Phật Giáo Viêt Nam

Phật Giáo Viet Nam

Version française

Không ai biết được một cách chính xác Phật Giáo được du nhập vào Vietnam ở thời gian nào nhưng theo nhà học giả Phan Lạc Tuyên thì các tu sĩ Ấn Độ đã có mặt ở Vietnam từ đầu thế kỷ Công Nguyên vì dựa trên câu chuyện của Chử Đồng Tử sau khi gặp một tu sĩ Ấn Độ, Chử Đồng Tử bắt đầu kết nạp với đạo Phật. Đó là cũng thời kỳ Tam Quốc mà Vietnam là một tỉnh Trung Hoa (Giao Châu) dưới sự quản trị của Sĩ Nhiếp (Shi Xie). Cũng là thời mà Vietnam thuộc về Đông Ngô của Tôn Quyền (Sun Quian). Rất sùng đạo Phật, mẹ của Tôn Quyền thường mời các tu sĩ ở Lũy Lâu (Bắc Ninh, Vietnam) đến thủ đô Kiến Nghiệp(Jiany), thuộc về thành phố Nam Kinh hiện nay để nghe giảng kinh và bình luận về các sách lễ Ấn Độ (sutra) của Phật giáo. Thời đó, trung tâm Phật Giáo Lũy Lâu (Bắc Ninh) rất nổi tiếng và quan trọng nên có tá túc một số tu sĩnhư Khâu Đà La (Ksudra), Mahajivaca (Ma Ha Kỳ Vực), Kang-Sen Houci (Khương Tăng Hội), Dan Tian (Đàm Thiên). Là một pháp sư, khi trở về Trung Hoa có tường thuật lại với vua Tùy Văn Đế (Sui Wendi) về sự tiếntriển của Phật giáo Vietnam. Giao Châu đã có Phật giáo trước chúng ta vì ngoài việc có hai mươi ngôi bảo sát (chùa), còn có hơn 500 tu sĩ và 15 tập kinh lễ được dịch. Chứng tỏ là lúc đó Phật giáo đã phồn vinh ở Việt nam.Cũng nên cần biết là Phật giáo đã có mặt ở Chămpa rất sớm. Trong các biên sử của Trung Hoa, có nói đến việc tướng Lưu Phương (Lieou Fang) của nhà Tùy sau khi cướp bóc ở thủ đô Điền Xung (Kandapurpura) của vua Champa Phạm Phàn Chí (Sambhuvarman), có mang về nước 1350 bản văn Phật giáo được đóng thành 564 quyển. Sau một cuộc hành trình đường biển ở Đông Ấn, khi trở về Trung Hoa, một tu sĩ nổi tiếng Nghĩa Tịnh (Yijing) có đề cập đến Champa và có nói vương quốc nầy là một trong những nước Đông Nam Á xem trọng lý thuyết đạo Phật dưới thời kỳ ngự trị của Vũ Tắc Thiên (Wu Ze Tian) (Nhà Đường).Tuy rằng Viet Nam là một tỉnh lị của Trung Hoa vào thời đó (từ -111 đế n 933) nhưng Viet Nam vẫn còn là một trạm tiếp nối thật sự giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Viet Nam được tiếp thu rất sớm Phật pháp từ đầu thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên Tây lịch vì Viet Nam nằm ở bên cạnh các nước như Phù Nam và Chămpa thường thông dùng chữ Phạn của các kinh Phật và còn đươc các thương gia Ấn Độ ở lại để nghĩ, cung cấp và trao đổi hàng hoá (lụa, hương liệu, trầm, quế, tiêu, ngà voi vân vân…) vì Ấn Độ thời đó có liên hệ thương mai trực tiếp với Trung Ðông và gián tiếp với các nước vùng Ðịa Trung Hải như Ðế quốc La Mã. Phật giáo đại thừa nẩy nở ở Ấn Độ với các trung tâm Amaravati và Nagarjunakonda ở miền duyên hải Ðông nam Ấn Ðộ (Andhra Pradesh) khiến một số tăng sĩ theo thuyền nhân lúc đó đến Đông Nam Á qua các bờ biển Mã Lai, Phù Nam và Giao Chỉ để truyền bá đạo. Phật giáo ở Giao Châu do từ Ấn Độ truyền sang trực tiếp chớ không phải đến từ Trung Hoa.

Phật giáo Việt nam là Phật giáo đai thừa thường quan tâm nhiều đến sự giải thoát cho tập thể và quần chúng hơn là cho cá nhân còn Phật giáo tiểu thừa thì được xem là kết quả của bao nhiêu năm cố gắng tu luyện mà con người có được để tỉnh ngộ và trở thành Bồ Tát. Buổi ban đầu, Phật giáo Việt Nam cũng không có gặp sự trở ngại nào cả vì Phật giáo chấp nhận đạo đa thần truyền thống của người dân Việt. Phât giáo chỉ có những sinh hoạt tín ngưỡng đơn sơ (lạy Phật, cúng dường, bố thí vân vân…) chớ chưa có sự học hỏi về kinh kệ và chế độ tăng sĩ. Phật thì chỉ biết Quán Thế Âm (Avalokitesvara) và đức Nhiên Ðăng (Dipankara) vì các vị nầy che chở cho thủy thủ được an lành ngoài biển khơi. Các truyền thuyết như Thích Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu được xuất hiện ở thời gian có sự du nhập của thiền sư Thiên Trúc Khâu Đà La (Ksudra) ở Viet Nam. Qua các truyền thuyết nầy, Man Nương sau khi viện tịch trở thành Phật mẫu. Các truyền thuyết nầy mới dẫn chứng việc hòa nhập các tín ngưỡng dân gian vào Phật giáo một cách dễ dàng. Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn, Phật giáo hội nhập rất sớm, chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và đuợc tồn tại đến thế kỷ thứ năm. Dưới thời kỳ Bắc thuộc, thái thú Sĩ Nhiếp (177-266) đi trong thành phố thường có các thầy tu người Hồ (Ấn Độ) hay đến từ Trung Á hộ tống. Vào cuối thế kỷ thứ 2, có một trung tâm Phật giáo ở Luy Lâu(Bắc Ninh), thủ đô của Giao Châu. Rất có nhiều tu sĩ Ấn Độ và ngoại quốc đến đây tá túc giảng đạo khiến Giao Châu trở thành vài năm sau là một trung tâm dịch các kinh lễ sutra mà nổi tiếng nhất là kinh Pháp Hoa Tam Muội (Saddharmasamadhi) được dịch bởi thầy tu Chi Cương Lương Tiếp (Kalavisi) vào khoảng thế kỷ thứ 3.

Cũng cần biết là trong thời gian 6 năm (542-547) mà Lý Bí hay là Lý Nam Đế dành được độc lập thìông có công xây cất chùa nổi tiếng Khai Quốc mà nay là Trấn Quốc ở Hànội. Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh thì người ta lầm lẫn trong quá khứ là tu sĩ Ấn Độ Ti Ni Lưu Đà Chi là (Vinaturici) người du nhập thiền đạo vào Vietnam. Trong thời gian ở Luy Lâu (năm 580), ông có ở tu viện Pháp Vân thuộc về phái thiền. Cũng thời gian đó thì tu sĩ Quán Duyên đang dẫn dạy thiền ở nơi nầy. Lúc đó có rất nhiều tu sĩ ở đây sang Trung Hoa dạy thiền trước khi Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma) đến nước nầy và được xem là tổ sư của thiền Trung Hoa và người sáng lập ra võ công phu (Kongfu) Thiếu Lâm Tự. Ngày nay được mới biết rỏ là tu sĩ Khương Tăng Hội (Kang-Sen Houci), người Khương Cư (Sogdiane) mới là người có công sáng lập thiền đạo ở Vietnam chớ không phải Ti Ni Lưu Đà Chi (Vinitaruci).

Phật giáo Viet Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ và có được một thời vàng son sau khi đất nước khôi phục lại được độc lập với Ngô Quyền. Về sau dưới triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần, Phật giáo còn được xem chính thức là quốc giáo.

[Phật giáo dưới thời Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần]

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.