Chùa Chiền Việt Nam: Phần 1 (Version vietnamienne)

 

Thân là nguồn sinh diệt, Pháp tính vẫn như xưa
Thiền sư Thuần Chân của phái  Tì Na Lưu Đà Chi(1101)

pagoda

Version française

Không giống như chữ « Đền » thường chỉ nơi thờ một danh nhân (anh hùng, vua hoặc thần), chữ « Chùa » thì chỉ được dùng để chỉ nơi thờ phượng  tôn kính Đức Phật. Trước khi xây dựng tòa nhà này, điều cần thiết là phải xem xét kỹ vị trí vì cần phải có sự hòa hợp với thiên nhiên ở xung quanh. Mặt khác, không giống như những ngôi chùa ở Trung Quốc, Ấn Độ hay Cao Miên, việc hoành tráng và xa hoa không nằm ở trong các tiêu chuẩn được lựa chọn trong việc thực hiện công trình này. Đây là lý do tại sao các vật liệu cơ bản được sử dụng chủ yếu thường là gỗ, gạch và ngói. Chùa không nhất thiết phải trội hơn các toà nhà ở xung quanh.  Trên thực tế  ở trong mỗi ngôi làng đều có một ngôi chùa. Tương tự như đình, chùa thường khơi lại đối với mọi người  dân Việt hình ảnh làng quê mà còn lại bao hàm cả hình ảnh quê hương. Chùa  vẫn có  một sức lôi cuốn quyến rũ đối với họ.

pagode0

Chùa được ghé thăm nhiều hơn đình vì không có phân chia giai cấp nào được nhìn thấy ở nơi đó. Đây là sự bình đẳng tuyệt đối giữa  các con người với nhau mà cũng là phương châm do chính Đức Phật thuyết giảng để chia sẻ và giải thoát những đau khổ của con người. Ngay cả trong khung cảnh nghiêm túc và trang trọng này, đôi khi còn tìm thấy ở trong sân chùa các vở kịch cổ điển. Đây không phải là trường hợp của đình nơi  cần có sự tôn trọng nghiêm ngặt. Sự phân biệt thứ bậc có thể thấy được ít nhiều. Ngay cả phép vua cũng không thể ảnh hưởng đến phong tục lệ làng đựơc. Đó cũng là lý do tại sao chùa rất gần gũi với người dân Việt hơn bao giờ hết. Chúng ta vẫn thường quen nói: Đất vua, chùa làng, cảnh Phật để gợi nhớ không chỉ sự gần gũi, gắn bó hữu tình của chùa với dân làng mà còn là sự hòa hợp với thiên nhiên.icone_lotus

Chùa có được  một vai trò then chốt trong đời sống xã hội của làng xã cho đến nỗi chùa được nhắc đến thường xuyên trong các  câu ca dao:

Ðầu làng có một cây đa,
Cuối làng cây thị, đàng xa ngôi chùa.

hay

Rủ nhau xuống bể mò cua,
Lên non bẻ củi, vào chùa nghe kinh.

khiến cho chúng ta nhận thấy người dân Việt rất gắn bó sâu  sắc với biển cả và núi non để được nuôi dưỡng và với  chùa  chiền  để  đáp ứng nhu cầu tâm linh. Chùa chiền đúng là nơi nương tựa lý tưởng và tâm linh của họ trước những thiên tai, hiểm họa thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.

Cho đến ngày nay, nguồn gốc của từ « chùa » vẫn chưa được làm sáng tỏ. Không có mối liên hệ nào được tìm thấy về nguồn gốc của chữ từ « tự (chùa) » trong tiếng Hán. Theo một số nhà chuyên môn, nguồn gốc của nó nên được tìm thấy trong chữ Pali « thupa » hoặc « stupa » viết bằng tiếng phạn vì lúc mới xây dựng, chùa Việt Nam có dáng dấp của một bảo tháp. Do đó người Việt Nam  hay quen rút gọn trong cách phát âm của các từ  được du nhập từ nước ngoài, từ « stupa » trở thành từ « stu » hoặc « thu » để nhanh chóng dẫn đến từ « chùa » qua nhiều năm. Theo nhà nghiên cứu Việt Nam Hà Văn Tấn, đây chỉ là  sự phỏng đoán mà thôi. 

pagode_chuachien

Còn từ “Chiền” thì có ở trong tiếng Việt cổ, ngày nay được dùng cùng với từ “chùa” để gợi lên kiến ​​trúc của chùa. Tuy nhiên, từ « chiền » này thường được nhắc đến một mình trong quá khứ để chỉ chùa. Đây là điều chúng ta  tìm thấy trong bài thơ “Chùa vắng vẻ, tịch mịch” của vua Trần Nhân Tôn hay bài “Cảnh ở tự chiền” của Nguyễn Trãi.  Đối với nhiều người, từ « chiền » này có nguồn gốc từ tiếng Pali « cetiya » hoặc trong từ « Caitya » trong tiếng phạn để chỉ bàn thờ Phật trong mọi trường hợp.

Công trình xây dựng chùa đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nghiên cứu nhất là việc thăm dò sơ bộ mặt bằng. Nó phải đáp ứng nghiêm ngặt một số tiêu chí nhất định ở  trong phong thủy vì theo người dân Việt, môn khoa học này có thể gây ra   một ảnh hưởng tai hại hay không đối với đời sống xã hội của dân làng. Nhà sư Khổng Lộ của phái Vô Ngôn Thông (1016-1094), cố vấn triều Lý, đã có dịp đề cập đến vấn đề này trong một bài thơ của mình với câu như sau: Tuyển đắc long xà địa khả  cư  (chọn được đất rồng mới có thể ở yên). Chúng ta thường quen xây dựng chùa trên một ngọn đồi hoặc một gò đất hoặc trên một khu vực đủ cao để nó có thể chiếm ưu thế đới với các nhà của dân làng. Bởi vậy vì có liên hệ với địa hình của chùa nên từ « Lên chùa » được người Việt sử dụng ngay cả khi chùa được nằm trên mặt đất bằng.

Hầu hết ở các chùa, đặc biệt là các chùa ở miền bắc Việt Nam, khung cảnh rất thanh bình, huyền bí và tráng lệ. Sông, núi, đồi, suối vân vân… luôn hiện hữu ở nơi đó, đôi khi còn tạo nên những cảnh quan ngoạn mục bởi sự hòa nhập hài hòa với thiên nhiên. Đây là trường hợp của chùa Thầy ở tỉnh Hà Tây, cách thủ đô Hànội 20 cây số nằm  giữa núi và nước. [Tiếp theo]

Être caodaïste (Tôi là người Cao Đài) (Version vietnamienne)

Version française

Chúng ta, người Cao Đài  phải biết cải thiện bản thân. Chúng ta không cần thiết phải ăn chay  niệm Phật qua những lời cầu nguyện hay đi chùa để có thể được sự hoàn hảo ở bản thân. Chúng ta có khả năng làm được điều này nếu ở nơi chúng ta có được ba đức tính như sau: tình thương, trí tuệ và ý chí. Khi sinh ra, chúng ta đã có sẵn lòng nhân từ. Đây là lý do tại sao tổ tiên của chúng ta thường nói:

Nhân chi sơ, thiện bản tính. Loài người bẩm sinh đã tốt.

Nhưng vì mọi bất trắc trong cuộc đời, những ganh đua phi lý và những dục vọng vô độ tiếp tục xâm chiếm chúng ta không ngừng khiến chúng ta đã trở thành những người không trung thực, bội bạc, ích kỷ và làm chúng ta mất đi tính tốt mà chúng ta có được khi sinh ra. Tất cả các hiền nhân thời cổ đại đều có ba đức tính nêu trên. Để biết được con người có tốt hay không, chúng ta chỉ cần quan sát hành vi của họ đối với những người thân thiết. Qua  việc quan sát này, chúng ta biết rõ họ như nhà triết học Trung Hoa Mạnh Tử đã nói.

Tình thương là phẩm chất rất cần thiết để hoàn thiện nhưng không thể hoàn hảo được vì chúng ta cần có  trí tuệ  để phân biệt đúng hay sai, điều thiện  và điều ác. Có một số người hảo tâm dù đã quyên tiền rất nhiều để xây chùa nhưng lại tiếp tục có một thái độ xấu xa tệ hại vì không phân biệt  rõ lý do sai trái. Đôi khi họ còn bị coi thường so với những người không bao giờ có cơ hội tham gia vào phần đóng góp nầy. Ở Việt Nam, triều đại nhà Lý nổi tiếng có nhiệt thành không thể chê trách được đối với Phật giáo thông qua một số lượng của các công trình xây cất chùa chiền. Điều này dẫn đến  cảnh khốn cực của  người dân do thuế má quá cao và tạo  ra sự bất bình của dân chúng. Đây là nguyên nhân chính đi đến sự sụp đổ của triều đại. 

Dù trình độ học vấn như thế nào, con người luôn có trí tuệ ở  trong con người. Khi chúng ta làm sai hay không, chúng ta sẽ biết điều đó bằng chính lương tâm của mình. Ví dụ, khi bạn cố gắng nói dối, bạn cảm thấy xấu hổ với bản thân của mình mặc dù người bạn mà bạn nói dối không biết điều đó. Chính trí tuệ nó giúp chúng ta phân biệt được điều này. Nhà triết học Pháp Blaise Pascal đã có cơ hội  nhấn mạnh rằng con người là một cây sậy có tư duy.

Để tiếp tục nói dối hoặc hành động xấu xa hay không, chúng ta cần có ý chí. Nói về phẩm chất này thì dễ, nhưng chúng ta khó mà có thể sở hữu được nó vì đôi khi còn buộc chúng ta phải đi ngược lại với lợi ích của bản thân hoặc đôi khi còn  phải gánh chịu nhiều thiệt thòi. Đôi khi mạng sống của chúng ta không được bảo tồn. Chúng ta  dựa vào  một số sự kiện lịch sử của Trung Hoa và Việt Nam nhằm để   cùng nhau suy ngẫm và cảm phục những người mà chúng ta cho là họ  có thể cải thiện bản thân vì họ có đủ ba đức tính nêu trên. Họ đã trở thành những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa và Việt Nam. 

Trước hết, đó là trường hợp Gia Cát Lượng (hay Khổng Minh). Ông vừa là tể tướng vừa là cố vấn của Lưu Bị, người sống sót cuối cùng của nhà Hán (Lưu Hoài Đức) ở Trung Hoa. Những người man rợ đến từ vùng đồng hoang phía bắc Trung Hoa và được Mạnh Hoạch cầm đầu thường thích đánh phá lãnh thổ vương quốc của ông. Gia Cát Lượng bắt được Mạnh Hoạch 7 lần, nhưng sau mỗi lần bị bắt, Mạnh Hoạch được thả về. Ông rất  ấy rất nhân hậu. Ông được trời phú cho trí tuệ phi thường vì ông thấy rằng cần phải thuyết phục Mạnh Hoạch bằng tình thương. Nếu Mạnh Hoạch bị giết, có lẽ sẽ có một Mạnh Hoạch khác. Điều này buộc ông phải thực hiện các cuộc  dấy binh trừng phạt thường xuyên và không cho ông rảnh tay để khôi phục lại triều đại nhà Hán và mang lại hòa bình và hạnh phúc cho bá tánh. 

Đó là lý do tại sao ông vẫn bình tĩnh tiếp tục giải thoát cho Mạnh Hoạch  mỗi lần bị bắt. Ông có ý chí vô biên vì ông biết rằng để ngăn cản Mạnh Hoạch phản bội sau này, ông đã phải chịu lãng phí rất nhiều thời gian, buông bỏ lợi ích cá nhân và dành cho mình nhiều nổi lo lắng với tuổi già của mình. Ông sẽ đỡ mệt hơn cho ông nếu ông  quyết định giết Mạnh Hoạch vì ông không phải dấy binh chinh phạt tới 7 lần. Trong lần vây bắt cuối cùng, khi ông ta sắp sửa thả Mạnh Hoạch, thì chàng nầy bắt đầu khóc và xin đầu hàng vĩnh viễn. Gia Cát Lượng có ba phẩm chất nói trên. Dù ông không theo đạo giáo nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng với ba đức tính mà ông có được ở ông (tình thương, trí tuệ và ý chí), ông  đã biết cách hoàn thiện bản thân và lúc đó ông  đã được coi là một hiền nhân ở thời Tam Quốc. Ở Việt Nam cũng có những vị vua mà chúng ta có thể coi là các bậc hiền nhân. Đây là trường hợp của vua Lý Thánh Tôn. Ngài có đủ 3 đức tính nêu trên. Đây là lý do tại sao ngài được biết đến trong suốt lịch sử Việt Nam như một vị vua anh minh, xuất chúng, nhân ái và dũng cảm. Cuộc nổi dậy của vua chàm, Chế Cũ đã buộc ngài phải tiến hành một cuộc viễn chinh trừng phạt trong khi để lại cho nàng thiếp Ỷ Lan  quyền nhiếp chính. Trước sự quyết tâm của Chế Cũ, ngài đã không bắt được Chế Cũ  sau nhiều tháng viễn chinh. Thất vọng, ngài buộc lòng phải trở về. Trên đường về, ngài được biết dân chúng không ngớt lời ca ngợi tài năng của Ỷ Lan trong việc cai quản đất nước. Ngài cảm thấy xấu hổ và quyết định quay trở lại mặt trận. Khi bắt được Chế Cũ, ngài  có thể giết Chế Cũ để xoa dịu cơn giận nhưng ngài  lại  tha chết để Chế Cũ quay trở về nước hơn. 

Đó là lý do tại sao Việt Nam được hưởng một thời kỳ hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc. Ngài  rất nhân từ vì ngài đã buông tha kẻ đã làm nhục ngài trước mặt bá tánh. Ngài đã lãng phí rất nhiều thời gian để cố gắng bắt được Chế Cũ. Liệu chúng ta có thể làm được như ngài nếu chúng ta ở vị trí của ngài không? Có một ngày, trong thời kỳ mùa đông khắc nghiệt, ngài ngỏ lời với các quan của mình như sau:

Trẫm mặc quần áo như thế này mà trẫm còn lạnh cóng. Làm thế nào để người dân chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt này được, đặc biệt là những người nghèo khi chúng ta biết rằng họ không có đủ tiền để ăn?. Các khanh cần phải cho họ thức ăn và quần áo  thêm nữa ngay bây giờ.

Một lần khác, có công chúa Ðông Thiên ở bên cạnh trong một buổi yết kiến, ngài quay sang các quan và nói:

Trẫm  có một tình yêu sâu sắc đối với đồng bào cũng như tình yêu trẫm dành cho con của trẫm. Thật không may, người dân có giáo dục quá kém nên họ liên tục phạm tội. Đó là lý do tại sao trẫm  cảm thấy tội nghiệp thương họ. Trẫm yêu cầu các quan nên giảm các hình phạt và các tội mà họ đã phải chịu.

Trí tuệ của ngài thật vô biên. Để chinh phục Champa, ngài biết rằng cần phải thuyết phục và trấn an Chế Cũ mặc dù ngài cảm thấy nhục nhã và khó chịu khi so sánh những gì ngài phải chịu đựng so với những gì mà người thiếp của ngài đã làm cho bá tánh, một người phụ nữ xuất thân từ nông thôn, Ỷ Lan trong thời gian vắng mặt. Ngài có thể giết Chê ’Cũ để xoa dịu cơn tức giận và gột rửa cơn phẫn nộ nhất thời này. Nhưng ngài là người dũng cảm, biết đặt lợi ích của nhân dân lên trước lợi ích cá nhân. Đó là người có ba phẩm chất vừa nêu ở trên.

Dù đang ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải cố gắng hoàn thiện mình. Điều đó xảy ra với tôi khi tôi muốn tiếp tục phương pháp này. Phải công nhận rằng không dễ  hiện thực hóa phương pháp nầy. Tôi cũng không giấu giếm rằng tôi cũng gặp những khó khăn hàng ngày nhưng tôi cảm thấy nhẹ nhõm vô cùng khi tôi cố gắng làm cho nó trở nên cụ thể hóa một chút. Tôi rất vui vì tôi nhận ra rằng tôi đang bắt đầu cải thiện bản thân một chút dù biết rằng quá ít ỏi.

Nó làm tôi nhớ đến câu mà Ung Giả Vi đã viết trong cuốn Luận Ngữ của Khổng Tử:

Nhân viên hồ tài! Ngã dục nhân, Tư nhân chi hỷ!
Nhân có xa đâu! Bạn muốn nhân, nhân đến vậy!

 

 

 

 

 

 

 

Điều này cho phép tôi tin chắc rằng THIỆN hay ÁC  đều tồn tại ở trong mỗi chúng ta. Bạn muốn sao thì được vậy. Tôi hiểu rằng tôi không cần phải đến chùa hay nhà thờ để có thể hoàn thiện bản thân. Tôi có thể làm được điều này nếu tôi không quên những gì Thầy đã nói trong kinh thánh Cao Đài mà tôi có cơ hội đọc:

Nếu con muốn trở thành một tín đồ đạo Cao Đài chân chính, con phải có tình yêu và nguyên tắc đạo đức. Nó hoàn toàn cần thiết để con cải thiện bản thân.

Con xứng đáng được mặc chiếc áo dài trắng này, biểu tượng của sự tinh khiết. Con sẻ cảm thấy tự hào hơn bao giờ hết khi con là một tín đồ Cao Đài.

Duy Tân (Version vietnamienne)

 

duytan_empereur

Version française

Tưởng niệm một vị vua mà tôi ngưỡng mộ từ lâu qua 4 câu thơ lục bát:

Một đời vì nước vì dân
Vĩnh San đứa trẻ không cần ngôi vua
Tù đày tử nhục khi thua
Tử rồi khí phách ông vua muôn đời

Với sự thỏa thuận của  chính quyền Việt Nam, hài cốt của hoàng đế Duy Tân được chôn cất  đến giờ ở Cộng Hòa Trung Phi, đã được mang trở về với sự nghinh đón long trọng  vào ngày 4 tháng 4 năm 1987 tại Huế,  nơi có lăng mộ  của các vua triều đại nhà Nguyễn. Điều này chấm dứt sự  lưu đày lâu dài và đau đớn mà hoàng tử Vĩnh San, thường được gọi là « Duy Tân » (hay người bạn của các cuộc cải cách) đã có kể từ khi dự án khởi nghĩa chống lại chính quyền thực dân Pháp được phát hiện vào ngày 4 tháng 5 năm 1916 bởi sự phản bội của một cộng tác viên Nguyễn Đình Trứ.

Duy Tân là một nhân vật khác thường mà không có một hoàng đế nào cuối cùng của triều Nguyễn có thể  so sánh được. Chúng ta chỉ có thể hối tiếc về sự ra đi đột ngột của ông ta do một vụ tai nạn máy bay xảy ra vào cuối năm 1945 khi ông ta có được nhiệm vụ trở về Việt Nam. Cái chết của ông vẫn tiếp tục tạo ra  sự nghi ngờ và vẫn còn là một trong những bí ẩn chưa được làm sáng tỏ cho đến ngày hôm nay. Chúng ta không chỉ tìm thấy ở nơi ông, vào thời điểm đó, sự ngưỡng mộ của dân chúng khó ai mà có đựợc và  tính hợp pháp hoàng gia mà còn là một người có khuynh hướng thân Pháp hiển nhiên. Đây cũng là  một lá bài thay thế mà tướng De Gaulle đã có nghĩ đến để đề xuất vào giây phút cuối cùng  cho người  dân Việt để chống lại nhà cách mạng trẻ tuổi Hồ Chí Minh ở Đông Dương. Nếu ông vẫn còn sống, Việt Nam sẽ không trải qua những thập kỷ tiêu cực cuối cùng trong lịch sử và sẽ không trở thành nạn nhân của cuộc đối đầu Đông-Tây và chiến tranh lạnh. Đó là một sự hối tiếc sâu sắc mà mỗi người dân Việt chỉ có thể cảm nhận được khi nhắc đến cuộc  đời và số phận của ông ta. Đó cũng là sự bất hạnh cho người dân Việt khi mất đi một chính khách vĩ đại và  khi  họ viết  lịch sử bằng xương máu và nước mắt trong nhiều thập kỷ vừa qua.

Việc lên ngôi của ông vẫn là một trường hộp độc nhất vô nhị trong biên niên sử lịch sử Việt Nam. Lợi dụng  các hành động chống Pháp khả nghi của hoàng đế Thành Thái và sự điên rồ trá hình, chính quyền thực dân buộc ông nầy phải thoái vị vào năm 1907 và phải sống lưu vong ở  đảo Reunion khi mới có 28 tuổi. Họ yêu cầu thủ tướng Trương Như Cương đảm nhận chức vụ nhiếp chính. Nhưng vì sự từ chối quyết liệt, Trương Như Cương tiếp tục yêu cầu chính quyền thực dân tôn trọng nghiêm ngặt sự cam kết được quy định trong hiệp ước bảo hộ Patenôtre (1884). Ngai vàng được trở về  sau này cho một trong những người con của vua nếu vua  không  thể trị vì (Phụ truyền tử kế). Đối mặt với áp lực của quần chúng  và lòng trung thành không thể sai lầm của Trương Như Cương đối với triều Nguyễn, chính quyền thực dân buộc lòng phải chọn làm hoàng đế, một trong những  đứa con trai của vua Thành Thái. Họ không giấu diếm ý định chọn một người có vẻ ngoan ngoãn và không có quy mô. Ngoài Vĩnh San, tất cả các con trai khác của hoàng đế Thành Thái, khoảng hai mươi người, đã có mặt ở  thời điểm lựa chọn được thực hiện  bởi khâm sứ  Sylvain Levecque. Vĩnh San vắng mặt lúc gọi tên  khiến mọi người phải đi tìm ông ở khắp mọi nơi. 

Cuối cùng ông ta được tìm thấy dưới sườn nhà  với khuôn mặt dính đầy bùn và ướt đẫm mồ hôi. Ông đang đuổi bắt dế. Nhìn thấy ông ta trong tình trạng bẩn thỉu này, Sylvain Levecque không giấu nổi sự hài lòng vì ông ta nghĩ thật ngu ngốc cho ai đó khi lựa chọn ngày lên ngôi vua để đi săn dế. Sylvain Levecque  quyết định chỉ định ông ta làm hoàng đế Annam cùng lời giới thiệu của một cộng tác viên thân thiết M.J.E. Charles vì  Sylvain Levecque nhận thấy trước mặt ông là một đứa trẻ bảy tuổi nhút nhát, dè dặt, không có tham vọng chính trị và chỉ nghĩ chơi như  bao trẻ nhỏ bằng tuổi. Đó là một phán đoán sai lầm kèm theo sự  nhận xét được ghi nhận bởi một nhà báo Pháp  ở thời gian sau này trên một tờ báo địa phương: 

Một ngày lên ngôi đã thay đổi hoàn toàn hình dáng của một đứa trẻ 8 tuổi.

Vài năm sau chúng ta mới nhận ra rằng nhà báo này đã nói đúng vì Duy Tân đã cống hiến  cả cuộc đời của mình cho dân và  đất nước của mình  đến hơi thở cuối cùng. Vào thời điểm lên ngôi, ông mới có 7 tuổi. Để cho ông ta có tầm vóc của một hoàng đế, ông ta có  được thêm một tuổi. Đây là lý do tại sao trong biên niên sử của Việt Nam, ông được  lên ngôi vào năm tám tuổi. Để tránh lại sự chỉ định sai lầm này, chính quyền thực dân đã thành lập một hội đồng nhiếp chính gồm các nhân vật Việt Nam gần gũi với  khâm sứ Sylvain Levecque (Tôn Thất Hân, Nguyễn Hữu Bài, Huỳnh Côn, Miên Lịch, Lê TrinhCao Xuân Dục) để hỗ trợ hoàng đế trong việc quản lý đất nước và nhờ ông Eberhard, cha vợ  của Charles làm gia sư của  Duy Tân. Đó là một cách thức  theo dõi chặt chẽ tất cả  các hoạt động của vị vua trẻ này.

Duy_Tan

Mặc dù vậy, Duy Tân vẫn tìm cách trốn thoát khỏi mạng lưới giám sát do chính quyền thực dân thiết lập. Ông là một trong những người ủng hộ quyết liệt việc sửa đổi các  hiệp định  của hòa ước Patenôtre (1884). Ông là  người sáng kiến của một số cải cách:  giảm thuế và các lao dịch, bãi bỏ các nghi thức của triều đình  liên quan đến việc lãng phí, giảm lương, vân vân… Ông phản đối mạnh mẽ việc  xúc phạm ngôi mộ của Hoàng đế Tự Đức bởi  khâm sứ Mahé trong cuộc tìm kiếm vàng với toàn quyền  Đông Dương Albert Sarraut. Ông ta đòi hỏi quyền kiểm soát trong việc quản lý đất nước khiến mở đầu cho những  cuộc bất đồng ý kiến  xuất hiện càng ngày càng rõ hơn giữa ông  và  khâm sứ Pháp. Cùng Trần Cao VânThái Phiên, ông dẫn đầu vào ngày 4 tháng 5 năm 1916, một cuộc nổi loạn được phát hiện và dập tắt bởi sự phản bội của một trong những cộng tác viên của ông. Mặc dù bị bắt và bất chấp lời khuyên tâng bốc từ thống đốc Đông Dương yêu cầu ông xem xét lại hành vi, ông vẫn tiếp tục giữ thái độ bất cần và nói:

Nếu ông buộc tôi phải làm hoàng đế của  xứ Annam nầy, ông phải xem tôi như một vị hoàng đế trưởng thành. Tôi sẽ không cần một hội đồng nhiếp chính cũng không cần các lời chỉ bảo của ông. Tôi phải được đối xử  mọi việc một  cách bình đẳng với tất cả các nước ngoài  luôn cả nước Pháp. Đối mặt với niềm tin không thể lay chuyển của ông, chính quyền thực dân buộc lòng  phải ra chỉ thị cho bộ trưởng bộ giáo dục lúc bấy giờ, cha vợ của hoàng đế tương lai Khải Định, Hồ Ðắc Trung,   khởi đầu truy tố ông về tội phản quốc của ông chống lại nước Pháp. Để  tránh  làm liên lụy đến Duy Tân, hai  cụ  Trần Cao VânThái Phiên, đã  cho Hồ Ðắc Trung biết  ý định của họ chấp nhận tự nguyện bản án với điều kiện là hoàng đế Duy Tân được cứu khỏi hình phạt tử hình. Họ cứ lặp đi lặp lại:  Trời đất còn đó. Nhà Nguyễn vẫn còn đó. Chúng ta mong chúc thánh thượng sống lâu. Một lòng trung thành với triều đại  nhà Nguyễn, Hồ Ðắc Trung chỉ lên án đày hoàng đế phải lưu vong, biện minh cho việc hoàng đế vẫn còn là  một đứa trẻ vị thành niên và trách nhiệm về cuộc âm mưu nầy thuộc về hai cụ cộng tác viên là Trần Cao Vân và Thái Phiên. Hai ông bị xử  chém tại An Hoà.

Về phần hoàng đế Duy Tân, ông bị kết án lưu đày ở đảo Réunion vào ngày 3 tháng 11 năm 1916 trên tàu Avardiana. Ngày trước khi ông ta ra đi,  người đại diện của khâm sứ  thường có đến thăm và hỏi ông ta:

Thưa ngài, nếu ngài có cần tiền, ngài có thể lấy tiền trong quỹ nhà nước.

Duy Tân trả lời với giọng rất lịch sự:

Tiền mà ông tìm thấy trong quỹ nhà nước  nhằm giúp nhà vua cai trị đất nước chớ nó đâu phải là  tiền của tôi trong mọi trường hộp, đặc biệt  nhất  tôi là một tù nhân chính trị.

Để  giải khuây nhà vua, người đại diện đã không ngần ngại nhắc nhở ông có thể chọn những cuốn sách yêu thích ở  thư viện và  có thể mang theo trong thời gian lưu vong vì ông ta biết rằng nhà vua  rất thích đọc sách. Nhà vua  gật đầu với sự đề nghị này và trả lời:

Tôi  rất thích đọc. Nếu ông có cơ hội lấy sách cho tôi, đừng quên lấy nguyên bộ lịch sử cách mạng Pháp của Michelet.

Sự lưu đày  ông không chỉ đánh dấu sự kết thúc một cuộc kháng chiến của triều Nguyễn  và  một cuộc đấu tranh độc quyền bởi các  sĩ phu nhằm để bảo vệ trật tự nho giáo và nhà nước mà còn là sự khởi đầu của một phong trào dân tộc và sự xuất hiện chủ nghĩa dân tộc nhà nước được đưa ra ánh sáng bởi học giả yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu. Đó cũng là một cơ hội  mà chính quyền thực dân Pháp  không biết  chủ động trong việc trao trả  tự do cho Việt Nam qua  vua Duy Tân, một  người có khuynh hướng thân Pháp từ thưở ban đầu.

Định mệnh của ông là định mệnh của dân tộc Việt Nam. Mặc dù cố tình xóa  mất đi trong một thời gian qua tất cả các đường phố mang tên ông ở các thành phố lớn (Hànôi, Huế, Sàigon)  nhưng không ai có thể xóa  được tên yêu dấu của ông trong trái tim của người dân Việt  và trong ký ức tập thể của chúng ta. Duy Tân không bao giờ  là đối thủ của ai cả mà  ông vẫn là một vị hoàng đế vĩ đại cuối cùng của Việt nam.  

 

 

 

Doanh thiếp (Version vietnamienne)

 

 

Doanh thiếp

Version francaise

Một trong những nét duyên dáng của thi ca Việt Nam nằm ở trong việc sử dụng các câu đối. Chúng ta tìm thấy trong các câu đối nầy không những có các ý nghĩa tương phản nhờ các từ sử dụng mà còn có sư thích hợp trong việc dùng các câu đối nầy. Bởi vậy các câu đối nầy trở thành một trong những khó khăn lớn đối với những người chưa thành thạo dùng nhưng vẫn có sự lôi cuốn khó chối cãi đối với các nhà  thi sĩ nổi tiếng Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Tự Đức, Cao Bá Quát, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Đình Chiễu vân vân…
Các nhà thi si nầy có cơ hội sử dụng các câu đối nầy một cách tài tình khéo léo. Họ để lại cho chúng ta những câu đối xứng đáng với tài năng của họ khiến làm chúng ta lúc nào cũng  khâm phục và  được xem luôn như một tài liệu tham khảo trong  thi ca Việt Nam. Nhờ sự tương phản của các danh từ hay ý nghĩa trong một câu văn hay từ một đoạn thơ nầy đến đoạn thơ khác, thi sĩ thường hay nhấn mạnh một lý do hay một phê bình nào nhằm làm nổi bật chính xác sự suy nghĩ của mình. Những câu đối này được đặc ra từ các quy tắc đối chữ được thiết lập chủ yếu dựa trên sự xen kẽ các thanh điệu bằng và trắc (1) nhất là dựa vào sức mạnh kết hợp của các danh từ hài hòa được sử dụng mà còn được gia tăng thêm đó bởi tính âm điệu của ngôn ngữ Viêt Nam và các ý nghĩa tương phản hay tương quan và không trái ngược với nhau.


(1)  bằng hai dấu: huyền và không dấu. Trắc: 4 dấu: hỏi, ngã, sắc, nặng


Các câu đối nầy tạo thành trò tiêu khiển trí tuệ, một nghệ thuật mà các nhà thơ nổi tiếng không thể nào bỏ qua được và sáng tác ra các câu đối với sự dễ dàng đáng kinh ngạc và sự khéo léo tài tình. Các câu nầy phản ánh chính xác những gì  thi sĩ cảm nhận và nhìn  thấu  được trong cuộc sống hàng ngày.
Cũng không có gì ngạc nhiên khi thấy sự ngưỡng mộ của người dân Việt về luật làm các câu đối tế nhị nầy qua bao nhiêu thế hệ. Luật nầy không chỉ trở thành niềm vui không ít của người dân mà còn là vũ khí hữu hiệu chống lại chính sách ngu dân, áp bức và khiêu khích.

Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.

Người dân Việt không thể nào thiếu các câu đối nầy trong dịp lễ Tết. Đây cũng là những câu đối nói lên sự gắn bó sâu sắc và quen thuộc mà người dân Việt thường dành cho luật làm thơ bình dân nầy trước thềm năm mới. Giàu hay nghèo, thi sĩ hay không, mọi người đều cố gắng có được những câu đối này để đặt trước  bàn thờ của tổ tiên hoặc treo ở lối vào nhà. Tự mình sáng tác các câu đối hay nhờ đến các nhà nho để bày tỏ những khát vọng cá nhân của mình.
Các câu đối nầy có thể có nguồn gốc trong văn học Trung Quốc và  được gọi là Doanh thiếp trong tiếng Việt (1) (các bản thảo đựợc treo trên cột nhà). Các câu đối nầy chia ra hai  câu văn lúc nào cũng đi chung với nhau và được gọi là vế trênvế dưới. Vế trên là vế ra và  được người phát ra câu văn đầu. Còn vế dưới thì là vế đối khi một người  khác phải đối lại qua câu văn sau. Có một số đặc điểm chung ở  2 vế này:

Số lượng từ phải giống nhau.
Nội dung phải phù hợp về mặt ý nghĩa khi nói đến sự tương phản hay tương quan của  các ý tưởng.
Hình thức phải được tôn trọng khi nói đến sự tương phản của các từ được sử dụng trong hai vế (tôn trọng thứ tự vị trí của các  danh từ, tính từ và động từ, quan sát các quy tắc đối lập của các thanh bằng và trắc).

Với ví dụ sau đây :

Gia bần tri hiếu tử
Quốc loạn thức trung thần.
Nhà nghèo mới biết con hiếu thảo
Nước loạn mới biết rõ tôi trung

Chúng ta nhận thấy rằng hai vế nầy có cùng số lượng từ (5 chữ trong mỗi vế), sự tương đồng của các ý tưởng và sự quan sát chặt chẽ của các thanh âm bằng và trắc được sử dụng trong hai vế. Thay cho thanh bằng (bần) của vế trên, chúng ta tìm thấy thanh trắc (loạn) ở cùng vị trí ở câu vế dưới. Tương tự, các thanh trắc còn lại của vế trên (hiếu) và (tử) được thay thế tương ứng bằng hai thanh bằng (trung) và (thần) ở vế dưới. 

Các câu đối gồm có   từ ba cho đến 6 chữ trong mỗi câu được gọi là các câu đối nhỏ (hoặc tiểu đối trong tiếng Việt). Khi có hơn bảy từ và tuân theo các quy tắc của thơ, thì được gọi là  « thi đối ». Đây là trường hợp của ví dụ được trích dẫn ở trên.  Trong trường hợp có được « sự song song » của các ý tưởng thì được gọi là câu đối xuôi  trong tiếng Việt. Trong trường hợp này, không có sự tương phản nào về ý nghĩa được phát hiện ở trong câu đối cả. Mặt khác, có thể có một sự liên hệ  và tương quan về ý nghĩa giữa hai vế, được tìm thấy trong ví dụ sau đây:

Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.
Không cần có khoá cửa trời mưa vẫn lưu giữ được khách
Người mỹ nữ không làm được sóng biển vẫn có thể nhận chìm người say mê.

Nếu  có tương phản, chúng ta gọi là câu đối ngược. Trong các loại câu đối này, sự tương phản của ý nghĩa hoặc ý tưởng được thấy rõ rệt như trong ví dụ sau đây:

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng 

Có duyên dù ở xa ngàn dậm cũng có thể gặp nhau mà còn không có duyên dù có đối mặt vẫn không găp nhau.

Những câu  đối nầy được thi sĩ lỗi lạc Cao Bá Quát sử dụng thường xuyên. Có một giai thoại về ông khi Hoàng đế Minh Mạng đến thăm ngôi làng của ông ta và khi ông còn là một cậu bé bướng bỉnh. Thay vì trốn, ông ta ném mình xuống ao để bơi. Trước  thái độ ngông cuồng, ông ta bị trói và  dẫn đến trước hoàng đế  Ming Mạng dưới mặt trời ngột ngạt. Ngạc nhiên trước sự táo bạo và tuổi trẻ của ông,  vua đề nghị thả ông ta với một điều kiện là ông ta  phải sọan vế đáp lại thích hợp với vế đối mà  hoàng đế đưa ra. Thấy con cá lớn đuổi theo con cá nhỏ trong ao, hoàng đế bắt đầu nói:

Nước trong leo lẽo, cá đóp cá

Không một chút lưỡng lự, Cao Bá Quát đáp lại với sự dễ dàng không tưởng tượng được:

Trời nắng chan chan, người trói người

Kinh ngạc trước sự nhanh trí và tài năng phi thường, hoàng đế buộc  lòng phải thả ông ta. Vì có tính  độc lập, suy đoán và khinh miệt  đối với hệ thống quan liêu mà Cao Bá Quát được biết đến, ông thường phải chấp nhận mọi thách thức mà những kẻ thù của ông đưa ra. Một ngày đẹp trời,  ông ta  không ngớt làm trò hề trong buổi thuyết trình về thơ được tổ chức bởi một vị quan nhất là khi  ông  nầy đưa ra những lời giải thích đơn giản về những câu hỏi của công chúng. Bực mình vì sự khiêu khích liên tục của ông,  ông quan buộc phải phải thách thức ông ta với ý định trừng phạt ông  ngay lập tức bằng cách yêu cầu ông đưa ra  vế  đáp  phải thích hợp với vế đối  của quan:

Nhi tiểu sinh hà cứ đác lai, cảm thuyết Trình, Chu sự nghiệp
Mầy là gả học trò ở đâu đến mà dám nói đến sự nghiệp của Trương Công và Chu Công?
Etant un élève venant de quel coin, oses-tu citer les œuvres de Trương Công et Chu Công?

Cũng như mọi lần, không luỡng lự, ông đáp lại với  cách ngạo mạn:

Ngã quân tử kiên cơ nhi tác, dục ai Nghiêu Thuấn quân dân
Ta là bậc quân tử, thấy cơ mà dấy, muốn làm vua dân trở nên vua dân đời vua Nghiêu vua Thuấn.

Các câu đối  nầy tạo thưở xưa một nơi ưa thích mà người Trung Quốc và người Việt Nam hay thường chọn để  đối đầu công khai.Vế đối của thám quan Giang Văn Minh, được lưu giữ trong ký ức của cả một dân tộc và tồn tại qua nhiều thế hệ:

Ðằng giang tự  cổ huyết do hồng
Dòng sông Bạch Đằng tiếp tục nhuốm máu đỏ.

 tiếp tục minh họa cho sự quyết tâm không thể sai lầm của ông  trước sự khiêu khích của hoàng đế nhà Minh với vế ra:

Ðồng trụ chí kim đài dĩ lục
Cây cột đồng tiếp tục bị rêu xanh xâm chiếm.

Cũng có những nhà thơ vô danh đã để lại cho chúng ta những câu đối  đáng nhớ. Đây là những  câu được tìm thấy trên bàn thờ của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Biểu  ở xã Bình Hồ ở miền Bắc Việt Nam. 

Năng diệm nhơn đầu năng diệm Phụ
Thượng tồn ngô thiệt thượng tôn Trần
Ăn được đầu người thì co’ thể ăn cả Trương Phụ
Còn lưỡi của ta thì còn nhà Trần

Nhờ hai câu đối nầy, nhà thơ ẩn danh muốn vinh danh người anh hùng dân tộc. Ông đã bị chết bởi tướng quân Trung Quốc Trương Phụ sau khi tổ chức một bữa tiệc xa hoa để vinh danh ông. Để hăm dọa Nguyễn Biểu, Trương Phụ đã không ngần ngại tặng ông một món ăn mà người ta tìm thấy  có cái đầu bị chém của một kẻ thù. Thay vì sợ hãi trước trước món ăn nầy, Nguyễn Biểu vẫn bình tĩnh, dùng đũa để  gấp  cặp mắt và ăn đi một cách ngon lành.

Sau  khi chính quyền  Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975, một người vô danh đã sáng tác hai câu  đối sau đây:

Nam Kì Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Ðồng Khởi vùng lên mất Tự Do.

bởi vì tên của hai đại lộ Công Lý Tự Do đã được thay thế lần lượt bởi Nam Kì Khởi Nghĩa Đồng Khởi ở thành phố nhộn nhịp của miền Nam nầy.

Mượn nhờ hai câu này mà nhà thơ ẩn danh muốn nêu bật những lời chỉ trích gay gắt của ông đối với chế độ.

Lợi dụng sự tinh tế  tìm thấy trong các câu đối và  nghĩa bóng trong tiếng Việt, các chính trị gia Việt Nam, đặc biệt là hoàng đế Duy Tân, đã có cơ hội sử dụng nó thường xuyên để thăm dò hay  mỉa mai đối thủ.

Ngồi trên nước không ngăn được nước
Trót buôn câu đã lỡ phải lần

Qua hai câu  đối này, Duy Tân muốn biết ý định chính trị của bộ trưởng Nguyễn Hữu Bài vì chữ « nước » trong tiếng Việt chỉ định nước và  đất nước. Ông muốn biết ý kiến ​​của Nguyễn Hữu Bài có đồng ý với ông hay  hay là ông  vẫn theo chính quyền thực dân Pháp. Biết được tình hình chính trị và gần gũi với chính quyền thực dân, Nguyễn Hữu Bài  lựa chọn chính sách bất động và  hợp tác bằng cách ra câu đối   như sau: 

Ngẫm việc đời mà ngán cho đời
Liệu nhắm mắt đến đâu hay đó

Qua câu đối

Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế

của Đặng Trần Thường  người  được phép phán xét ông có tội đi theo Hoàng đế Quang Trung, Ngô Thời Nhiệm  trả lời một cách mĩa mai với câu đối sau đây:

Ai Công hầu, ai Khanh tướng, trên trần ai, ai dễ biết ai

Ông  ta không chỉ thể hiện được  bản lĩnh mà còn khinh miệt những người theo thời như Đặng Trần Thường. Bị kích thích bởi những lời miệt mài này,  Đăng Trần Thường  ra lệnh cho cấp dưới của mình quất ông cho đến chết trước đền văn miếu. Ngô Thời Nhiệm  không sai khi nhắc nhở  Đặng Trần Thường về nhận xét này vì sau đó ông lại bị hoàng đế Gia Long kết án tử hình. 

Phú  là tên tiếng Việt của các câu đối mà mỗi vế có ít nhất ba đoạn. Đây là trường hợp ví dụ về  các câu đối được sử dụng bởi Ngô Thời Nhiêm và Đặng Trần Thường. Khi  vế gồm ba đoạn hay nhiều hơn trở lên (trong ví dụ được trích dẫn ở trên), ở giữa có một đoạn rất ngắn được chèn vào trong như cái đầu gối  của ống chân con hạc nên vì thế được gọi là phú gối hạc.

Trải qua năm tháng, các câu đối nầy nó trở thành biểu hiện bình dân chân chính của cả một dân tộc trong cuộc đấu tranh vĩnh cửu chống lại chính sách ngu dân và áp bức. Bằng cách cho họ có cơ hội thể hiện được  tính cách,  bản chất và tâm hồn, các câu đối nầy đã biện minh được những gì bà tiểu thuyết  gia Staël đã  từng nói: Bằng cách học âm điệu của một ngôn ngữ, người ta mới đi sâu vào tâm trí của quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó. Chính với những câu đối nầy mà người ta mới có thể hiểu và cảm nhận được Việt Nam hơn. Người ta sẽ có thể gần gũi hơn với con người và văn hóa của  đất nước nầy.

 

 

Yên Bái (Nguyễn Thái Học- Cô Giang)

Version française

Chàng thì tuổi trẻ tài ba
Chết vì đất nước đúng là nam nhi
Nàng thì thân liễu sá chi
Chết vì tình nghĩa đáng ghi muôn đời 

© Đặng Anh Tuấn

Không tựa như các thành phố khác của Việt Nam, Yên Bái không có một nét quyến rũ nào về du lịch. Đây chỉ là một thủ phủ của một tỉnh, một thị trấn  nằm ven sông ở thung lũng sông Hồng giữa con đường đi từ Hà-Nội đến biên giới Trung Quốc (Lào Cai). Tuy nhiên Yên Bái vẫn tiếp tục nổi bật trong quá khứ bởi cuộc kháng chiến vũ trang do những người theo chủ nghĩa dân tộc Việt cầm đầu trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Nó không chỉ thể hiện sự hy vọng của những người dân Việt  giành lại tự do bằng vũ lực mà còn là sự hiên ngang dũng cảm của những người nầy khi đối diện với cái chết sau sự thất bại của cuộc nổi dậy vào năm 1930. Chúng ta phải đặt mình vào bối cảnh chính trị ở thời gian này để hiểu được không những nguyên nhân của cuộc nổi dậy này mà còn sự khát vọng sâu sắc của người dân Việt giành lại độc lập sau sự thất bại của cụ Phan Chu Trinh, nguời  mà đặc ưu tiên cho việc tiến bộ xã hội trên độc lập chính trị, tiếp theo đó là sự ra đi vĩnh viển của ông và việc quản thúc tại gia của một nhà lãnh đạo khác, cụ Phan Bội Châu ở  Huế bởi chính quyền thực dân.

Bất chấp lời cảnh báo của đại tá Parfait-Louis Monteil vào năm 1924, ít có cải cách được thực hiện có lợi cho người bản xứ. Mặt khác, việc khai thác nhân công rẻ tiền ở các đồn điền cao su là việc ưu tiên hàng đầu và tột bật. Nhà văn hào người Pháp Roland Dorgelès đã nói đến việc nầy  trong  quyển sách mang tựa đề  « La Route Mandarine (Con đường cái quan) ».

Vùng đất  hoang này, khi nó được biết đến trong cơn sốc, tỏa ra hơi thở của người chết. Càng nhiều lối đi thỉ càng nhiều ngôi mộ được mở ra. Những cây cao su mảnh khảnh và thẳng hàng trồi lên khỏi mặt đất tựa như những hàng cây thập tự. Người chết sẽ lên tới hàng chục ngàn người vì bệnh hay suy dinh dưỡng. Đây là lý do tại sao người ta  không ngớt phàn nàn qua  bài thơ sau đây:

Kiếp phu đỗ lắm máu đào
Máu loang mặt đất máu trào mủ cây
Trần gian địa ngục là đây
Ðồn điền đất đỏ nơi Tây giết người.

Suốt nửa thế kỷ, những người chủ đồn điền  trên vùng đất nầy đã thu thập mủ cao su mà họ biến lại thành vàng. Chính trong những đồn điền này, mầm móng của các cuộc nổi dậy đã được hình thành. Một số người như Nguyễn Văn Viên đã tìm cách thoát khỏi địa ngục này và  gia nhập  sau  đó vào Việt Nam Quốc Dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Để thể hiện lòng nhiệt thành và gây ra tiếng vang thuận lợi trong  giới  nghèo, đặc biệt là ở các đồn điền cao su, bất chấp sự miễn cưỡng của Nguyễn Thái Học, Nguyễn Văn Viên đã chủ động ám sát Bazin được biết ông nầy có  nhiệt tình trong việc tuyển dụng các người cu li và gữi họ sau đó đến các đồn điền cao su ở miền nam Việt Nam. Cái chết của Bazin  đã cho chính quyền thực dân có cơ hội để khởi động lại chính sách đàn áp toàn diện.

Mù Cang Chải (Yen Bái)

Do đó,  Việt Nam quốc dân đảng  đã trở thành mục tiêu chính trong cuộc đàn áp nầy. Đảng nầy không còn có khả năng di chuyển dễ dàng nữa. Nếu không phản ứng, thì sẽ là một cái chết chậm rãi vì tất cả các thành viên của đảng sẽ bị chính quyền thực dân bắt giữ sớm hay muộn. Nếu phản ứng với cuộc nổi dậy thì biết rằng đây sẽ là một vụ tự sát tập thể, mạo hiểm và mẫu mực. Đây là lý do tại sao Nguyễn Thái Học thường nói với các bạn đồng hành:

Ðại hà chi thanh, nhân thọ kỷ hà?
Ðợi sông Hoàng Hà trong trở lại, đời người thọ là bao?

Hình Nguyễn Thái Học ở nhà tù

Theo người Trung Hoa, sông Hoàng Hà chỉ có  trong lại  cứ sau ba trăm năm. Nguyễn Thái Học biết rất rõ anh ta sẻ đưa đồng đội của mình đến cái chết hiển nhiên. Anh biết không thể đợi thêm được nữa. Nhưng cái chết này có vẻ hữu ích vì nó nhắc nhở với người dân Việt rằng không có sự lựa chọn nào khác ngoài cuộc đấu tranh. Nó cũng đánh dấu sự khởi đầu của nhận thức và  thức tỉnh của cả một dân tộc trước số phận của họ mà được dẫn dắt cho đến giờ bởi những người thừa kế không xứng đáng của triều đại Nguyễn (Khải Định, Bảo Đại). Cuộc nổi dậy  ở Yên Bái là một thất bại không thể chối cãi bởi vì hầu hết các nhà lãnh tụ quốc gia đều bị bắt giữ.

Trái lại, nó đặt một cơ sở vững chắc và lâu dài mà từ đó đảng Cộng sản Việt Nam được hưởng lợi để thiết lập quyền lực và có được uy tính với người dân trong những năm tới để giành độc lập. Nó cũng là hồi chuông báo tử cho một đế chế thực dân đã mất đi nhiều cơ hội để thiết lập lại cuộc đối thoại và hợp tác với người dân bản xứ. Điều này dẫn đến việc tử hình tất cả các nhà lãnh đạo quốc gia. Nguyễn Thái Học là người cuối cùng bị xử chém. Trước khi bị xử tử, anh ta rất thản nhiên. Mặc dù kiệt sức ở trong tù, anh ta cố gắng hét to lên  bằng tiếng Pháp:

Chết vì tổ quốc
Chết vinh quang
Lòng ta sung sướng
Trí ta nhẹ nhàng…

Rồi hiên ngang nằm xuống nhìn máy chém không xúc động. « Hoan hô Việt Nam », đây là những tiếng được nghe anh phát biểu trước khi qua đời. Máu của anh  tung tóe khắp nơi dưới một bầu trời đen tối buồn thảm. Đầu của anh  thì rơi vào một cái xô chứa mùn cưa. (17 tháng 6 năm 1930). Anh ta chỉ mới có 27 tuổi. Trung thành với truyền thống Việt Nam, vợ của anh,  Nguyễn Thị Giang không trì hoãn để theo gót chân anh bằng cách tự sát vào ngày hôm sau (18 tháng 6 năm 1930) tại một nhà trọ nơi mà họ thường gặp nhau trước khi kết hôn. Nàng để lại một lá thư mà  có những câu văn, minh họa cho tình yêu bất diệt  mà nàng dành cho anh và đất nước:

Sống nhục sao bằng sự thoát vinh
Nước non vẹn kiếp chung tình
………
Cuộc đời xá kể chi thành bại
Trai trung thì gái phải trinh

Thi thể của mười ba lãnh tụ quốc gia nầy được chôn cất vào ngày hôm sau trên một ngọn đồi gần ga Yên Bái.

Nếu thành phố này ít được người biết đến  so với các thành phố  khác của Việt Nam, nó thể hiện ngược lại cái gì mà không có  thành phố nào có thể có. Nó biểu tượng sự trưởng thành và phẩm giá của cả một dân tộc tìm lại được  trước vận mệnh đất nước. Nó hiên ngang lớn mãi trong quá khứ cùng toàn dân Việt  Nam trong công cuộc tranh đấu giành độc lập.

Việt Nam Quốc dân Đảng

Văn hóa miệt vườn (Civilisation des vergers)

Version française

Trước khi trở thành đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, đầu thế kỷ Kitô lãnh thổ này thuộc về vương quốc Phù Nam trong vòng 7 thế kỷ. Sau đó, nó đã được sáp nhập và thuộc về đế chế Angkor vào đầu thế kỷ thứ 8 trước khi được nhường lại cho các chúa Nguyễn vào đầu thế kỷ 17 bởi các vị vua Khơ Me. Đây là một khu vực được vung tưới bởi một mạng lưới kênh rạch khiến làm các cánh đồng của nó được phì nhiêu với đất phù sa qua nhiều thế kỷ và do đó thích ứng với việc trồng trọt các cây ăn quả. Sông Cửu Long lúc nào cũng làm người dân bản địa phải tranh đấu không ngừng cũng như sông Nil của Ai Cập với người nông dân. Sông Cửu Long đã thành công trong việc xây dựng một bản sắc « miền nam » cho người bản xứ và mang đến cho họ một nền văn hóa mà người dân Việt hay thường gọi là «Văn hóa miệt vườn ». Ngoài sự tử tế, lịch sự và lòng hiếu khách, người bản xứ của vùng đồng bằng này còn cho thấy ở nơi họ lúc nào cũng có sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên và môi trường.

Với sự giản dị và khiêm tốn trong cách sống, họ rất tự hào dành một phần nào quan trọng cho đạo lý và đức hạnh trong việc giáo dục con cái. Đó là tính cách đặc biệt của một người  con của đồng bằng sông Cửu Long này, một người dân miền nam Việt Nam sinh ra trên một vùng đất thấm nhuần triết lý của Phật giáo Nguyên thủy vào đầu thế kỷ công giáo và xuất thân từ sự hỗn hợp của nhiều dân tộc Việt Nam: người Kinh, người Chàm và người Khơ Me trong hai thế kỷ qua. Chúng ta không ngạc nhiên khi nghe trong một câu nói có những từ ngữ lạ thường, có sự pha trộn của các từ tiếng Hoa, tiếng Khơ Me và tiếng Việt. Đây là trường hợp của từ ngữ sau đây:

Sáng say, chiều xỉn, tối xà quần

để nói rằng có thể say sưa nguyên ngày sáng, chiều và tối. Bạn có thể dùng ba thứ tiếng: Việt, Hoa và Khơ Me « say », « xỉn », « xà quần » của ba dân tộc đề ám chỉ từ « say ». Cùng một ly rượu vang có thể uống được bất cứ lúc nào trong ngày và được chia sẻ trong niềm vui và tình anh em của ba dân tộc. Người bản địa của đồng bằng sông Mê Kông chấp nhận dễ dàng mọi nền văn hóa và mọi ý tưởng với sự khoan dung. Mặc dù vậy, họ phải khó nhọc  tạo dáng qua nhiều thế kỷ vùng đồng bằng nầy với mồ hôi bằng cách biến đổi nó từ một vùng đất hoang dã và dân cư thưa thớt thành một vùng đất giàu vườn rau cải và cây ăn quả và đặc biệt là  vựa lúa của Vietnam hiện nay. Điều này nó cũng không sai với những gì mà nhà địa lý người Pháp Pierre Gourou, một chuyên gia về thế giới nông thôn ở Đông Dương, đã tường thuật lại trong quyển sách của ông về những người nông dân Việt ở đồng bằng (1936):
Đây là một sự kiện địa lý quan trọng nhất của đồng bằng. Họ thành công trong việc mô hình hóa vùng đất đồng bằng nhờ  sức công lao của họ.

culture_verger

Trước khi trở thành vùng Lưỡng Hà của Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long là một không gian mênh mông của các cánh rừng,  các đầm lầy và các  cù lao. Nó cũng là một môi trường có nhiều dạng sống và các động vật hoang dã khác nhau (cá sấu, rắn hổ mây, hổ, vân..vân..). Đây là trường hợp ở tận phía nam  của tỉnh Cà Mau, nơi có rừng ngập mặn thứ hai trên thế giới được tìm thấy ngày nay. Đây là lý do mà thường nghe kể lại những buổi đầu khó khăn của  những người  dân Việt đầu tiên đến vùng đất mới nầy trong các bài ca dân gian của người Nam Bộ hoặc mô tả các cuộc phiêu lưu của những người Việt dám mạo hiểm vào rừng để đối mặt với những con hổ hung dữ và xuống dưới sông để lượm trứng của bày cá sấu. 

Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội như bánh canh
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy.

hay là
Lên rừng xỉa răng cọp, xuống bãi hốt trứng sấu

Bất chấp sự sợ hãi và nguy hiểm bám đuổi họ và đôi khi còn làm họ ớn lạnh rùng mình khi nghe tiếng chim hót  hoặc tiếng nước do sự chuyển động của một con cá cùng tiếng chèo thuyền làm họ giật mình giữa một không gian yên tĩnh, khắc nghiệt mà mọi chuyện nguy hiểm có thể xảy ra lúc nào. Nơi nầy, ngày cũng như đêm, muỗi rừng không ít khiến khi xưa đã có câu ca dao nầy: 

Cà Mau là xứ quê mùa, muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu.

Trong thời kỳ gió mùa, ở vài nơi của đồng bằng bị ngập lụt, họ không có cơ hội đặt chân xuống đất liền trong nhiều ngày khiến họ phải chôn cất những người thân yêu bằng cách treo quan tài trên cây chờ nước rút để chôn cất hay dìm dưới dòng sông để thiên nhiên tự lo liệu lấy thông qua những câu chuyện cảm động được nhà văn hào Sơn Nam viết trong cuốn sách  « Hương Rừng Cà Mau »
Can đảm và kiên cường là những đức tính của người dân đồng bằng sông Cửu Long này để cố gắng tìm được một cuộc sống tốt hơn trong một môi trường khắc nghiệt. Kênh Vĩnh Tế dài hơn 100 cây số vào đầu thế kỷ 19, là một bằng chứng của một dự án vĩ đại mà tổ tiên của người ở vùng đồng bằng này đã thực hiện đào trong 5 năm liền (1819-1824) để giảm bớt nước muối trong đất và kết nối Hậu giang (Bassac) từ sông Mê Kông (Châu Đốc) đến cửa sông Hà Tiên (Vịnh Xiêm La ) dưới sự chỉ đạo của thống đốc Thoại Ngọc HầuHơn 70.000 người  dân Việt, người Chămpa và người Khơ Me  được huy động và gia nhập một cách miễn cưởng  vào dự án nầy. Nhiều người  đã bỏ mình ở nơi nầy. Trên một trong 9 chiếc bình của triều nhà Nguyễn được bố trí trước đền thờ các vị vua Nguyễn (Thế Miếu) ở Huế, có một dòng chữ kể lại các công trình đào kênh Vĩnh Tế  được hoàng đế Minh Mạng công nhận và tỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên của người dân mìền nam. Vĩnh Tế là tên của bà vợ của thống đốc Thoại Ngọc  Hầu mà hoàng đế Minh Mạng chọn để nhìn nhận công lao của bà  có lòng can đảm giúp chồng trong việc thực hiện con kênh này. Bà ấy  đã qua đời hai năm trước khi kết thúc công trình này.

Đồng bằng  sông Cửu Long đã có một thời  từng là điểm khởi đầu cho  các cuộc di cư của các thuyền nhân sau khi chính quyền Sài Gòn bị sụp đổ (1975). Một số người bị  bỏ mạng  trong các cuộc hành trình nầy mà không có  một kiến ​​thức nào về nghề đi biển. Những người khác, những người không thể vượt đi được, đã bị chính quyền Việt cộng bắt lại được và bị gửi sau đó đến các trại cải tạo. Sự khắc nghiệt trong cuộc sống không ngăn được những người con của đồng bằng sông Cửu Long sống hạnh phúc trong môi trường của họ. Họ tiếp tục duy trì lòng hiếu khách và hy vọng có một ngày nào đó sẽ tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ cố rèn luyện để đạt được qua nhiều thế kỷ lòng cương quyết và một tinh thần cộng đồng vô song để tìm kiếm một vùng đất màu mỡ nuôi dưỡng và một không gian tự do. Để nói về các con người ở đồng bằng nầy, chúng ta có thể lấy lại câu nói của Sơn Nam ở cuối quyển sách của ông mà có tựa đề: Tiếp Cận với đồng bằng sông Cửu Long: Không ai yêu thương đồng bằng Cửu Long nầy hơn chúng ta. Chúng ta phải chấp nhận cái giá phải trả.

Chính ở vùng đồng bằng này, ngày nay chúng ta tìm thấy tất cả các khía cạnh hấp dẫn của vùng sông nước Cửu Long (mặt trời, nụ cười, vẽ đẹp miền nam bộ, lòng hiếu khách, hình bóng thiếu nữ qua chiếc nón lá, các con đò, chợ nổi, những nhà sàn trên nước, nhiều loại trái cây của vùng nhiệt đới, các trại nuôi cá, các đặc sản địa phương vân vân…). Điều này cũng được nhận thấy trong câu nói sau đây:

Đất cũ đãi người mới

Khi Việt Nam được thống nhất vào năm 1975, chính phủ Việt Nam đã đưa về vùng đồng bằng nầy có hơn 500.000 nông dân từ miền bắc và miền trung. Được nuôi dưỡng bởi đất phù sa, vùng đất nầy rất được màu mỡ. Nó trở thành lá phổi kinh tế và là một nguồn lợi trời ban cho 18 triệu người dân ở trong khu vực nầy. Nó có thể một mình nó nuôi dưỡng cả nước Việt Nam.

Paris ngày 26/04/2020

Le bouddhisme vietnamien sous les dynasties Đinh, Tiền Lê, Lý et Trần

Version vietnamienne

Une fois l’indépendance retrouvée, le bouddhisme commença à trouver un écho favorable en la personne du roi Đinh Tiên Hoàng. Celui-ci nomma Ngô Chấn Lưu, disciple du moine Văn Phong de la pagode Khai Quốc (Hànội) en tant que Tăng Thống (Chef suprême du clergé bouddhiste). Il lui décerna le titre de Khuông Việt Đại Sư ( Grand Maître, soutien du pays Việt) pour sa participation aux affaires de l’état en tant que conseiller. Issu de l’école du moine chinois Vô Ngôn Không, Ngô Chấn Lưu fut réputé pour ses connaissances approfondies de la doctrine Dhyana (ou Thiền). Puis l’élan bouddhiste continua à s’affermir avec le grand roi Lê Đại Hành (ou Lê Hoàn). Ce dernier, lors d’une expédition au Champa en 985, réussit à ramener dans son pays un bonze indien (Thiên Trúc) qui était en train de séjourner dans le monastère de Đồng Dương.

C’est sous le règne de ce roi que les moines jouèrent un rôle important dans la vie politique vietnamienne car ils étaient les seuls détenteurs du savoir. C’est le cas du moine Ngô Chấn Lưu chargé par le roi Lê Đại Hành de recevoir une délégation diplomatique chinoise de la dynastie des Song (Tống triều) conduite par l’ambassadeur Li Jiao (ou Lý Giác). Celui-ci, de retour en Chine, fut accompagné par un morceau de chant lyrique (ou từ en vietnamien) rédigé par le moine Khuông Việt lui-même (ou Ngô Chấn Lưu). Outre les documents officiels, ce morceau ayant pour titre vietnamien Ngọc Lang Quy (ou Vương Lang Quy) devint ainsi la première oeuvre littéraire vietnamienne qu’on considère encore aujourd’hui comme un document précieux et important non seulement dans la relation sino-vietnamienne mais aussi dans la littérature vietnamienne. On n’oublie pas non plus l’échange verbal improvisé en sentences par le moine poète Đỗ Thuận, déguisé en sampanier avec Li Jiao.

En voyant deux oies sauvages jouer sur la crête des vagues, Li Jiao se mit à chanter:

Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Ngữa mặt nhìn trời xa
Des oies sauvages, voyez ces deux oies sauvages!
Elles dressent la tête et se tournent vers l’horizon!

Le moine Lạc Thuận n’hésita pas à achever le quatrain sur les mêmes rimes tout en continuant à ramer:

Nước biếc phô lông trắng
Chèo hồng sóng xanh khua
Leurs plumes blanches s’étalent sur les eaux glauques
Leurs pattes roses, telles des rames, fendent les flots bleus.

Le parallélisme des idées et des termes et surtout la rapidité de l’improvisation du moine Lạc Thuận frappèrent d’admiration l’ambassadeur chinois. Ce dernier n’hésita pas à adresser des compliments au roi Lê Đại Hành en le comparant à son roi dans un poème. Selon ce qu’a rapporté Thiền Uyển Tập Anh (Floriflège du jardin du Thiền), avant sa disparition, Khuông Việt rédigea un poème intitulé « Le bois et le Feu » (Cây và Lửa) et destiné à enseigner le dhyana à son disciple éminent thiền sư Đa Bảo:

Le bois contient en essence le feu
Et ce feu parfois renaît
Pourquoi dire qu’il n’y réside pas,
Si le feu jaillit quand on fore le bois.

Il se servit de ce kê (une sorte de stance bouddhique) pour laisser entendre que le bois désigne la personne et le feu, la nature du Bouddha (Phật tính) que la personne en question a toujours dans son coeur. Il évoqua ainsi le problème de la vie et de la mort en rappelant à son disciple de ne pas s’en inquiéter à cause du changement constant de la nature et en lui laissant le soin de trouver sa voie de l’éveil par l’amélioration de ses efforts individuels Le bouddhisme vietnamien trouva son âge d’or sous les dynasties Lý (1009-1225) et Trần (1226-1400) . Selon le chercheur Nguyễn Thế Anh, le Vietnam était essentiellement un pays bouddhiste sous ces deux dynasties comme c’était le cas du royaume theravàda d’Ayutthaya. Mais il y a quand même une dissemblance visible dans la mesure où ce royaume siamois continue à lire les textes bouddhiques en sankscrit et en pali et à considérer le salut comme la résultante des efforts accomplis par l’individu lui-même pour atteindre à la bouddhéité. Quant au bouddhisme vietnamien, il accepte d’emprunter non seulement le chinois classique pour lire ces textes bouddhiques mais aussi la voie collective dans le salut.

Avant d’être le fondateur de la dynastie des Lý, Lý Công Uẩn (974-1028) entama sa jeunesse dans la pagode Cổ Pháp où son père adoptif, le moine Khánh Vân le présenta, à l’âge de 7 ans, à un moine célèbre Vạn Hạnh de l’école Vinitaruci qui deviendra plus tard son conseiller éminent en matière de politique intérieure et de diplomatie. Il nous laissa avant sa mort un kê intitulé Thi Đệ Tử (Conseil aux disciples):

La vie  de l’homme est un éclair sitôt né sitôt disparu
Verdoyant au printemps, l’arbre se dépouille à l’automne
Grandeur et décadence pourquoi s’en effrayer?
Épanouissement et déclin ne sont que des gouttes de rosée perlant sur un brin d’herbe

D’autres moines étaient aussi célèbres que Vạn Hạnh sous la dysnatie des Lý. C’est le cas du moine Không Lô (1016-1094) qui résidait à la pagode Hà Trạch. Il fut connu aussi pour sa participation aux affaires de l’état en tant que Maître du Royaume (Quốc Sư) sous le règne du roi Lý Nhân Tôn. On lui attribue jusqu’à aujourd’hui l’invention de la fonderie vietnamienne. Il appartient à la fois aux écoles Vô Ngôn Thông et Thảo Đường. Sous la dynastie des Lý, la prééminence du bouddhisme favorisa indéniablement la construction d’un grand nombre de pagodes dont la plus célèbre était la pagode au pilier unique ( Chùa Một Côt ). Celle-ci fut restaurée plusieurs fois durant son existence. Selon le chercheur Hà Văn Tấn, il reste peu de pagodes gardant leur style architectural et sculptural datant des dynasties Lý et Trẩn. Cette même observation a été signalée par le roi Lê Thánh Tôn. Elle sera transcrite plus tard sur la face arrière du stèle de la pagode Chùa Đọi lors de son passage: Minh khấu hung tàn, tự dĩ canh ( Giặc Minh tàn bạo làm chùa thay đổ) ( La pagode était dans ce mauvais état à cause de la méchanceté des guerriers Ming).

Contrairement aux rois de la dynastie des Lý, les rois des Trần tentèrent d’unifier toutes les croyances religieuses et locales en une seule religion dominante sous l’égide de leur propre école religieuse Trúc Lâm (Forêt de Bambous). Celle-ci fut plus engagée politiquement que l’école dhyana en Chine. Selon le roi Trẩn Nhân Tôn, fondateur de l’école Trúc Lâm, le bouddhisme devait être au service de la vie sociale autant que de la vie religieuse (đời và đạo). C’est à travers lui que le bouddhisme Trúc Lâm montre sa voie et sa quintessence dans sa doctrine. Etant roi, il sait canaliser l’ardeur populaire et résister vaillamment à deux invasions mongoles avec son peuple. Etant père, il sait éduquer avec rigueur ses enfants, en particulier son fils Trần Thuyên, le futur roi Trần Anh Tôn. Quelques années plus tard (1298), il se retira dans un monastère à Yên Tử pour fonder avec deux autres moines la secte Trúc Lâm. Malgré son engagement au service de la nation et de la vie sociale, le bouddhisme dhyana Trúc Lâm connut de sérieux problèmes en tant que religion d’état. L’autorité du roi pouvait être sapée par les carences inhérentes au bouddhisme: compassion, générosité, amnistie, pardon, largesses accordées aux fondations bouddhiques etc …Un roi bouddhiste n’arrive pas à faire valoir les intérêts de l’état face aux préceptes du bouddhisme car il pourrait manquer à son devoir en accordant la grâce à son ennemi. C’est le cas du roi Lý Thánh Tôn que l’historien Lê Văn Hưu n’a pas hésisté à critiquer ouvertement dans son ouvrage Đại Việt Sử Ký (Mémoires historiques du Grand Việt) pour le pardon accordé au rebelle ennemi Nùng Trí Cao. Pour cet historien, l’ordre politique n’était plus de rigueur.
Parfois les largesses accordées par l’état aux pagodes au niveau des subventions financières et des dons de terrains faisaient de ces dernières de nouvelles institutions plus riches que l’état. Sous les Lý, les meurtres étaient punis de la même manière que les crimes ordinaires. Cela ne permet pas de distinguer le degré de la gravité de la punition mais il provoque au contraire le laxisme latent et le mépris du système judiciaire dans la mesure où le justiciable oublie de soupeser les actes qu’il a commis. En prétendant d’être gouvernés par un pouvoir supérieur, les moines se plaçaient seulement sous l’autorité de leurs supérieurs et se conformaient uniquement aux lois établies par le clergé bouddhique (ou vinaya). Ils étaient en dehors de la portée des lois impériales. C’est pour cette raison que les lettrés confucéens se mirent à montrer leurs préoccupations face au relâchement du système politique et judiciaire et au développement des troubles ruraux chroniques provoqués par les paysans (Nguyễn Bố, Phạm Sư Ôn par exemple ) et par l’offensive chame menée par Chế Bồng Nga sous le règne du roi Trần Dự Tôn (1342-1369). Le mandarin de cour Trương Hán Siêu, sous les règnes de Trần Anh Tôn et Trần Minh Tôn dénonça l’influence grandissante des institutions bouddhistes sur la population des campagnes. L’un des élèves brillants du lettré Chu Văn An, le confucianiste Lê Quát ne lésina pas sur les paroles pour dénoncer ouvertement la croyance bouddhiste de toutes les classes sociales. Le retour à l’ordre confucéen s’avéra nécessaire avec Hồ Qúi Ly, l’usurpateur des Trần. Celui-ci tenta de purifier la doctrine bouddhique en l’an 1396 et mit en place un contrôle plus sévère sur la structure du bouddhisme avec la nomination des laïcs dans la hiériarchie bouddhique. Les moines ayant moins d’une cinquantaine d’années furent obligés de retourner à la vie civile.

L’occupation du Vietnam par les Ming (1407-1428) favorisa le renforcement du confucianisme et de la bureaucratie souhaité par leur politique d’assimilation. Le bouddhisme institutionnel perdit la protection de la cour et son influence politique sous les Lê. Le code de ces derniers témoigna incontestablement de la rigueur confucéenne sur les punitions pour rétablir non seulement la morale mais aussi l’autorité impériale.

Le bouddhisme vietnamien ne cessa pas de décliner sous les Nguyễn lorsque ces derniers s’alignèrent sur les Qing pour adopter un modèle bureaucratique chinois au début du XIXème siècle. Malgré cela, le bouddhisme continue à rester une religion populaire car outre ses préceptes (générosité, affabilité, compassion, méditation etc…), il s’adapte facilement aux mœurs, aux coutumes et aux croyances locales. C’est cette tolérance qui fait de cette religion, au fil des siècles, une philosophie attrayante qui est facilement accessible à tous les Vietnamiens.

[Retour à la page Bouddhisme]

Phật giáo dưới thời Đinh, Lý, Trần

Version française

Phật giáo dưới  thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần

Sau khi Vietnam khôi phục lại nền độc lập, Phật giáo mới tìm được sự chấn hưng lại với vua Đinh Tiên Hoàng. Một đệ tử của nhà sư Văn Phong từ chùa Khai Quốc (Hànội) tên là Ngô Chấn Lưu được vua phong làm Tăng thống tức là lãnh tụ tối cao của các tu sĩ Phât giáo. Từ đó ông có danh hiệu là Khuôn Việt Đại sư vì ông được quyền tham gia vào mọi viêc triều chính với chức vụ là cố vấn. Xuất thân từ phái của nhà sư Trung Hoa Vô Ngôn Thông, Ngô Chấn Lưu nổi tiếng về kiến thức uyên thâm và về học thuyết Dhyana mà được gọi ngày nay là Thiền. Sự phát triển của Phật giáo càng tiếp tục vững chắc thêm với vua Lê Đại Hành (hay Lê Hoàn). Trong một cuộc viễn chinh ở Chămpa vào năm 985, vua đã thành công trở về mang theo một tu sĩ Ấn Độ (Thiên Trúc) đang ở lúc đó trong tu viện Đồng Dương. Dưới triều đại Tiền Lê, các tu sĩ đóng giữ một vai trò quan trọng vì họ là những người có nhiều kiến thức. Đó là trường hợp của thiền sư Ngô Chấn Lưu. Ông được vua Lê Đại Hành giao giữ trách nhiệm đón tiếp sứ giã Lý Giác cùng đoàn tuỳ tùng Trung Hoa của Tống triều. Khi trở về nước, Lý Giác được tiễn đưa với một khúc nhạc (hay từ) tựa đề “Ngọc Lang Quy”. Ngoài các văn thư ngoại giao chính thức, khúc từ nầy được xem không những một văn phẩm qúi báo và quan trọng trong việc bang giao giữa Vietnam và Trung Hoa mà còn xem rất xưa trong văn học Vietnam. Người ta cũng không quên đến cuộc đối thoại ngôn ngữ ngẫu hứng của pháp sư Đỗ Thuận cải trang làm người chèo đò với sứ giã Lý Giác. Ông nầy đang thấy hai con ngỗng hoang dã đang chơi trên đỉnh sóng, Lý Giác mới bất đầu ngâm:

Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Ngữa mặt nhìn trời xa

Đỗ Thuận vừa chèo mà vẫn tiếp tục đối lại cùng vần:

Nước biếc phô long trắng
Chèo hồng sóng xanh khua

Ngoài sự song hành ở các ý tưởng cùng các ngôn từ, sự đối đáp nhanh chóng từ ngẫu hứng của pháp sư Đỗ Thuận khiến làm sứ giã Lý Giác thán phục. Vô cùng ngưỡng mộ, Lý giác không ngớt lời khen ngợi vua Lê Đại Hành bắng cách ví ông cùng vua nhà Tống trong một bài thơ lại có một câu như sau: Ngoài trời lại có trời soi rạng. Có nghĩa là sự tôn kính của ông với vua Lê Đại Hành cùng với vua nhà Tống như nhau. Đó là lời giải thích mà thiền sư Khuôn Việt lập lại với vua Lê Đại hành. Theo Thiền Uyển Tập Anh, trước khi viên tịch, Khuôn Việt đại sư có soạn một bài kệ tựa đề là “Cây và Lửa” nhầm khuyên dạy và chỉ dẫn đệ tử Đa Bảo:

Trong cây sẵn có lửa
Có lửa lửa lại sinh
Nếu bảo ấy không lửa
Cọ xát làm sao phát sinh?

Trong bài kệ nầy, ông muốn ám chỉ người qua cây và lửa được ví như Phật tính thường con người có sẵn ở trong tâm. Ông thầm nhắc với Đa Bảo chuyện sống chết đừng có lo lắng nhiều vì sự thay đổi của tạo hóa mà hảy tìm cho mình con đường giác ngộ qua chuyện cải thiện những nổ lực cá nhân của mình. Phật giáo Việt Nam được có thời kỳ vàng son dưới triều Lý (1009-1225) và Trần (1226-1400). Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh, Việt Nam trở thành một nước Phật giáo dưới hai triều nầy cũng như vương quốc Ayutthaya ở Thái Lan.Nhưng có một sự khác biệt là vương quốc nầy vẫn dùng tiếng phạn và pali để đọc các kinh điển Phật giáo và xem việc giải thoát do kết quả thu thập được từ những nổ lực cá nhân để có Phật tính. Còn Phật giáo Vietnam thì vẫn dùng tiếng Hán cổ điển để đọc các kinh điển Phật giáo và chọn con đường tập thể chung trong việc cứu rỗi và giác ngộ. Trước khi thành người sáng lập nhà Lý, Lý Công Uẩn (974-1028) có dịp lúc còn thơ ấu ở chùa Cổ Pháp, được nhà sư Khánh Vân nuôi dưỡng. Ông được dạy dỗ lúc 7 tuổi bởi thiền sư Vạn Hạnh. Ông nầy trở thành về sau cố vấn lỗi lạc của triều Lý. Ông thuộc về phái Ti Ni Đà Lưu Chi. Trước khi viên tịch, ông có để lại một bài kệ tựa đề là “Thi Đệ Tử”:

Thân như bóng chóp có rồi không
Cối xanh tươi thu não nùng
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
Kià kià ngọn cỏ gió sương đông.

Còn có rất nhiều thiền sư lỗi lạc cũng như sư Vạn Hanh dưới triều Lý. Đó là thiền sư Không Lộ (1016-1094) ở chùa Hà Trạch. Ông cũng tham gia việc triều chính và được phong làm Quốc sư dưới triều đại của vua Lý Nhân Tôn. Ông còn được dân gian cho rằng ông là tổ sư của nghề đúc đồng Vietnam. Ông thuộc về phái Vô Ngô ThôngThảo Đường. Duới triều Lý, Phật giáo rất cường thịnh khiến có vô số chùa chiền được xây cất trong đó có một chùa nổi tiếng nhất là chùa Một Cột. Chùa nầy được sùng tu nhiều lần. Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn, ít có chùa nào còn giữ được hiện nay phong cách kiến trúc và điêu khắc ở dưới thời Lý và Trần. Cũng là sự nhận xét của vua Lê Thánh Tôn mà được ghi chép lại ở phiá sau một bia đá của chùa Đọi khi ông đi ngang qua nơi nầy: Minh khấu hung tàn, tự dĩ canh (Giặc Minh tàn bạo làm chùa thay đổ). Ngược lại với các vua triều Lý, các vua nhà Trần cố gắng hợp nhất tất cả tín ngưỡng tôn giáo và địa phương thành một tôn giáo thống nhất cốt yếu là dưới sự bảo hộ của phái Trúc Lâm. Phái nầy dấn thân trên con đường chính trị nhiều hơn phái Thiền ở Trung Hoa. Theo vua Trần Nhân Tôn, Phật giáo phải phục vụ đời sống xã hội cũng như đời sống tâm linh ở chùa chiền. (đời và đạo) Chính nhờ ông mà phái Trúc Lâm thể hiện được con đường tinh hoa trong học thuyết của mình. Làm vua, ông biết làm thế nào để cổ động nhân dân để chống lại anh dũng hai lần cuộc xâm lăng của giặc Nguyên. Làm cha, ông biết cách giáo dục con cái một cách nghiêm khắc nhất là với Trần Thuyên, tức là vua Trần Anh Tôn. Vài năm sau đó (1298), ông lui về tu viện ở Yên Tử cùng hai thiền sư khác lập ra phái thiền Trúc Lâm. Dù có phục vụ quốc gia và đời sống xã hội, Phật giáo Trúc Lâm được xem thời đó là quốc giáo, đã gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng. Uy quyền của vua có thể bị hủy hoại bởi những thiếu sót vốn có ở nơi Phật giáo: lòng từ bi, rộng lượng, tha thứ, bố thí cúng dường thường thấy ở các chùa vân vân… Một vị vua Phật giáo không thể nào bảo vệ được lời ích quốc gia để chống lại giới luật của đạo Phật vì có thể thất bại dễ dàng trong nhiệm vụ. Đó là trường hợp của vua Lý Thánh Tôn mà sữ gia Lê văn Hưu không ngần ngại phê bình chỉ trích trong Đai Việt Sử Ký về việc ân xá Nùng Trí Cao nổi loạn. Đối với sữ gia, trật tự chính trị không còn nghiêm ngặt được nữa. Đôi khi các ân huệ (tiền của, đất đai) mà nhà nước ban cho các chùa khiến các chùa còn giàu hơn nhà nước.

Dưới triều Lý, các vụ giết người cũng được trừng phạt tương tự như các trọng tội. Chính vì thế mà không phân biệt được mức độ nghiêm trọng xữ phạt mà ngược lại tạo ra sự buôn thả tiềm tàng và sự coi thường hệ thống pháp luật khi đương sự quên cân nhắc những hành vì lầm lỡ. Từ lâu các nhà sư chỉ đặt mình dưới quyền của cấp trên và chỉ tuân theo luật pháp được thiết lập bởi giới tăng lữ Phật giáo (hoặc vinaya) khiến họ ở ngoài phạm vi luật pháp của triều đình. Chính vì đó mà các học giã nho giáo bất đầu thể hiện mối quan tâm về việc buôn lỏng của hệ thống chính trị và tư pháp và sự phát triển của các cuộc biến loạn ở nông thôn (Nguyễn Bố, Phạm Sư Ôn chẳng hạn) và các cuộc tấn công của Chămpa với Chế Bồng Nga dưới triều đại của vua Trần Dự Tôn (1342-1369).

Dưới hai triều Trần Anh Tôn và Trân Minh Tôn, thái phó Trương Hán Siêu đã tố cáo ảnh hưởng càng ngày càng tăng của các tổ chức Phật giáo ở nông thôn. Một trong những học sinh ưu tú của sĩ phu Chu Văn An, nhà Khổng giáo Lê Quát, không tiết lời để tố cáo niềm tin nơi ở đạo Phật của mọi tầng lớp xã hội. Việc trở về với trật tự Nho giáo tỏ ra cần thiết với Hồ Qúi Ly, kẻ soán ngoi nhà Trần. Ông cố gắng tịnh hóa giáo lý Phật giáo vào năm 1396 và đưa ra sự kiểm soát chặt chẽ hơn cấu trúc của Phật giáo với việc bổ nhiệm các giáo dân trong hệ thống cấp bậc của Phật giáo. Các nhà sư chưa đầy năm mươi tuổi đã bị buộc trở lại với cuộc sống dân sự. Vì có dã tâm bành trướng chính sách đồng hoá nên khi nhà Minh (1407-1428) xâm chiếm Vietnam thì có sự khuyến khích của các nguồn máy hành chánh trong việc củng cố Nho giáo. Vì thế Phật giáo mất đi sự bảo vệ của triều đình và ảnh hưởng chính trị dưới triều Lê. Qua bộ luật hình sự, dưới ảnh hưởng của Khổng giáo, các hình phạt rất nghiêm khắc nhầm để khôi phục không chỉ đạo đức mà còn cả uy quyền của triều đình.

Dưới thời nhà Nguyễn, Phật giáo Việtnam tiếp tục suy tàn vì nhà Nguyễn dưa trên mô hình hành chánh của nhà Thanh vào đầu thế kỷ 19. Mặc dù vậy, Phật giáo vẫn tiếp tục là một tôn giáo phổ biến vì ngoài các giới luật (rộng lượng, nhã nhặn, từ bi, thiền vân vân..), nó dễ dàng thích nghi với phong tục và tín ngưỡng địa phương. Chính nhờ sự khoan dung mà Phật giáo qua nhiều thế kỷ trở thành một tôn giáo vẻ vang mà mọi người dân Việt dễ dàng tiếp cận.

[Trở về trang Phật Giáo]

Phật Giáo Viêt Nam

Phật Giáo Viet Nam

Version française

Không ai biết được một cách chính xác Phật Giáo được du nhập vào Vietnam ở thời gian nào nhưng theo nhà học giả Phan Lạc Tuyên thì các tu sĩ Ấn Độ đã có mặt ở Vietnam từ đầu thế kỷ Công Nguyên vì dựa trên câu chuyện của Chử Đồng Tử sau khi gặp một tu sĩ Ấn Độ, Chử Đồng Tử bắt đầu kết nạp với đạo Phật. Đó là cũng thời kỳ Tam Quốc mà Vietnam là một tỉnh Trung Hoa (Giao Châu) dưới sự quản trị của Sĩ Nhiếp (Shi Xie). Cũng là thời mà Vietnam thuộc về Đông Ngô của Tôn Quyền (Sun Quian). Rất sùng đạo Phật, mẹ của Tôn Quyền thường mời các tu sĩ ở Lũy Lâu (Bắc Ninh, Vietnam) đến thủ đô Kiến Nghiệp(Jiany), thuộc về thành phố Nam Kinh hiện nay để nghe giảng kinh và bình luận về các sách lễ Ấn Độ (sutra) của Phật giáo. Thời đó, trung tâm Phật Giáo Lũy Lâu (Bắc Ninh) rất nổi tiếng và quan trọng nên có tá túc một số tu sĩnhư Khâu Đà La (Ksudra), Mahajivaca (Ma Ha Kỳ Vực), Kang-Sen Houci (Khương Tăng Hội), Dan Tian (Đàm Thiên). Là một pháp sư, khi trở về Trung Hoa có tường thuật lại với vua Tùy Văn Đế (Sui Wendi) về sự tiếntriển của Phật giáo Vietnam. Giao Châu đã có Phật giáo trước chúng ta vì ngoài việc có hai mươi ngôi bảo sát (chùa), còn có hơn 500 tu sĩ và 15 tập kinh lễ được dịch. Chứng tỏ là lúc đó Phật giáo đã phồn vinh ở Việt nam.Cũng nên cần biết là Phật giáo đã có mặt ở Chămpa rất sớm. Trong các biên sử của Trung Hoa, có nói đến việc tướng Lưu Phương (Lieou Fang) của nhà Tùy sau khi cướp bóc ở thủ đô Điền Xung (Kandapurpura) của vua Champa Phạm Phàn Chí (Sambhuvarman), có mang về nước 1350 bản văn Phật giáo được đóng thành 564 quyển. Sau một cuộc hành trình đường biển ở Đông Ấn, khi trở về Trung Hoa, một tu sĩ nổi tiếng Nghĩa Tịnh (Yijing) có đề cập đến Champa và có nói vương quốc nầy là một trong những nước Đông Nam Á xem trọng lý thuyết đạo Phật dưới thời kỳ ngự trị của Vũ Tắc Thiên (Wu Ze Tian) (Nhà Đường).Tuy rằng Viet Nam là một tỉnh lị của Trung Hoa vào thời đó (từ -111 đế n 933) nhưng Viet Nam vẫn còn là một trạm tiếp nối thật sự giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Viet Nam được tiếp thu rất sớm Phật pháp từ đầu thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên Tây lịch vì Viet Nam nằm ở bên cạnh các nước như Phù Nam và Chămpa thường thông dùng chữ Phạn của các kinh Phật và còn đươc các thương gia Ấn Độ ở lại để nghĩ, cung cấp và trao đổi hàng hoá (lụa, hương liệu, trầm, quế, tiêu, ngà voi vân vân…) vì Ấn Độ thời đó có liên hệ thương mai trực tiếp với Trung Ðông và gián tiếp với các nước vùng Ðịa Trung Hải như Ðế quốc La Mã. Phật giáo đại thừa nẩy nở ở Ấn Độ với các trung tâm Amaravati và Nagarjunakonda ở miền duyên hải Ðông nam Ấn Ðộ (Andhra Pradesh) khiến một số tăng sĩ theo thuyền nhân lúc đó đến Đông Nam Á qua các bờ biển Mã Lai, Phù Nam và Giao Chỉ để truyền bá đạo. Phật giáo ở Giao Châu do từ Ấn Độ truyền sang trực tiếp chớ không phải đến từ Trung Hoa.

Phật giáo Việt nam là Phật giáo đai thừa thường quan tâm nhiều đến sự giải thoát cho tập thể và quần chúng hơn là cho cá nhân còn Phật giáo tiểu thừa thì được xem là kết quả của bao nhiêu năm cố gắng tu luyện mà con người có được để tỉnh ngộ và trở thành Bồ Tát. Buổi ban đầu, Phật giáo Việt Nam cũng không có gặp sự trở ngại nào cả vì Phật giáo chấp nhận đạo đa thần truyền thống của người dân Việt. Phât giáo chỉ có những sinh hoạt tín ngưỡng đơn sơ (lạy Phật, cúng dường, bố thí vân vân…) chớ chưa có sự học hỏi về kinh kệ và chế độ tăng sĩ. Phật thì chỉ biết Quán Thế Âm (Avalokitesvara) và đức Nhiên Ðăng (Dipankara) vì các vị nầy che chở cho thủy thủ được an lành ngoài biển khơi. Các truyền thuyết như Thích Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu được xuất hiện ở thời gian có sự du nhập của thiền sư Thiên Trúc Khâu Đà La (Ksudra) ở Viet Nam. Qua các truyền thuyết nầy, Man Nương sau khi viện tịch trở thành Phật mẫu. Các truyền thuyết nầy mới dẫn chứng việc hòa nhập các tín ngưỡng dân gian vào Phật giáo một cách dễ dàng. Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn, Phật giáo hội nhập rất sớm, chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và đuợc tồn tại đến thế kỷ thứ năm. Dưới thời kỳ Bắc thuộc, thái thú Sĩ Nhiếp (177-266) đi trong thành phố thường có các thầy tu người Hồ (Ấn Độ) hay đến từ Trung Á hộ tống. Vào cuối thế kỷ thứ 2, có một trung tâm Phật giáo ở Luy Lâu(Bắc Ninh), thủ đô của Giao Châu. Rất có nhiều tu sĩ Ấn Độ và ngoại quốc đến đây tá túc giảng đạo khiến Giao Châu trở thành vài năm sau là một trung tâm dịch các kinh lễ sutra mà nổi tiếng nhất là kinh Pháp Hoa Tam Muội (Saddharmasamadhi) được dịch bởi thầy tu Chi Cương Lương Tiếp (Kalavisi) vào khoảng thế kỷ thứ 3.

Cũng cần biết là trong thời gian 6 năm (542-547) mà Lý Bí hay là Lý Nam Đế dành được độc lập thìông có công xây cất chùa nổi tiếng Khai Quốc mà nay là Trấn Quốc ở Hànội. Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh thì người ta lầm lẫn trong quá khứ là tu sĩ Ấn Độ Ti Ni Lưu Đà Chi là (Vinaturici) người du nhập thiền đạo vào Vietnam. Trong thời gian ở Luy Lâu (năm 580), ông có ở tu viện Pháp Vân thuộc về phái thiền. Cũng thời gian đó thì tu sĩ Quán Duyên đang dẫn dạy thiền ở nơi nầy. Lúc đó có rất nhiều tu sĩ ở đây sang Trung Hoa dạy thiền trước khi Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma) đến nước nầy và được xem là tổ sư của thiền Trung Hoa và người sáng lập ra võ công phu (Kongfu) Thiếu Lâm Tự. Ngày nay được mới biết rỏ là tu sĩ Khương Tăng Hội (Kang-Sen Houci), người Khương Cư (Sogdiane) mới là người có công sáng lập thiền đạo ở Vietnam chớ không phải Ti Ni Lưu Đà Chi (Vinitaruci).

Phật giáo Viet Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ và có được một thời vàng son sau khi đất nước khôi phục lại được độc lập với Ngô Quyền. Về sau dưới triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần, Phật giáo còn được xem chính thức là quốc giáo.

[Phật giáo dưới thời Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần]

Estampes vietnamiennes (Tranh dân gian)

Tranh khắc của Henri Oger

(Les estampes de Henri Oger)

Không có tính hiếu kỳ và tinh thần cởi mở của người lính trẻ Pháp này, các tranh dân gian phổ biến của Việt Nam  được biết  có nguồn gốc từ thế kỷ 15, vào thời điểm mà học giả Lương Như Hộc đã du nhập các kỹ thuật  chế tạo  tranh  sau chuyến công du chính thức ở Trung Hoa, có lẽ sẽ bị lãng quên và  biến mất mãi mãi với những thăng trầm của chiến tranh.

Henri Oger là một trong những người Pháp hiếm hoi, đã khám phá được vào đầu thế kỷ 20  một nền văn minh có được nghìn năm phong phú về truyền thống và phong tục  ở  một  xã hội Việt Nam nghèo đói, lạc hậu và  kín kẽ  cho đến giờ đối với các người nước ngoài. Chỉ ở thời điểm đó chỉ có những nhà học giã Tây Phương như Gustave Dumoutier, Pierre HuardMaurice Durand hay các cha cố đạo như Alexandre de RhodesLéopold Cadière mới quan tâm đến  xứ nhỏ bé nầy mà thôi. Còn tên của Henri Oger không bao giờ nghe nói đến chỉ có được nhắc một lần ở trong một bài duy nhất của nhà học giả Pierre Huard được đăng trong tập san BEFO (1970) trang 215-217 với tựa đề là « Le pionnier de la technologie vietnamienne (Người tiên phong kỹ thuật của người An Nam). Sau khi có bằng Tú tài triết học hạng bình  vào năm 1905, ông đăng ký vào Trường Cao học Thực hành (École supérieure des études pratiques) (Ban IV). Ông là học trò của Sylvain LeviLouis Finot. Năm 1907, ông xin bộ thuộc địa cho phép ông làm nghĩa vụ quân sự tự nguyện tại Hà Nội (1908 – 1909). Lời thỉnh cầu của ông được chấp nhận. Lúc đó ông mới có 23 tuỗi và ông tiếp tục học tiếng Nôm và chữ Hán ở trường thuộc địa  Hànôi và đậu ra trường  đứng được  hạng 4 trong nhóm 25 học trò. 

Chính trong thời gian nầy, ông miệt mài đeo đuổi nghiên cứu mô tả nền văn minh vật chất và tâm linh của xứ Bắc Kỳ mà ờ nơi đây  ông Gustave Dumoutier chỉ đề cập nghiên cứu qua vài nét các hoạt động thủ công. Theo nhà học giả Pháp Pierre Huard, Henri Oger lợi dụng nghĩa vụ quân sự và hành chánh để thỏa mãn tính tò mò  vô bờ bến của một nhà bác học trên mọi lãnh vực, ngôn ngữ cũng như văn học. Ông còn tự khen mình cho rằng công trình nghiên cứu nền văn minh  vật chất của người dân Việt và các khía cạnh xã hội học của nó  vẫn chưa có ai làm ở Đông Dương. Ông công nhận  cần phải tiến hành kiểm kê và làm các danh mục rộng lớn.  Tuy biết  rằng có rất nhiều tự điển ở Việt Nam nhưng thật sự không có các cuộc khảo sát nào mang tính chất xã hội và dân tộc học cả. Chính vì thế ông chủ động sản xuất một cuốn bách khoa toàn thư gồm  có 2 tập, liên quan đến mọi khía cạnh của xã hội Việt Nam của thưở xưa: thủ công, lễ hội, kỹ thuật canh tác, phong tục tổ tiên vân vân… Ông nhờ đến khoảng ba mươi thợ khắc để thực hiện các bản vẽ khắc trên gỗ. Vì lý do thời tiết nên các bảng khắc nầy được in lại tại chổ theo phương pháp truyền thống của người dân Việt.

Mỗi ngày ông phải la cà khắp 36 phố phường và vùng ngoại ô Hànội  cùng các họa sĩ để phát họa trên giấy từng công đoạn những hình ảnh linh động về cuộc sống của người Hà Thành.  Phải công nhận các hình ảnh nầy được vẽ một cách tĩ mĩ mà luôn cả chi tiết cũng được ghi nhận rõ ràng cùng các động tác. Nhờ lòng ngưỡng mộ văn hóa của người dân Việt mà  Henri Oger mới vượt qua vào thời điểm này tất cả những khó khăn nhất là trong việc quyên tiền và thực hiện một công trình khổng lồ này gồm có được 4677  tranh khắc tất cả. Ông không nhận được  sự viện trợ nào từ nhà nước Pháp cả mà còn bị khiển trách vì quá lơ là với công việc hành chánh (Ông là lính hạng nhì ). Ông không được xem trọng như một nhà nghiên cứu ở trường Viễn Đông Bác cổ như Henri Maspéro. Thêm vào đó, ông còn cổ vũ  cho  việc cải cách xã hội và dân sự tại Đông Dương, dưới hình thức của phong trào « Ngôi nhà cho mọi người » được sáng lập tại Pháp.  Ông chỉ thu được tiền đăng ký của hai mươi người hảo tâm, tổng số tiền có được là 2000 đồng nên ông  chỉ in được 60 bản mà thôi. Sau đó,  viện lý do ông bệnh mà thật sự ra ông không hoàn thành công việc hành chính được giao phó nên năm 1919 ông được phép hồi hương về Pháp. Năm 1922, ông được nghỉ hưu và lấy vợ không có  được đứa con nào cả. Theo Pierre Huard, ông sống ở Tây Ban Nha từ tháng hai năm 1932. Từ 1936, kể như ông mất tích và không còn tin tức chi cả về ông.

Mặc dù vậy, ông Henri Oger đã thành công trong việc  thực hiện công trình nầy  và để lại cho người dân Việt Nam một kho tàng vô giá. Công trình nghệ thuật của ông vẫn  ít được biết đến với công chúng Pháp và Việt Nam trong nhiều thập kỷ. Chỉ trong năm 1978, có một cuộc triển lãm mang tên « Những họa sĩ nông dân Việt Nam » đã  được diễn ra tại Trung tâm văn hóa ở thành phố Bourges. Ba bản sao của công trình của ông đang được lưu giữ hiện nay ở các thư viện quốc gia Hà Nội và Sài Gòn, nhưng chỉ ở  Saigon mới tìm thấy có được các tập  vẹn toàn. Tuy rằng cuốn sách « Kỹ thuật của người An Nam » không có nhiều giá trị về mặt khoa học nhưng về mặt lịch sử đây là một cuốn sách cổ qúi giá  vô cùng và có một không hai  ở đầu thế kỉ 20 vì nó minh họa lại cuộc sống của nguời Hà Thành mà còn lưu lại vài hình tập tục mà ngày nay không còn nữa theo sự nhận xét của hai phó giáo sư trường Viễn Đông Bác Cổ  Olivier TessierPhilippe Le Failler. Gần đây, với sự hợp tác của Thư viện Khoa học Tổng hợp TP HCM, Trường Viễn Đông Bác Cổ tái bản lại toàn bộ tác phẩm hiếm có này bằng 3 thứ tiếng (Việt, Pháp và Anh), dưới dạng sách và ấn phẩm điện tử. Còn có  bổ sung bản dịch ra chữ quốc ngữ tất cả những chú thích được viết bằng chữ Hán Nôm trong lần tái bản này. Đây cũng là một cách thức của  Trường Viễn Đông Bác Cổ công nhận công trình nghiên cứu của Henri Oger.

Khác hẳn với các bạn đồng nghiệp ở Trường Viễn Đông Bác Cổ, Henri Oger đi trước thời đại vì ông không tán thành quan điểm của giới trí thức phương Tây vào thời điểm đó mà  chủ nghĩa thực dân đang ở đỉnh cao và tất cả đều phải phục vụ cho chính sách nầy. Ngược lại ông cố gắng hòa mình sống trong môi trường của người dân Việt, học ngôn ngữ mẹ đẻ của họ và cùng họ la cà mãi hai năm trời  để biết  tập tục rõ hơn và mô tả đúng hơn. Chỉ có những nhà dân tộc học như Georges Condominas hay ông mới làm được việc  phi thường nầy.

estampes_oger

Version française

Sans la curiosité et l’esprit d’ouverture de ce jeune militaire français, les estampes populaires vietnamiennes dont l’origine remonta au XVème siècle, à l’époque où le lettré Lương Như Hộc  introduisit les techniques de fabrication des estampes lors du retour de sa mission officielle en Chine, seraient probablement dans les oubliettes et disparaîtraient à jamais avec les vicissitudes de la guerre. 

 

Attraper la libellule

Henri Oger était l’un des rares français qui, au début du siècle dernier, put découvrir à travers la société vietnamienne hermétique jusque-là aux étrangers, pauvre et arriérée, une civilisation millénaire riche en traditions et en coutumes. À cette époque il n’y avait que des érudits occidentaux comme Gustave Dumoutier, Pierre Huard , Maurice Durand ou des missionnaires comme Alexandre de Rhodes, Léopold Cadière portant intérêt à ce petit pays. Quant au nom de Henri Oger, personne le ne le connait sauf une fois il est évoqué dans le seul article de l’érudit Pierre Huard publié dans le bulletin de EFEO (1970) pages 215_217 avec le titre  « Le pionnier de la technologie vietnamienne ». Après l’obtention du baccalauréat  de philosophie avec mention assez bien  en 1905, il fut inscrit à l’École supérieure des études pratiques (IVème section). Il était l’élève de Sylvain Levi et Louis Finot. En 1907, il demanda au ministère des Colonies de pouvoir faire ses deux ans de service militaire volontaire à Hànoï (1908 – 1909). Sa requête fut acceptée. Alors il n’eut que 23 ans . Il continua à poursuivre sur place ses études  en caractères chinois (Hán) et démotiques (Nôm)  à l’école coloniale  dont il sortit classé 4ème sur 25 élèves. C’est durant cette période qu’il s’adonna à poursuivre  la recherche descriptive de la civilisation  matérielle et spirituelle du  Tonkin, là où Gustave Dumoutier n’avait abordé que par touches l’étude de quelques activités artisanales. Selon Pierre Huard, Henri Oger profita du service militaire et de l’administration pour assouvir la curiosité d’un savant dans tous les domaines, aussi bien linguistique que littéraire. Il se flatta que les travaux de recherche sur la civilisation matérielle du peuple vietnamien et ses aspects sociologiques n’eussent pas encore été réalisés en Indochine. Il reconnut qu’il était nécessaire  de faire des inventaires  et de vastes répertoires. Malgré l’existence de nombreux dictionnaires au Vietnam, il n’y avait pas vraiment des enquêtes sociales et ethnographiques. Partant de cette constatation, il prit l’initiative de réaliser une encyclopédie constituée de 2 volumes, relatant tous les aspects de la société vietnamienne d’autrefois: métiers d’artisans, fêtes, techniques d’agriculture, coutumes ancestrales etc….. Il demanda  à une trentaine de graveurs de réaliser des dessins gravés sur bois. Puis  à cause des conditions climatiques, il fit imprimer sur place les planches de ces gravures selon les méthodes traditionnelles vietnamiennes. Chaque jour,  il dut parcourir les trente-six rues et les faubourgs de Hanoï avec les artistes pour retracer sur papier les scènes dynamiques de la vie de leurs  habitants.  Il faut reconnaître que ces croquis étaient dessinés avec méticulosité et  les  détails  des mouvements étaient décrits surtout avec précision. 

Grâce à  l’amour du Vietnam et l’estime de son peuple que  Henri Oger eût  à cette époque, cela lui permit  de surmonter  toutes les difficultés rencontrées dans la collection des fonds et dans la réalisation de cette œuvre gigantesque  ayant  4677 dessins en tout. Il ne reçut aucun aide de l’Etat français mais il fut reproché par contre pour ne pas assumer correctement son emploi administratif. (un soldat de deuxième classe). Il  ne fut jamais considéré  vraiment comme  un chercheur à l’Ecole Française d’Extrême Orient tel que Henri Maspero. En plus, il voulut faire des réformes sur l’éducation sociale et civique en Indochine  en fondant « Une maison de tous » en France. Il obtint seulement les souscriptions d’une vingtaine de personnes généreuses, au total 2000 piastres. Cela lui permit d’imprimer seulement 60 exemplaires. Profitant de sa maladie mais plutôt de son manque d’assiduité dans son travail administratif, il fut rapatrié en France en 1919. En 1922, il prit sa retraite et se maria sans avoir des  enfants. Selon Pierre Huard, il vit en Espagne à partir février 1932. Puis il fut porté disparu en 1936. On n’avait plus de nouvelles sur lui.

Malgré cela, Henri Oger a réussi à réaliser son projet scientifique et à  laisser au peuple vietnamien un trésor inestimable. Son œuvre est restée méconnue du public français et vietnamien pendant des décennies. Seulement en 1978, une exposition intitulée « Les peintres paysans du Vietnam » eut lieu au centre culturel de Bourges. 

estampes_1Trois exemplaires de son œuvre sont conservés actuellement aux Bibliothèques Nationales de Hanoï et de Saïgon mais c’est seulement dans cette dernière ville qu’on trouve l’intégralité de ses 2 volumes. Bien que  l’ouvrage de Henri Oger intitulé « Technique du peuple annamite » n’ait pas beaucoup de valeur scientifique, il constitue par contre au point de vue historique un livre ancien précieux et unique en son genre au début du 20ème siècle car il illustre la vie journalière des Hanoïens et il garde quelques croquis relatant  certaines coutumes qui n’existent plus aujourd’hui  selon les observations des deux chercheurs Olivier Tessier et Philippe Le Failler de l’Ecole Française d’Extrême Orient (EFEO). Récemment, avec la coopération de la Bibliothèque des Sciences Générales de Ho Chi Minh Ville, cet ouvrage rare a été ré-édité en trois  langues, sous forme de livres et de publications électroniques. Il existe également une traduction dans la langue nationale de toutes les notes écrites en Hán (chinois) et en  Nôm (vietnamien) dans cette édition. C’est aussi la manière de l’EFEO d’apporter la reconnaissance implicite des travaux scientifiques de Henri Oger. Différent de ses collègues de son époque, il était en avance sur son temps car il n’épousait pas le point de vue de l’intelligentzia occidentale à une époque où le colonialisme était à son apogée et tout devait servir cette politique.  Par contre il s’efforçait de s’installer dans le propre milieu des Vietnamiens, d’apprendre leur langue maternelle et parcourir tous les recoins de Hanoï durant ses deux années successives  afin de mieux connaître leurs us et coutumes  et les décrire avec justesse et concision.   Il n’y a que  les ethnologues comme Georges Condominas et lui pouvant accomplir ce travail extraordinaire. 

Bibliographie:

Introduction générale à l’étude de la technique du peuple annamite. 2 volumes. Editions: Geuthner-Jouve, Paris.
Huard Pierre: Le pionnier de la technologie vietnamienne. Henri Oger (1885-1936).  BEFO. Tome 57, 1970 pp  215-217
Tessier Olivier: Du geste au dessin. La vie à Hanoï au début du XXème siècle saisie par Henri Oger.  Arts asiatiques. Tome 66. 2011
Nguyễn Mạnh Hùng: Kỹ thuật của người An Nam. Quyển 1 Sách chuyên khảo.