Bồn cũng đã để lại gần đây những câu thơ bất hủ về sông Hương:

Con sông dùng dằng, con sông không chảy,
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.

Phải người Huế đi đâu cũng vẫn lưu luyến chốn quê nhà  cũng nhớ  đến sông Hương như người Nam với dòng sông Cửu Long muôn thưở:   

Anh đã từng vô Nam ra Bắc
Thấy nhiều nơi cảnh sắc cũng xinh
Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.

(*) Tạp chí của VietnamAirLines 3/5/2021

Version française

En provenance de deux sources situées à  gauche et à droite  dans les  hautes régions de la chaîne de montagnes Trường Sơn, la rivière des parfums traverse la cité impériale de Huế puis l’estuaire de Thuận An avant d’entrer dans la mer de l’Est. Son eau est en général  limpide, de couleur turquoise et  elle est aussi calme comme celle  du lac dans un environnement naturel de plantes et de fleurs, ce qui lui confère ainsi une beauté tranquille et rêveuse, en particulier tout  le long de la rivière avec un grand nombre  d’œuvres architecturales harmonieuses et originales telles que la pagode de la Dame Céleste, le temple du Confucius, le temple du bol de jade (Hòn Chén) en l’honneur de la déesse  Thien Y A Na (Mère divine) et les mausolées des rois de la dynastie des Nguyễn. Au temps où elle appartint encore au royaume du Champa, cette rivière dut avoir  un nom que personne ne connait pas jusqu’à aujourd’hui.

Selon la monographie intitulée «Ô Châu cận lục» de Dương Văn An publiée en 1555 sous la dynastie des Mạc et l’ouvrage « Phủ biên tạp lục » de l’érudit Lê Quí Đôn vers 1776, cette rivière prit le nom  Linh Giang.  On ne connait pas exactement l’époque à laquelle elle a été nommée  « la Rivière des Parfums ». La raison pour laquelle les gens du lieu l’appellent ainsi est due au fait qu’elle  a un arôme particulier émanant du rhizome Thạch xương bồ (Acorus gramineus), une plante qui pousse le long des rives de la rivière. Celle-ci a été évoquée ensuite par le roi Thiệu Trị dans son poème intitulé « Hương Giang hiểu phiếm » lors d’une promenade en bateau le matin.

Pour les gens du coin, elle est appelée «  la charmante fille de la région du Centre  » ou la muse de Huế dans un l’article intitulé « Le pont Trường Tiền a six butées et douze travées … » du chercheur Trần Đức Anh Sơn dans la magazine Heritage (*)

Une promenade en bateau sur la rivière des Parfums par une nuit au clair de lune est une excursion extrêmement agréable, surtout si on a l’occasion d’entendre le chant éthéré des batelières de Huế. On ne sait pas quand  la Rivière des Parfums est devenue une source d’inspiration inépuisable pour ceux qui ont les confidences à révéler en venant  ici comme Nguyễn Du, l’auteur du chef-d’œuvre « Kim Vân Kiều »: il suffit de voir un morceau de la lune sur la Rivière des Parfums pour  lui rappeler la tristesse sempiternelle et évoquer l’époque féodale où  le mandarin n’avait qu’à obéir aux ordres en courbant sa tête.

Hương giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu.

Đào Tấn, un  compositeur d’opéra vietnamien très  connu sous le règne du roi Tự Đức, a eu l’occasion de mentionner un jour la Rivière des Parfums à travers son poème écrit en caractères chinois:

Cộng ẩm Hương Giang thủy
Vô nhân thức thủy hương.

On boit ensemble l’eau de la rivière des parfums
Aucun ne réussit à déceler le parfum de l’eau.

Quant au  lettré  Cao Bá Quát, enthousiasmé par sa grandeur d’âme, il considère  la Rivière des Parfums comme une épée dressée  sous un immense ciel bleu.

Le poète Thu Bồn a laissé récemment des vers immortels sur la Rivière des Parfums:

Con sông dùng dằng, con sông không chảy,
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.

La rivière hésite, la rivière ne coule pas,
La rivière coule dans le cœur des gens de Huế qui l’affectionnent tellement.

Même les gens de Huế, où qu’ils aillent, sont toujours attachés à leur terre natale  et se souviennent aussi de la rivière des Parfums comme les gens du Sud avec l’éternel Mékong:

Anh đã từng vô Nam ra Bắc
Thấy nhiều nơi cảnh sắc cũng xinh
Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.

Vous avez eu l’occasion d’aller au Sud et de venir au Nord
Partout vous avez découvert un magnifique   paysage
Peu importe le lieu, il vous  manque aussi la  terre natale,
la rivière des parfums  au vent frais et la montagne Ngự Bình au clair de lune.

 

Pont Trường Tiền (Huế)

 

Version française

Có tuổi đời nhiều hơn cầu Long Biên ở Hànội, cầu Trường Tiền ở Huế  được Hãng Schneider et Cie et Letellier thiết kế và  khởi công vào tháng 5 năm 1899 và khánh thành vào ngày 18 tháng 12 năm 1900 với sự hiện diện của vua Thành Thái. Người ta ghi nhận được một cuộc chạm trán đầu tiên của ngài với  khâm sứ Alexis Auvergne ở thời điểm khánh thành cái cầu mới bắc qua sông Hương. Tự hào về  kỳ công kỹ thuật và sự vững chắc của cái cầu, Alexis Auvergne không ngần ngại  trả lời với thái độ ngạo  nghễ: Khi nào cầu nầy sụp đổ thì nước ngài sẻ được độc lập. Để cho thấy sự quan trọng mà chính quyền thực dân đã dành cho cái cầu mới này, họ đặt cho nó một cái tên mới là cầu « Thành Thái ». Điều này khiến làm vua Thành Thái  tức giận vô cùng vì ông viện cớ rằng từ nay mọi người có thể giẫm đạp lên đầu ngài qua  cái cầu này. Ngài cấm mọi người  gọi  cầu nầy bằng tên mới và xúi giục họ sử dụng tên cũ « Trường Tiền ». Vài năm sau, trong một cơn bão dữ dội năm thìn (1904), cái cầu nầy bị sập bốn nhịp phía bắc rơi xuống sông. Thành Thái nhanh chóng nhắc nhở lại câu nói của  Alexis Auvergne với sự hài hước  hóm hỉnh của ông. Alexis Auvergne đỏ mặt xấu hổ và buộc phải lánh trốn trước những lời  nói khó chịu này. Đến năm 1906, sàn cầu mới được đúc lại bằng xi măng. Năm 1938 cầu được nới rộng ra ở hai bên để làm chỗ cho người đi bộ.  Sau khi vua Thành Thái bị truất phế, cầu nầy mới lấy tên Georges Clemenceau, một thủ tướng Pháp có công với trận thế chiến thứ nhất.  Sau khi Pháp mất chủ quyền ở Đông Dương thì cầu lấy tên là Nguyễn Hoàng, một vị chúa Nguyễn đầu tiên được trấn thủ ở đất Thuận Hóa. Bao lần thay đổi, người dân Huế vẫn quen gọi là Trường Tiền hay Tràng Tiền  vì ở gần đó có công trường đúc tiền của nhà nước. Cầu nầy thật sự có 6 nhịp 12 vài cầu chớ không phải 6 vài cầu 12 nhịp như ca dao đã ghi nhận theo sự nhận xét của nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn. Bởi lẽ, cầu này có năm trụ ớ giữa, cùng với hai mổ cầu ở hai đầu, chia chiếc cầu ra sáu khoảng không gian bằng nhau (6 nhịp).  Mỗi nhịp có 2 chiếc vài ở hai bên nhầm thay đổi mômen  lực, chuyển từ lực tác động xuống một điểm trên cầu (do người và vật đi qua) thành lực dàn đều trên mặt cầu, tránh sự cộng hưởng lực và nguy hại cho tuổi thọ chiếc cầu.

Dù có rất nhiều cầu bắc ngang sông Hương nhưng cầu Trường Tiền vẫn được người dân Huế ưa thích vì nó  có  nét đẹp riêng tư.  Cái duyên dáng của nó  như chiếc trâm cài trên mái tóc của nàng thơ tên là sông Hương được nhắc đến trong bài viết của Trần Đức Anh Sơn.  Nhìn thoáng  qua từ đằng xa, cầu gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược được thiết kế theo phong cách gô tíc, ở đầu cầu phía bắc thỉ  có chợ Đông Ba còn ở đầu phiá nam thì   có khách sạn  lâu đời Morin (1906). Cầu  Trường Tiền nay là một biểu tượng lịch sử quan trong ở cố đô Huế.

Version française

Plus ancien que le pont Long Biên  à Hanoï, le pont Trường Tiền  de Huế fut  conçu par la compagnie Schneider et Letellier en mai 1899.  Celle-ci commença à le construire  en mai 1899 et fêta son inauguration   le 18 décembre 1900 en présence du roi Thành Thái. On nota la première altercation virulente  de ce dernier avec le résident général Alexis Auvergne au moment de l’inauguration du nouveau pont enjambant la Rivière des Parfums. Fier de la prouesse technique et sûr de la solidité du pont, Alexis Auvergne n’hésita pas à dire à Thành Thái avec son  ton arrogant:

Quand vous aurez vu ce pont s’écrouler, votre pays sera indépendant.

Pour montrer l’importance que les autorités coloniales ont donnée à ce nouveau pont, elles lui octroyèrent un nouveau nom « Thành Thái ». Cela rendit l’empereur furieux car en prenant le prétexte que tout le monde put piétiner sur sa tête par le passage de ce pont, il interdît à ses sujets de l’appeler avec le nouveau nom et les incita se servir de l’ancien nom  « »Trường Tiền » .Quelques années plus tard, lors du passage d’une tempête violente (1904), le pont s’écroula  avec ses 4 travées dans l’eau. Thành Thái ne tarda pas à rappeler à Alexis Auvergne ce qu’il lui avait dit avec son humour noir. Alexis Auvergne rougit de honte et fut obligé de déguerpir devant ces propos gênants. En 1906, le nouveau tablier du pont fut refondu avec du ciment. En 1938, le pont fut élargi des deux côtés pour accueillir les piétons. Après la destitution du roi Thành Thái, ce nouveau pont prit  le nom de Georges Clemenceau, l’ancien premier ministre français ayant rendu des services méritoires à la Première Guerre mondiale.

Après que La France avait perdu la souveraineté  en Indochine, le pont prit le nom de Nguyễn Hoàng,  le premier seigneur des  Nguyễn  chargé  d’être le gouverneur du territoire Thuận Hóa. Malgré la changement de nom en plusieurs fois, les gens de Huế aimaient à l’appeler  encore sous le nom de Trường Tiền ou Tràng Tiền car à  sa proximité se trouvait un atelier de l’état destiné à faire des pièces de monnaie. Ce pont a en fait 6 travées et 12 butées mais non  pas 6 butées et  12 travées comme cela a été dit dans  la chanson populaire  selon la remarque  du  Dr.Trần Đức Anh Sơn.

Du fait que ce pont a cinq piles  au milieu, ainsi que deux culées à ses deux extrémités, il est divisé  en six espaces égaux (6 travées). Chaque travée comporte une butée de chaque côté  ayant le rôle de modifier la poussée  en  rendant  la force d’impact d’un point du pont (causée par le passage de personnes et d’objets) en une force uniformément répartie sur le tablier du pont, ce qui permet d’éviter  la résonance des forces et des dommages pour renforcer la pérennité du pont.

Bien qu’il y ait  de nombreux ponts sur la Rivière des Parfums, le pont Trường Tiền est préféré par les gens de Huế car il se distingue par sa  beauté particulière.  Son charme a été évoqué par le chercheur Trần Đức Anh Sơn comme  celui d’une broche accrochée dans la chevelure d’une jeune fille aimée  nommée  « Sông Hương » (Rivière des Parfums)  En l’observant de loin, on constate que ce pont se compose de 6 travées de poutres en acier en forme de peigne conçues dans un style gothique. À l’extrémité nord du pont se trouve le marché Đông Ba et à son extrémité sud, il y a l’hôtel Morin datant de l’époque coloniale  (1906) . Le pont Trường Tiền devient aujourd’hui  un symbole historique important dans l’ancienne capitale de Huế.

 

Le lagon Lập An (Lăng Cô, Thừa Thiên Huế)

Đầm Lập An (Lăng Cô, Thừa Thiên Huế).

Version française

English version

Nằm bên cạnh quốc lộ số 1 ở trong thị trấn Lăng Cô,  được bao bọc bởi núi Bạch Mã hùng vĩ,  đầm Lập An là một địa điểm tuyệt vời vì nó có nét đẹp hoang sơ và yên tĩnh mà còn có phần huyền ảo và kì diệu với ánh nắng lấp lánh dưới nước và mây phủ trên trời cùng vài chiếc thuyền chài neo trong đầm khiến tạo ra cho du khách có được một phong cảnh hữu tình. Nơi nầy có một thời xa xưa, đầm nầy còn được gọi là đầm sam vì trong đầm có nhiều con sam theo sách Đại Nam nhất thống chí  dưới thời vua Tự Đức nhà Nguyễn. Sau đó nó còn có nhiều tên khác  được gọi như Đầm Hậu hay Đầm An cư. Có một diện tích rộng 800 héc ta, đầm nầy là nơi giao thoa giữa biển và sông khiến đầm có nước lợ  tiện lợi  cho  cư dân ở đây khai thác để nuôi các loại thủy sản nhất là hàu đá trong môi trường thiên nhiên.  Lúc đầu dựng các cọc gỗ xuống đầm để hàu bám vào sinh sống. Tuy nhiên việc sử dụng cọc gỗ này tốn kém chi phí quá  nhiều vì  gỗ dễ  bị hỏng và thường xuyên mất rất  nhiều thời gian trong việc thay thế. Sau đó, người dân nhận thấy việc nuôi hàu bằng lốp xe cũ ít tốn kém chi phí và lại có thể sử dụng được lâu dài nên chuyển sang dùng lốp xe để nuôi hàu.  Hàu được nuôi phổ biến hiện nay trên giá thể lốp cao su. Có đến hàng ngàn chiếc lốp xe cũ được người dân thả xuống đầm để làm chỗ nuôi hàu hay vứt bên cạnh đầm khiến làm ô nhiễm môi trường trong nước.  Bởi vậy  phương thức nuôi bằng lốp xe sẽ  được thay thế trong tương lai bằng nuôi bè tre âm mặt nước. Đến đây, du khách có thể thưởng thức  các món ăn hải sản trong vùng ở các quán ăn được dựng lên ở xung quanh đầm.

Lagon Lap An

Version française

Situé à côté de la route nationale n ° 1 dans la ville de Lang Co et  entouré par  la majestueuse montagne Bạch Mã (Cheval Blanc), le lagon  Lập An est un endroit formidable car il  se distingue par la beauté d’une nature sauvage et sa tranquillité mais aussi  par la magie trouvée dans les rayons du soleil scintillant dans l’eau du lagon sous le ciel fréquemment nuageux,  ce qui crée avec quelques bateaux de pêche amarrés dans le lagon un paysage extraordinaire pour les visiteurs. À  une époque lointaine, on lui a donné le nom du  « lagon des limules » car on y a trouvé   beaucoup de limules selon le livre « Đại Nam nhất thống chí » sous le règne de  l’empereur Tự Đức de la dynastie des Nguyễn. Ensuite, ce lagon a pris d’autres noms comme Đầm Hậu ou Đầm An Cư. D’une superficie de 800 hectares, ce lagon est le lieu de croisement  entre la mer et le fleuve, ce qui rend son eau légèrement  salée dont les gens d’ici profitent pour élever toutes sortes de fruits de mer, notamment les huîtres de roche dans un milieu naturel. Au début, ils installaient des piquets en bois dans le lagon pour faire vivre les huîtres. Cependant, l’utilisation de ces piquet en bois coûte trop cher car ils se détériorent  facilement dans l’eau. Cela prend souvent beaucoup de temps pour leur remplacement. Après cela, les gens se sont rendu compte que l’élevage d’huîtres avec de vieux pneus coûte moins cher et leur emploi peut être durable. Alors le recours à  de vieux  pneus devient une nécessité dans l’ostréiculture. Les huîtres sont  désormais élevées sur des substrats de pneus en caoutchouc. Beaucoup de vieux pneus totalement usés et jetés  visiblement dans le lagon polluent  ainsi son milieu aquatique. C’est pour cela que la méthode d’élevage sur de vieux pneus sera remplacée dans  l’avenir par l’utilisation des radeaux en  bambou flottant à la surface de l’eau. En venant ici, les visiteurs peuvent déguster des fruits de mer  dans les restaurants installés autour du lagon.

English version

Located adjacent to  national road No. 1 (mandarin road)  in Lang Co City and surrounded by the majestic Bạch Mã (White Horse) Mountain, Lập An Lagoon is a great place because it is distinguished by the beauty of a wild nature and its tranquility but also by the magic found in the sun  rays glistening in the lagoon  water under the frequently cloudy sky, which creates with some fishing boats moored in the lagoon an extraordinary scenery for visitors. A long time ago, it was named the « horseshoe crab lagoon » because many horseshoe crabs were found here according to the book « Đại Nam nhất thống chí » during the reign of Emperor Tự Đức of the Nguyễn Dynasty. Next, this lagoon took other names such as Đầm Hậu or Đầm An Cư. Covering an area of 800 hectares, this lagoon is at the intersection of the sea and the river, which make its water slightly salty. People here take advantage of this situation in the seafood farming, in particular rock oysters in a natural environment. In the beginning, they installed wooden stakes in the lagoon to give life to the oysters. However, the use of this wooden stake is too expensive because it deteriorates easily in water. It often takes a long time to replace it. After that, people realized that oysters farming with old tires is cheaper and their use can be sustainable. So the use of old tires became a necessity in oyster farming. Oysters are now reared on rubber tire substrates. A lot of old tires, completely worn out and visibly thrown into the lagoon, pollute its aquatic environment. Therefore, the method of farming on old tires will be replaced in the future by the use of bamboo rafts floating on the  water surface. Visitors to the lagoon can enjoy seafoods in the restaurants around the lagoon.

Elevage des huîtres avec des piquets en bois
Nuôi hàu với các cọc gỗ ở đầm Lập An.

                                                                                                   

 

Quy Nhơn (Bình Định)

Quy Nhơn (Bình Định)

 

Quy Nhơn là một thành phố ven biển nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Chỉ vì cách xa thành phố Tuy Hoà cở chừng 80 cây số nên đối với du khách nước ngoài hay ở trong nước thì ít có ai nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa hai thành phố nầy nhất là các điểm tham quan ở Tuy Hoà vẫn được thấy đề nghị trong các tours du lịch ở Quy Nhơn. Tuy nhiên nếu ai muốn tận hưởng vui chơi trong cuộc hành trình của mình thì nên chọn Quy Nhơn vì thành phố nầy rất linh động nhiều về đêm nhất là có chợ đêm lớn tọa lạc giữa trung tâm thành phố ở trên đường Lê Duẫn. Chợ nầy có đến gần 200 gian hàng quần áo và ẩm thực. Ngoài ra trước khi thuộc về Việt Nam, Quy Nhơn còn là cố đô của vương quốc Chămpa với cái tên Đồ Bàn (Vijaya). Kinh đô nầy nằm ở thị xã An Nhơn cách xa quốc lộ 1 khoảng 2 cây số từ năm 999 đến năm 1471. Vì vậy nên có nhiều di tích lịch sử của người Chàm như Tháp Đôi, Tháp Bánh Ít, bảo tàng viện Quy Nhơn vân vân…Tụi nầy chỉ có 3 ngày ở Bình Định nên không thể xem các nơi có nét đẹp hoang sơ và hùng vĩ như Eo Gió, bãi biển Tiên Sa vân vân…vì các chổ nầy cũng tựa như các điểm đã được tham quan ở Tuy Hoà mà thôi. Tụi nầy có khuynh hướng nghiên nhiều về lịch sử với bảo tàng Quang Trung, tháp Bánh Ít và bảo tàng Quy Nhơn. Trưa ngày 10/7, sau khi viếng thăm cầu gỗ Ông Cọp ở Sông Cầu (Tuy Hoà) tụi nầy mới đến Bình Định và tụi nầy lo kiếm khách sạn ở trung tâm thành phố gần ven biển và chợ đêm. Khách sạn nầy không được đối diện ngang bãi biển nhưng muốn thấy đươc toàn diện quang cảnh của con đường dọc theo bờ biễn thì phải trả tiền thêm một trăm ngàn mới có được phòng ở tầng chót của khách sạn. Thôi cũng được vì có vậy mới có thể chụp hình thoải mái, đấy cũng nhờ sự giới thiệu của cô cháu gái đã có từng ở nơi nầy rồi và cũng đây là mục tiêu chính của tụi nầy. Ngày đầu quay quần ở thành phố và chợ đêm làm tụi nầy mất cả một ngày. Chính ngày thứ nhì (11/7) là ngày tụi nầy chọn đi hai nơi quan trọng đó là bảo tàng Quy Nhơn và tháp Bánh Ít. Bảo tàng Quang Trung quá xa cách trung tâm Quy Nhơn gần 50 cây số ở trên quốc lộ 19. Nếu đến đây chắc cần có thời gian nhiều có một trăm cây số đi lại hai chiều nên đành bỏ qua ý định nầy và rất tiếc lắm đấy. Quy Nhơn là nơi không ít điểm tham quan nhưng muốn biết hết cần phải ở lại đây ít nhất một tuần nhất là các điểm tham quan không ở gần với nhau khác hẳn với Tuy Hoà. Di chuyển ở đây cũng không có đơn giản đâu. Nếu không thể mướn xe mô tô tự lái thì phải đi tàu hỏa mà còn lấy xe đò thì quá nguy hiểm, xe thường chạy tối có giường nằm. Tụi nầy buộc lòng lấy tàu hỏa để đi đến Tam Kỳ ngày 13/7 ở ga Diêu Trì nằm cách xa thành phố Quy Nhơn gần 17 cây số ở gần quốc lộ 1A khoảng 600 thước đấy. Trước ngày đó tức là ngày thứ ba (12/7) còn ở Bình Định, tụi nầy phải kiếm taxi chở lên ga Diêu Trì để mua vé vì trên mạng giờ tụi nầy chọn đi đã hết có chổ vả lại tụi nầy muốn ngồi chớ không có muốn nằm. Chỉ còn hai chổ nằm cho chuyến đi Tam Kỳ lúc 6 giờ sáng ngày 13/7 với tàu hỏa khởi hành từ thành phố Saigon. Nếu không lấy ngày 13/7 thì không thể tiếp tục cuộc hành trình đi các nơi khác ở miền trung theo lịch trình nhất là phải lấy máy bay ở Nội Bài (Huế) để đi Hà Nội vào ngày 23/7. Sau khi mua được vé tàu hỏa đi Tam Kỳ, tụi nầy mới yên lòng trở về Quy Nhơn để đi tham quan thành phố nhất là bãi biển lần chót. Buổi sáng ít có người tắm lắm chỉ cở 5 giờ chiều thì mới thấy cư dân Quy Nhơn rủ nhau ra tắm dọc theo bờ biển. Tụi nầy cũng không có duyên đi đâu thêm cả vì chiều hôm đó là ngày chót của tụi nầy (12/7) ở Quy Nhơn (Bình Định) mưa nguyên buổi tối và tụi nầy cần lấy tàu hỏa sáng sớm hôm sau (13/7) để đi Tam Kỳ. Dù muốn hay không, Quy Nhơn cũng để lại cho mình một ấn tượng tâm linh sâu sắc khó tả mà cũng không giải thích được khi đến viếng thăm các tháp Bánh It.

Version française

La ville Quy Nhơn de la province Bình Định 

Quy Nhơn est une ville côtière située dans la région du sud du Centre Vietnam. Du fait qu’elle est d’environ 80 kilomètres de la ville de Tuy Hòa, pour les touristes étrangers ou nationaux, peu de gens arrivent à faire une nette distinction entre ces deux villes, en particulier les points touristiques de Tuy Hoa continuant à être recommandés dans les circuits de voyage à Quy Nhơn. Cependant si quelqu’un veut tirer pleinement parti de son voyage, il doit choisir Quy Nhơn car cette ville est très animée la nuit, notamment avec un grand marché nocturne situé au centre-ville sur la rue Lê Duẫn. Ce marché compte près de 200 kiosques de vêtements et de nourriture. De plus, avant d’appartenir au Vietnam, la ville Quy Nhơn était aussi l’ancienne capitale du royaume du Chămpa avec le nom de Vijaya (Đồ Bàn ou Chà Bàn). Cette capitale est située dans la ville d’An Nhơn, à environ 2 km de la route mandarine (route nationale 1), de l’an 999 à jusqu’en l’an 1471. Il existe ainsi de nombreux sites historiques du Chămpa tels que les doubles tours (Tháp Đôi), les tours d’Argent (ou Tháp Bánh Ít) et le musée Quy Nhơn, l’équivalent de celui de Đà Nẵng (Tourane). À cause du temps limité (3 jours) à Bình Định, nous ne pouvons pas voir les endroits d’une beauté sauvage et majestueuse comme la falaise Eo Gió, la plage de Tiên Sa et ainsi de suite… car ces lieux ressemblent à des endroits que nous avons déjà visités à Tuy Hoà (Phú Yên). Nous avons tendance à nous pencher sur l’histoire avec le musée de Quang Trung, la tour d’argent (Bánh Ít) et le musée Quy Nhơn. Le 10 juillet 2022 à midi, après avoir visité le pont en bois « Ông Cọp » à Sông Cầu (Tuy Hòa), nous venons d’arriver à Binh Định et nous cherchons un hôtel au centre-ville tout près de la plage et du marché de nuit. Cet hôtel n’est pas en face de la plage mais si on veut avoir toute la vue magnifique de la route qui longe la côte, il faut débourser 100.000 piastres de plus pour avoir une chambre au dernier étage de l’hôtel. C’est bon de l’avoir quand même car nous pouvons prendre des photos à notre guise grâce à la recommandation de ma nièce ayant eu l’occasion d’être hébergée dans cet hôtel et c’est aussi notre objectif principal. Le premier jour de notre arrivée dans la ville, nous avons perdu entièrement la journée en faisant la ronde autour du centre-ville et du marché nocturne. C’est le deuxième jour (11/7) que nous avons décidé de nous rendre dans les deux lieux importants de la ville: le musée Quy Nhơn et les tours d’Argent (ou Bánh Ít). Le musée de Quang Trung est trop loin du centre-ville de Quy Nhơn, à peu près de 50 kilomètres sur la route nationale 19. Cela nous prendrait trop de temps en parcourant une centaine de kilomètres dans les deux sens pour y aller. C’est pour cela que j’ai été obligé de renoncer à le visiter avec regrets. Quy Nhơn abrite de nombreuses attractions touristiques mais si on veut les connaître, on doit rester ici au moins une semaine. Contrairement aux attractions touristiques de Tuy Hoà, elles ne sont pas proches les unes des autres. Le déplacement n’est pas facile non plus. Si on ne veut pas louer une moto pour la conduire soi-même, on doit prendre le train. « Prendre la voiture couchette-lit » est trop risqué car cette dernière roule surtout la nuit. Nous avons été obligés de prendre le train pour aller à Tam Kỳ le 13/7 à la gare de Diêu Trì. Celle-ci est à peu près de 17 kilomètres de la ville de Quy Nhơn, près de l’autoroute 1A, à environ 600 mètres. Le dernier jour (12/7), la veille de notre départ à Tam Kỳ, nous avons dû chercher un taxi pour nous emmener à la gare de Dieu Tri pour y acheter directement les billets car en ligne sur internet nous n’avons plus eu des sièges libres pour les horaires désirés. Il ne reste plus que deux couchettes pour Tam K ỳ avec le train dont l’arrêt est prévu à la gare Diêu Trì vers 6 heures du matin le 13/7. Si nous ne prenons pas ce train le 13 juillet, nous ne pouvons plus continuer notre voyage vers d’autres endroits de la région du centre Vietnam selon la prévision de notre planning car nous devons prendre l’avion à Nội Bài (Huế) pour nous rendre à Hanoï le 23 juillet. Après avoir acheté les billets de train pour Tam Kỳ, nous sommes rassurés de rentrer à Quy Nhơn pour visiter la ville, en particulier la plage pour la dernière fois. Le matin, il y a très peu de gens qui vont à la plage. C’est seulement vers 17h que les habitants de Quy Nhơn commencent à se baigner et à occuper tout le long de la plage. Nous n’avons pas non plus l’occasion d’aller nulle part car dans l’après-midi de notre dernier jour (12/7) à Quy Nhơn (Binh Định), il pleuvait incessamment. Qu’on le veuille ou non, Quy Nhơn m’a laissé une impression spirituelle profonde et indescriptible lors de la visite des tours Bánh Ít.

 

Gành Đá Đĩa (Phú Yên)

 

Gành Đá Đĩa (Phú Yên)

Version française

Gành Đá Đĩa  được  tọa lạc tại xã An Ninh Đông, thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vào cuối năm 2020, gành nầy đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt về giá trị địa chất của nó ở Việt Nam. Tương tự như Giant’s Causeway ở Bắc  Ái Nhĩ Lan hoặc gành Jusangjeolli ở Hàn Quốc, gành  được đặc trưng bởi sự hình thành của 35.000 cột đá bazan với bề mặt gần như bằng phẳng và các hình dạng khác nhau: tròn, ngũ giác, lục giác, đa giác vân vân… xếp chồng lên nhau như các đĩa thức ăn  do sự nguội lạnh của dòng dung nham từ núi lửa phun trào ở cao nguyên Vân Hoà thuộc dãy núi  Trường Sơn, ở 30 cây số qua đường chim bay và do vết nứt tự nhiên đến  từ  các tác đồng co nhiệt khi tiếp xúc với nước lạnh đã có hàng triệu năm trước. Từ xa, người ta có ấn tượng như nhìn thấy một vách đá ven biển có hình dạng giống như một tổ ong kếch xù. Cao khoảng 50 mét và rộng hơn 200 thước, Gành Đá Đĩa đã trở thành điểm đến hàng đầu của tỉnh Phú Yên. Để phát triển du lịch, tỉnh Phú Yên gần đây  không ngần ngại đầu tư 11 tỷ đồng để phát triển khu địa chất này với bãi đậu xe rộng 4800 mét vuông, nhà hàng, cửa hàng lưu niệm vân vân… Thật đáng tiếc cho những ai yêu  thích vẻ đẹp hoang sơ và tự nhiên của địa danh nầy như mình. Đã đến lúc những người yêu thiên nhiên nên đến tham quan gành đá  đĩa vì nó sẽ không còn như vậy trong những năm tới đây.

 

 

Galerie des photos

La falaise des roches  prismatiques (Phú Yên).

Celle-ci est située  dans la commune d’An Ninh Đông, du district de Tuy An de la province Phú yên. Elle a été reconnue fin 2020 comme un site national unique pour ses valeurs géologiques au Viet Nam.  Analogue à la Chaussée des Géants en Irlande du Nord  ou à la falaise de Jusangjeolli de la Corée du Sud, elle se caractérise par la formation de 35.000  colonnes de  roches basaltiques avec des surfaces  à peu près plates et de différentes formes :  rondes, pentagones, hexagones, polygones etc… empilées comme des assiettes les unes sur les autres suite au refroidissement  d’une coulée de lave provenant de l’éruption volcanique du plateau de Vân Hoà de la chaîne anamitique Trường Sơn, à 30 km à vol d’oiseau  et à la fissure naturelle provoquée par des effets de contraction thermique en contact avec de  l’eau froide  il y a des millions d’années.  De loin, on a l’impression de voir un escarpement littoral en forme de nid géant d’abeille.  Haute d’environ 50 m et large de plus de 200 m, la falaise Đá Đĩa  devient depuis lors la destination phare de la province de Phú Yên. Pour développer le tourisme, celle-ci n’hésite pas à investir récemment 11 milliards de đồng pour aménager ce site géologique avec un parc de stationnement de 4800m2, des restaurants, des boutiques de souvenirs etc…C’est un grand dommage pour ceux qui aiment comme moi la beauté sauvage et naturelle de ce site. Il est temps pour les amoureux de la nature de le visiter car il ne sera plus le  même dans les années à venir.

Tuy Hoà (Phú Yên)

Du lịch bụi ở miền trung (Tuy Hoà, Phú Yên) 

Galerie des photos

Version française

Tụi nầy chọn phương tiện thích nghi và tự do  cho tụi nầy để đến tham quan miền trung nhưng chưa biết trước là đến như thể nào, ngủ ở đâu, ăn uống  và tham quan như sao nhưng theo sư suy nghĩ của mình thì còn tùy duyên của mình có được hay không mà thôi. Đi theo tour là không thích cho mấy, sáng phải thức sớm ăn điểm tâm rồi sau đó cứ chạy theo cờ của người hướng dẫn chỉ xem qua loa những địa danh, ăn trưa ở những nhà hàng mà người hướng dẫn chĩ định rồi còn đến sau đó những nơi mà công ty du lịch có hợp đồng để xem mua những đặc sản, những gì họ muốn  thuyết phục bán cho du khách rồi 4, 5 giờ chiều mới được về khách sạn chờ đợi ăn cơm tối, đừ cả người, cứ vậy cho đến ngày trở về. Đôi khi còn ăn những món mà mình không ngờ như nem, súp, khoai tây chiên khi có các du khách phương tây đi theo tour chung mà tiền tour cũng không rẽ, tính ra còn mắc hơn đi du lịch bụi của tụi nầy. Tụi nầy có đi  một lần về VN như vậy. Bởi vậy tụi nầy tự mua vé máy bay đi Tuy Hoà tự kiếm khách sạn ở, tự ăn lấy,  học hỏi được nhiều và thoả mái chụp hình. ACE có đi như tụi nầy thì nên chọn hàng không Vietnam Airlines dù vé đắt hơn các hàng không khác nhưng ít khi trễ giờ so với Viet Jet vã lại khỏi lo  chuyện kilô hành lí, mỗi người 23 kí chớ Việt Jet là phải trả kí thêm. Nghe nói hàng không low cost Bamboo cũng tuân thủ  nghiêm túc giờ giấc  trong các chuyến bay quốc nội.

Tại sao  tụi nầy chọn đi Tuy Hoà?  Đây là một thành phố ven biển  vẫn còn giữ được nét đẹp hoang sơ  mà chưa  được du khách nước ngoài biết nhiều như Nha Trang, Hội An, Đà Nẵng  nhưng cũng chẳng  không còn bao lâu đâu vì có nhiều dự  án kiến  trúc và thiết  kế ở trung tâm thành phố đang tiến hành một cách nhanh chóng. Người dân ở đây cũng hiền hoà. Cuộc sống không có náo nhiệt, các đường xá không có rộn rịp như ở Hànội hay Saigon.  Vì lý do bỏ ý đinh đi miền tây một tuần nên tụi nầy không giữ sớm phòng ở khách sạn Coconut ở đường Hùng Vương mà được các du khách ngoại quốc đánh giá là tốt nên tụi nầy chọn một khách sạn khác  ở gần trung tâm thương mại Vincom tên là Triệu Dâng tiện bề cho việc ăn uống và di chuyển chiều tối, giá cả cũng phải chẵng, có đều không có thang máy, khiên vali hơi mệt hên là mình có cháu Jérémy khuân vác rất giỏi. Có nhiều khách sạn ở sông cầu sát bên bãi biển rất đẹp rất yên tĩnh và hữu tình nhưng m ình cảm nhận di chuyển là cả một vấn đề cho tụi nầy mà luôn cả vấn đề  an ninh ban đêm. Ở Việt Nam đi đâu cũng trả tiền mặt mà trả bằng thẻ Visa thì có nơi không lấy khi ở khách sạn  vì số tiền thu ê  không nhiều mà còn đôi khi phải  trả thêm 3% cho chi phí ngân hàng VN nữa đấy. Mình dùng thẻ Visa khi mua vé máy bay vì  được có bảo hiểm của Visa còn không thì  trả tiền mặt chớ trả không đáng về Pháp mặc sức ngân hàng nó tính tiền lời. Số tiền mặt mang theo tụi nầy cũng dễ mất, dễ lẫn lộn (tờ 500.000 đồng với tờ 20.000 đồng mình đã bị lầm rồi) mà còn c ó  nguy hiểm cho tính mạng nhất là tụi nầy  có 45 ngày phải tiêu thụ  thanh to án tất cả bằng tiền mặt trong việc ăn uống,  khách sạn, xe cộ di chuyển vân vân.. tính ra cũng có cả chục triệu bạc mang theo người nhất là không thể đổi tiền trong lúc đi t ỉnh nầy qua tỉnh kia vì quá mất thì giờ. Đây cũng là một vấn đề mình cần phải để ý và tự giải quyết trong suốt hành trình. Chớ đi tour thì quá dễ chỉ trả tiền cho công ty tổ chức tour  bằng thẻ  visa là xong. Muốn đi tới Phú Yên thì có hai cách một là đi máy bay hay là đi tàu hỏa khởi đầu   từ thành phố Hồ Chí Minh. Tụi nầy chọn đi máy bay vì ít có mất thời gian trong cuộc hành trình của tụi nầy nhất là vé máy bay đã mua từ Huế ra Hà Nôi là trưa ngày 23/7, không thể để mất ngày trong cuộc hành trình khởi đầu từ 7/7 để đến Phú Yên. Thành phố  nầy  cách Bình Định chỉ có 80 cây số nhưng muốn đến đây chỉ có cách đi tàu hỏa hay là mướn xe, không có  phương tiện nào khác. Đi bụi như tụi nầy cũng không có đơn giản nhưng mình rất thích vì có thì giờ khảo sát tỉ mỉ nơi tham quan, ăn chi mình thích và chụp hình thỏa mái. Không thích ở thì có thể đi, không bị gò bó chi cả. Từ 2018 mình thường dùng phương tiện mướn xe có tài xế mà đi tham quan đất nước.  Trưa ngày 7/7 tụi nầy đến phi trường Đông Tác và lấy hành lý cũng mau. Ra khỏi phi trường thì tụi nầy được về thành phố Tuy Hoà với một chú tài xế cỡ độ 55 tuổi. Chú nầy  rất lanh lẹ và hiểu biết về thành phố Tuy Hoà nhiều lắm. Đây cũng là cái duyên của tụi nầy trong lúc nói chuyện, được biết chú hay thường chở Việt kiều ở Mỹ đi tham quan thành phố lắm. Chú chịu làm bản hợp đồng đi tour với tụi nầy 2 ngày liên tục, ngày đầu ở phía bắc Tuy Hoà và ngày kế ở phiá nam nhưng ở phía bắc nhiều điểm tham quan nên gíá tiền đắt hơn là 850.000 đồng (35 euros) còn phía nam ít điểm tham quan thi 750.000 đồng. Trong tờ giấy hợp đồng thì thời gian xuất phát là 7 giờ sáng và kết thúc 17 giờ chiều cùng ngày. Mình mới nghe thì đồng ý  liền vì có đến 10 tiếng để đi tham quan ăn uống nhưng thật sự cỡ 2 giờ trưa tụi nầy đuối sức  đòi về  ngay vì quá nóng vã lại đã tham quan xong  tất cả các nơi cần đến rồi. Chú tài xế nói vậy để làm vừa lòng mình chớ chú cũng biết nóng như vầy làm gì mình có thích cũng không đi nổi mà chú cũng không có tiền đâu mà đổ xăng cho 10 tiếng. Ngày đầu, 7 giờ sáng, chú đến khách sạn, chú đưa tụi nầy đi ăn điểm tâm. Mình thấy để chú chờ tụi nầy cũng kỳ lắm nên mời chú ngồi  ăn luôn nên từ đó có sự thông cảm và thân mật giữa chú và tụi nầy. Chính chú  trợ giúp mình không ít khi đi đến gành đá đĩa, những nơi cheo leo có thể xảy ra khó khăn cho mình dễ bị té lắm tuy rằng mình có chuẫn bị sẵn có các bao đầu gối (genouillères), đôi giày không trợt Timberland để đi bộ. Phải nói tùy cách cư xử của mình mà có được sự giúp đỡ như vậy. Chính chú chở tụi nầy lên Bình Định, quê quán của  nhà Tây Sơn  đấy, một kỷ niệm khó quên ở nơi mình.

     –Ở phiá bắc Tuy Hoà.

     – Ở phiá nam Tuy Hoà

Galerie des photos (Tuy Hoà 2022)

 Voyager autrement dans le centre du Viet Nam.  (Tuy Hoà, Phú Yên)                                   

Nous choisissons le moyen de transport  approprié  et autonome pour nous permettre  de visiter le centre du Vietnam mais nous ne savons pas à l’avance comment ça va se passer, où nous allons dormir, manger et visiter, mais à mon avis, cela dépend encore de notre chance. En prenant l’excursion organisée par les agences de voyage au Viet Nam,  on est obligé de se  réveiller tôt le matin pour prendre le petit-déjeuner, poursuivre ensuite le guide avec son drapeau pour visiter rapidement  les sites touristiques,  déjeuner vers midi dans les restaurants désignés par le guide, aller dans des endroits où les boutiques ont des contrats avec les agences de voyage  pour voir et acheter leurs  produits qu’elles veulent vendre aux touristes  et rentrer à l’hôtel  vers 16 ou 17 heures dans l’attente du dîner, et ainsi de suite jusqu’au jour du retour. Parfois on prend même des plats inattendus comme des nems, de la   soupe aux légumes, des frites quand il y a des touristes occidentaux  dans le voyage organisé  mais le prix n’est pas donné, c’est plus cher que celui de notre voyage autonome.  Nous prenons la décision d’acheter tous seuls  nos billets d’avion pour Tuy Hòa, réserver nous-mêmes  l’hôtel, manger  ce qui nous plaît, apprendre un tas de choses et prendre  des photos librement. Si tout le monde veut  faire un jour comme nous,  il vaut mieux choisir Vietnam Airlines même si les billets d’avion sont plus chers que ceux des  autres compagnies aériennes car leur vol est rarement en retard par rapport à celui des compagnies vietnamiennes  à bas prix (Viet Jet par exemple). De plus on ne se soucie pas des bagages car chaque voyageur a le droit d’avoir 23 kg inclus dans le prix du billet. Ce n’est pas le cas des compagnies à bas prix où on doit payer toujours  un supplément. On a entendu dire que la compagnie aérienne Bamboo  respecte strictement l’heure sur les vols intérieurs.

Pourquoi avons-nous choisi d’aller à Tuy Hoà (Phú Yên)? Cette ville côtière  conserve encore la beauté sauvage qui est méconnue jusque-là par la plupart des  touristes étrangers. Ce n’est le cas  de Nha Trang, Hội An (Faifo) et Đà Nẵng, mais cela ne continue  pas à durer longtemps car il y a de nombreux projets  d’architecture et d’urbanisme dans le centre-ville qui sont en train de se réaliser rapidement. Les gens d’ici sont aussi gentils. La vie n’est pas trépidante, les rues ne sont pas aussi animées qu’à Hanoï ou Saigon. À cause de notre changement d’avis  à la dernière minute pour ne pas aller dans le  delta du Mékong pour une semaine, nous n’avons pas eu le temps de réserver  tôt une  chambre à l’hôtel Coconut situé sur le boulevard Hùng Vương et apprécié par les touristes étrangers. Nous devons donc choisir un hôtel proche du centre commercial Vincom appelé Triệu Dâng pour une question de pratique courante (pouvoir manger et nous  déplacer facilement le soir).  Le prix de la chambre est aussi abordable mais il n’y a pas d’ascenseur dans cet hôtel, ce qui nous oblige de porter les valises jusqu’au deuxième étage. Je n’ai pas de souci  car j’ai toujours un très bon porteur Jérémy. Il y a de nombreux hôtels charmants et  calmes  au bord de la mer à la ville Sông Cầu située dans le nord de Tuy Hoà mais le déplacement y reste  un gros problème pour nous ainsi que  la sécurité  durant la nuit. Au Vietnam, on  est habitué à régler partout en espèces mais le paiement par carte Visa n’est pas accepté partout dans les hôtels car le montant n’est pas très élevé, mais il faut payer parfois 3% de plus pour les frais bancaires vietnamiens. J’utilise seulement la  carte Visa lors de l’achat des  billets d’avion car nous sommes couverts dans ce cas par l’assurance Visa sinon  je paie cash en espèces car cela ne vaut pas le coup avec les petites sommes. La banque française facture quand même des intérêts. La somme  d’argent que nous avons  emmenée est énorme et facile à perdre et  à provoquer parfois la confusion (le billet de 500 000 VND est confondu facilement avec le billet de 20 000 VND). Elle met également notre vie en danger lorsque nous avons  surtout 45 jours  pour payer tout en espèces pour les restaurants, les hôtels, les taxis etc.. Nous devons emmener cette somme d’argent avec nous durant le voyage et éviter  les transactions monétaires (euro en đồng)  d’une ville à une autre durant le trajet de notre voyage car cela nous fait perdre du temps  dans la recherche d’une agence de change.

C’est aussi un problème épineux  auquel je dois faire attention et que je dois résoudre moi-même pendant le voyage. Partir en excursion avec une agence de voyage, c’est trop facile. Il suffit de payer en une fois par carte bancaire  la somme réclamée par l’agence de voyage.

Si vous souhaitez vous rendre à Phú Yên, il existe deux moyens soit  en avion soit en train au départ de Hồ Chí  Minh Ville. Nous avons choisi de prendre l’avion car il y a moins de temps à perdre dans notre plan de voyage, d’autant plus que le billet d’avion acheté  pour aller de Hué à Hanoï a été fixé à midi le 23 Juillet 2022. Il nous est  impossible de perdre une journée entière le  7 Juillet 2022   à Phú Yên. Celle-ci  n’est qu’à 80 kilomètres de la ville Binh Định, la terre natale du héros Nguyễn Huệ mais si vous voulez venir ici, vous ne pouvez que prendre le train ou louer une voiture. Notre manière de voyager autrement n’est pas assez simple mais je l’aime beaucoup car j’ai le temps d’explorer l’endroit visité, manger quelque chose qui me plait ou une spécialité du coin et faire les photos avec satisfaction. On peut partir si on n’aime pas l’endroit visité. Depuis 2018, je suis habitué à louer une voiture avec chauffeur pour visiter le pays. Lors de notre arrivée à l’aéroport Đông Tác de la ville Phú Yên le 7 Juillet à midi, nous avons récupéré rapidement nos deux valises. Nous avons réussi à prendre un taxi à l’aéroport pour nous rendre dans le centre ville avec un chauffeur âgé d’à peu près de 55 ans.  Celui-ci est très vif et connait parfaitement la ville Phú Yên de A jusqu’à Z car il a eu l’occasion de faire visiter aux touristes américains d’origine vietnamienne des sites connus  en tant que guide local. C’est ce que j’ai appris durant la conversation. Il a accepté de faire un contrat d’engagement avec nous dans le but de nous faire visiter tous les sites touristiques de Phú Yên dans les deux jours consécutifs: le premier jour dans le nord de Phú Yên et le deuxième jour dans le sud. Comme dans le nord il y a plus de sites à visiter, le prix est un peu plus élevé: 850.000 piastres tandis que dans le sud il ne prend que 750.000 piastres car il y a moins de sites à explorer. Dans son contrat, il s’engage à venir nous chercher à l’hôtel à 7 heures  du matin et à terminer l’excursion  à 17h  de l’après midi. En lisant son contrat, je n’hésite pas à accepter sa proposition. Avec dix heures d’excursion, j’ai tout le temps disponible pour explorer les sites et faire des photos à ma guise. C’est superbe mais vers 14 h de l’après-midi nous voulons rentrer à l’hôtel car il fait tellement chaud sous un soleil accablant et surtout nous sommes épuisés complètement après avoir visité tous les sites que nous aimons à connaître. Si le chauffeur fait dans le contrat l’engagement de faire durer l’excursion jusqu’à 17 heures, il sait très bien que nous ne tenons pas le coup  sous la chaleur intense de Tuy Hoà. C’est une manière de nous plaire au moment de la négociation, un coup de marketing…Il sait aussi qu’il n’a pas assez d’argent pour payer l’essence en sachant que le prix d’essence s’élève à plus 30.000 piastres par litre au Viet Nam. Le premier jour, 7 heures du matin, il s’est pointé  à l’hôtel, puis  il nous  a emmenés à prendre le petit déjeuner dans un cafeteria du centre-ville. Je trouvais bizarre de le laisser tout seul dans l’attente. C’est pourquoi je l’invitais à s’asseoir et à prendre en même temps  que nous le petit déjeuner, ce qui provoquait qu’à partir de ce moment là la compréhension et l’amitié entre lui et nous. C’est lui qui m’a beaucoup aidé à grimper quand j’allais visiter le récif « Gành đá đĩa», un endroit escarpé où les plaques de rocher sont empilées les unes sur les autres comme des assiettes. C’est facile   pour moi de tomber facilement même si j’ai déjà eu sur moi des genouillères pour la protection de mes genoux et des chaussures antidérapantes. Il faut reconnaître qu’en fonction de mon comportement,  je peux obtenir une telle aide. C’est lui  qui nous a emmenés à Binh Định, la terre natale des Tây Sơn en voiture  et  m’a laissé un souvenir inoubliable.  

 
     –Au nord de Tuy Hoà.

     – Au sud de Tuy Hoà.

 

La palanche (Chiếc đòn gánh)

 

Chiếc đòn gánh (la palanche).

Version française

 Khi đến đất nước ta các người ngoại quốc được nhìn thấy ít nhất một lần người bán hàng rong nhẹ nhàng nhún nhảy bên phải bên trái với đôi quang gánh trên đường phố.  Đối với họ, đây là một hình ảnh thật lạ mắt  và quyến rũ nhưng đối với chúng ta nó là một hình ảnh quá quen thuộc, nó làm chúng ta nao lòng, nặng trĩu trong tâm hồn vì nó gợi lại cho chúng ta hình ảnh của nguời phụ nữ  Việt nam  can đãm,  hy sinh, chịu đựng  dù nghèo khổ  đến đâu  vẫn cố gắng bán rong tần tão nuôi con hay gia đình nhờ  chiếc  đòn gánh dung dị nầy. Đối với họ, một người phụ nữ nhỏ bé Việt Nam nầy làm sao lại có thể  gánh nổi đến hàng chục cân chỉ nhờ cây đòn gánh mỏng manh, quả thật  một điều kỳ dị phi thường. Theo kết quả được được công bố vào  đầu tháng 1 năm 2020 từ  sự hợp tác của ba đại học Edith Cowan (Mỹ),  Calgary (Gia Nã Đại) và trường y dược của đại học Thái Nguyên thì chúng ta  biết được những người mang  chiếc đòn gánh bằng tre tiết kiệm tới 20% năng lượng so với các đòn gánh cứng.  Chính nhờ sự điều chỉnh được sự cân bằng của họ trong bước đi khiến giảm đến 18% lực mà số tạ ép lên vai nhất là họ có thể chuyển vai nên bớt mệt mỏi. Nguyên liệu làm đòn gánh dồi dào nhất là tre được  trông thấy  ở đồng bằng còn ở  các vùng thượng du thì làm bằng gỗ. Ngay từ khi làm chiếc đòn gánh, phải cẩn thận trong việc  chọn lựa  những gốc tre già và thẳng, không bị kiến làm tổ trong ống và có đốt đều nhau. Rất quan trọng khi làm đòn gánh, đó là độ dẻo dai. Nếu đòn gánh quá cứng thì người gánh lâu sẽ rất đau vai, mềm quá thì sẽ không đỡ được trọng lượng ở  hai đầu, dễ bị gãy.  Chính nhờ ờ  sự dẻo dai của chiếc quang gánh nên sự uyển chuyển của người phụ nữ Việt trông rất mềm mại duyên dáng trong bước đi.

Theo nhà văn Hữu Ngọc, cái vật lãng mạn nhất ở phương Đông, chẳng rõ nó có từ bao giờ có lẽ nó được kết tinh từ nền văn hóa nông nghiệp với trí óc tưởng tượng của người cần lao  để rồi nó  trở thành một phương  tiện di chuyển hữu hiệu  ở  trên các bờ ruộng chật hẹp và các đường về làng lại nhỏ bé.

Lúc đầu người nông dân dùng gánh lúa nặng kẽo kẹt để đi qua các cánh đồng vài cây số  mang lúa về nhà. Nhạc sỹ Phạm Duy có dịp nhắc đến chiếc đòn gánh trong nhạc phẩm « Gánh Lúa » như sau :

Lúc trời mà rạng đông, rạng đông
Bóng người thấp thoáng cuối đường thanh vắng
Bước đều mà quang gánh nặng vai….

Nó còn dùng để gánh nước giếng  ở trong làng. Có tục lệ là dù nghèo hay giàu  phải gánh nước đêm ba mươi  để  tượng trưng đầy đủ những tiện nghi vật chất ở trong nhà. Nếu nhà có đầy nước thì có nghĩa là chúng ta có một mái nhà sung túc, có cơm ăn, có áo mặc vân vân … Sau đó nó trở thành bầu bạn của bao nhiêu thế hệ phụ nữ Việt Nam bán rong ở các phiên chợ hay  len lỏi chân bước liêu  xiêu  trên các nẻo đường phố tấp nập mà chúng ta hay thường trông thấy giờ đây ở các đô thị. Đó là hình ảnh của những người mẹ tảo tần nuôi con từ lúc còn thơ, chẳng từ gian nan gồng gánh cả gia đình với chiếc quang gánh. Nói như nhà thơ Nguyễn Vân Thiên trong bài thơ «Cây  đòn  gánh» :

Da xương bào cật tre mòn
Trăm năm mẹ gánh đời con qua đèo
Gánh yêu thương, gánh khổ nghèo
Gánh mơ ước lẫn gieo neo đi về…

Phải cật tre tuy rất cứng thế lại mòn vì thấm ướt  bao nhiêu năm nay mồ hôi nước mắt của mẹ.  Lúc còn thơ, con còn được ngồi trong quang gánh lúc chiều  về.  Còn bây giờ  con càng lớn  thì  quang gánh của mẹ càng thêm nặng dù con không có ngồi đi nữa, đôi vai mẹ càng thêm hao gầy, lưng mẹ vẫn còng thêm vì gia đình. Biết bao giờ cho con gánh mẹ lại một lần, đó cũng là niềm ước mơ của nhạc sỹ Quách Beem  trong nhạc phẩm « Gánh Mẹ ». Hình ảnh của  người phụ nữ  bán rong với  đôi quang gánh  trên đường  phố  nó ăn sâu từ bao giờ trong tâm khảm của  biết bao nhiêu người dân Việt và nói lên sự can đảm  phi thường, tình yêu bao la thắm thiết  của  một người mẹ, một người vợ, người phụ nữ sống vì các con, vì chồng, vì cuộc sống  lam lũ hằng ngày. Uớc mong một ngày nào đó ở  đất nước chúng ta hình ảnh quen thuộc này nó chỉ còn là một ký ức của một thời xa xôi nhờ  sự phát triển của công nghệ hoá khiến chúng ta  không còn thấy nao lòng  mà cảm thấy  hân hoan vì nó là một  biểu tượng đặc trưng từ đây trong  văn hóa Việt Nam cũng như trống đồng, chiếc áo dài, hoa sen, con trâu vân vân…

La palanche 

Débarqués dans notre pays, les  touristes étrangers ont  l’occasion de voir au moins une fois une marchande ambulante balancer doucement son corps  au rythme de son déplacement tantôt à gauche, tantôt à droite avec la palanche et ses deux paniers dans les rues de la ville. Pour eux, il s’agit d’une image étrange à leurs yeux et séduisante. Par contre pour nous, c’est une image très familière qui nous rend profondément attristés et nous  fait mal au cœur car elle nous évoque l’image d’une femme vietnamienne courageuse, résignée à vivre dans une extrême pauvreté, n’arrêtant pas à faire beaucoup de sacrifices et s’efforçant de colporter, grâce à cette palanche rudimentaire, ses marchandises journalières pour nourrir sa famille.  Pour ces touristes, comment cette femme  vietnamienne de petite taille  arrive-t-elle à porter des dizaines de kilos avec seulement une mince tige en bambou allongée et incurvée?  C’est en fait un miracle extraordinaire. Selon les résultats récemment connus au début du mois de janvier 2020 provenant de la coopération des universités Edith Cowan (USA), Calgary (Canada) et l’école de médecine et de pharmacie de  l’université Thái Nguyên, on sait que les  gens portant  la palanche en bambou économisent jusqu’à 20 % de leur énergie par rapport à ceux se servant des  tiges en bois rigide en ajustant leur équilibre dans la marche, ce qui fait diminuer de 18%  le poids du fardeau  supporté avec la possibilité de changer d’épaule leur palanche pour soulager la fatigue.

 

Le matériau de base  employé  abondamment dans la fabrication de la palanche  est le bambou que l’on trouve surtout dans les plaines et dans les hautes terres, elle est faite de bois. Au moment de sa fabrication, il faut prendre soin de choisir bien droit le pied du vieux  bambou. Celui-ci  ne porte aucune trace du nid de fourmis dans sa cavité et ayant des entre-nœuds uniformément répartis. Il est important de connaître son degré de flexibilité lors de cette fabrication. Si la tige est trop dure, la personne qui la porte longtemps aura beaucoup de douleur à l’épaule. Par contre  une tige trop molle ne peut pas supporter le poids aux deux extrémités, ce qui facilite la cassure.

 

 

(Chiếc đòn gánh)

C’est grâce à la flexibilité de la palanche que le mouvement de la femme vietnamienne fait preuve de sa souplesse étonnante  et sa grâce dans ses pas.

Selon l’écrivain Hữu Ngọc, on ne connait pas exactement  la date d’apparition de l’objet le plus romantique de l’Orient. Celui-ci  provient probablement de la civilisation  agricole avec l’esprit d’invention d’un « ouvrier-paysan »  afin de devenir le moyen de transport le plus efficace sur la lisière des champs étroits et des petits chemins d’accès au village.

Au début, la paysanne se sert de la palanche pour ramener à la maison la lourde charge du riz paddy à travers des champs  sur quelques kilomètres. Le célèbre compositeur Phạm Duy a eu l’occasion d’évoquer cet instrument dans sa chanson « Gánh Lúa » comme suit:

Lúc trời mà rạng đông, rạng đông
Bóng người thấp thoáng cuối đường thanh vắng
Bước đều mà quang gánh nặng vai….

Au moment de l’aube se profilent au bout du chemin peu fréquenté les ombres des gens …
Leurs pas sont réguliers mais la palanche commence à se faire sentir sur leurs épaules ….

La palanche  est également utilisée pour transporter l’eau du puits du village. Il existe une coutume selon laquelle les pauvres ou les riches doivent ramener de l’eau avec la palanche  la trentième nuit du nouvel an pour symboliser tout le confort matériel qu’ils ont dans  leur maison.

Si la maison a assez d’eau, cela signifie qu’on est aisé, on a assez de la nourriture à manger, des vêtements à s’habiller etc…

Puis la palanche est devenue le compagnon de nombreuses générations de femmes vietnamiennes tentant de vendre leurs marchandises aux coins des marchés ou se faufilant à petits pas chancelants dans les rues animées que l’on voit souvent aujourd’hui dans les zones urbaines. C’est l’image des mères  prenant soin de leurs enfants dès leur plus jeune âge et  ne renonçant pas à affronter les difficultés et les afflictions en subvenant aux besoins de la famille (grâce à  leur palanche) . Comme l’a dit le poète Nguyễn Văn Thiên dans le poème intitulé « La palanche »:

Da xương bào cật tre mòn
Trăm năm mẹ gánh đời con qua đèo
Gánh yêu thương, gánh khổ nghèo
Gánh mơ ước lẫn gieo neo đi về…

Ayant sa peau ratatinée semblable à l’écorce  de la tige du bambou usée, la mère continue à «accompagner l’enfant tout au long de sa vie » au fil des années, garder constamment  l’amour, supporter la pauvreté,  continuer  à avoir des rêves ainsi que des difficultés rencontrées.

Même si l’écorce de la palanche en  bambou est très coriace, elle  est usée car elle  a été mouillée au fil de nombreuses années par la sueur et les larmes de notre  mère. Quand  nous étions enfants, nous pouvions encore nous asseoir dans les paniers suspendus à la fin de la journée. Mais  maintenant nous sommes grands et nous ne pouvons plus nous y asseoir. Malgré cela, les  épaules de notre mère continuent à s’amaigrir, son dos ne s’arrête pas à  se courber à cause de la famille. Comment pourrais-je porter une fois ma mère ? C’est le souhait ardent du musicien vietnamien  Quách Beem dans la chanson « Gánh Mẹ ».

L’image d’une colporteuse vietnamienne trainant dans la rue sa palanche et ses deux suspensions est ancrée depuis longtemps  dans le fond du cœur de nombreux Vietnamiens et témoigne du courage extraordinaire et de l’immense amour d’une mère, d’une épouse, d’une femme qui vit pour ses enfants, pour son mari et pour sa vie quotidienne.

Espérons qu’un jour cette image familière ne soit que le souvenir d’une période lointaine grâce au développement de la technologie dans notre pays. Elle ne nous rend plus attristés mais elle va nous réjouir  car elle devient désormais un symbole de représentation  dans notre culture vietnamienne comme les tambours de bronze, la tunique (Áo dài), le lotus, le buffle etc…

Lý Thánh Tôn (Le troisième roi de la dynastie des Lý)

Lý Thánh Tôn (1054–1072)

Version française

Vừa mới lên ngôi, vua Lý Thánh Tôn đổi quốc hiệu là Đại Việt mà trước đó có tên là Đại Cồ Việt mà được vua Định Tiên Hoàng đặt cho nước ta. Theo sử học ngài là một ông vua rất nhân từ và có lòng thương dân.

Có một ngày, trong thời kỳ mùa đông khắc nghiệt, ngài bảo các quan hầu gần như sau:

Trẫm mặc quần áo như thế này mà trẫm còn rét. Làm thế nào để người dân chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt này được, đặc biệt là những người nghèo khi chúng ta biết rằng họ không có đủ tiền để sinh sống?. Các khanh cần phải cho họ thức ăn và quần áo  thêm nữa ngay bây giờ.

Một lần khác, có công chúa Ðộng Thiên ở bên cạnh trong một buổi yết kiến, ngài quay sang về hướng các quan mà nói: Trẫm  có một tình yêu sâu sắc đối với dân chúng cũng như tình yêu của trẫm dành cho con trẫm. Thật không may, người dân có giáo dục quá kém nên họ mới liên tục phạm tội. Đó là lý do tại sao trẫm  cảm thấy tội nghiệp thương họ. Trẫm yêu cầu các quan nên giảm bớt các hình phạt và các tội mà họ đã phải chịu.

Theo nhà học giã Hoàng Xuân Hãn, lòng thương người như vậy của vua Thánh-Tông không phải là một sự giả dối của nhà chính trị, mà chính là phần biểu-diễn của lòng từ-bi  do Phật-giáo gây nên.  Chính vua Lý Thánh-tông là tổ thứ nhất một dòng Thiền tông ở nước ta. Đó là dòng Thảo-đường, lập ra tại chùa Khai-quốc ở Thăng Long. Cũng chính ngài có ý muốn khai hóa sự văn học, lập Văn Miếu, làm tượng Đức Khổng Tử, Chu Công và 72 tiền hiền để thờ. Văn Miếu còn chức năng lúc đó là một trường học  hoàng gia đầu tiên mà người học trò đầu tiên được học 5 tuổi đó là thái tử Lý Càn Đức tức là Lý Nhân Tôn về sau nầy. Chính nhờ có ý nghĩ nầy  của vua Lý Thánh Tôn để đào tạo các vua chúa mẫu mực và các con hoàng tộc của triều Lý mà vua Lý Nhân Tôn mới lập Quốc tử giám vào năm 1076 ở kinh thành Thăng Long bên cạnh Văn Miếu nhầm để đào tạo những nhân tài xuất sắc cho đất nước.

Theo Đai Việt Sử Lược toàn thư, vua Lý Thánh Tôn là một vị vua văn võ song toàn. Ngài là con trưởng của vua Lý Thái Tông và Kiêm Thiên hoàng hậu và có tên thật là Lý Nhật Tôn.  Ngài sinh 30 tháng 3 năm 1023 và mất vào ngày 1 tháng 2 năm 1072, thọ 48 tuổi và trị vì được 17 năm.  Ngài lúc còn làm thái tử  được vua cha dựng cung Long Đức làm nơi ở.  Lúc 15 tuổi, ngài được vua cha phong làm Đại Nguyên soái, cùng cha dẹp quân phiến loạn  ở Lâm Tây (Lai Châu) và giành  được chiến thắng. Lúc 17 tuổi được  vua cha giao quyền triều chính lúc vua cha Lý Thái Tông đi đánh giặc Nùng Tôn Phúc ở Cao Bằng. Lúc 18 tuổi, vua Lý Thánh Tôn được quyền giải quyết xét xử các vụ kiện tụng trong nước và lập cơ quan ở điện Quảng Vũ. Chính nhờ vậy mà ngài thấu hiểu trị dân không phải bằng luật pháp khắc khe không thôi mà cần có lòng nhân từ bác ái  đề cho dân được thuần phục.

Qua việc tha vua Chế Củ (Rudravarman III) về nước Chiêm Thành thì sử thần Ngô Sĩ Liên bàn: Ngài cũng là bậc vua hiền. Hoặc có người bảo là vua nhân nhu có thừa mà cương đoán không đủ, ngụ ý chưa cho là phải. Biết đâu ngài dùng kế  Khổng Minh để thuyết phục Mạnh Hoạch (Thất cầm Mạnh Hoạch) ở thời Tam quốc để  tính chuyện lâu dài nhưng dù sau đi nửa ngài cũng là một vị vua có xu hướng mở mang bờ cõi đất nước vì Chiêm Thành đã nhường 3 châu Bố Chánh, Địa Lý, Ma Linh (Quảng Bình ngày nay và một phần phiá bắc Quảng Trị) cho nước Đại Việt. Sở dĩ Chiêm Thành bỏ việc nạp cống cho nước Đại Việt,  lén lút thần phục nhà Tống với vua Tống Thần Tông (Song Shenzong)  và mong có sự hậu thuẫn của nhà Tống trong cuộc chiến Việt-Chiêm thì nhà Lý xem đây là một sự khiêu khích mà cũng là một cơ hội để  dằn mặt nhà Tống có ý dòm ngó nước Đại Việt và trừng phạt Chiêm Thành thường xua binh khuấy rối ven biển.

Lúc khởi binh đi  chinh phạt Chiêm Thành cùng Lý Thường Kiệt, Lý Thánh Tông không giành được phần thắng lợi  lần đầu buộc lòng ngài phải đem quân trở về đến châu Cư Liên, nghe tin Nguyên phi Ỷ Lan giúp việc nội trị, cảm hóa được lòng dân vui vẻ nên ngài mới nói rằng: Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là đàn ông thì không làm được việc gì cả.  Ngài bèn quyết định trờ lại đánh phá kinh  đô Phật Thệ (Vijaya)(Bình Định)  bắt cho được Chế Củ (Rudravarman III) mang về triều cùng 5000  tù binh Chàm khiến Chế Củ xin dân ba châu để chuộc tội.

Theo sách « An Nam chí lược » của Lê Tắc thì trong số tù nhân mang về Thăng Long để làm nô bộc  trong chiến cuộc  nầy thì Lý Thánh Tông có bắt được một thiền sư Trung Hoa nhưng không ai biết ông ấy là thiền sư cả. Tình cờ ông nầy phục dịch  cho một viên quan có chức Tăng lục. Trong lúc quan nầy đi vắng, Sư thấy bản Ngữ lục ở trên bàn có mấy chỗ sai, bèn tự ý sửa chữa lại. Vị Tăng lục đi về, xem thấy thế ngạc nhiên, hỏi ra mới biết sư sửa.  Sau này, khi biết Thảo Điền là một người uyên bác nhờ vị viên quan tăng lục nầy, Lý Thánh Tông tôn ông làm quốc sư và ông  trở thành tổ  sư của phái thiền Thảo Đường, một trong ba phái thiền tông của Phật Giáo Đại Việt ở thời nhà Lý. (Tì Ni Đa Lưu Chi,  Vô Ngôn Thông và Thảo Đường). Cuối năm 1069, Lý Thánh Tông  cử Quách Sĩ An làm Chánh sứ và Đào Tông Nguyên làm Phó sứ sang báo cho triều Tống về việc đánh bại Chiêm Thành. Tống Thần Tông tuy không vui chi cho mấy nhưng phải thừa nhận Chiêm Thành là chư hầu của Đại Việt cùng nước Chân Lạp. Từ đó thanh thế của nước ta rất lớn khiến nhà Tống kiêng nể vì  nhà Tống ở thời điểm đó còn phải đương đầu ở phương bắc với nước Liêu của người Khiết Đan.

Lý Thánh Tôn (1054–1072)

À peine intronisé, le roi  Lý Thánh Tôn donna au pays « Le Grand Yue » à la place de « Đại Cồ Việt » qu’avait choisi le roi Định Tiên Hoàng pour notre pays. Selon l’histoire du Vietnam,  il était un roi bienveillant et faisait preuve de compassion pour le peuple.

Un jour, durant une période où l’hiver était rude, il s’adressa à ses mandarins  proches dans les termes suivants:

En m’habillant de cette manière, je continue à être transi de froid. Comment arrivent-ils les gens à résister à ce froid rigoureux surtout les pauvres lorsqu’on sait qu’ils n’ont pas assez d’argent pour se nourrir?. Il faut leur donner dès maintenant de la nourriture et des habits chauds supplémentaires.

Une autre fois, en tenant compagnie à sa fille, la princesse Ðộng Thiên, lors d’une audience, il se tourna vers ses mandarins et leur dit :

J’ai un amour profond pour mon peuple comme celui que j’ai toujours pour ma fille. Malheureusement, le peuple est si peu instruit qu’il ne cesse pas de commettre des fautes. C’est pour cela que j’en ai tellement pitié. Je vous demande de bien vouloir diminuer les châtiments et les peines infligés.

Selon l’érudit vietnamien Hoàng Xuân Hãn,  ce comportement à l’égard de son peuple n’est pas l’hypocrisie d’un homme politique mais elle est la manifestation de  sa miséricorde provenant de la religion bouddhiste. Le roi Lý Thánh Tôn faisait  partie de la première génération des disciples de la branche zhen « Thảo Đường » établie à la pagode Khai Quốc de la capitale Thăng Long. C’est aussi lui ayant eu l’intention de développer le domaine de l’art littéraire en édifiant les statues de Confucius et duc de Zhou et surtout les 72 sages dans le but de les vénérer. Cette académie confucéenne servait à cette époque de la première institution  impériale où le premier élève inscrit était âgé de 5 ans. C’est le prince héritier Lý Càn Đức ou le futur roi Lý Nhân Tôn. C’est grâce à cette idée que le roi Lý Thánh Tôn avait eue dans le but d’éduquer les rois et les fils du sang royal que son fils, le roi Lý Nhân Tôn décida de construire en 1076 à côté de cette institution dans la capitale Thăng Long un complexe architectural nommé « Fils de la nation (Quốc tử giám) ». Celui-ci était destiné à former les hommes de talent pour la nation.

Selon « Les Mémoires historiques du Grand Viet au complet », Lý Thánh Tôn était un roi « parfait ». Il était le fils aîné du roi Lý Thái Tông et  de la reine Kiêm Thiên (Mai Thị) et prenait Lý Nhật Tôn comme nom de naissance. Il était né le 30 mars 1023  et décédé le 1 Février 1072 à l’âge de 48 ans et régnait durant 17 ans. Quand il était encore prince, il fut permis par le roi-père de vivre au palais Long Đức. À l’âge de 15 ans, il fut nommé généralissime par son père.  Il  accompagna  ensuite ce dernier dans l’expédition militaire engagée contre les rebelles à  Lâm Tây (Lai Châu) et  réussit à obtenir la victoire. À l’âge de 17 ans, il fut chargé par son roi-père d’assumer la gouvernance pour lui permettre de mater la rébellion de Nùng Tôn Phúc à Cao Bằng.  À 18 ans, il fut autorisé par son père de résoudre toutes les affaires judiciaires de l’état et  organisa son tribunal au palais Quảng Vũ.  C’est pour cela qu’il connut les difficultés rencontrées par le peuple et ses souffrances. Il tenta de les résoudre non seulement avec les lois sévères mais aussi avec la charité et la bonté, de façon à obtenir l’adhésion de son peuple.

 

Par le biais de  la libération du roi du Champa Chế Củ (Rudravarman III), l’historien Ngô Sĩ Liên dit: Il est aussi un bon roi. Certains gens disent qu’il se montre très généreux mais pas assez énergique dans sa décision, cela sous-entend  que ce n’est pas tout à fait  juste. Il se sert peut-être du stratagème de libérer 7 fois Manh Hoach,  employé par  Zhuge Liang (Khổng Minh) à l’époque des Trois Royaumes  pour  servir  son but que l’on ne connait pas mais  on s’aperçoit de toute façon qu’il est aussi un roi ayant tendance à agrandir son royaume  car le Champa lui  a cédé 3  districts (Quảng Binh d’aujourd’hui et une partie du nord de Quảng Tri) en échange de la libération de son roi.

Du fait du refus du Champa de payer tribut au royaume « Đại Việt » et de  se soumettre clandestinement  à la dynastie des Song avec l’empereur Tống Thần Tông (Song Shenzong)  dans le but d’obtenir l’aide apportée par cette dernière dans la confrontation militaire avec le Đai Việt, la dynastie des Lý considérait cet acte comme une provocation qui était également une occasion pour elle de dénoncer l’arrière-pensée  de la dynastie Song de vouloir annexer Đại Việt et de punir le Champa, un pays vassal continuant à provoquer des troubles au bord des côtes vietnamiennes.

Au début de l’engagement militaire mené contre le Champa avec le général Lý Thường Kiệt, le roi Lý Thánh Tông n’arriva pas à obtenir la première victoire escomptée. Il fut obligé de rentrer au Vietnam avec son armée mais sur le chemin de retour, il apprit au district  Cư Liên que sa concubine régente Nguyên phi Ỷ Lan avait réussi à mieux gérer durant son absence les affaires courantes de l’état, à conquérir le cœur de son peuple et à rendre ce dernier heureux. Cette nouvelle l’obligea à dire ainsi: Elle réussit cet exploit. Pourtant c’est une femme. Moi, je suis un homme mais je ne peux pas agir mieux. Il décida de retourner au Champa, détruire sa capitale Vijaya et  capturer finalement son roi Rudravarman III. Celui-ci fut ramené au Vietnam avec 5000 prisonniers. Il fut obligé d’offrir au roi  Lý Thánh Tôn 3 districts en échange de sa libération.

Selon « L’histoire abrégée d’Annam (An Nam Chí Lược)» de Lê Tắc, parmi les prisonniers ramenés à la capitale Thăng Long pour devenir esclaves,  figurait un moine zhen chinois dont personne ne connaissait pas l’identité. Par hasard, il était choisi pour servir un mandarin chargé des affaires religieuses de l’état.  Un jour, lors de l’absence de ce dernier, le moine trouva sur son bureau un texte religieux rempli d’erreurs et décida d’y apporter des corrections. À son retour, le mandarin découvrit avec étonnement que son serviteur était un moine après avoir trouvé son texte religieux parfaitement corrigé. Il sut plus tard que le moine Thảo Đường était un érudit qu’il n’hésita pas à présenter au roi Lý Thánh Tôn. Celui-ci  le nomma ensuite  en tant que conseiller de l’état. Il devint ainsi le fondateur de la secte zhen « Thảo Đường », l’une des trois branches zhen du bouddhisme vietnamien  à l’époque de la dynastie des Lý. (Tì Ni Đa Lưu Chi,  Vô Ngôn Thông và Thảo Đường). À la fin de l’année 1069, le roi Lý Thánh Tông  nomma Quách Sĩ An en tant qu’envoyé en chef et Đào Tông Nguyên son adjoint pour informer la Chine des Song de la défaite du Champa.  Le roi Song Shenzong n’était pas du tout content de cette nouvelle mais il dut reconnaître dès ce jour que le Champa et le Chenla étaient les pays vassaux de Đại Việt. Depuis lors, le prestige de notre pays fut si grand que la dynastie des Song s’abstint de faire des provocations pour un moment car elle  dut faire face  aux Khitan du royaume Liao dans le nord.

 

 

Lê Long Đĩnh (Version vietnamienne)

Version française

Lê Long Đĩnh

Một ẩn ngữ trong lịch sử dưới triều đại Tiền Lê.

Vua Lê Đại Hành có đến 5 bà hoàng hậu nhưng người đàn bà có quyền lực vẫn là hoàng hậu Dương Vân Nga (được có tôn hiệu là Đại Thắng Minh hoàng hậu) và 13 đứa con trong đó có 11 đứa con trai, một đứa con gái và một đứa con nuôi. Ông có với Dương Vân Nga hai người con, một trai tên là Lê Long Thâu được phong làm thái tử và có công trạng tham gia giặc Tống năm 981 và một cô con gái tên là Lê thị Phát Ngân được gã cho Lý Công Uẩn (hay Lý Thái Tổ của nhà Lý về sau) và mẹ của Lý Thái Tông. Tất cả nhưng người con trai còn lại được phong vương và được trấn giữ các nơi trọng yếu của đất nước nhằm để củng cố đất nước và phòng ngừa các nổi loạn nhất là Lê Đại Hành là một vị vua chinh chiến liên miên trong việc mở mang bờ cõi. Người con trai cả Lê Long Thâu với thái hậu Dương Vân Nga cùng qua đời vào năm 1000 rồi 5 năm sau đến vua Lê Đại Hành (1005).

Trước đó, ông đã  dự định cho người con thứ ba là Long Việt làm thái tử nhưng khi ông qua đời thì có sự tranh chấp giữa các thái tử, người nào cũng có binh quyền nên Long Việt chỉ được làm vua được ba ngày và sau đó bị người em là Long Đĩnh sai người vào cung giết đi, thọ được 23 tuỗi và được sử gọi là Lê Trung Tôn. Lúc đó bầy tôi điều chạy trốn, duy có Điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác mà khóc.[1] Sau đó theo sử viết còn được Long Đĩnh trọng dụng làm tứ sương quân phó chỉ huy sứ vì trung nghĩa với Lê Trung Tôn rồi thăng lên đến chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, một chức rất quan trọng ở thời đó để bảo vệ vua và hoàng cung. Thế mà Lý Công Uẩn không bắt ngay kẻ giết vua hay là Lý Công Uẩn đồng loã với Long Đĩnh giết Lê Trung Tôn nên được hậu thưởng chớ làm gì kẻ bất trung bất nghĩa khó mà trọng dụng được người trung nghĩa. Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Lê Long Đĩnh làm vua được bốn năm (1005-1009). Ông có tên là Ngọa triều vì ông dâm dục quá độ nên không ngồi được, phải nằm mà thị triều vì đau bệnh trĩ. Vậy có đúng như sử kể không ở thời đó?

Nhìn lại những hành động mà Lê Long Đĩnh hoàn thành lúc ngự trị thì nhận thấy không có lô gíc chút nào cả nhất là con người còn trẻ có tài năng và cường tráng cũng như vua cha Lê Đại Hành, 5 lần ra binh chinh phạt trong vòng 4 năm ngự trị mà làm sao cởi ngựa được nếu ông không ngồi được nhất là lần chót chinh phạt chỉ có 2 tháng trước khi chết. Ông lại có tâm không giết Lý Công Uẩn mà còn trọng dụng qua việc thăng chức nhất biết là họ Lý cần phải giết để trừ cái hoạ do câu sấm truyền người họ Lý lên thay thế họ Lê (sấm cây gạo). Ông còn gữi sứ giã sang triều đình nhà Tống, xin cửu kinh và kinh sách để phát triển Phật giáo trong nước thế lại có thể nhẫn tâm rọc miá trên đầu nhà sư Quách Ngang đã từng giử chức tăng thống trong triều đình. Ông còn truyền lệnh đóng thuyền đặt đò giúp dân qua lại dễ dàng trên sông Vũ Lung, tục truyền rằng nhiều người bị hại khi lội qua sông.(trang 153, Đại Việt Sử Ký toàn thư, nhà Xuất Bản Thời Đại). Lê Long Đĩnh còn thay đổi cải cách nhiều việc như đặt lại quan chế văn võ dựa theo triều đình nhà Tống nhầm để hoàn thiện chính thể và pháp lý. Ông còn xin nhà Tống cho thông thương ở Ung Châu tương tự như một văn phòng đại diện thương mại như ngày nay nhưng ông chỉ được ở Liêm Châu và trấn Như Hồng mà thôi. Đúng là một vua có tư duy kinh tế sâu sắc chớ không chút nào giống như một vị bạo chúa tàn ác như trong sử kể từ đời nhà Lý.

Như vậy ông phải bị một thế lực ngầm nào đang dẫn dắt quần chúng và ra sức cổ súy cho nhà Lý lên thay thế ông chứ. Các nhà sử học Việt Nam hiện đại khi biên soạn sách giáo trình và giáo khoa lịch sử thì chủ yếu cũng dựa vào việc đánh giá của các học giả như Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu vân vân.. để dạy cho các thế hệ sau nầy trong đó có chúng ta. Không có sử nào dám nói Lý Công Uẩn giết Lê Long Đĩnh để đoạt ngôi ngoại trừ Đại Việt sử ký tiền biên của sử gia nổi tiếng Ngô Thì Sĩ ở thời Tây Sơn cho rằng ông bị đầu độc bởi Lý Công Uẩn căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương (tức Lê Long Đĩnh). Vì thế Lê Long Đĩnh trở thành một ông vua bị căm ghét bởi quần chúng, được xem như một bạo chúa chớ ai có quan tâm đến để có được một cái nhìn chuẫn xác về cái chết của vua Lê Long Đĩnh.

Lúc đó Phật giáo được xâm nhập từ sớm qua ngã Chiêm Thành nên khi đất nước dành được độc lập thì cần điểm tựa về tinh thần để xây dựng và quản lý đất nước. Phật giáo đã chiếm được ưu thế trong xã hội nhất là các vua nhà Đinh và Lê rất xem trọng vị trí Phật giáo cho nên các thiền sư như Ngô Chấn Lưu, Vạn Hạnh hay Đỗ Pháp Thuận là những người được vua kính trọng và được vua hỏi ý kiến khi có đại sự quốc gia. Có thể nói là các thiền sư nầy có tham gia vào việc xây dựng bộ máy nhà nước nên khi quốc sư Pháp Thuận mất (991) thì chỉ còn quốc sư Vạn Hạnh thì cái chết của Lê Long Đĩnh dù là nghi án cung đình mà làm sao mà nhà sư Vạn Hạnh không biết rõ được. Chính ông giúp vua Lê Đại Hành quyết định đánh Tống bình Chiêm và dành thắng lợi sau cùng qua những lời tiên đoán chính xác của ông mà cũng chính ông dọn đường dư luận cho Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế qua chuyện con chó trắng và bài sấm cây gạo.

Sư Vạn Hạnh là người dung thông ba cõi quá khứ, hiện tại, tương lai mà cỏn dung hóa pháp môn Tổng Trì Tam Ma Điạ thành lời Sấm. Lời nào ông nói ra thành lời tiên tri khiến ngưởi đời tin tưởng vô cùng. Bởi vậy ông viết chữ « thiên tử » trên lưng một con chó trắng ở làng Cổ Pháp rồi phao truyền ra bậc thiên tử sinh vào năm Tuất vì Lý Công Uẫn sinh năm Giáp Tuất 974 và xuất hiện vào năm Canh Tuất 1010 sẽ mang lại thanh bình cường thịnh cho đất nước. Ông là người học thức uyên thâm thấu hiểu sự mê tính của người dân Việt nên dùng phương pháp nầy để làm người dân chấp nhận dễ dàng sự thay đổi triều đại và xem đó là chuyện dĩ nhiên với sấm cây gạo. Cây nầy được thiền sư La Quý An trồng ở chùa Minh Châu bị sét dánh tróc vỏ và có một bài sấm hiện ra và được ghi như sau:

Gốc cây thăm thẳm
Ngọn cây xanh xanh
Cây hòa đao rụng
Mười tám hạt thành
Cành Đông vào đất
Cây khác lại sinh
Cung Đông trời mọc
Cung Tây ẩn tinh
Khoảng sáu bảy năm
Thiên hạ thái bình.

để nói vua sẽ chết non, một quần thần sẽ phát lên, nhà Lê rơi rụng, nhà Lý tất thành. Nhà Trần vào đất nhà Lý, nhà Lê khác lại sinh. Thiên tử xuất ở phương đông, ở phương tây còn có một ngôi sao ẩn dạng. Sáu bảy năm sau thì Lý Công Uẩn lên ngôi (1010) thi 1016-1017 thi thiên hạ sẽ có thái bình. Đúng vậy. Tuy Ngô Thì Sĩ là nhà nho giáo ghét chuyên mê tính đành phải viết như sau: Sét đánh vào cây gạo có được 40 chữ thế mà đủ hết cả hưng vong của các triều đại trong thời gian hơn một ngàn năm thì cho thấy Vạn Hạnh là một nhà tiên tri của dân tộc cũng như 500 năm sau  đó với Nguyễn Bĩnh Khiêm (sấm Trạng Trình).

Có thể kết luân như sau là sau khi vua Lê Đại Hành qua đời và trước sự tranh giành quyền lực giữa các con và Lý Công Uẩn thì Phật giáo phải lựa chọn một người không những có tài năng mà phải có đạo đức để có thể đem lại sự thịnh vượng và thái bình cho đất nước. Để có thể đưa Phật Giáo lên đỉnh cao sánhg chói, trở thành quốc giáo và cùng đồng hành phát triển đất nước thì chân dung của Lý Công Uẩn rất phù hợp nhất vì ông mồi côi cha và được nuôi dưởng từ thưở nhỏ ở chùa Cổ Pháp bởi sư Lý Khánh Vân, còn  được sư Vạn Hạnh dạy dỗ và là con rể của vua Lê Đại Hành. Còn có tin đồn là ông còn là con ruột của sư Vạn Hạnh. Cái chết cũa Lê Long Đĩnh rất oan uất và tựa như một cuộc ám sát chính trị nên cần được minh oan nhất là với cái tên Đế ngoại triều mà ông mang suốt cả ngàn năm nay trong lịch sử nhưng trong bối cảnh chính trị thời đó, sử  viết không dám nói là một cuộc ám sát chính trị tiếp nối bởi sự soán ngôi mà luôn cả quần chúng xem cái chết đó là dï nhiên theo ý trời. Mặc dù các vu khống và các cáo buộc không có cơ sở,  hậu thế vẫn kính trọng ông qua các bàn thờ được thấy ở các nơi như Ninh Bình,Hà Nam, Thái Bình và Hànội.

[1] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Soạn giả Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên…, Dịch giả Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993; bản điện tử, trang 74.

Dân tộc Mường (Version vietnamienne)

Version française 

Dân tộc Mường

Là dân tộc thiểu số thứ ba ở Việt Nam ngày nay (ước tính khoảng có 1,4 triệu người), người Mường sinh sống từ lâu ở các tỉnh Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình. vân vân….

Theo người Việt nối nghiệp xứng đáng của nhà dân tộc học người Pháp Jeanne Cuisinier, Trần Từ (hay Nguyễn Đức Từ Chi), từ ngữ Mường được người Việt (hoặc người Kinh) dùng để chỉ vùng có nhiều làng mường. Người Việt lợi dụng cách sử dụng này để đặt tên cho dân tộc này. Người Mường thường gọi mình  bằng những cái tên liên quan đến vùng mà họ sinh sống: mol, moan ở Hoà Bình, mwanl ở Thanh Hóa hoặc Mol, Monl ở Thanh Sơn và có nghĩa chính xác là « người » (người hay cá nhân). Khi đi sâu vào câu chuyện thần thoại sáng tạo của họ (Ngu Kơ và Lương Wong) và của người Việt (Âu Cơ – Lạc Long Quân) thì chúng ta nhận ra họ có thể đến từ một dân tộc  cùng chung với người dân Việt mà  lịch sử và địa lý  chia ra  thành hai nhóm vào khoảng thế kỷ 9-10. Nhóm thứ nhất gồm những người Việt đi xuống đồng bằng và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc, nhóm còn lại gồm những người Mường sống ở những nơi hẻo lánh nhất ở các vùng núi và chịu ảnh hưởng mạnh của những người Thái bị đẩy lui về phía nam của lãnh thổ Trung Quốc.

Đây là lý do tại sao người Mường tiếp tục gần gũi hơn với người Việt theo ngôn ngữ. Họ cùng ở trong nhóm Việt-Mường của ngữ hệ Nam Á mà cũng có luôn nhóm Môn-Khơ Me. Chính là nguồn gốc của các thanh điệu ở trong tiếng Việt (6 thanh điệu) đã cho phép nhà học giả người Pháp A.G. Haudricourt khẳng định trong các tác phẩm của ông, vào năm 1954 tiếng Việt được thuộc vào các ngôn ngữ của ngữ hệ Nam Á. Đây là  một ý kiến ​​ngày nay được nhiều người chia sẻ nhất là các nhà nghiên cứu nước ngoài và các nhà ngôn ngữ học Việt Nam. Nhà dân tộc học người Pháp Christine Hemmet của bảo tàng viên Con Người (Musée de l’homme (Paris)), đã nhắc lại sự phụ thuộc nầy qua một cuộc hội thảo ngày 18 tháng 5 năm 2000 nói về đa dân tộc, đa ngôn ngữ và sự phát triển của Việt Nam. Sau đó nhóm Việt-Mường này được chia thành hai nhóm có ngôn ngữ độc lập: Việt và Mường từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16. Với sự vay mượn của tiếng Hán và tiếng Pháp, nhóm đầu đã thành công có được vào đầu thế kỷ 20, sự phát triển thần kỳ của chữ Quốc ngữ trong lĩnh vực văn học Việt Nam, đã thể hiện được mọi sắc thái của tư tưởng và tình cảm trên mọi phương diện của cuộc sống (1). Còn nhóm thứ hai bởi vì tránh xa sự ảnh hưởng của nước ngoài nên vẫn ở trong tình trạng mà họ có như ngày hôm nay. Chúng ta tìm thấy ở trong ngôn ngữ mường, tiếng của người Việt cổ.

Đối với người Mường, người Việt (hay người Kinh) có chung cha mẹ và có cùng huyết thống với họ. Đây là lý do tại sao họ thường nói trong một trong những bài hát nổi tiếng của họ hai vần thơ như sau:

Ta với mình tuy hai mà một
Mình với ta tuy một thành hai.

Cũng chính ở trong một truyền thuyết mường (Đức Thánh Tản Viên), chúng ta thấy những cuộc đấu tranh giữa  thần   nước và thần núi được người Việt nhắc lại trong truyền thuyết nổi tiếng “Sơn Tinh Thủy Tinh”. Điều này cho thấy rõ ràng rằng người Việt và người Mường, mặc dù có định mệnh khác nhau, nhưng họ rất gần nhau đến nỗi ngay cả truyền thuyết của họ cũng không có khác biệt quá đỗi. Hai vị vua nổi tiếng của Việt Nam là người Mường (Lê Đại HànhLê Lợi). Mặt khác, ở cấp độ tổ chức xã hội và văn hóa, người Mường ngày nay gần với người Thái và người Tày hơn.

Lãnh thổ sinh sống của người Mường được chia thành các vùng (hay mường) có thủ lĩnh được gọi là lãnh chúa “lang cun” và mỗi vùng có 20 hoặc 30 xóm. Đây là những “lang đạo”, hậu duệ của những người anh hùng xây dựng nên các ấp này và được gọi theo địa hình: Xóm Ðác (ấp cạnh thác), Xóm Ðung (ấp mọi gần rừng), Xóm Ðôn (xóm trên đồi), Xóm Thung (xóm trên thung) hoặc tùy theo tên gọi của cây ăn trái, cây quen thuộc: Xóm Trạch (xóm tre), Xóm Mít (xóm mít) vân vân… hoặc theo tên các con vật: Xóm Hò (xóm Rùa), Xóm Oong (xóm Ong) vân vân… hoặc theo các thể loại hạng của xã hội mường: Xóm Chiềng (xóm có lang cùn (hay chúa phong kiến)), Xóm Roong (ấp do nông dân làm chủ). Trong xã hội Mường truyền thống, chúng ta thấy sự hình thành của chế độ đầu sỏ (quyền lực tập trung). Hệ thống này, được gọi là NHÀ LANG trong tiếng Việt, thực chất là dựa trên quyền của người đầu tiên được sở hữu đất đai, rừng cây, sông ngòi, đơm hoa kết trái và luôn để nhường  lại cho con cháu dòng dõi nam từ đời này sang đời khác phù hợp với truyền thống được quan sát trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường. Điều này cho phép NHÀ LANG kiểm soát trên thực tế ba phần tư diện tích đất được canh tác và duy trì qua cách luân chuyển định kỳ của các đội dân làng lao dịch và cấp cho họ có quyền khai thác một phần tư đất còn lại trong việc bù đấp. Bất chấp những thiếu sót này, không thể nào phủ nhận có một mối quan hệ khá dân chủ giữa NHÀ LANG và người Mường.

So với hệ thống ruộng đất phong kiến ​​Việt Nam thời bấy giờ, NHÀ LANG của người Mường có những yếu tố tiến bộ không thể chối cãi vì nó không chỉ bảo vệ quyền lợi của mình mà còn bảo vệ quyền lợi của  các người Mường. Nhà lang phải giúp đỡ dân làng mường trong trường hợp có hạn hán, đói kém hoặc  mất mùa. Ông còn phải chịu trách nhiệm trong trường hợp việc cư xử của ông không phù hợp với cấp bậc của mình. Đây là trường hợp mà người con trai của mình thực hiện một hành vi nhục nhã bằng cách hãm hiếp một phụ nữ  ở trong làng hoặc bằng cách đánh lộn nhau trên đường phố. Chúng ta có thể đi đến mức sa thải lang cun nếu người nầy  không thực hiện đúng thẩm quyền và nhiệm vụ của mình. Trong trường hợp này, dân làng có thể kêu gọi nhà lang khác  để thay thế. Đây cũng là trường hợp lang cun không có con trai thừa kế. Nhà lang cũng có trách nhiệm tổ chức các lễ hội liên quan đến mùa màng và các tiệc tùng  liên quan đến sự tôn sùng của các thần tài. Mặt khác, có những quy tắc mà dân làng mường không thể không biết. Họ không thể kết hôn với một cô gái của nhà lang vì cô nầy  chỉ có thể chọn những người cùng cấp  bậc với mình và đến  từ nhà lang. Tương tự như vậy, một người dân trong làng tình cờ được lang cun chọn làm vợ và có con với người nầy không thể khẳng định có quyền đóng một vai trò quan trọng trong  nhà lang.

Các con của bà vợ nầy không thể trở thành nhà lang được  vì chức này chỉ dành cho con cháu trưởng nam của dòng dõi mà người mẹ phải là con gái  xuất phát từ NHÀ LANG. Các thành viên của nó được tôn trọng ngay cả khi họ còn trẻ. Bất kể đứa trẻ ở tuổi độ nào, người dân trong làng  cũng nên gọi đứa trẻ một cách  tương ứng là « Chàng » hoặc « Nàng » khi bé là trai hay gái đến từ nhà lang. Hệ thống cấp bậc được tôn trọng đến mức  biết  người mà  mình đề cập thuộc về thành phần nào. Hơn nữa, hệ thống này cho phép lang cun độc quyền sở hữu một số tên nhất định (Ðinh, Hà, vân vân…). Nó đã bị bãi bỏ vào những năm 1950 bởi chính phủ Việt Nam lúc tổ chức các hợp tác xã nông nghiệp. Mặc dù vậy, hệ thống này đã tạo thành một trong những nét đặc trưng ban đầu của xã hội Mường truyền thống và vẫn là một trong những truyền thống không thể bỏ qua khi nói đến người Mường. Để nói bóng gió về hệ thống này, người Mường hay thường nói: Mường có lang, làng có tạo. (Các vùng có LANG như các làng có TẠO (hay Đạo trong tiếng Việt)). Chúng ta  sử dụng LANG ĐẠO để chỉ định hệ thống này.

Người Mừơng quen chọn những vùng đất thấp và địa hình hiểm trở để xây dựng nhà cửa. Nhìn chung, các khu vực này đều dựa vào các sườn đồi và núi để có không khí sạch và thuận tiện cho việc di chuyển săn bắt và hái lượm. Những ngôi nhà này đều có mái lợp 4 mặt giống như mai rùa. Ngôi nhà của họ là những ngôi nhà sàn rất thấp và được xây dựng trên 3 tầng. Điều này cũng tương ứng với quan niệm về sự sáng tạo vũ trụ của người Mường: thiên giới và trần giới, hải giới và thế giới dưới lòng đất (âm phủ). Tầng trên hết  được dành riêng cho việc lưu trữ thực phẩm. Đó là gác thượng. Tầng thứ hai  là nơi diễn ra các hoạt động của gia đình và cũng là nơi đón tiếp khách. Còn tầng cuối cùng nằm bên dưới nền nhà dành cho việc chăn nuôi và cất giữ nông cụ.

Việc xây dựng ngôi nhà của họ phải đáp ứng các yêu cầu về vật chất cũng như tinh thần. Đối với người Mường, cửa sổ phòng (voong tong) nơi đặt bàn thờ tổ tiên rất linh thiêng. Không ai có quyền dựa vào cửa sổ này hoặc đưa các đồ vật qua cửa sổ này vì theo người Mường, tổ tiên không có cách biệt với những người còn sống. Họ tiếp tục tham gia với họ trong những dịp trọng đại. Ngoài ra, có hai cầu thang trong nhà đều có số bậc lẻ. Cầu thang chính rất gần với lối vào phòng (voong tong) và chỉ dành cho nam giới. Đối với phụ nữ, họ phải đi cầu thang thứ hai không xa phòng nội thất của họ (voong khua). Người Mường  ứng biến một cách khéo léo các hệ thống thủy lực (guồng, kênh vân vân…) để dẫn nước và nâng nước  lên nhằm để  tưới  các ruộng lúa bậc thang khác thường và  trên các sườn đồi. Họ cũng  đốt nương làm rẫy để cung cấp cho họ những thứ  như bồ đề nhựa, mía, sắn, ngô vân vân …

So với các dân tộc thiểu số khác, trang phục của người mường khá độc đáo. Những người đàn ông rất giản dị trong ăn mặc. Họ  mặc một số loại quần màu chàm. Mặt khác, trang phục của phụ nữ mường rất phức tạp hơn. Nhìn chung, chúng ta thấy trang phục truyền thống của phụ nữ mường gồm có: một chiếc khăn xếp (mu) màu trắng hoặc xanh làm bằng vải hình vuông có kích thước 35cm x 150cm được buộc từ sau gáy, một chiếc áo yếm  (ạo báng), áo khoác ngắn (áo cánh hoặc ạo pắng  trong tiếng mường), một váy dài và màu  đen (hoặc kloốc trong tiếng mường) dài đến mắt cá chân và một thắt lưng (tênh)  bằng lụa hoặc bằng vải.

Hay thường may bằng vải màu trắng, xanh lá cây nhạt hoặc màu hồng, áo khoác ngắn mường có 4 thân mà  hai thân mặt sau được ghép lại rất khéo léo và hai mặt trước có một đường viền dài đi từ cổ đến tận gấu áo. Tương tự như người  phụ nữ Việt Nam, phụ nữ mường sử dụng áo khoác ngắn với cổ tròn dài khoảng 2,5 cm hoặc 3 cm và hai ống tay dài.

 Được thiết kế hở ở phía trước và thường không cài cúc, những chiếc áo khoác này nhằm mục đích che đi chiếc áo yếm mà gấu dưới của nó được giấu gọn gàng sau cạp váy bằng lụa hoặc vải thô, minh họa vẽ duyên dáng dân gian và sự quyến rũ. Đây là nét đặc thù chính thường được sự chú ý trong bộ trang phục của phụ nữ Mường.

Chúng ta  tìm thấy ở cáp váy này có ba băng hình chữ nhật được trang trí rất phong phú được gọi là « dang trên », « dang cao » và « dang dưới » được khâu chặt với nhau. Băng dưới được phân biệt với hai băng còn lại bởi sự phong phú của các họa tiết tượng trưng cho các con vật thần thánh (rồng, phượng, rùa vân vân…) hoặc quen thuộc (rắn, hạc, cá, vân vân…).

Áo dài khăn đóng được ưa chuộng thay cho áo quan vào các dịp lễ tết. Màu sắc của trang phục thay đổi tùy theo tình trạng của người phụ nữ. Trong lễ cưới, cô phải mặc áo dài xanh trong khi màu trắng dành riêng cho dâu phụ. Quần áo tang lễ (đồ tem) luôn được may theo kiểu lộn trái sổ gấu. Trong đồ tang lễ, có một chiếc mũ tang, một chiếc váy không cạp, một chiếc áo  khoác ngắn màu trắng và một chiếc thắt lưng bằng vải mộc. Trong trường hợp đưa tang của ba mẹ chồng, cô dâu mường thường phải mặc váy đen, áo the, áo khoác ngắn và áo gấm màu đỏ bên ngoài. Người Mường thường nói: Diện như nàng dâu đi quạt (1) (Tô điểm theo cách của con dâu khi đưa đám tang). Trang phục được giữ nguyên, ngoại trừ áo khoác phải có màu trắng khi bố mẹ cô dâu còn sống.

Để thể hiện sự khác biệt với người Việt, người Mường có một câu tục ngữ nổi tiếng: Cơm đồ, nhà gác, n ước vác, lợn thui, ngày lùi, tháng tới.

Đây là những phong tục đặc trưng của người Mường mà người Việt ngày nay không có nữa. Người Mường chế biến hầu hết tất cả các loại thức ăn và bánh từ gạo: gạo nếp (lõ kẵm) (2) thường là gạo tẻ (gạo tẻ). Có một số loại bánh: bánh chưng  trong ngày Tết, bánh bò hoặc bánh trâu cúng thần trâu, bánh uôi trong đám tang, bánh đập đám cưới, bánh ống cho lễ đính hôn vân vân…

Để tính ngày và tháng, người Mường dựa vào lịch Ðoi, khác với lịch của người Việt. Ðoi là một ngôi sao chuyển động nhanh hơn mặt trăng. Căn cứ vào sự dịch chuyển của ngôi sao này, lịch Đoi của họ sớm hơn âm lịch Việt Nam 4 tháng.

Tương tự như người Việt, người Mường có đình để thờ thành hoàng  ở mỗi thôn bản. Họ tin vào sự tồn tại của  các linh hồn ma quỷ  ở các khu rừng mà họ gọi là ma-khũ (hay ma qũi trong tiếng Việt). Đây là những linh hồn quái gở lang thang trong thế giới của người chết và người sống và có thể gây sự  lo lắng cho con người. Đối với người Mường, có một số linh hồn trong cơ thể con  người mà họ gọi là linh hồn. Các linh hồn nầy  được chia thành ra hai loại: wại kang (linh hồn xa hoa) và wại thặng (linh hồn cứng rắn). Các loại thứ nhất  gọi là cao siêu và bất tử trong khi các lọại  thứ nhì  thì được gắn liền với cơ thể và xem là xấu. Cái chết chỉ là hậu quả của việc thoát  khỏi của những linh hồn này. Nhờ nghi thức tang ma (ma chay) mà  các linh hồn cao siêu hơn có thể cư trú  ở trên trời. Các linh hồn nầy cần được có sự giúp đỡ và quan tâm của gia đình trong quá trình di cư đầy nguy hiểm. Đây là những gì chúng ta tìm thấy trong tình cảm và sự gắn bó mà  người Mường đặc biệt dành cho những người đã khuất qua các quy tắc trang phục, trang trí và đi kèm quan tài (một thân cây gỗ xẻ làm đôi và khoét rỗng). Nhờ sự hoàn thành nghi thức cuối cùng, các linh hồn nầy sẽ được yên nghỉ, nếu không những linh hồn khắc nghiệt nầy có thể gây tai hại và xấu xa, do đó trở thành những linh hồn trôi nổi và nguy hiểm (Ma). Nghi thức tang lễ này có thể kéo dài nhiều ngày (ít nhất là 12 ngày) và cần có sự hiện diện của thầy mo.

Theo người Mường, người đã khuất có một sức mạnh  siêu nhiên ngăn cản người sống giao tiếp và giúp đỡ họ về vật chất hoặc tinh thần. Chỉ có thầy mo (hoặc thầy mo) mới có thể làm được. Trước khi chôn cất, ông nầy có trách nhiệm hướng dẫn linh hồn của người quá cố làm mọi thủ tục hành chính với Chạo Hẹ để được phán xét. Điều này sẽ có được sự trả lại trong một cái  giỏ đựng tro cốt đặt ở lối vào cửa nhà, tại nơi mà người quá cố sẽ phải trở về nhà. Có một cuộc xét xử vì trong quá trình tồn tại của mình, người đã khuất giết nhiều động vật để tiêu thụ.

Tùy thuộc vào sự  phán quyết của bản án được thông qua sự giải thích các dấu hiệu hoặc dấu ấn của thầy phù thủy, người qua đời có thể bị kết án tái sinh lại trong cơ thể của một trong những con vật đã bị hiến tế này hoặc từ đó có một cuộc sống an lành. Thầy mo chiếm một vị trí quan trọng trong nghi thức tang ma của người Mường. Chính ông là người tháp tùng linh hồn người quá cố đến nhà ông tổ (ta kéo heng), sau đó mượn quần áo ở nhà Thiên mư, ghi vào sổ ma để tạo điều kiện di chuyển và cuối cùng là cung cấp những vật dụng  cần thiết hàng ngày trong thế giới của những hồn ma. Cũng chính ông là người cho linh hồn của người qua đời  bữa cơm cuối cùng và là người giúp  linh hồn nầy di chuyển đồ đạc vào ngôi mộ ngay trong đêm. Ở đó có một số lượng lớn các đồ vật: bát, đĩa, bình đựng nước vân vân.. và trống đồng cho lang cung. Sau đó cuối ngày thứ ba chôn cất, các con của người qua đời tổ chức một nghi lễ ăn mừng sự trở về nhà của linh hồn của người quá cố trước khi có thể bắt đầu sự thờ phượng.  Từ đó, người qua đời có cơ hội để tham gia tấc cả bữa tiệc hằng ngày như : đám cưới, Tết, khánh thành nhà cửa vân vân…). Tựa như người Việt, người Mường  làm lễ tưởng niệm ngày giỗ một cách long trọng và để tang. Người qua đời được sùng kính trên bàn thờ tổ tiên đến 5 thế hệ. Tục thờ cúng tổ tiên lrất quan trọng trong đời sống  tâm linh của người Mường.

Ma Chay

Tương tự như các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam, người Mường là những người theo thuyết duy linh. Họ cho rằng mọi thứ đều có linh hồn. Đây là lý do tại sao chúng ta tìm thấy trong sự tôn thờ  của họ  có rất nhiều thần tài, thần linh và  các ma quỷ. Thậm chí, trong mỗi gia đình mường đều có một vị thần nhân từ (hay ma tổ tiên) có nhiệm vụ bảo vệ gia đình. Đây là lý do tại sao có một truyền thống mà người Mường phải tôn trọng sau khi thông báo cái chết của một người thân. Con trai cả của người quá cố phải dùng dao đập liên tiếp 3 lần vào cửa nhà người chết để trách thái độ của con quỷ trong gia đình vì không can thiệp kịp thời vẽ cái chết của cha mình. Trước khi đốn hạ những cây gỗ lớn trong rừng, người Mường phải dâng lễ vật lên cúng  thần cây đồng thời với chiếc rìu dùng cho công việc này. Ngay cả khi giết được con mồi khi đi săn bắn, họ có nghĩa vụ phải bày tỏ lòng tôn kính đối với thần linh của các con thú hoang dã bằng cách cung cấp  cái đầu và một vai của thú, sau khi con thú nầy bị lột da.

Đ ây là  sự đền bù  danh dự đối với người bảo vệ các loài động vật hoang dã, một phong tục thường gặp ở các dân tộc săn bắn khác. Người Mường có tục thờ đá, quả bí đỏ khi cất nhà mới (lễ tân gia), cây si,  các vật tổ,  các nguồn nước,  các ông thổ địa và ông táo vân vân…

Với   người Mường, sự sống lại và tái sinh của linh hồn là những chủ đề cấm kỵ. Đối với họ, linh hồn không thể phá hủy và bất tử, dù tốt hay xấu. Trong quan niệm của người mường, sự chào đời của một đứa trẻ được bao hàm nhiều bí ẩn. Họ tự đặt ra nhiều câu hỏi về thân thế: đứa trẻ, thẩn linh, ma qủy hay vong hồn của tổ tiên vân vân…

Ngoài ra, đối với người Mường, việc sinh con đầu lòng đánh dấu sự trưởng thành của cha mẹ trẻ. Họ cũng dựa vào con cái để sau này có thời gian để nghỉ hưu thanh thản. Ca dao mường sau đây cho thấy sự hổ trợ mong muốn:

Trẻ cậy cha, gìa cậy con.

Đây là lý do tại sao việc sinh con đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Mường. Để đối phó với bất kỳ trường hợp nào, người Mường thực hiện một số biện pháp phòng ngừa thông thường và các nghi lễ liên quan đến việc mang thai và sinh nở. Khi mang thai, mẹ phải tôn trọng những quy tắc nhất định không thay đổi kể từ buổi ban sơ: tự che bản thân tránh tà ma với một lá cây khi đi ngang qua nghĩa trang, chùa chiền, đám tang (một tác hại đối với người mẹ và đứa con tương lai trên phương diệnsức khỏe) hay đ á m cưới (có thể xảy ra cuộc ly hôn cho cha mẹ), không được đi trên vỏ cây dùng để sản xuất quan tài (có thể bị sẩy thai), không chạy trốn rắn để tránh trường hợp trẻ sơ sinh bị có dài lưỡi, tránh ăn trái cây “sinh đôi” (có thể sinh đôi), tạo điều kiện để dễ sinh con bằng cách thức dậy vào sáng sớm và mở tất cả các cửa trong nhà, luôn duy trì sự thanh thản và vui vẻ và tránh nóng giận vân vân..

Tương tự như vậy, người chồng cũng có một số việc  phải kiêng cữ. Không được khiêng quan tài, thay nóc nhà, sửa sang nhà cửa. Gần tới ngày sinh đẻ, người vợ không nên đến nhà bố mẹ đẻ vì trong trường hợp sự việc xảy ra, chị sẽ phải sinh con dưới gầm sàn nơi có gia súc ở. Theo người Mường, người phụ nữ mang thai không còn là người trong gia đình họ (Con gái là con của người ta) mà là con gái của nhà chồng. Đứa trẻ sinh ra không có cùng huyết thống gia đình. Đối với một cô con gái mang thai mà không có chồng, việc sinh con của cô ấy sẽ không thể diễn ra trong nhà được mà phải ở trong vườn. Hình phạt tương tự đối với cô gái mắc lỗi mang thai trước hôn nhân.

Nói chung, sinh đẻ diễn ra ở nhà. Sự kiện mừng sinh nở  nầy được thông báo qua sự hiện diện một dấu hiệu được sắp xếp ở bên trái (nếu là bé trai) và bên phải (nếu là bé gái) ở lối vào nhà. Dấu hiệu này sẽ được gỡ bỏ ra sau cuối ngày thứ bảy đối với bé trai và ngày thứ chín đối với bé gái. Đôi khi sự can thiệp của thầy phù thủy (thầy mo) là việc mong muốn trong trường hợp người ta cho rằng đang đối phó với các linh hồn ma quỷ và bắt chúng phải chịu trách nhiệm về những khó khăn này ở trong nhà.

Có rất nhiều việc phải tôn trọng  khi người vợ  có thai  luôn cả cho người chồng. Ngay cả sau khi được sinh ra, đứa trẻ vẫn tiếp tục là nguyên nhân gây ra những bệnh tật lớn nhất cho cha mẹ  trong những năm đầu của nó. Theo người Mường, linh hồn gắn liền với cơ thể của nó rất hay thay đổi và đi lang thang nên nó có thể thoát ra khỏi cơ thể bất cứ lúc nào. Đây là lý do tại sao đứa trẻ, trước khi ra khỏi nhà, cần được bảo vệ bằng cách đeo  cho nó một chiếc vòng bạc (pwok Wai) trên cổ tay hoặc mắt cá chân để ngăn chặn linh hồn của  đứa trẻ có thể rời khỏi cơ thể. Trong trường hợp này chiếc vòng này  cho phép linh hồn  quay lại và chiếm hữu lại đứa trẻ. Ngoài ra để đảm bảo rằng không có điều gì xảy ra với cậu bé nầy trong những năm đầu, cha mẹ còn tổ chức một nghi lễ gọi là cak Wai để cho phép nó được sự bảo vệ của các thần linh gọi là các Mẹ Mụ chăm sóc linh hồn của đứa trẻ.  Các bà nầy có quyền có trong mỗi ngôi nhà một bàn thờ của họ. Bàn thờ được khánh thành sau lần sinh ra đứa bé đầu tiên.

Mối quan hệ vợ chồng giữa người Mường không thể không biết đến  vì đây là một trong những đặc điểm nổi bật giúp họ có được những phẩm chất đáng khen ngợi, đồng thời xây dựng được một xã hội hòa bình, nhân văn, mến khách và vị tha. Về cơ bản, dựa trên sự chung thủy, tình yêu và hạnh phúc, mối quan hệ này cho phép củng cố xã hội mường và giúp nó chống lại sự tiến hóa của các phong tục mà Việt Nam đã biết từ khi được  thống nhất.

Mặc dù có thể dễ dàng nói chuyện, hẹn hò và tìm hiểu nhau trước khi kết hôn, những người trẻ tuổi không thể vượt ra ngoài các nguyên tắc  yêu cầu mà truyền thống mường đã thiết lập từ buổi ban sơ. Một người đàn ông phải có  nghiêm túc, mạnh mẽ, ngay thẳng và tử tế. Đây là những phẩm chất cần có ở một người đàn ông để có thể kết hôn, nếu không thì rất khó để tìm được một người phụ nữ trong xã hội mường. « Học ăn, học nói, học gói, học mở » (Học cách cư xử, cách nói, cách đối mặt và giải quyết những khó khăn trong cuộc sống) là phương châm hay áp dụng để tìm kiếm chồng lai  cho một cô gái mường. Người đàn ông phải biết làm nhà, đan những tấm lợp rơm, chăn nuôi gia súc vân vân.. Người ta cũng quen nói với tục ngữ nầy: Một đàn ông không dựng nổi cái nhà. ) để cho thấy họ rất gắn bó với thành kiến ​​này. Sự yêu cầu này cũng dễ hiểu vì trong một môi trường hiếu khách và một xã hội vừa hỗ trợ vừa có phân cấp thì một người đàn ông  cần phải thể hiện được khả năng của mình và đáp ứng được sự yêu cầu này. Về phần người phụ nữ mường, cô ấy cũng không thua chi.  Cũng cần phải có những phẩm chất nhất định: cư xử tốt, ăn nói nhẹ nhàng và nhã nhặn, biết cách chỉnh tề,  biết may vá vân vân…

Hôn nhân

Bị ám ảnh bởi câu tục ngữ sau đây « Một đàn bà không cắt nổi gianh », người Mường hay nghỉ đến để có thể đánh giá sáng suốt hơn về  cô con dâu tương lai của họ và để phát hiện được những phẩm chất  cũng như khuyết điểm của cô ấy. Phương châm “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem họ” không hề xa lạ với cách cư xử cũng như việc quan sát hôn nhân của họ. Để thành công trong việc nầy, họ cần sự giúp đỡ của một bà mối (bà mờ) (3), người  có vai trò chính trong công việc khó khăn này.Bà nầy  không chỉ là giao diện đặc quyền của hai bên gia đình mà còn là người chịu trách nhiệm và nhân chứng cam kết của các giao dịch phát ra từ hai gia đình này. Bà nầy phải thân thiết với gia đình cô dâu tương lai và  phải có tài giao tiếp để thuyết phục mọi người. Câu tục ngữ mường sau đây: “Thiếu gì nước trong, thiếu gì tiếng trong mồm mà không nói ra cho vừa lòng nhau” cho thấy sự gắn bó của người Mường ở mức độ nào với sự giao tiếp. Sự kính trọng của bà là  một điều không thể chối cãi ở trong làng. Bà phải có các tiêu chí mà truyền thống mường đòi hỏi: có một cuộc sống không thể thay đổi trong việc hôn nhân và trong gia đình của mình. Điều hiển nhiên đối với bà là  các con trai gái phải  theo tục ngữ mường: Có nếp, có tẻ. Trước khi bắt đầu tiếp cận với  bên nhà gái bà phải tham khảo lịch Đoi (4) vì theo tính toán thì chắc chắn có những tháng, ngày giờ  nên tránh bằng mọi giá cho việc hôn nhân. Đó cũng là trường hợp của người Việt có tháng Ngâu mà họ phải cấm cho sự kiện này. Phải biết ngày tháng năm sinh của cô dâu và  chú rể để tránh chuyện không hợp nhau và sự bất hòa về sau này. Trong trường hợp ly hôn hoặc thất bại,  bà sẽ phải gánh chịu tất cả những bất bình và trách móc của cả hai bên. Ngoài ra, bà còn nhận được sự trách cứ từ lãnh chúa địa phương (quan lang).

Sau khi nắm được đầy đủ thông tin và được nhà chồng bật đèn xanh, bà mối có thể bắt đầu định ngày họp mặt đầu tiên với gia đình nhà gái. Bà phải thông báo cho tất cả những người thân của mình về sự kiện đáng mừng này và đôi khi xin họ cho  các lời khuyên. Trong lễ viếng này, bà có thói quen tặng nhà gái một chai rượu sẽ được treo ngay ở trong nhà trên cột chính. Nếu chai rượu này được phục vụ sau cuộc phỏng vấn, người mai mối nầy sẽ nắm chắc  chắn sự thành công của nhiệm vụ của mình. Nếu không, cô ấy sẽ ra đi với chai rượu. Được biết đến với  cái tên gọi trong mường  là « Tì kháo thiếng », giai đoạn nầy hay được thực hiện ít nhất 3 hoặc 4 lần qua lại (nòm trong tiếng mường)  nếu không  đạt được s thỏa thuận ngay lập tức cho lần đầu tiên. Vì lợi ích tốt nhất  nên gia đình cô dâu cho người mai mối biết rằng đây là một sự việc quan trọng cần một thời gian suy nghĩ và tham khảo ý kiến ​​của cô con gái. Điều này  làm sâu sắc hơn nửa mối quan hệ giữa hai gia đình và làm cho họ trở nên thân thiết hơn  thông qua bà mối.

Nhờ  sự qua lại của bà mối (hay nòm),  mới có sự  đảm bảo tìm thấy ở vợ chồng tất cả những phẩm chất cần có. Đó là khi kết thúc  lần nòm cuối cùng,  thì sẽ bắt đầu chọn ngày để làm lễ “nòm cả”. Được gọi là « ăn hỏi hoặc tì nòm », lễ này được tổ chức rất hoành tráng. Được  tìm thấy trong quà của chồng tương lai rất nhiều đồ vật tượng trưng, ​​trong đó có một con lợn, 20 ống rượu gạo (rượu cần), 2 cặp mía, lá trầu, bánh đa. xôi (bánh chưng) không trang trí (không nhân), một nét đẹp đạo đức và một quy ước ngầm về trinh tiết của cô dâu tương lai. Tất cả các món quà được cung cấp phải ở số chẵn. Trong buổi lễ này, người chồng tương lai sẽ được ra mắt gia đình nhà gái. Phần trình bày này được gọi tiếng mường: ti cháu (lễ ra mắt chú rể). Kết thúc nghi lễ này, gia đình cô dâu tương lai sẽ nói chuyện của hồi môn cho bố mẹ chàng rể tương lai. Được biết đến trong tiếng mường dưới cái tên « thử thách cưới xin », điều đó được họ chấp nhận một cách dễ dàng để chứng tỏ rằng họ đáp ứng yêu cầu tài chính này và không để mất mặt. Người mai mối có thể mặc cả giá của hồi môn, giảm bớt hay từ chối hoàn toàn cuộc hôn nhân. Đôi khi, người chồng tương lai sẽ được đảm bảo bằng lời hứa của gia đình bên gái nhận được một phần thừa kế trong trường hợp họ không có nam giới thừa kế.

Được biết đến qua các nghiên cứu về tiếng Mường, nhà dân tộc học người Pháp Jeanne Cuisinier đã nhìn thấy trong việc mặc cả này là một hành động mua bán cô dâu và chú rể. Không có gì có thể biện minh hoàn toàn cho cách giải thích nầy vì về phía nhà gái quả thực có một hành động cam kết, một sự đảm bảo về mặt đạo đức cho cuộc hôn nhân này với sự tham gia của tất cả các dòng họ và một lòng thành tâm muốn duy trì sự ăn ở của cặp vợ chồng thông qua  sự yêu cầu tài chính khó khăn này. Trong trường hợp ly hôn, gia đình bên vợ phải trả lại đầy đủ của hồi môn đã nhận khi kết hôn.

Đây là một hạn chế bổ sung để tránh được đổ vỡ và cần suy nghĩ  kĩ càng về hành động không vãn hồi được. Đó cũng là một trong những yếu tố giải thích sự liên kết gia đình và xã hội của người Mường  so với các dân tộc khác, đặc biệt là với người Kinh. Ngoài ra, đối với người chồng tương lai, có lời hứa sẽ nhường một phần tài sản thừa kế cho anh nầy và có thói quen nhận anh nầy làm con nuôi trong  một gia đình không có nam giới thừa kế. Đây thực sự không phải là ý nghĩa của thuật ngữ mua bán được tìm thấy trong định nghĩa của nó bởi vì dù sao thì người chồng tương lai cũng sẽ nhận được sự bồi thường của hồi môn.

Theo truyền thống của người Mường, lễ chính thức sẽ diễn ra sau 3 nămcủa nòm chính. Đây là giai đoạn mà cô dâu chú rể sẽ phải tìm hiểu nhau, trao đổi trò chuyện và khắc phục những khác biệt để cuộc sống vợ chồng sau này dễ dàng hơn. Thời điểm này, buổi lễ bắt đầu từ sáng sớm vì người mai mối đi cùng với họ hàng bên nhà chồng phải mang  đến một số lượng lớn đồ vật, gia súc đáp ứng  các yêu cầu đặt ra vào thời điểm chính thức. (một con trâu, hai con lợn, 5 hoặc 6 thúng gạo nếp, một quả cau, một trăm lá trầu, 20 ống rượu gạo vân vân..).

Số người tùy tùng phải là số chẵn. Được nhà gái đón dâu và tham gia bữa tiệc linh đình, bà mối sẽ xin phép bố mẹ cô dâu để đưa con gái về nhà chồng vào thời gian được cho là phù hợp và mang lại nhiều may mắn cho cô dâu chú rể. Trước khi ra về, cô dâu phải khấn vái trước bàn thờ tổ tiên và sau đó phải làm lễ bái tạ trước mặt ông bà cũng như bố mẹ. Trên đường về, cô đội nón lá và luôn thủ sẵn con dao trên tay để xua đuổi tà ma, bảo vệ “linh hồn” của mình.  Cô  dâu bị cấm quay đầu lại. Cần có thời gian vì trong hầu hết các trường hợp, các làng thường  ở rất xa nhau. Đây là lý do tại sao  thường quen nói trong  tiếng mường: Làm rể vào buổi trưa, làm dâu vào buổi tối.

Khi đến nhà chồng, cô được chào đón bởi chị gái của chồng. Người  nầy yêu cầu cô đi rửa chân và đi qua một bó củi trước khi lên cầu thang của ngôi nhà. Cô bắt buộc phải đi khấn ngay trước bàn thờ thần tài bếp núc trước khi làm lễ cúng trước bàn thờ gia tiên, bố mẹ chồng. Sau đó, một lễ cấp sắc (lễ tơ hồng) diễn ra ở giữa nhà với sự chứng kiến ​​của cô dâu và chú rể. Sau đó, có được một bữa tiệc để vinh danh đôi  vợ chồng mới. Vài ngày sau, đôi vợ chồng  sẽ trở lại  bên nhà gái qua lễ viếng đầu tiên. Trong quá khứ, phải mất một thời gian thử thách (bù mà ruộng) trước khi có cuộc sống hôn nhân thật sự.

Đối với người Việt, người Mường không chỉ là dân tộc thiểu số mà còn là dân tộc bảo tồn một nền văn hóa chung nguyên bản. Đó là lý do tại sao người  dân Việt quan tâm đến việc nghiên cứu dân tộc học về người Mường vì nhờ họ mới  được hiểu rõ hơn về lối sống của tổ tiên cũng như văn hóa cổ và đã có ngàn năm của chúng ta. Nhà dân tộc học Việt Nam Nguyễn Từ Chi đã có dịp nhắc lại những nét đặc trưng của người Mường trong văn hóa Việt trong cuốn sách « Vũ trụ quan Mường ». Nếu không có người Mường, người ta tin rằng văn hóa Việt Nam là  văn hóa của người Trung Quốc, một quan điểm sai lầm rộng rãi  qua nhiều thế kỷ. Họ xứng đáng là anh em họ của người Việt Nam mãi mãi hay đúng hơn là anh em sinh đôi như người ta vẫn thường nói trong một bài hát nổi tiếng của họ:

Ta với mình tuy hai mà một
Mình với ta tuy một thành hai.
Mặc dù tôi và bạn là HAI bản thể, nhưng chúng ta là MỘT.
Là  MỘT, tôi và bạn, chúng ta luôn có thể được coi là HAI.

Hơn bao giờ hết, người  dân Mường là những người còn sót lại trong nền văn hóa cổ xưa của người Việt. Họ ở đấy để làm chứng cho điều này và để nhắc nhở  lại rằng tựa như họ,  người dân Việt có một nền văn hóa riêng tư của mình, cho phép họ khác hẵn hoàn toàn với người Trung Quốc và  xứng đáng được biết đến và cố được gìn giữ cho các thế hệ mai sau nầy trước sự phát triển nhanh chóng của xã hội Việt Nam ngày nay.


(1) quạt: ce mot est utilisé pour désigner les funérailles (quạt ma).
(2): Le riz glutineux est une sorte de riz dont le grain est noir.
(3) Parfois c’est un entremetteur (Bà mờ).
(4): Calendrier Đoi: une caractéristique unique de la culture Mường. Ce calendrier est constitué de douze pièces en bambou et sculpté avec des lignes dans le but de faciliter l’indication des phénomènes et des changements climatiques.

Bibliographie

Người Mường ở Viet Nam. Editeur : Nhà Xuất Bản Thông Tấn. Hànôi.
Mosaïque culturelle du Vietnam. Nguyễn Văn Huy. Maison d’édition de l’éducation. 1997.
Bàn thêm về chế độ Nhà Lang trong xã hội Mường cổ truyền. Dưong Hà Hiếu.
Đám cưới truyền thống Mường. Phạm Lệ Hoa. Tru6ờng sư phạm nghệ thuật trung ương. National University of Art Education.
Rituels de naissance et liens de l’âme chez les Mường du Vietnam. Stéfane Boussat, Marcel Rufo.
À la recherche de l’origine de la langue vietnamienne. Nguyễn Văn Nhàn.  Synergies riverains du Mékong. N° pp 35-44