Eglises byzantines (Athènes, Grèce)

Version française

Để có thể được đến gần Đức Chúa Trời, Constantin Đại đế La Mã  đã không trì hoãn trong việc xây dựng các nhà thờ sau khi ngài cải đạo sang Công giáo và sau khi ngài đánh bại  Maxence ở trận cầu Milvian năm 312 và quyết định dời trụ sở của đế chế La Mã  về  ở Byzance thường  được gọi là Constantinople (hay là thủ  đô Istanbul ngày nay). Đây là sự  ra đời của Đế chế Byzantin ở nơi mà Cơ đốc giáo được  trải qua một thời phát triển mới ở phương Đông với sự xuất hiện của các công trình kiến trúc linh thiêng được song hành với một tiến hóa chính trị, xã hội và nghệ thuật  đặc biệt ở  trên vùng lãnh thổ rộng lớn (từ bờ biển phía bắc Phi Châu đến vùng châu Á và từ vùng Balkan đến miền nam của Syria) mà đế chế đã chinh phục được  qua nhiều thế kỷ. Người ta không những tìm thấy được  niềm khao khát vĩnh cửu của con người trong các công  trình này mà còn đây là phương tiện rất phổ biến để con người  có  thể hiện được khát vọng của mình đối với các bậc thần thánh.

Sự  khác biệt ở các nhà thờ Byzantine là có sự hiện diện của một mái vòm nằm  ở trung tâm thường được ví với vòm trời lơ lửng ở trên mặt đất. Nhờ đó nó mang lại ánh sáng ban ngày qua các cửa sổ nhỏ soi sáng không nhiều những bức tranh khảm nhỏ, các biểu tượng, các bích họa có nhiều màu và trang trí bằng vàng và  tạo ra được một  bầu không khí huyền bí giúp tín đồ thoát khỏi nơi trần thế và giao tiếp với Đức Chúa Trời. Các thần thánh được thể hiện từ trên  cao. Mái vòm thường bao gồm hình ảnh của Pantocrator (Chúa Kitô Toàn Năng), ngài quan sát và phán xét từng hành động của các tín đồ. Bên dưới, thì có Đức Mẹ của  Thiên Chúa (Theotokos) và Hài nhi được đặt  cao  chót vót trên các vị thánh chính và bên dưới  nửa các vị thần  thánh khác. Tuy nhiên các bức tranh tường và biểu tượng Byzantine này đã tạo ra một cuộc khủng hoảng trầm trọng mang tính cách  bài trừ thánh tượng. Nó  được kéo dài hơn một trăm năm giữa những người muốn hủy bỏ  bằng mọi giá việc tôn thờ các hình ảnh bằng cách tìm thấy có sự lệch lạc đức tin với chủ đích tà  đạo và những tín đồ biện minh cho việc sử dụng chúng như một phương tiện để tôn trọng những nhân vật được kính trọng.

Cuộc khủng hoảng này làm mất đi  một phần lớn các tác phẩm của nghệ thuật Byzantine đầu tiên do sự phá hủy triệt để các biểu tượng được trưng bài trên tường. May thay, nhờ nữ hoàng  nhiếp chính Theodora mà việc tôn thờ các biểu tượng đã được khôi phục lại  vào năm 843 và được công nhận là một phần không thể thiếu  được từ  đây trong nghi lễ. Bất chấp sự mất mát này, hình tranh ở trên tường giờ đây đã trở thành phương tiện phổ biến  của nghệ thuật Byzantine và giáo lý công giáo phương Đông trong các nhà thờ của đế quốc Byzantin trong khi các thiết kế hoa văn và hình học thì dùng lấp đi những khoảng trống ở trong các nhà thờ. Do đó, các trang trí trên tường chiếm toàn bộ nhà thờ Byzantine. Mặt khác, không có một tác phẩm điêu khắc nào được trông thấy trong các nhà thờ Byzantine vì đó là cách để phân biệt các nhà thờ nầy với thời cổ đại ngoại  đạo.

 

 Galerie des images

Pour pouvoir  se rapprocher de Dieu, l’empereur romain Constantin 1er le Grand ne tarda pas  à construire ses églises lors de sa conversion au christianisme après sa victoire sur Maxence à la bataille du pont Milvius en 312 et sa décision de transférer le siège de son empire romain à Byzance connue sous le nom de Constantinople (ou Istanbul d’aujourd’hui). C’est ainsi qu’est né l’empire byzantin dont le christianisme connut un nouveau essor en Orient avec l’apparition des édifices sacrés allant de pair avec une évolution sociale, politique et artistique  particulière dans le vaste territoire (de la côte d’Afrique du Nord à l’Asie et des Balkans au sud de la Syrie)  qu’il avait réussi à conquérir au cours des siècles. On trouve non seulement le désir humain d’éternité dans ces constructions mais aussi le moyen très répandu pour l’homme d’exprimer son aspiration au divin.

Les églises byzantines se distinguent toujours par la présence d’une coupole centrale comparée à la voûte céleste suspendue au dessus de la terre. Cela  fait entrer la lumière du jour par la multitude de petites fenêtres éclairant peu ainsi les mosaïques, les icônes, les fresques multicolores rehaussées d’or et crée une ambiance mystique permettant au fidèle de s’évader du monde terrestre et d’être en communication avec Dieu. Les sujets célestes se donnent à voir en hauteur. La coupole comprend souvent une représentation de Pantocrator (le Christ tout puissant) qui observe et juge chaque action du fidèle. Au dessous, l’abside  abrite la mère de Dieu (Theotokos)  et l’Enfant dominant eux-mêmes les principaux saints et au dessous d’autres saints. Pourtant ces représentations murales et ces icônes byzantines créent une crise  iconoclaste ayant duré plus de cent ans entre les gens qui veulent  détruire à tout prix le culte des images en y trouvant la déviation de la foi à des fins de l’idolâtrie et du paganisme et les croyants qui  justifient leur emploi comme le moyen de respecter les personnages vénérés. Cette crise fait perdre une grande partie du premier art byzantin par la destruction de ces représentations murales.  Heureusement, c’est grâce à l’impératrice régente Théodora que le culte des icônes fut restauré en 843 et reconnu comme partie intégrante de la liturgie. Malgré cette perte, l’iconographie  murale devient désormais  le véhicule  de l’art byzantin et du dogme chrétien oriental  dans les églises de l’empire byzantin  tandis que  les dessins floraux et géométriques comblent leurs espaces vides.  Les décorations murales occupent  ainsi l’ensemble de l’église byzantine.  Par contre aucune sculpture n’est visible dans les églises byzantines car il s’agit d’une manière de se distinguer de l’antiquité païenne.  

 

Rùa (Qui)

Rùa (Qui)

Version française

Trong kho tàng thần thoại Việt Nam, chúng ta thường thấy thần hay biến hoá thành rùa. Loại vật sống nầy rất hiếm  ở đất nước ta nhất là rùa có mai mềm ở sông Hồng và được xem coi là một linh vật trong tứ linh (Long, Li, Qui, Phụng). So với ba con vật kia, rùa là con vật duy nhất có thật  trong tự nhiên. Vã lại, nó có tuổi thọ rất  cao và có thể sống trong một thời gian dài không cần thức ăn nên được tượng trưng cho cuộc sống thanh tao thoát tục và thể hiện được sự trường thọ vĩnh cửu. Trong lĩnh vực tâm linh thì rùa được xem là một loại động vật hội tụ trời và đất hay là Âm và Dương. Bụng thì bằng phẳng  nên tượng trưng cho mặt đất (Âm)  còn phần gù (hay mai) của nó thì cho vòm trời (Dương). Nó thường được dân ta xem là một loại vật thiêng biết tiên tri và được thần thánh hóa trong tâm trí của người dân Việt. Dân tộc ta là một trong những dân tộc sống gần sông biển ở vùng Đông Nam Á và phiá nam sông Dương Tử. Bởi vậy  theo sự nhận xét của nhà khảo cứu Pháp Jean Przyluski thì trong các truyền thuyết của các dân tộc nầy thì thường thấy được các loại vật hiển linh của miền sông nước giúp đỡ các vua chúa chống giặc ngọai xâm hay dựng nước mà trong đó có rùa, rồng, rắn hay cá. Ngược lại không có ở trong các truyền thuyết của các dân tộc sống ở lục đia như Trung Hoa và Ấn Độ những loại vật hiển linh nầy.  Bởi vậy rùa thần đã hai ba lần xuất hiện trong truyền thuyết của dân tộc ta. Lần đầu rùa được ghi chép lại trong sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp, một tập sách viết bằng chữ Hán thu thập lại những chuyện kỳ lạ ở nước ta, có lẽ có từ đời nhà Trần.

 Sau khi Thục Phán diệt được nước Văn Lang của Hùng Vương, Thục Phán lấy tên là  An Dương Vương và đổi tên nước thành Âu Lạc và xây thành ở đất Việt Thường. Nhưng vua  không thành công trong dự án vì thành nầy đã nhiều lần bị băng lở. Một hôm trên mặt biển hiện lên một  con rùa vàng tự xưng sứ Thanh Giang , nói sõi tiếng người  và biết về tương lai. Nhờ sự giúp đỡ của rùa nên vua xây  thành xong  trong nửa tháng sau khi  Thanh Giang bày kế giết được con yêu quái Bạch Kê Tinh (một con gà trống  tu luyện được nghìn năm thành tinh). Thành nầy rộng hơn ngàn trượng xoán như hình trôn ốc nên được gọi là Loa Thành. Trước khi từ biệt vua thì rùa thần có dặn vua rằng xã tắc an nguy đều do mệnh trời nhưng nếu vua có thể tu đức thì kéo dài được thời vận. Sau đó còn tặng cho vua một cái vuốt để làm lẫy nỏ và để giử thành rồi trở về sông. Nhờ có nỏ thần nầy mà An Dương Vương giử được thành lúc tướng Triệu Đà cử binh sang đánh. Nhưng sau đó bị trúng kế của Triệu Đà mà An Dương Vương mới mất nước về sau khi gả nàng công chúa Mỵ Châu cho Trọng Thủy, con của Triệu Đà.

Rùa vàng còn giúp vua Lý Thái Tông khôi phục lại ngai vàng sau khi Lý Thái Tổ qua đời. Lý Thái Tông lên ngôi nhưng  chưa được bao lâu phải bỏ kinh thành phải ẩn trốn trong một hang động ở Tuyên Quang vì các em của ngài làm phản và tranh giành cướp ngôi (loạn Tam Vương). Rùa vàng hiện lên trong giấc mơ cho ngài biết sẽ giúp ngài lấy lại được ngôi vua. Bởi vậy  sau khi  dẹp loạn và nhớ đến công ơn của rùa nên vua phong cho rùa tước hiệu là Minh Phúc Đại Vương. Cho đến ngày nay còn thấy có miếu thờ rùa vàng tại làng Nghiêm Sơn ở tỉnh Tuyên Quang.

Rùa vàng còn được nhắc đến thời giặc Minh xâm chiếm nước ta ở đầu thế kỷ 15. Một người tên là Lê Thận có một hôm chài được một thanh gươm và rồi đem tặng thanh gươm nầy cho Lê Lợi sau khi ông theo Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh cùng Nguyễn Trãi. Sau khi đuổi được giặc Minh, một hôm vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng (nay là Hồ gươm ở Hà Nội) thì tự nhiên giữa hồ nhô lên khỏi mặt nước một con rùa to lớn. Vua thấy lạ nên truyền lệnh cho thuyền đi chậm lại. Rùa không chút chi sợ sệt cả  mà ngóng cổ nói: Bê hạ hoàn gươm lại cho ta để ta đem về cho Long quân.  Chính Long quân giúp ngài  ổn định lấy lại được đất nước. Vua vừa rút thanh gươm ra thì nhanh như chớp rùa hé miệng đớp lấy ngang lưỡi gươm. Rồi rùa lặn xuống nước biến mất. Rùa được xem là cận thần của Lạc Long Quân, người cha của dân tộc Việt trong các truyền thuyết và có nhiệm vụ giúp đỡ luôn luôn các  con cháu Việt tộc.  Từ đó hồ nầy được lấy tên là Hồ Hoàn Kiếm.  

Trong tín ngưỡng dân gian, thường thấy có cặp hạc hay cặp phụng  đứng trên lưng mai rùa ở hai bên cạnh án hương trong các chùa và các đình. Đây là  một cặp biểu tượng cho sự điều hoà Âm Dương. Còn ở Văn Miếu thì có 82  tượng rùa đội bia tiến sĩ trên lưng. Đây là  thể hiện sự trường tồn vì các tên của tiến sĩ được ghi danh từ đời nầy qua đời khác  theo thời gian  mà  còn biểu tựợng cho sức mạnh mà họ có vì họ là hiền tài,  là nguyên khí của quốc gia. Không vua nào không xây dựng chăm lo hiền tài vì khi nguyên khí mạnh thì quốc gia mới được  thịnh vượng. Còn nguyên khí suy thì nước sẽ yếu.

Rùa được xem là loại động vật rất linh ứng nên người Việt cho rằng rùa thường  mang lại sự may mắn cho ai gặp được. Họ hay thường gọi rùa bằng “cụ” và thương hại bản thân của cụ qua câu ca dao như sau:

Thương thay cái kiếp con rùa
Lên đình đội hạc, xuống đình đội bia.

Hiện nay giống rùa khổng lồ nầy được  liệt kê như  cấp cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ IUCN từ năm2006 và được biết với cái tên khoa học là Rafetus swinhoei. Đây là loại rùa mai mềm sống ở sông Dương Tử hay ở sông Hồng. Sau khi cụ rùa ở Hồ Gươm qua đời thì trên thế giới hiện nay còn lại ba cá thể, một con đực già sống ở Trung Quốc và ở Việt Nam  một cá thể cái của loài này ở hồ Đồng Mô (Ba Vì) và một cá thể nữa ở hồ Xuân Khanh (Sơn Tây) gần đó. Hy vọng có  cơ hội ghép đôi sinh sản theo cơ quan chức năng bảo tồn nếu cá thể ở hồ Xuân Khanh là con đực còn không thì loại nầy sẽ bị tuyệt chủng trong tương lai.

Galerie des photos

TORTUE

La tortue géante à carapace molle

 Dans le trésor de la mythologie vietnamienne, on voit souvent le dieu de la mer se transformer en tortue marine. Cette espèce aquatique géante  est rare dans notre pays, en particulier la tortue à carapace molle du fleuve Rouge (sông Hồng) et elle  fait partie des quatre animaux au pouvoir surnaturel (dragon, licorne, tortue, phénix). Par rapport aux trois autres animaux, la tortue est le véritable animal existant dans la nature. En outre, elle a une durée de vie plus longue  et peut vivre longtemps sans nourriture. C’est pour cela elle est synonyme de l’évasion de la vie trépidante et de la longévité éternelle.

Dans le domaine spirituel, la tortue est considérée comme  l’animal symbolique de l’union du ciel et de la terre ou du Yin et du Yang. Son abdomen est tellement plat qu’il représente la terre (Yin) et sa carapace représente le dôme du ciel (Yang). Elle est souvent considérée par les Vietnamiens  comme un quadrupède sacré sachant faire des prophéties et elle est sanctifiée dans leur esprit. Celui-ci est l’un des peuples vivant tout près des fleuves et des mers de l’Asie du Sud-est et dans le sud du fleuve Yangzi. C’est pourquoi le chercheur français  Jean Przyluski est amené à conclure dans ses études qu’on voit souvent dans leurs légendes, des héros ou  des forces sacrées (ou esprits sous la forme des poissons, tortues, reptiles, tortues etc…) issus des eaux, aider les rois à consolider leur nation ou à résister aux envahisseurs. Par contre on ne trouve pas ces animaux sacrés dans les légendes venant des peuples vivant sur le continent comme la Chine ou l’Inde.

C’est pourquoi  on constate l’apparition de la tortue deux ou trois fois dans les légendes vietnamiennes. Pour la première fois, la tortue est  rapportée dans le livre intitulé « Histoires extraordinaires de Lĩnh Nam » de Trần Thế Pháp écrit en caractères Han et paru probablement à l’époque des Trần. Après avoir conquis le royaume Văn Lang des rois Hùng, Thục Phán décida de prendre le titre An Dương Vương et décida de construire la citadelle dans le territoire Việt Thường. Mais il ne réussit pas à achever son projet car la citadelle continua à s’éroder à plusieurs reprises. Un jour, à la surface de la mer, apparût une tortue d’or prétendant être l’ambassadeur Thanh Giang. Celui-ci savait  parler couramment  le langage humain et prédire l’avenir. Le roi réussit à construire la citadelle après que la tortue d’or lui avait suggéré un stratagème pour tuer le monstre Bạch Kê Tinh (un coq blanc réussissant à se métamorphoser en un être humain après mille ans). Cette citadelle était assez large et portait le nom « la citadelle en colimaçon » à cause de la présence de neuf spirales de terre. Avant de dire au revoir au roi, la Tortue d’Or recommanda  au roi de gouverner avec sagesse et vertu car cela permit de prolonger son règne. Puis elle lui remit une griffe dont le roi se servait pour faire la gâchette de son arbalète et retourna à la mer. Grâce à cette arme magique, le roi réussit à garder la citadelle et résister à l’armée d’invasion de Zhao Tuo (ou Triệu Đà). Mais An Dương Vương fut plus tard victime de la ruse de Zhao Tuo et perdit son royaume en acceptant de laisser sa fille Mỵ Nương épouser Trọng Thủy, le fils de son adversaire. La Tortue d’Or aida également le roi Lý Thái Tông à reprendre son trône après la mort de son père, le roi Lý Thái Tổ. Monté sur le trône, Lý Thái Tông dut abandonner bientôt la capitale et se réfugier dans une grotte à Tuyên Quang parce que ses jeunes frères s’étaient révoltés pour lui disputer le trône. La Tortue d’Or fut apparue dans son rêve pour lui faire savoir qu’elle l’aidera à reprendre le trône. Après avoir maté la révolte, le roi se souvint du mérite de la tortue, il n’hésita pas à accorder à  cette dernière le titre de « Minh Phúc Đai Vương ». À ce jour, il existe encore le sanctuaire dédié à cette Tortue d’Or dans le village de Nghiêm Sơn de la province de Tuyên Quang.

 La tortue d’Or  fut mentionnée également lors de l’invasion des Ming (ou Chinois) au début du XVe siècle. Un pêcheur  nom de Lê Thân repêcha un jour une épée et la donna à Lê Lợi, le futur roi de la dynastie des Lê postérieurs  lors de son soulèvement contre les envahisseurs chinois. Après avoir chassé les Ming, le roi Lê Lợi entama un jour une promenade sur un bateau-dragon autour du lac Tã Vọng (connu aujourd’hui sous le nom « Lac de l’épée restituée »). Au milieu du lac, une énorme tortue émergea subitement de la surface de l’eau. Le roi  trouva étrange cette apparition. Il ordonna à ses subordonnés de ralentir la barque royale.  La tortue s’en approcha et lui dit avec sa voix humaine: Seigneur, vous devez me rendre l’épée pour que je puisse la ramener au roi Dragon (*). C’est lui qui vous a donné cette épée pour pacifier le pays. Juste au moment où le roi sortit son épée,  la tortue d’or ouvrit sa bouche, la happa d’une rapidité effarante et disparut immédiatement sous l’eau. La tortue d’or est considérée toujours dans les légendes vietnamiennes comme le prétorien du roi Dragon, le père du peuple vietnamien et elle est chargée de veiller à la protection des Vietnamiens.  De ce jour, le lac Tã Vọng devient le lac Hồ Hoàn Kiếm (ou le lac de l’épée restituée). 

Dans les croyances populaires, on est habitué à trouver une paire de grues ou phénix debout sur le carapace des  tortues rangées de chaque côté du brûleur d’encens dans les temples et les maisons communales. C’est un couple d’animaux reflétant le rôle du fonctionnement de l’harmonie du Yin et du Yang. Dans le temple de la littérature (Văn Miếu) à Hànội, il y a 82 statues de tortues portant les stèles des lauréats sur leur carapace. C’est une façon d’immortaliser les noms des gens ayant obtenu le titre tiến sĩ (degré de docteur)  ainsi que ceux de leurs villages où ils étaient nés  car ceux-ci continuent à rester honorés au fil des générations et des années et ils symbolisent la force qu’ils ont  car ils sont les hommes de talent et la source de vie de la nation.  Aucun roi ne pense à négliger le recrutement de ces  hommes de talent car la source jaillissante fait la force d’un pays. Une source tarissant l’affaiblit.

On est habitué à considérer la tortue comme un quadrupède sacré. C’est pourquoi quand quelqu’un a l’occasion de la rencontrer sur le chemin, on dit qu’il est chanceux. On l’appelle sous le nom « Cụ (Oncle) » pour marquer le respect. On prend pitié de son sort à travers l’adage suivant:

Thương thay cái kiếp con rùa
Lên đình đội hạc, xuống đình đội bia.

On ne cesse pas de se lamenter sur le sort de la tortue
Obligée de porter les grues dans les maisons communales et les stèles ailleurs.

Actuellement, cette espèce aquatique géante est classée en danger critique d’extinction sur la liste rouge de l’UICN depuis 2006 et connue sous le nom scientifique « Rafetus swinhoei ». C’est une espèce de tortue à carapace molle vivant dans le fleuve Yanzi (Chine) ou le fleuve Rouge du Vietnam. Après le décès de la tortue du lac de l’épée restituée, il existe actuellement 4 individus dont l’un est très vieux et mâle vivant en Chine, le deuxième (une femelle confirmée grâce à l’analyse du gène) et le troisième (en cours de récupération)  sont au lac Đồng Mô (Ba Vì) et le dernier vit dans le lac Xuân Khanh tout proche (Sơn Tây). L’organisme vietnamien chargé de protéger les espèces entretient l’espoir de réaliser la fécondation avec succès si l’individu récupéré au lac Đồng  Mô ou Xuân Khanh est un mâle sinon cette espèce sera éteinte dans l’avenir.

Chùa Thiên Mụ (Pagode de la Dame céleste)

 

 

Version française

Trước khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng  xây dựng chùa Thiên Mụ hay Linh Mụ vào năm 1601  ở trên đồi Hà Khê  nằm phiá tã ngạn sông Hương  thì chính  ở nơi nầy đã có trước đó  một nền thảo am của những người đến khai khẩn vùng đất nầy lập lên tên là Thiên Mỗ. Chuyện nầy được ghi nhận lại bởi một danh sỹ Dương Văn An đời nhà Mạc có công trạng  viết về núi sông, thành trì, phong tục ở miền Thuận Hoá  (Bình Trị Thiên và Bắc Quảng Nam) trong Ô Châu Cận Lục  vào 1553.  Như vậy  vùng đất nầy thuộc về dân tộc Chàm  vì các di tích thành Lồi của họ được tìm thấy gần đây chỉ cách thành phố  Huế có 4 cây số. Khi Nguyễn Hoàng được  vua Lê  Anh Tông làm Tổng Trấn Tướng Quân kiêm quản cả  Quảng Nam và Thuận Hóa ở Đàng Trong thì ông đã có ý định muốn làm nên nghiệp lớn.  Lúc đầu ông đóng quân ở   (phiá  bắc của Quảng Trị  ngày nay). Có một lần ông đi dò dẫm các vùng lân cận thì ông mới khám phá ra đồi Hà Khê. Ông được nghe dân gian kể là nơi này  có một  bà lão mặc áo đỏ quần lục hay thường xuất hiện  và cũng là nơi mà Cao Biền (Kao Pien)  viên tướng tài nhà Đường (Trung Quốc), làm quan cai trị Việt Nam vào thế kỷ IX. Giỏi thuật số và thông địa lý, ông cho người đào hố ở  phiá sau đồi để  cắt đứt các long mạch và phá linh khí tránh sự xuất hiện của một chân tu đến đây  lập chùa và  làm cho nước Nam hùng mạnh. Đã có ý đồ làm chúa ở xứ Đàng Trong từ lâu, ông không ngần ngại ra lệnh lấp hố, tụ lại linh khí làm bền vững long mạch và  truyền lệnh xây dựng một ngôi chùa trên nền thảo am của đồi  tên là Thiên Mụ ngoảnh mặt ra sông Hương  để thoả mản ý nguyện trông đợi của dân chúng. Vì sợ quấy rầy bởi  những thần linh  địa phương có khả năng mang lại cho ngườì dân Việt  một cuộc sống tồi tệ trong cuộc Nam Tiến nên họ hay thường sử dụng những nơi có dấu tích  văn hóa Chàm để  chuyển vị các chốn  nầy  vào thế giới tâm linh và làm nơi thờ tự của họ. Họ đang cố gắng thiết lập sự hài hòa giữa sức mạnh siêu nhiên và thời gian ở  các lãnh thổ mà họ đã chinh phục được. Đó là trường hợp thánh địa Pô Nagar nơi mà nữ thần Chăm Uma được người dân Việt giành lại sở hữu và không ngần ngại biến chuyển  truyền thuyết Po Nagar thành truyền thuyết của mình và  được dàn xếp  lại theo cách riêng tư nhưng dù sao họ cũng không xóa bỏ được hết nền tảng của truyền thuyết Chàm. Nữ thần của Chiêm Thành do đó trở thành Thiên Y A Na (hay Thiên Y Thánh Mẫu) của người dân Việt. Sự chiếm đoạt sở hữu  này còn được thấy ở những địa danh khác của Việt Nam trong cuộc Nam Tiến: Bà Đen ở Tây Ninh hay nữ thần Chúa Xứ ở núi Sam (Châu Đốc).

Vì vậy cái thảo am nầy  của người Chàm tên là Thiên Mỗ cũng không ngoài lệ. Nó được dựng cất lại thành một ngôi chùa mang  tên là Thiên Mụ đấy thôi.  Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An thì chúa Nguyễn Kiêm nhận thấy phong cảnh thoát tục hữu tình của ngôi chùa cổ  kính nầy nên cho xây lại ngôi chùa để được  khang trang hơn.  Chùa nầy lúc đầu cũng  sơ sài mà thôi nhưng được nổi  tiếng  từ khi  hoà thượng Thích Đại Sán  (hay Thạch Liêm)  ở Quảng Đông  được chúa  Nguyễn Phước Chu, một người rất sùng đạo Phất,  mời qua để  truyền bá những lời dạy hay giáo lý của Đức Phật tại chùa.  Chúa  còn cho đúc chuông lớn và có làm bài minh khắc trên chuông vào năm 1710.  Chùa nầy còn được trùng tu nhiều lần, lần đầu vào năm 1665 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, sau đó bị binh hỏa tàn phá nặng nề dưới thời nhà Tây Sơn (1786-1801) và được tu sửa lại dưới thời ngự trị của vua Gia Long (1815)  và Minh Mạng (1831).  Phải đợi đến năm 1844, năm mà  bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, vợ của vua Gia Long thọ  được 80 tuổi thi vua Thiệu Trị cử thống chế Hoàng Văn Hậu xây dựng chùa lại một cách quy mô, có thêm tháp Phương Duyên cao 7 tầng (21 thước)  và đình Hương Nguyện. Còn dưới thời vua Tự Đức, để tránh động đến Trời vua đổi danh từ Thiên Mụ thành ra Linh Mụ trong thời gian (1862-1869). Năm 1904, với trần bão dữ dội ở Huế, đình Hương Nguyện bị sụp đổ và chỉ được trùng tu lại 3 năm sau dưới thời ngự trị của vua Thành Thái. Chính ngài  nhân dịp  lễ mừng thọ 90 tuổi của bà Từ Dũ, vợ của vua Thiệu Trị, cho bộ Công tu bổ tháp Phước Duyên và dựng bia kỷ niệm. Ngày nay, nhờ sự hài hoà giữa kiến trúc cổ kính của chùa và cảnh sắc nên thơ bên dòng sông Hương, chùa  Thiên Mụ trở thành một danh lam thắng cảnh của đất nước.

Version française

Avant d’entamer la construction de la pagode de la Dame céleste (Thiên Mụ)  par  le premier seigneur Tiên Nguyễn Hoàng de la famille des Nguyễn en 1601 sur la colline Hà Khê  située  sur la rive gauche de la Rivière des Parfums, il y avait déjà à cet endroit  la fondation  d’un pagodon connu sous le nom Thiên Mỗ. Ce dernier  appartenait  aux gens  venus  exploiter cette région. Ce fait  était signalé  par le  célèbre écrivain  Dương Văn An de l’époque de la dynastie des  Mạc, à qui l’on attribue le mérite de décrire les montagnes, les rivières, les citadelles et les coutumes de la région de Thuận Hóa (Bình Trị Thiên  et dans le nord de Quảng Nam) dans son œuvre intitulée Ô Châu Cận Lục (Composition moderne sur le district Ô Châu) en 1553.  Cette région appartenait  ainsi aux gens du Champa  car les reliques de leur citadelle Lồi étaient retrouvées récemment à 4 kilomètres  de la ville de Huế.

Lors de la nomination de  Nguyễn Hoàng en tant que général-administrateur des régions Quảng Nam et Thuận Hóa  dans le pays Đàng Trong (le centre du Vietnam actuel) par le roi Lê Anh Tông, il  a déjà eu l’intention de faire une belle carrière politique. Il s’installa au début avec son armée à  Ái Tử (dans le nord de l’actuel Quảng Tri). Une fois, en explorant les environs, il découvrit la colline de Hà Khê. On le fit connaître dans cet endroit l’histoire d’une vieille dame  venant du Ciel et  portant une chemise rouge et un pantalon vert. Mais ce lieu était aussi l’endroit où le talentueux général de la dynastie Tang Cao Biền  (Kao Pien)  chargé d’administrer le  Vietnam au 9ème siècle et connu pour l’art de la divination et le Feng Shui,  tenta de creuser le fossé derrière de la colline. Cela permit de couper les veines du dragon et détruire toutes les énergies positives pour éviter l’apparition d’un vrai moine venu ici pour construire à l’avenir un temple et rendre le Sud plus puissant.

Ayant eu longtemps l’intention d’être le  seigneur à Đàng Trong, il ordonna  à obturer sans hésitation  le fossé   dans le but de faciliter la concentration des énergies positives et renforcer les veines du dragon et construire sur l’ancien emplacement du pagodon de la colline une pagode orientée vers la Rivière des Parfums. Il  lui donna ainsi  le nom Thiên Mụ (Dame céleste) pour répondre à l’attente et la volonté de la population. Afin d’éviter d’être dérangés par les esprits locaux qui pourraient leur apporter une vie exécrable durant leur marche vers  le Sud (Nam Tiến), les Vietnamiens n’hésitèrent pas à faire usage des vestiges de la culture du Champa pour les transposer dans leur propre univers religieux et les faire devenir leurs propres lieux de culte. Ils tentèrent d’établir une harmonie entre les puissances surnaturelles et temporelles dans les  territoires qu’ils avaient réussi à conquérir. C’est le cas du sanctuaire de Pô Nagar où la déesse du Champa Uma a été appropriée  par les Vietnamiens. Ceux-ci n’hésitèrent pas à assimiler la légende de Po Nagar dans une mythologie arrangée à leur manière sans réussir à effacer le substrat cham du mythe. La déesse du Champa devenait ainsi Thiên Y A Na (Thiên Y Thánh Mẫu) des Vietnamiens. Cette appropriation se renouvelait  à d’autres endroits du Vietnam lors de la marche vers le Sud: la Dame Noire à Tây Ninh ou la déesse Chúa Xứ au mont Sam (Châu Đốc).

C’est pourquoi  le temple cham nommé Thiên Mỗ ne fait pas exception.  Il a été reconstruit pour devenir la pagode nommée Thiên Mụ. Selon le chercheur Phan Thuan An, le seigneur  Nguyễn Kiêm, séduit par le charmant paysage de cette ancienne pagode, ordonna sa reconstruction pour la rendre  plus spacieuse. Cette pagode était très rudimentaire à son début.  Elle  devint  célèbre à partir du moment où le moine Thích Đại Sán (ou Thạch Liêm) venant  de Guangdong, avait  été invité par le seigneur Nguyễn Phước Chu, un grand dévot du bouddhisme, à diffuser les bons enseignements de Bouddha dans cette pagode. Ce seigneur fit couler une grande cloche et fit  graver une inscription sur cette dernière en 1710. Cette pagode fut restaurée à plusieurs reprises, d’abord en 1665 sous le règne du seigneur Nguyễn Phúc Tần. Elle  subit ensuite  de gros dégâts provoqués par l’incendie à la période des Tây Sơn (Paysans de l’Ouest)(1786-1801) et  des remaniements importants sous les règnes des empereurs  Gia Long (1815) et Minh Mang (1831). Puis il faut attendre l’évènement qui eut lieu en 1844. C’est l’année où  l’impératrice mère Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, épouse du roi Gia Long, fêta son anniversaire à 80 ans pour que  roi Thieu Tri chargeât  le maréchal Hoàng Văn Hậu de reconstruire la pagode à grande échelle en y ajoutant la tour Pháp Duyên (7 étages) et le pavillon Hương Nguyện.

Sous le règne du roi Tự Đức, afin d’éviter de déranger le « Ciel »,  le roi a changé son nom de Thiên Mụ en Linh Mụ durant la période (1862-1869). En 1904, à cause de la violente tempête à Huế, le pavillon Hương Nguyện s’effondra  et ne fut restauré que trois ans plus tard sous le règne du roi Thành Thái. C’est lui qui, à l’occasion du 90ème anniversaire de la reine Từ Dũ, épouse du roi Thiệu Trị, demanda au ministère public  de restaurer la tour Phước Duyên et d’ériger une stèle commémorative.

Aujourd’hui, grâce à l’harmonie entre l’architecture ancienne de la pagode et le paysage poétique au bord de la Rivière des Parfums, la pagode Thiên Mụ est devenue un lieu pittoresque du pays.

 

Moine Vạn Hạnh (Version vietnamienne)

 

Version française

Thiền sư Vạn Hạnh

Ông được sử sách xem làm một nhà sư có công tham gia dựng nước dưới ba triều Đinh, Tiền Lê và Lý nhất là dưới triều Lý, một triều đại nhân ái được sử gia Ngô Sĩ Liên nói đến  trong « Ðại Việt Sử Ký toàn thư ». Chính ông đóng vai trò quan trọng trong cuộc đảo chánh dẫn đến việc  lên ngôi của Lý Công Uẩn dựng lên một vương triều kéo dài được hơn 200 năm. Ông không những là thầy dạy dỗ Lý Công Uẩn từ thưở nhỏ mà là người có tài năng, hiểu thấu thời cuộc chính trị ở thời đó để đem đạo vào đời mà đào tạo một đứa  trẻ mồ côi  sống nương tựa ở nhà chùa  trở thành một vị vua anh minh  hiền đức và một phật tử chân chính. Ông đúng là một thiền sư phi thường. Ông không phải một sa môn chỉ biết tu để  lo truyền đạo,  để được giải ngộ và thoát vòng luân hồi riêng cho mình mà là một người đem hết tâm quyết và tài năng của  chính mình mà phục vụ đất nước dưới ba triều, không màng danh lợi, không làm quan cho một triều đại nào mà chỉ biết đồng hành cùng dân tộc để  mang lại cho đất nước có được một nền độc lập tự chủ với ngoại bang và thịnh vượng.

Ông tên là họ Nguyễn, sinh ra năm 938 ở  làng Cổ Pháp, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh và mất vào năm 1018 dưới triều của vua Lý Thái Tổ.  Từ thưở nhỏ, ông rất thông minh nên ông thông suốt ba cõi (quá khứ, hiện tại và tương lai) và  biết dung hợp Nho, Lão, Phật. Năm 21 tuổi, ông xuất gia, tu ở chùa Lục Tổ dưới sự chỉ dẫn của thiền sư Thiền Ông đạo giả. Sau khi  thiền sư Thiền Ông viên tịch (năm 979), ông chuyên tâm tập tu Tổng Trì Tam Ma Địa (Dharanisammadh)i,một  pháp tu thuộc Mật giáo  lấy đó làm hạnh riêng và đạt đến tam muôi (hay chính định) có nghĩa là tập trung tinh thần và giữ tâm tĩnh lặng không tán loạn. Nhờ đó ông thu được những điều huyền vi của giáo lý, ông trở thành từ đó người có đạo lực và có trí tuệ. Những câu  ông nói ra dân chúng đều cho là những câu sấm kỳ diệu. Ông thuộc dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, thế hệ thứ 12  cùng với sư Đạo Hạnh.  Vì vậy, vua Lê Đại Hành rất kính trọng  ông  và hay thường mời ông vào cung hỏi ý kiến khi có đại sự cùng với  các thiền sư Khuông ViệtĐỗ Pháp Thuận.  

Năm 980, nhà Tống sai Hầu Nhân Bảo đem quân sang xâm lược nước ta. Quân Tống đóng binh ở Cương Giáp, tỉnh Lạng Sơn. Vua mời ngài đến hỏi tình thế thắng bại thế nào, ông quả quyết “Chỉ trong ba đến bảy ngày giặc phải lui”. Sau đó quả đúng như vậy.

Khi vua muốn đánh Chiêm Thành, còn đang do dự chưa dứt khoát thì ông  khuyên vua nên cất binh, nếu không sẽ mất cơ hội. Vua bèn xuất quân và dành thắng lợi hoàn toàn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua thân chinh đi đánh Chiêm Thành bởi vì trước đó vua sai Tử MụcNgô Tử đi sứ Chiêm Thành, bị Chiêm Thành bắt giữ  nên vua nổi giận muốn chinh phạt Chiêm Thành.

Theo sách Thiền Uyển tập anh thì ông dùng rất nhiều phương pháp hữu hiệu và tài tình như sấm truyền và tiên tri khiến làm dấy lên lòng tin của quần chúng. Một khi nhân tâm đã định thì việc chung  có thể  đạt được đến tới 90%. Như vậy ý trời cũng là ý dân rồi cũng như việc soán ngôi của Lý Công Uẩn với sự  giải thích sự xuất hiện  con chó  trắng có chữ « thiên tử trên lưng », sấm cây gạo vân vân…khiến sự thay đổi triều đại nó chỉ cần đến lúc mà thôi.  Ông tận dụng trí tuệ tới mức siêu đẳng để việc lên ngôi của Lý Công Uẩn nó trở thành một cuộc cách mạng bất bạo động và không đổ máu. Ai cũng có một ngày đến ngưỡng cửa tử thần  thì đâm ra sợ hãi. Ông thì không nên trước khi ông hóa (qua đời), ông chỉ dạy cho các đệ tử  sống theo vận trời, nhìn thịnh suy như chu kỳ thiên nhiên mà chớ hoảng sợ hãi, an nhiên tự tại ở nơi mình mà hành nghiệm (thiền), tự thắp đuốc mà tìm lấy triết lý sâu sắc qua một bài kệ có tên là « Thi đệ tử » như sau:

Thân như bóng chớp, có rồi không,
Cây cối xuân tươi, thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông.

Bản dịch của Ngô Tất Tố

La vie  de l’homme est un éclair sitôt né sitôt disparu
Verdoyant au printemps, l’arbre se dépouille à l’automne
Grandeur et décadence pourquoi s’en effrayer?
Épanouissement et déclin ne sont que des gouttes de rosée perlant sur un brin d’herbe. (Mille ans de littérature vietnamienne. Une anthologie).

Công của ông rất lớn luôn cả việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long của Lý Thái Tổ. Có lẽ ông là  người đứng sau hậu trường lên kế hoạch dời đô nầy từ lâu với Lý Công Uẩn với chuyện thấy rồng  vàng xuất hiện ở nơi thuyền ngự nhất là ông rất giỏi về phong thủy. Theo giáo sư Nguyễn Lang thì ông vừa là người thảo chiếu, vừa là người thiết kế họa đồ cho kinh đô Thăng Long vậy  để cho đất nước có  đựợc một nền độc lập lâu dài và kinh đô được phồn vinh chớ Hoa Lư quá chật hẹp làm sao cho kinh tế được phát triển.

 

Trong lúc trị vị, vua Lý Nhân Tôn (1072-1127) có truy tặng một bài kệ thâu tóm lại thân thế và ảnh hưởng của sư Vạn Hạnh trong công cuộc dựng vương triều như sau:

Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm ky
Hương quan danh Cổ Pháp
Trụ tích trấn vương kỳ.

Vạn Hạnh thông ba cõi    
chính hợp lời sấm xưa
quê hương tên Cổ Pháp
chống gậy giữ kinh kỳ  

Version française

Le moine zen Vạn Hạnh

Il a été décrit dans les anciens écrits historiques vietnamiens  comme un moine ayant le mérite de participer  à la formation du pays sous les trois dynasties des Đinh, des Lê antérieurs et des Lý, en particulier celle des Lý que l’historien Ngô Sĩ Liên a qualifiée comme une dynastie de clémence dans son ouvrage intitulé « Les Mémoires historiques du Grand Viet au complet ». C’est lui qui a joué un rôle important dans le coup d’état aboutissant à l’intronisation du roi Lý Công Uẩn, le fondateur d’une dynastie durant plus de 200 ans. Il est non seulement le maître de ce roi dès son plus jeune âge mais aussi le personnage talentueux ayant la capacité de connaître à fond la situation politique de cette époque pour faire intégrer  la religion dans la vie  sociale en aidant le jeune orphelin vivant aux dépens de la pagode à devenir un grand roi sage et vertueux  et surtout un bouddhiste authentique. C’est vraiment un moine zen extraordinaire. Vạn Hạnh ne se fait pas religieux pour prêcher les enseignements bouddhiques ou pour faire des efforts accomplis par lui-même dans le salut pour atteindre à la bouddhéité et à se libérer de la réincarnation mais il est  un personnage pleinement résolu à apporter son talent pour servir le pays sous les trois dynasties Đinh, Lê antérieurs et Lý.  Il ne s’intéresse ni aux honneurs  ni aux richesses comme les autres gens. Il n’aime pas être au service d’une dynastie ou d’un roi. Par contre il aime à  être toujours ensemble avec le peuple pour permettre à la nation d’avoir à la fois l’indépendance, l’autonomie et la prospérité.

On ne connait que son nom de famille (Nguyễn) et son nom religieux (Vạn Hạnh). Il  est né en l’an  938 dans le village de Cổ Pháp du district  Tiên Sơn de la  province de Bắc Ninh et il  est mort en 1018 sous le règne du roi Lý Thái Tổ. Dès son jeune âge, il est très intelligent. Il réussit à connaitre à fond le passé,  le présent et le futur et à  fusionner le confucianisme, le taoïsme et le bouddhisme. À 21 ans, il se fait religieux  et devient disciple du moine bouddhiste Thiền Ông đạo giả à la pagode Lục Tổ. Après le décès de son maître zen (en 979), il se consacre à l’étude du Dharanasamadhi (ou Tổng Trì Tam Ma Điạ), une pratique  du bouddhisme tantrique censée d’avoir sa propre vertu et d’atteindre  le samadhi  (ou chính định en vietnamien). Cela signifie une concentration totale de l’esprit dans la méditation. Grâce à cela, il acquit les bienfaits  dans l’enseignement. Il devient ainsi un homme de puissance et de sagesse.  Tout ce qu’il  prononce devient désormais une prophétie. Les gens y croient fermement. Il appartient  à l’école de Vinitaruci (Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi) et fait partie de la douzième génération avec le moine  Đạo Hạnh. Le roi Lê Đại Hành a un plus  grand respect pour lui et l’invite souvent à la cour pour lui demander des conseils lorsqu’il y a les affaires d’état importantes  avec les autres  moines Khuông Việt  et Đỗ Pháp Thuận.

En l’an 980, la dynastie des  Song envoya  le général Hầu Nhân Bảo et ses soldats  pour envahir notre pays. L’armée des  Song s’installa  à Cương Giáp, dans la province de  Lạng Sơn dans l’attente des renforts militaires.  Le roi l’invita à  la cour pour lui  demander son avis sur l’issue de cette confrontation. Il  lui répondit sans hésitation: dans trois à sept jours à venir, l’ennemi devra se retirer.  Effectivement, l’armée des Song  fut obligée de déguerpir car les renforts n’arrivaient pas à la rejoindre au temps voulu.

Envieux de  punir le Champa pour son tort de retenir les deux émissaires Từ Mục et Ngô Tự, le roi  Lê Đại Hành était encore hésitant. Vạn Hạnh lui conseilla d’entamer immédiatement  l’expédition militaire et de ne pas laisser s’échapper l’occasion. Le roi décida de monter l’expédition sur-le-champ  et il gagna  la guerre.

 Selon le livre bouddhique intitulé  « Floriflège du jardin du Dhyana (Thiền Uyển Tập Anh » , Vạn Hạnh a utilisé de nombreuses méthodes efficaces et ingénieuses telles que les oracles et les prophéties ayant suscité la confiance des masses de population. Une fois l’opinion et le cœur humain établis, le but de la communication  peut atteindre la réussite  jusqu’à 90%. Ainsi la volonté du ciel est aussi celle du peuple comme c’est  le cas de l’usurpation de Lý Công Uẩn avec l’explication de l’apparition d’un chien blanc portant sur son dos le mot «empereur», la prophétie du fromager (sấm cây gạo) etc …

Le changement dynastique n’est qu’une question de temps. Vạn Hạnh se sert de son intelligence « surnaturelle » pour que l’accession au trône de Lý Công Uẩn devienne une révolution du palais non violente et sans effusion de sang. Un jour, face à la mort, tout le monde prendra peur plus ou moins. Par contre grâce à l’entendement et à la maîtrise des sensations, Vạn Hạnh y reste indifférent avec sérénité. C’est pourquoi, avant sa mort,  il instruisit ses disciples de vivre selon le mouvement du ciel en observant la grandeur et la décadence comme le cycle de la nature sans prendre peur, en restant spontanément à leur place avec calme pour pratiquer la concentration méditative et en  cherchant soi-même la philosophie profonde à travers la stance bouddhique (ou kệ en vietnamien)  nommée «Conseil aux disciples» comme suit:

La vie  de l’homme est un éclair sitôt né sitôt disparu
Verdoyant au printemps, l’arbre se dépouille à l’automne
Grandeur et décadence pourquoi s’en effrayer?
Épanouissement et déclin ne sont que des gouttes de rosée perlant sur un brin d’herbe. (*)

Son grand succès tient aussi au transfert de la capitale Hoa Lư à Thăng Long décidé par Lý Thái Tổ. Etant caché probablement derrière  les coulisses, il prévoit de réaliser le projet de transfert  depuis longtemps  avec Lý Công Uẩn. C’est pourquoi  l’histoire de l’ascension du dragon d’or n’est pas étrangère à ses pratiques habituelles (ou oracles) dans la communication.  De plus, il est très bon en Feng-shui. Selon le professeur Nguyễn Lang, il est à la fois rédacteur de l’édit du transfert et architecte du plan géographique de Thăng Long, afin que le pays puisse avoir une indépendance et une prospérité à long terme pour dix mille générations  car l’ancienne capitale  Hoa Lư est donc trop exiguë  pour le développement économique  en cas de paix.

Pendant son règne, le roi Lý Nhân Tôn (1072-1127) lui  a rendu hommage à  travers un poème résumant  à la fois l’identité et l’influence du moine Vạn Hanh dans la  fondation  du royaume comme suit:

Vạn Hạnh thông ba cõi    
chính hợp lời sấm xưa
quê hương tên Cổ Pháp
chống gậy giữ kinh kỳ.

Bibliographie
(*) Mille ans de littérature vietnamienne. Une anthologie . Edition Picquier. 1996
Lưu Văn Vịnh : Việt sử siêu linh. Edition Hạ Long Thư Các. 1998
Đại Việt sử ký toàn thư.  Nhà xuất Bản Thời Đại.
Nguyễn Lang: Việt Nam Phật Giáo sử luận.
Philippe Langlet: Modernité et proximité des moines lettrés vietnamiens sous les premières dynasties (Xème-XIIIème siecles)

 

 

 

 

Chùa Chiền Việt Nam: Phần 1 (Version vietnamienne)

 

Thân là nguồn sinh diệt, Pháp tính vẫn như xưa
Thiền sư Thuần Chân của phái  Tì Na Lưu Đà Chi(1101)

pagoda

Version française

Không giống như chữ « Đền » thường chỉ nơi thờ một danh nhân (anh hùng, vua hoặc thần), chữ « Chùa » thì chỉ được dùng để chỉ nơi thờ phượng  tôn kính Đức Phật. Trước khi xây dựng tòa nhà này, điều cần thiết là phải xem xét kỹ vị trí vì cần phải có sự hòa hợp với thiên nhiên ở xung quanh. Mặt khác, không giống như những ngôi chùa ở Trung Quốc, Ấn Độ hay Cao Miên, việc hoành tráng và xa hoa không nằm ở trong các tiêu chuẩn được lựa chọn trong việc thực hiện công trình này. Đây là lý do tại sao các vật liệu cơ bản được sử dụng chủ yếu thường là gỗ, gạch và ngói. Chùa không nhất thiết phải trội hơn các toà nhà ở xung quanh.  Trên thực tế  ở trong mỗi ngôi làng đều có một ngôi chùa. Tương tự như đình, chùa thường khơi lại đối với mọi người  dân Việt hình ảnh làng quê mà còn lại bao hàm cả hình ảnh quê hương. Chùa  vẫn có  một sức lôi cuốn quyến rũ đối với họ.

pagode0

Chùa được ghé thăm nhiều hơn đình vì không có phân chia giai cấp nào được nhìn thấy ở nơi đó. Đây là sự bình đẳng tuyệt đối giữa  các con người với nhau mà cũng là phương châm do chính Đức Phật thuyết giảng để chia sẻ và giải thoát những đau khổ của con người. Ngay cả trong khung cảnh nghiêm túc và trang trọng này, đôi khi còn tìm thấy ở trong sân chùa các vở kịch cổ điển. Đây không phải là trường hợp của đình nơi  cần có sự tôn trọng nghiêm ngặt. Sự phân biệt thứ bậc có thể thấy được ít nhiều. Ngay cả phép vua cũng không thể ảnh hưởng đến phong tục lệ làng đựơc. Đó cũng là lý do tại sao chùa rất gần gũi với người dân Việt hơn bao giờ hết. Chúng ta vẫn thường quen nói: Đất vua, chùa làng, cảnh Phật để gợi nhớ không chỉ sự gần gũi, gắn bó hữu tình của chùa với dân làng mà còn là sự hòa hợp với thiên nhiên.icone_lotus

Chùa có được  một vai trò then chốt trong đời sống xã hội của làng xã cho đến nỗi chùa được nhắc đến thường xuyên trong các  câu ca dao:

Ðầu làng có một cây đa,
Cuối làng cây thị, đàng xa ngôi chùa.

hay

Rủ nhau xuống bể mò cua,
Lên non bẻ củi, vào chùa nghe kinh.

khiến cho chúng ta nhận thấy người dân Việt rất gắn bó sâu  sắc với biển cả và núi non để được nuôi dưỡng và với  chùa  chiền  để  đáp ứng nhu cầu tâm linh. Chùa chiền đúng là nơi nương tựa lý tưởng và tâm linh của họ trước những thiên tai, hiểm họa thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.

Cho đến ngày nay, nguồn gốc của từ « chùa » vẫn chưa được làm sáng tỏ. Không có mối liên hệ nào được tìm thấy về nguồn gốc của chữ từ « tự (chùa) » trong tiếng Hán. Theo một số nhà chuyên môn, nguồn gốc của nó nên được tìm thấy trong chữ Pali « thupa » hoặc « stupa » viết bằng tiếng phạn vì lúc mới xây dựng, chùa Việt Nam có dáng dấp của một bảo tháp. Do đó người Việt Nam  hay quen rút gọn trong cách phát âm của các từ  được du nhập từ nước ngoài, từ « stupa » trở thành từ « stu » hoặc « thu » để nhanh chóng dẫn đến từ « chùa » qua nhiều năm. Theo nhà nghiên cứu Việt Nam Hà Văn Tấn, đây chỉ là  sự phỏng đoán mà thôi. 

pagode_chuachien

Còn từ “Chiền” thì có ở trong tiếng Việt cổ, ngày nay được dùng cùng với từ “chùa” để gợi lên kiến ​​trúc của chùa. Tuy nhiên, từ « chiền » này thường được nhắc đến một mình trong quá khứ để chỉ chùa. Đây là điều chúng ta  tìm thấy trong bài thơ “Chùa vắng vẻ, tịch mịch” của vua Trần Nhân Tôn hay bài “Cảnh ở tự chiền” của Nguyễn Trãi.  Đối với nhiều người, từ « chiền » này có nguồn gốc từ tiếng Pali « cetiya » hoặc trong từ « Caitya » trong tiếng phạn để chỉ bàn thờ Phật trong mọi trường hợp.

Công trình xây dựng chùa đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nghiên cứu nhất là việc thăm dò sơ bộ mặt bằng. Nó phải đáp ứng nghiêm ngặt một số tiêu chí nhất định ở  trong phong thủy vì theo người dân Việt, môn khoa học này có thể gây ra   một ảnh hưởng tai hại hay không đối với đời sống xã hội của dân làng. Nhà sư Khổng Lộ của phái Vô Ngôn Thông (1016-1094), cố vấn triều Lý, đã có dịp đề cập đến vấn đề này trong một bài thơ của mình với câu như sau: Tuyển đắc long xà địa khả  cư  (chọn được đất rồng mới có thể ở yên). Chúng ta thường quen xây dựng chùa trên một ngọn đồi hoặc một gò đất hoặc trên một khu vực đủ cao để nó có thể chiếm ưu thế đới với các nhà của dân làng. Bởi vậy vì có liên hệ với địa hình của chùa nên từ « Lên chùa » được người Việt sử dụng ngay cả khi chùa được nằm trên mặt đất bằng.

Hầu hết ở các chùa, đặc biệt là các chùa ở miền bắc Việt Nam, khung cảnh rất thanh bình, huyền bí và tráng lệ. Sông, núi, đồi, suối vân vân… luôn hiện hữu ở nơi đó, đôi khi còn tạo nên những cảnh quan ngoạn mục bởi sự hòa nhập hài hòa với thiên nhiên. Đây là trường hợp của chùa Thầy ở tỉnh Hà Tây, cách thủ đô Hànội 20 cây số nằm  giữa núi và nước. [Tiếp theo]

Être caodaïste (Tôi là người Cao Đài) (Version vietnamienne)

Version française

Chúng ta, người Cao Đài  phải biết cải thiện bản thân. Chúng ta không cần thiết phải ăn chay  niệm Phật qua những lời cầu nguyện hay đi chùa để có thể được sự hoàn hảo ở bản thân. Chúng ta có khả năng làm được điều này nếu ở nơi chúng ta có được ba đức tính như sau: tình thương, trí tuệ và ý chí. Khi sinh ra, chúng ta đã có sẵn lòng nhân từ. Đây là lý do tại sao tổ tiên của chúng ta thường nói:

Nhân chi sơ, thiện bản tính. Loài người bẩm sinh đã tốt.

Nhưng vì mọi bất trắc trong cuộc đời, những ganh đua phi lý và những dục vọng vô độ tiếp tục xâm chiếm chúng ta không ngừng khiến chúng ta đã trở thành những người không trung thực, bội bạc, ích kỷ và làm chúng ta mất đi tính tốt mà chúng ta có được khi sinh ra. Tất cả các hiền nhân thời cổ đại đều có ba đức tính nêu trên. Để biết được con người có tốt hay không, chúng ta chỉ cần quan sát hành vi của họ đối với những người thân thiết. Qua  việc quan sát này, chúng ta biết rõ họ như nhà triết học Trung Hoa Mạnh Tử đã nói.

Tình thương là phẩm chất rất cần thiết để hoàn thiện nhưng không thể hoàn hảo được vì chúng ta cần có  trí tuệ  để phân biệt đúng hay sai, điều thiện  và điều ác. Có một số người hảo tâm dù đã quyên tiền rất nhiều để xây chùa nhưng lại tiếp tục có một thái độ xấu xa tệ hại vì không phân biệt  rõ lý do sai trái. Đôi khi họ còn bị coi thường so với những người không bao giờ có cơ hội tham gia vào phần đóng góp nầy. Ở Việt Nam, triều đại nhà Lý nổi tiếng có nhiệt thành không thể chê trách được đối với Phật giáo thông qua một số lượng của các công trình xây cất chùa chiền. Điều này dẫn đến  cảnh khốn cực của  người dân do thuế má quá cao và tạo  ra sự bất bình của dân chúng. Đây là nguyên nhân chính đi đến sự sụp đổ của triều đại. 

Dù trình độ học vấn như thế nào, con người luôn có trí tuệ ở  trong con người. Khi chúng ta làm sai hay không, chúng ta sẽ biết điều đó bằng chính lương tâm của mình. Ví dụ, khi bạn cố gắng nói dối, bạn cảm thấy xấu hổ với bản thân của mình mặc dù người bạn mà bạn nói dối không biết điều đó. Chính trí tuệ nó giúp chúng ta phân biệt được điều này. Nhà triết học Pháp Blaise Pascal đã có cơ hội  nhấn mạnh rằng con người là một cây sậy có tư duy.

Để tiếp tục nói dối hoặc hành động xấu xa hay không, chúng ta cần có ý chí. Nói về phẩm chất này thì dễ, nhưng chúng ta khó mà có thể sở hữu được nó vì đôi khi còn buộc chúng ta phải đi ngược lại với lợi ích của bản thân hoặc đôi khi còn  phải gánh chịu nhiều thiệt thòi. Đôi khi mạng sống của chúng ta không được bảo tồn. Chúng ta  dựa vào  một số sự kiện lịch sử của Trung Hoa và Việt Nam nhằm để   cùng nhau suy ngẫm và cảm phục những người mà chúng ta cho là họ  có thể cải thiện bản thân vì họ có đủ ba đức tính nêu trên. Họ đã trở thành những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa và Việt Nam. 

Trước hết, đó là trường hợp Gia Cát Lượng (hay Khổng Minh). Ông vừa là tể tướng vừa là cố vấn của Lưu Bị, người sống sót cuối cùng của nhà Hán (Lưu Hoài Đức) ở Trung Hoa. Những người man rợ đến từ vùng đồng hoang phía bắc Trung Hoa và được Mạnh Hoạch cầm đầu thường thích đánh phá lãnh thổ vương quốc của ông. Gia Cát Lượng bắt được Mạnh Hoạch 7 lần, nhưng sau mỗi lần bị bắt, Mạnh Hoạch được thả về. Ông rất  ấy rất nhân hậu. Ông được trời phú cho trí tuệ phi thường vì ông thấy rằng cần phải thuyết phục Mạnh Hoạch bằng tình thương. Nếu Mạnh Hoạch bị giết, có lẽ sẽ có một Mạnh Hoạch khác. Điều này buộc ông phải thực hiện các cuộc  dấy binh trừng phạt thường xuyên và không cho ông rảnh tay để khôi phục lại triều đại nhà Hán và mang lại hòa bình và hạnh phúc cho bá tánh. 

Đó là lý do tại sao ông vẫn bình tĩnh tiếp tục giải thoát cho Mạnh Hoạch  mỗi lần bị bắt. Ông có ý chí vô biên vì ông biết rằng để ngăn cản Mạnh Hoạch phản bội sau này, ông đã phải chịu lãng phí rất nhiều thời gian, buông bỏ lợi ích cá nhân và dành cho mình nhiều nổi lo lắng với tuổi già của mình. Ông sẽ đỡ mệt hơn cho ông nếu ông  quyết định giết Mạnh Hoạch vì ông không phải dấy binh chinh phạt tới 7 lần. Trong lần vây bắt cuối cùng, khi ông ta sắp sửa thả Mạnh Hoạch, thì chàng nầy bắt đầu khóc và xin đầu hàng vĩnh viễn. Gia Cát Lượng có ba phẩm chất nói trên. Dù ông không theo đạo giáo nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng với ba đức tính mà ông có được ở ông (tình thương, trí tuệ và ý chí), ông  đã biết cách hoàn thiện bản thân và lúc đó ông  đã được coi là một hiền nhân ở thời Tam Quốc. Ở Việt Nam cũng có những vị vua mà chúng ta có thể coi là các bậc hiền nhân. Đây là trường hợp của vua Lý Thánh Tôn. Ngài có đủ 3 đức tính nêu trên. Đây là lý do tại sao ngài được biết đến trong suốt lịch sử Việt Nam như một vị vua anh minh, xuất chúng, nhân ái và dũng cảm. Cuộc nổi dậy của vua chàm, Chế Cũ đã buộc ngài phải tiến hành một cuộc viễn chinh trừng phạt trong khi để lại cho nàng thiếp Ỷ Lan  quyền nhiếp chính. Trước sự quyết tâm của Chế Cũ, ngài đã không bắt được Chế Cũ  sau nhiều tháng viễn chinh. Thất vọng, ngài buộc lòng phải trở về. Trên đường về, ngài được biết dân chúng không ngớt lời ca ngợi tài năng của Ỷ Lan trong việc cai quản đất nước. Ngài cảm thấy xấu hổ và quyết định quay trở lại mặt trận. Khi bắt được Chế Cũ, ngài  có thể giết Chế Cũ để xoa dịu cơn giận nhưng ngài  lại  tha chết để Chế Cũ quay trở về nước hơn. 

Đó là lý do tại sao Việt Nam được hưởng một thời kỳ hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc. Ngài  rất nhân từ vì ngài đã buông tha kẻ đã làm nhục ngài trước mặt bá tánh. Ngài đã lãng phí rất nhiều thời gian để cố gắng bắt được Chế Cũ. Liệu chúng ta có thể làm được như ngài nếu chúng ta ở vị trí của ngài không? Có một ngày, trong thời kỳ mùa đông khắc nghiệt, ngài ngỏ lời với các quan của mình như sau:

Trẫm mặc quần áo như thế này mà trẫm còn lạnh cóng. Làm thế nào để người dân chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt này được, đặc biệt là những người nghèo khi chúng ta biết rằng họ không có đủ tiền để ăn?. Các khanh cần phải cho họ thức ăn và quần áo  thêm nữa ngay bây giờ.

Một lần khác, có công chúa Ðông Thiên ở bên cạnh trong một buổi yết kiến, ngài quay sang các quan và nói:

Trẫm  có một tình yêu sâu sắc đối với đồng bào cũng như tình yêu trẫm dành cho con của trẫm. Thật không may, người dân có giáo dục quá kém nên họ liên tục phạm tội. Đó là lý do tại sao trẫm  cảm thấy tội nghiệp thương họ. Trẫm yêu cầu các quan nên giảm các hình phạt và các tội mà họ đã phải chịu.

Trí tuệ của ngài thật vô biên. Để chinh phục Champa, ngài biết rằng cần phải thuyết phục và trấn an Chế Cũ mặc dù ngài cảm thấy nhục nhã và khó chịu khi so sánh những gì ngài phải chịu đựng so với những gì mà người thiếp của ngài đã làm cho bá tánh, một người phụ nữ xuất thân từ nông thôn, Ỷ Lan trong thời gian vắng mặt. Ngài có thể giết Chê ’Cũ để xoa dịu cơn tức giận và gột rửa cơn phẫn nộ nhất thời này. Nhưng ngài là người dũng cảm, biết đặt lợi ích của nhân dân lên trước lợi ích cá nhân. Đó là người có ba phẩm chất vừa nêu ở trên.

Dù đang ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải cố gắng hoàn thiện mình. Điều đó xảy ra với tôi khi tôi muốn tiếp tục phương pháp này. Phải công nhận rằng không dễ  hiện thực hóa phương pháp nầy. Tôi cũng không giấu giếm rằng tôi cũng gặp những khó khăn hàng ngày nhưng tôi cảm thấy nhẹ nhõm vô cùng khi tôi cố gắng làm cho nó trở nên cụ thể hóa một chút. Tôi rất vui vì tôi nhận ra rằng tôi đang bắt đầu cải thiện bản thân một chút dù biết rằng quá ít ỏi.

Nó làm tôi nhớ đến câu mà Ung Giả Vi đã viết trong cuốn Luận Ngữ của Khổng Tử:

Nhân viên hồ tài! Ngã dục nhân, Tư nhân chi hỷ!
Nhân có xa đâu! Bạn muốn nhân, nhân đến vậy!

 

 

 

 

 

 

 

Điều này cho phép tôi tin chắc rằng THIỆN hay ÁC  đều tồn tại ở trong mỗi chúng ta. Bạn muốn sao thì được vậy. Tôi hiểu rằng tôi không cần phải đến chùa hay nhà thờ để có thể hoàn thiện bản thân. Tôi có thể làm được điều này nếu tôi không quên những gì Thầy đã nói trong kinh thánh Cao Đài mà tôi có cơ hội đọc:

Nếu con muốn trở thành một tín đồ đạo Cao Đài chân chính, con phải có tình yêu và nguyên tắc đạo đức. Nó hoàn toàn cần thiết để con cải thiện bản thân.

Con xứng đáng được mặc chiếc áo dài trắng này, biểu tượng của sự tinh khiết. Con sẻ cảm thấy tự hào hơn bao giờ hết khi con là một tín đồ Cao Đài.

Phật giáo Chămpa: Phần 1

 

 

Version française

Phật giáo Chămpa

Mặc dù Ấn Độ giáo được thừa nhận khi người Chămpa bắt đầu thành lập quốc gia, Phật giáo thể hiện có được lúc đó ảnh hưởng đáng kể ở giới thượng lưu địa phương và các nhà lãnh đạo. Họ đã tìm thấy ở nơi tôn giáo này các lợi thế không ít cho phép họ có thể  tăng cường không chỉ tính hợp pháp và sức mạnh mà còn cho họ có được một tính chất thần thánh thiết yếu trong việc cai trị thông qua các khái niệm dharmaraja (vua đức hạnh) và cakravartin (quốc vương toàn cầu).

Được xem là hiện thân sức mạnh của giaó pháp (Dharma), họ được  có một nhiệm vụ thiêng liêng để duy trì trật tự và  bảo đảm đức tin tôn giáo trong vương quốc. Họ rất gắn bó với tính chất thiêng liêng mà sứ mệnh đã giao phó cho họ. Tương tự như các vị vua Khơ Me, họ đặc biệt chú trọng đến việc thần thánh hóa nhằm để người ta tìm thấy được trong tên truy tặng của họ có tên của một vị thần tối cao được  đồng nhất  với Phật dưới dạng bồ tát. Đây là trường hợp của vua Indravarman II với tên truy tặng « Paramabuddhaloka » (Phật hiệu).
gardien

Do đó, họ trở thành « siêu nhân » giữa quần chúng ngay cả khi họ không có nguồn gốc thần thánh. Phật giáo đã không bao lâu quyến rũ và làm cho họ tuân thủ các khía cạnh cơ bản của đạo Phật: tinh thần khoan dung, tính tự do, sự tập hợp của đạo vào văn hóa địa phương, sự coi trọng về đạo đức. Họ mời các nhà truyền giáo  Phật giáo đến qua các con tàu buôn bán vì vương quốc Chămpa thu hút rất sớm các thương nhân Ấn Độ.Vương quốc nầy từ lâu đã nổi tiếng với các sản phẩm rừng núi (trầm hương, ngà voi, gia vị, vân vân..). Chúng ta không biết chính xác ngày tháng mà Phật giáo xâm nhập vào Champa nhưng chúng ta biết rằng theo các văn bản của Trung Hoa thì Phật giáo được có sự thịnh vượng vào năm 605 sau Công nguyên khi đạo binh của tướng Lưu Phương dưới triều đại nhà Tùy đã cướp phá thủ đô Điền Xung  của Champa  dưới thời vua Phàn Chí (Cambhuvarman)  và mang đem về nước 1350 văn bản Phật giáo kết hợp thành 564 tập sau khi tái chiếm lại Bắc Kỳ. 

Vương triều Indrapura

Sự hiện diện của Phật giáo  được nhận thức rất sớm ở Champa cũng như ở Việt Nam qua đường biển bởi vì theo học giả Việt Nam Phan Lạc Tuyên, các thầy tu Ấn Độ đã đến Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Kitô giáo dựa trên chuyện của Chu Đồng Tử. Ông nầy kết nạp với Phật giáo  khi gặp được một thầy tu Ấn Độ. Các nhà truyền giáo tôn giáo phải đổ bộ ở  Champa trước khi họ mới có thể đến Giao Chỉ (hoặc Việt Nam) và Trung Quốc.Dưới sự bảo hộ của các nhà lãnh đạo, Chămpa ưu đãi rất sớm sự thành lập Phật giáo vì chuyện nầy đã được nhà sư nổi tiếng Nghĩa Tịnh nhắc đến khi  ông trở về từ chuyến hải hành ở Đông Ấn. Chămpa được xem  như là một quốc gia trong những  nước ở Đông Nam Á xem trọng học thuyết của Đức Phật vào cuối thế kỷ thứ 7 dưới sự ngự trị của Vũ Tắc Thiên ở thời triều đại nhà Đường. Nhờ các di tích khảo cổ được tìm thấy ở miền trung Việt Nam, chúng ta biết rằng Phật giáo Đại thừa  đã có được giờ đây một chỗ đứng vững  từ giữa thế kỷ thứ 7. Đạo nầy còn khai sinh ra các mô hình Bồ Tát mới được  kết hợp với các truyền thống địa phương cùng các  yếu tố phong cách  đến từ nước ngoài và phục vụ từ đó như là các tài liệu tham khảo cho  cả nước.

[ Phật giáo Chămpa: Phần hai]

[ Phật giáo Chămpa: Phần ba]

 

 

Phật giáo Champa (Phần 3)

Version française

Vương triều chàm Indrapura

Hình vẻ bệ đá sa thạch ở trong chính điện của  Henri Parmentier

sanctuaire_dongduong

so sánh với những gì được thấy ngày nay ở viện bảo tàng điêu khắc Chămpa ở Đà Nẵng

img_9731

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thật không may vì một lý do nào  không được rõ, đóa sen và con ốc đặc biệt của pho tượng bị  gãy lúc khai quật và bị tịch thu bởi ủy ban nhân dân Bình Định mà  Phật viện  Đồng Dương bị lệ thuộc hiện nay. Đến giờ phút nầy, các hiện vật nầy cũng vẫn chưa được trở về lại với bảo tàng  điêu khắc ở Đà Nẵng mặc dù  pho tượng đồng nầy đã được trưng bày cho công chúng xem  đã có mấy năm rồi. Đây là lý do tại sao pho tượng đồng vẫn còn tiếp tục là chủ đề của nhiều cuộc tham luận nhất về mặt tiểu tượng học (iconographie). Dựa vào  các thông tin  được cung cấp qua hình ảnh  trong  một  cuộc nghiên cứu sâu sắc vào năm 1984, Jean Boisselier đã nghĩ đến bồ tát Tara. Ông dựa vào các  tượng thần Đại Hữu,  việc  pháp điển hóa các cử chỉ của thần linh (Mudra), cấp bậc  chư thần trong đền Phật giáo, cách trang trí trên pho tượng (Nànàlankàravati), sự quan trọng ở  cái nhìn và sự hiện diện của con mắt thứ ba để mà xác định  được vị thần linh nầy. Một số nhà nghiên cứu Việt Nam nhận thấy  ở pho tượng này là phu nhân Laksmi của Vishnu vì một trong hai hiện vật đặc biệt  được tìm thấy là con ốc. Đối với nhà nghiên cứu Việt Ngô văn Doanh thì không còn sự nghi vấn nào nửa. Đây là  Laksmindra-Lokesvara vì mỗi hiện vật  có một ý nghĩa đặc biệt. Hoa sen tượng trưng cho vẻ đẹp và sự tinh khiết. Còn con ốc, nó tượng trưng cho sự truyền bá  giáo lý của Đức Phật và sự thức tỉnh sau giấc ngủ vô minh. Đây cũng là giả thuyết được các nhà nghiên cứu Việt Nam chấp nhận trước đây. Theo chuyên gia nghiên cứu người Thái Nanda Chutiwongs, pho đồng tuyệt đẹp này được gọi là Prajnàpàramità (Trí Độ/Trí Huệ Bát Nhã)(Sự hoàn hảo của trí tuệ). Nhưng không vì thế mà làm mất đi niềm tin của các  nhà khảo cứu như Jean Boisselier  vì ông lúc nào cũng tiếp tục nhận thấy ở pho tương đồng đặc biệt nầy là bồ tát Tara vì ngài có một bộ ngực nặng nề nhất. Đấy là một trong những đặc điểm nổi bật ở thời niên thiếu của ngài. Ngài vẫn là phối ngẫu của Bồ tát Quán Thế Âm.

Gần đây, trong hôi nghị thông báo khảo cổ học năm 2019 tại Hà Nội, các nhà nghiên cứu Trần Kỳ PhươngNguyễn Thị Tú Anh có xác định lại danh hiệu của  pho tượng đồng nầy là Tara  dựa trên  hình tượng Phật nhỏ trang trí trên tóc của pho tượng, hai  pháp khí (đóa sen và con ốc) ở trong tay cùng cử chỉ của bàn tay. Theo các nhà nghiên cứu Việt nầy , Tara là biến thân nữ của Amoghasiddhi,  người kế thừa từ đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni trong Phật giáo Mật Tông (Tây Tạng). Ngài thường ngồi dưới tán dưới  tán rắn bảy đầu Mucalinda được gọi là Bất Không Thành Tựu Phật. Trong tiểu tượng học, ngài  thường cầm một thanh kiếm ở  tay trái  và tay phải thủ ấn Vô Úy Thí (Abhayamudra) khi lúc tĩnh tọa. Bởi vậy trên tóc của pho tượng đồng nầy có một hình tượng Phật nhỏ trang trí đúng như những gì miêu tà. Hơn nửa pho tượng  bồ tát nầy  mang sắc thân màu xanh lục đúng là sắc thân của vị Phật Amoghasiddhi. Nếu đoá sen tiêu biểu cho sự tinh khiết thì hai hình tượng con ốc và cử chỉ cũa bàn tay dưới con ốc xem như là chuyển pháp luân thủ ấn (dharmacakra mudra)  cả hai đều tượng trưng cho sự truyền bá Phật pháp. Theo các nhà nghiên cứu Trần Kỳ PhươngNguyễn Thị Tú Anh, Vân Nam là cửa ngõ chuyển giao tôn giáo và nghệ thuật Tây Tạng đến khắp vùng Đông Nam Á thông qua con đường « Trà Mã Cổ Đạo »  mà còn là nơi mà Phật giáo  Mật Tông được sùng bái nhất  từ dân đến vua và nơì có sản xuất nhiều tượng bồ tát Lokesvara và Tara bằng đồng cho Đông Nam Á từ thế kỷ thứ 7 hay 8 trở đi. Bởi vậy chuyên sùng bái bồ tát Tara hay Lokesvara ở Chămpa cũng không ngoài lê. Cho đến nay chưa có sự xuất hiện của  hình tượng Lokesvara  nào ở Đồng Dương nhất là ở Phật viện vì chính ở nơi nầy vua Indravarman II dựng lên một đền để thờ Lokesvara, một vị Phật  bảo hộ ngài và còn dùng tên riêng của ngài ghép cùng tên bồ tát-Lokesvara để đăt tên cho Phật viện nầy với cái tên là Laksmindra-Lokesvara.  Bởi vậy không thể nào không có pho tượng Lokesvara  ở Phật viện. Đây là một nghi vấn mà chưa có sự giải đáp nào cả. Theo nhà khảo cứu Trần Kỳ Phương có thể pho tượng Lokesvara cũng đúc băng kim loại như pho tương Tara và được thờ song song với pho tượng nầy.  Có lẽ sau cuộc khai quang, pho tượng nầy được dời đi nơi khác hay là vẫn được chôn ở dưới lòng đất vì chiến tranh. 

TARA

Bồ Tát Tara

Trong vòng đai thứ hai có một phòng chờ  đợi (hoặc mandapa)  mà Henri Parmentier gọi là « căn phòng có cửa sổ » khi ông mô tả nơi nầy. Sau đó, trong vòng đai thứ ba  có một căn phòng dài khoảng ba mươi mét. Đây có lẽ là phòng cầu nguyện của các nhà sư (vihara) nơi mà có uy nghi tượng đài Đức Phật được đặt trên bàn thờ thứ hai được trang trí phù điêu và được bao quanh bởi hai tu sĩ cầu lễ có vầng hào quang quanh đầu. Địa điểm Phật giáo này đã được chính quyền Việt Nam công nhận là di sản quốc gia của đất nước vào tháng 5 năm 2001. Sự hủy diệt mù quáng do việc thả bom của Mỹ gây ra trong những năm chiến tranh  chỉ để lại cho địa điểm này một tòa tháp gopura nguyên vẹn độc đáo mà dân cư địa phương chỉ định  với danh từ « Tháp sáng »  vì nó cho phép ánh sáng đi vào từ bốn phương. Mặc dù vậy, địa điểm này vẫn tiếp tục làm sống lại một quá khứ huy hoàng của tu viện rộng lớn nầy,  đã từng là một trong những trung tâm trí tuệ tôn giáo nổi tiếng ở Đông Nam Á.

Chính tại đây, sau chiến thắng vẻ vang  ở Champa  vào năm 985, vua Việt  Lê Đại Hành (hay Lê Hoàn) đã mang về Việt Nam một tu sĩ tôn giáo Ấn Độ (Thiên Trúc) đang cư ngụ tại tu viện này. Năm 1069, vị vua vĩ đại của Việt Nam Lý Thánh Tôn đã bắt được một nhà sư nổi tiếng của Trung Hoa Thảo Đường  đang ở đó sau khi chiến thắng  Chămpa. Nhưng cũng chính tại đây, vào năm 1301, vị vua sáng lập  trường phái Trúc Lâm Yên Tử ở Việt Nam, Trần Nhân Tôn đã  đến  cùng với một thầy tu  Đại Việt và được  tiếp đón nồng hậu bởi vua Chàm tài ba  Chế Mân (hay Jaya Simhavarman),  người chồng tương lai của Công chúa Huyền Trân. Ngài dành 9 tháng  để thiền định tại trung tâm Phật giáo này.

Đối với nhà nghiên cứu người Pháp Jean Boisselier, điêu khắc chàm luôn luôn gắn bó với lịch sử. Những thay đổi quan trọng đã được ghi nhận trong quá trình phát triển điêu khắc chàm, đặc biệt là các bức tượng với các sự kiện lịch sử, sự thay thế các triều đại hay các mối quan hệ mà Chămpa có với các nước láng giềng (Việt Nam hoặc Cao Miên). Bởi vậy  chúng ta không thể không  biết  rằng sự thay đổi  triều đại thúc đẩy một động lực sáng tạo mới trong sự phát triển của điêu khắc chàm  được minh họa qua một phong cách đặc biệt mới mà ngày nay chúng ta thường gọi  dưới danh từ « Đồng Dương« .


icones_dongduong2icones_dongduong1Phong cách  Đồng Dương


© Đặng Anh Tuấn

Đây là phong cách mà các nhà điêu khắc  chú ý đến nhiều về khuôn mặt,  diện mạo rất điển hình. Những nét chung thường thấy ở phong cách nầy như sau: hàng long mầy lồi lên thường nối liền bỡi một đường dài, quằn quẹo và đi lên đụng tóc, môi dày với mép vểnh lên, môi trên thường được tô điểm bằng một bộ râu  lớn quăn lên và lỗ mũi tẹt, nở ra bề mặt và khoằm khi nhìn nghiên, trán  hẹp và cằm cụt. Các thần thánh thường có con mắt ngay giữa trán.  Không bao giờ có nụ cười ở  trên khuôn mặt. Phong cách này tiếp tục phát triển cùng với Phật giáo mahàyàna ở các vùng khác của Champa dưới thời trị vì của những người kế vị trực tiếp của vua Phật giáo Indravarman II. Họ kiên trì tôn thờ đặc biệt Quán Thế Âm và chấp nhận Phật giáo là quốc giáo.

Đây là những gì chúng ta học được từ các văn khắc của hoàng gia. Đây là trường hợp của đền thờ Ratna-Lokesvara  được cháu trai của vua Indravarman II, vua Jaya Simhavarman I,  bảo trợ. Khu bảo tồn này nằm ở Đại Hữu ở vùng Quảng Bình. Tại nơi linh thiêng này, một số lượng lớn của các tác phẩm điêu khắc Phật giáo đã được khai quật. Sau đó, xung quanh Mỹ Đức ở cùng tỉnh Quảng Bình, chúng ta phát hiện ra một khu vực  Phật giáo có những điểm tương đồng giống như ở Đại Hữu và Đồng Dương về mặt kiến ​​trúc và trang trí. Phật giáo cũng được thấy ở Phong Nha. Ở  nơi nầy, một số hang động được sử dụng làm nơi thờ cúng và vẫn giữ  được dấu ấn của Phật giáo  theo những năm qua. Cuối cùng, có một ngôi đền dành riêng cho thần linh Mahïndra-Lokesvarà đã được dựng lên vào năm 1914 tại Kon Klor (Kontum) bởi một vị thủ lĩnh tên là Mahïndravarman. Thậm chí, có hai cuộc hành hương được tổ chức bởi một vị chức sắc cao theo lệnh của vua Yàvadvipapura (Chà Và) với mục đích thông hiểu sâu sắc kiến ​​thức thần bí (Siddhayatra), được báo cáo lại bởi những  văn bản của Nhan Biểu vào năm 911 sau Công Nguyên.

Vương triều chàm Indrapura


Tượng Phật, Thăng Bình, Quảng Nam

icones_dongduong5

854-898     Indravarman II (Dịch-lợi Nhân-đà-la-bạt-ma)
898-903     Jaya Simharvarman I (Xà-da Tăng-gia-bạt-ma)
905-910     Bhadravarman III (Xà-da Ha-la-bạt-ma)
910-960     Indravarman III (Xà-da Nhân-đức-man)
960-971     Jaya Indravarman I (Dịch-lợi Nhân-di-bàn)
971-982     Paramesvara Varman I (Dịch-lợi Bế- Mĩ Thuế)
982-986     Indravarman IV (Dịch-lợi Nhân-đà-la-bạt-ma)
986-988     Lưu Kế Tông
989-997     Vijaya shri Harivarman II (Dịch-lợi Băng-vương-la)
997-1007   Yan Pu Ku Vijaya Shri (Thất-ly Bì-xà-da-bạt-ma)
1007-1010  Harivarman III (Dịch-lợi Ha-lê-bạt-ma)
1010-1018  Paramesvara Varman II (Thi Nặc Bài Ma Diệp)
1020-1030  Vikranta Varman II (Thi Nặc Bài Ma Diệp)
1030-1044  Jaya Simhavarman II (Sạ Đẩu)
 

Lòng tin vào Phật giáo này bắt đầu bị lay chuyển nghiêm trọng trước sự xâm lăng của các người dân phương Bắc (Việt Nam) vừa được giải thoát khỏi ách đô hộ của Trung Hoa. Những người này, dưới sự lãnh đạo của  vua mới Lê Đại Hành   đã không ngần ngại  cướp phá thủ đô Indrapura vào năm 982 sau khi vua chàm Parameçvaravarman I (Ba Mĩ Thuế)  vụng về cầm  giữ lại hai vị sứ giả Việt Nam Từ Mục Ngô Tử Cảnh và công khai ủng hộ Ngô Tiên, con trai của tướng Ngô Quyền người giải phóng dân tộc Việt Nam trong cuộc tranh dành quyền lực. Phật giáo Đại thừa không  giúp các vị vua Chàm  tìm thấy được  mọi thứ họ cần  có trong cuộc chiến chống lại  quân thù Việt Nam. Họ bắt đầu nghi ngờ triết lý của  Phật giáo này khi tôn giáo nầy không còn thuyết phục được  người dân địa phương  nửa.

Phật giáo  vẫn tiếp tục là  một tôn giáo ưa thích của giới thượng lưu và các vị vua Chàm. Những vị vua nầy  cần có được  sự cứu rỗi trong việc thờ phụng vị thần hủy diệt Shiva nhầm  bảo vệ chiến thắng và giúp  họ chống lại những kẻ xâm lược nước ngoài (Trung Quốc, Môn Khmer và Việt Nam)  để mong có thể duy trì và  bảo đảm đất nước họ được tồn tại lâu dài.

Sự hiếu chiến vĩnh cửu của dân tộc Chàm, có lẽ từ ảnh hưởng của đạo Shiva,  trở thành một lý lẽ quan trọng và đem lại một biện minh chính đáng cho người Trung Hoa,  sau đó đến người Việt Nam, để  họ có dịp  thực hiện các  cuộc can thiệp quân sự và thôn tính dần dần các lãnh thổ của dân tộc Chàm  trong cuộc Nam Tiến. 
icones_dongduon4

 

[Trở về trang Phật giáo Chămpa]

Tài liệu tham khảo

Du khảo Văn Hoá Chăm – Pérégrinations culturelles au Chămpa (Nguyễn văn Kự- Ngô văn Doanh- Andrew Hardy) Ecole française d’Extrême Orient
L’art du Chămpa Jean François Hubert
Boisselier, Jean (1984). ‘Un bronze de Tara du Musee de Đà-Nẵng et son importance pour l’histoire de l’art du Champa’. Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient (BEFEO), 73(1984):319-38.
Chuttiwongs, Nandana (2005). ‘Le Bouddhism du Champa.’ Trésors d’art du Vietnam: La Sculpture du Champa, V-XV siècle (eds. Pierre Baptiste and Thierry Zéphir), Page 65-87. Paris: Musée Guimet.
Ngô Văn Doanh (1980). ‘Về pho tượng đồng phát hiện năm 1978 tại Đồng Dương (Quảng Nam-Đà Nẵng)’. Những Phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1979, trang 195-96. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội.


 

Le bouddhisme vietnamien sous les dynasties Đinh, Tiền Lê, Lý et Trần

Version vietnamienne

Une fois l’indépendance retrouvée, le bouddhisme commença à trouver un écho favorable en la personne du roi Đinh Tiên Hoàng. Celui-ci nomma Ngô Chấn Lưu, disciple du moine Văn Phong de la pagode Khai Quốc (Hànội) en tant que Tăng Thống (Chef suprême du clergé bouddhiste). Il lui décerna le titre de Khuông Việt Đại Sư ( Grand Maître, soutien du pays Việt) pour sa participation aux affaires de l’état en tant que conseiller. Issu de l’école du moine chinois Vô Ngôn Không, Ngô Chấn Lưu fut réputé pour ses connaissances approfondies de la doctrine Dhyana (ou Thiền). Puis l’élan bouddhiste continua à s’affermir avec le grand roi Lê Đại Hành (ou Lê Hoàn). Ce dernier, lors d’une expédition au Champa en 985, réussit à ramener dans son pays un bonze indien (Thiên Trúc) qui était en train de séjourner dans le monastère de Đồng Dương.

C’est sous le règne de ce roi que les moines jouèrent un rôle important dans la vie politique vietnamienne car ils étaient les seuls détenteurs du savoir. C’est le cas du moine Ngô Chấn Lưu chargé par le roi Lê Đại Hành de recevoir une délégation diplomatique chinoise de la dynastie des Song (Tống triều) conduite par l’ambassadeur Li Jiao (ou Lý Giác). Celui-ci, de retour en Chine, fut accompagné par un morceau de chant lyrique (ou từ en vietnamien) rédigé par le moine Khuông Việt lui-même (ou Ngô Chấn Lưu). Outre les documents officiels, ce morceau ayant pour titre vietnamien Ngọc Lang Quy (ou Vương Lang Quy) devint ainsi la première oeuvre littéraire vietnamienne qu’on considère encore aujourd’hui comme un document précieux et important non seulement dans la relation sino-vietnamienne mais aussi dans la littérature vietnamienne. On n’oublie pas non plus l’échange verbal improvisé en sentences par le moine poète Đỗ Thuận, déguisé en sampanier avec Li Jiao.

En voyant deux oies sauvages jouer sur la crête des vagues, Li Jiao se mit à chanter:

Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Ngữa mặt nhìn trời xa
Des oies sauvages, voyez ces deux oies sauvages!
Elles dressent la tête et se tournent vers l’horizon!

Le moine Lạc Thuận n’hésita pas à achever le quatrain sur les mêmes rimes tout en continuant à ramer:

Nước biếc phô lông trắng
Chèo hồng sóng xanh khua
Leurs plumes blanches s’étalent sur les eaux glauques
Leurs pattes roses, telles des rames, fendent les flots bleus.

Le parallélisme des idées et des termes et surtout la rapidité de l’improvisation du moine Lạc Thuận frappèrent d’admiration l’ambassadeur chinois. Ce dernier n’hésita pas à adresser des compliments au roi Lê Đại Hành en le comparant à son roi dans un poème. Selon ce qu’a rapporté Thiền Uyển Tập Anh (Floriflège du jardin du Thiền), avant sa disparition, Khuông Việt rédigea un poème intitulé « Le bois et le Feu » (Cây và Lửa) et destiné à enseigner le dhyana à son disciple éminent thiền sư Đa Bảo:

Le bois contient en essence le feu
Et ce feu parfois renaît
Pourquoi dire qu’il n’y réside pas,
Si le feu jaillit quand on fore le bois.

Il se servit de ce kê (une sorte de stance bouddhique) pour laisser entendre que le bois désigne la personne et le feu, la nature du Bouddha (Phật tính) que la personne en question a toujours dans son coeur. Il évoqua ainsi le problème de la vie et de la mort en rappelant à son disciple de ne pas s’en inquiéter à cause du changement constant de la nature et en lui laissant le soin de trouver sa voie de l’éveil par l’amélioration de ses efforts individuels Le bouddhisme vietnamien trouva son âge d’or sous les dynasties Lý (1009-1225) et Trần (1226-1400) . Selon le chercheur Nguyễn Thế Anh, le Vietnam était essentiellement un pays bouddhiste sous ces deux dynasties comme c’était le cas du royaume theravàda d’Ayutthaya. Mais il y a quand même une dissemblance visible dans la mesure où ce royaume siamois continue à lire les textes bouddhiques en sankscrit et en pali et à considérer le salut comme la résultante des efforts accomplis par l’individu lui-même pour atteindre à la bouddhéité. Quant au bouddhisme vietnamien, il accepte d’emprunter non seulement le chinois classique pour lire ces textes bouddhiques mais aussi la voie collective dans le salut.

Avant d’être le fondateur de la dynastie des Lý, Lý Công Uẩn (974-1028) entama sa jeunesse dans la pagode Cổ Pháp où son père adoptif, le moine Khánh Vân le présenta, à l’âge de 7 ans, à un moine célèbre Vạn Hạnh de l’école Vinitaruci qui deviendra plus tard son conseiller éminent en matière de politique intérieure et de diplomatie. Il nous laissa avant sa mort un kê intitulé Thi Đệ Tử (Conseil aux disciples):

La vie  de l’homme est un éclair sitôt né sitôt disparu
Verdoyant au printemps, l’arbre se dépouille à l’automne
Grandeur et décadence pourquoi s’en effrayer?
Épanouissement et déclin ne sont que des gouttes de rosée perlant sur un brin d’herbe

D’autres moines étaient aussi célèbres que Vạn Hạnh sous la dysnatie des Lý. C’est le cas du moine Không Lô (1016-1094) qui résidait à la pagode Hà Trạch. Il fut connu aussi pour sa participation aux affaires de l’état en tant que Maître du Royaume (Quốc Sư) sous le règne du roi Lý Nhân Tôn. On lui attribue jusqu’à aujourd’hui l’invention de la fonderie vietnamienne. Il appartient à la fois aux écoles Vô Ngôn Thông et Thảo Đường. Sous la dynastie des Lý, la prééminence du bouddhisme favorisa indéniablement la construction d’un grand nombre de pagodes dont la plus célèbre était la pagode au pilier unique ( Chùa Một Côt ). Celle-ci fut restaurée plusieurs fois durant son existence. Selon le chercheur Hà Văn Tấn, il reste peu de pagodes gardant leur style architectural et sculptural datant des dynasties Lý et Trẩn. Cette même observation a été signalée par le roi Lê Thánh Tôn. Elle sera transcrite plus tard sur la face arrière du stèle de la pagode Chùa Đọi lors de son passage: Minh khấu hung tàn, tự dĩ canh ( Giặc Minh tàn bạo làm chùa thay đổ) ( La pagode était dans ce mauvais état à cause de la méchanceté des guerriers Ming).

Contrairement aux rois de la dynastie des Lý, les rois des Trần tentèrent d’unifier toutes les croyances religieuses et locales en une seule religion dominante sous l’égide de leur propre école religieuse Trúc Lâm (Forêt de Bambous). Celle-ci fut plus engagée politiquement que l’école dhyana en Chine. Selon le roi Trẩn Nhân Tôn, fondateur de l’école Trúc Lâm, le bouddhisme devait être au service de la vie sociale autant que de la vie religieuse (đời và đạo). C’est à travers lui que le bouddhisme Trúc Lâm montre sa voie et sa quintessence dans sa doctrine. Etant roi, il sait canaliser l’ardeur populaire et résister vaillamment à deux invasions mongoles avec son peuple. Etant père, il sait éduquer avec rigueur ses enfants, en particulier son fils Trần Thuyên, le futur roi Trần Anh Tôn. Quelques années plus tard (1298), il se retira dans un monastère à Yên Tử pour fonder avec deux autres moines la secte Trúc Lâm. Malgré son engagement au service de la nation et de la vie sociale, le bouddhisme dhyana Trúc Lâm connut de sérieux problèmes en tant que religion d’état. L’autorité du roi pouvait être sapée par les carences inhérentes au bouddhisme: compassion, générosité, amnistie, pardon, largesses accordées aux fondations bouddhiques etc …Un roi bouddhiste n’arrive pas à faire valoir les intérêts de l’état face aux préceptes du bouddhisme car il pourrait manquer à son devoir en accordant la grâce à son ennemi. C’est le cas du roi Lý Thánh Tôn que l’historien Lê Văn Hưu n’a pas hésisté à critiquer ouvertement dans son ouvrage Đại Việt Sử Ký (Mémoires historiques du Grand Việt) pour le pardon accordé au rebelle ennemi Nùng Trí Cao. Pour cet historien, l’ordre politique n’était plus de rigueur.
Parfois les largesses accordées par l’état aux pagodes au niveau des subventions financières et des dons de terrains faisaient de ces dernières de nouvelles institutions plus riches que l’état. Sous les Lý, les meurtres étaient punis de la même manière que les crimes ordinaires. Cela ne permet pas de distinguer le degré de la gravité de la punition mais il provoque au contraire le laxisme latent et le mépris du système judiciaire dans la mesure où le justiciable oublie de soupeser les actes qu’il a commis. En prétendant d’être gouvernés par un pouvoir supérieur, les moines se plaçaient seulement sous l’autorité de leurs supérieurs et se conformaient uniquement aux lois établies par le clergé bouddhique (ou vinaya). Ils étaient en dehors de la portée des lois impériales. C’est pour cette raison que les lettrés confucéens se mirent à montrer leurs préoccupations face au relâchement du système politique et judiciaire et au développement des troubles ruraux chroniques provoqués par les paysans (Nguyễn Bố, Phạm Sư Ôn par exemple ) et par l’offensive chame menée par Chế Bồng Nga sous le règne du roi Trần Dự Tôn (1342-1369). Le mandarin de cour Trương Hán Siêu, sous les règnes de Trần Anh Tôn et Trần Minh Tôn dénonça l’influence grandissante des institutions bouddhistes sur la population des campagnes. L’un des élèves brillants du lettré Chu Văn An, le confucianiste Lê Quát ne lésina pas sur les paroles pour dénoncer ouvertement la croyance bouddhiste de toutes les classes sociales. Le retour à l’ordre confucéen s’avéra nécessaire avec Hồ Qúi Ly, l’usurpateur des Trần. Celui-ci tenta de purifier la doctrine bouddhique en l’an 1396 et mit en place un contrôle plus sévère sur la structure du bouddhisme avec la nomination des laïcs dans la hiériarchie bouddhique. Les moines ayant moins d’une cinquantaine d’années furent obligés de retourner à la vie civile.

L’occupation du Vietnam par les Ming (1407-1428) favorisa le renforcement du confucianisme et de la bureaucratie souhaité par leur politique d’assimilation. Le bouddhisme institutionnel perdit la protection de la cour et son influence politique sous les Lê. Le code de ces derniers témoigna incontestablement de la rigueur confucéenne sur les punitions pour rétablir non seulement la morale mais aussi l’autorité impériale.

Le bouddhisme vietnamien ne cessa pas de décliner sous les Nguyễn lorsque ces derniers s’alignèrent sur les Qing pour adopter un modèle bureaucratique chinois au début du XIXème siècle. Malgré cela, le bouddhisme continue à rester une religion populaire car outre ses préceptes (générosité, affabilité, compassion, méditation etc…), il s’adapte facilement aux mœurs, aux coutumes et aux croyances locales. C’est cette tolérance qui fait de cette religion, au fil des siècles, une philosophie attrayante qui est facilement accessible à tous les Vietnamiens.

[Retour à la page Bouddhisme]

Phật giáo dưới thời Đinh, Lý, Trần

Version française

Phật giáo dưới  thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần

Sau khi Vietnam khôi phục lại nền độc lập, Phật giáo mới tìm được sự chấn hưng lại với vua Đinh Tiên Hoàng. Một đệ tử của nhà sư Văn Phong từ chùa Khai Quốc (Hànội) tên là Ngô Chấn Lưu được vua phong làm Tăng thống tức là lãnh tụ tối cao của các tu sĩ Phât giáo. Từ đó ông có danh hiệu là Khuôn Việt Đại sư vì ông được quyền tham gia vào mọi viêc triều chính với chức vụ là cố vấn. Xuất thân từ phái của nhà sư Trung Hoa Vô Ngôn Thông, Ngô Chấn Lưu nổi tiếng về kiến thức uyên thâm và về học thuyết Dhyana mà được gọi ngày nay là Thiền. Sự phát triển của Phật giáo càng tiếp tục vững chắc thêm với vua Lê Đại Hành (hay Lê Hoàn). Trong một cuộc viễn chinh ở Chămpa vào năm 985, vua đã thành công trở về mang theo một tu sĩ Ấn Độ (Thiên Trúc) đang ở lúc đó trong tu viện Đồng Dương. Dưới triều đại Tiền Lê, các tu sĩ đóng giữ một vai trò quan trọng vì họ là những người có nhiều kiến thức. Đó là trường hợp của thiền sư Ngô Chấn Lưu. Ông được vua Lê Đại Hành giao giữ trách nhiệm đón tiếp sứ giã Lý Giác cùng đoàn tuỳ tùng Trung Hoa của Tống triều. Khi trở về nước, Lý Giác được tiễn đưa với một khúc nhạc (hay từ) tựa đề “Ngọc Lang Quy”. Ngoài các văn thư ngoại giao chính thức, khúc từ nầy được xem không những một văn phẩm qúi báo và quan trọng trong việc bang giao giữa Vietnam và Trung Hoa mà còn xem rất xưa trong văn học Vietnam. Người ta cũng không quên đến cuộc đối thoại ngôn ngữ ngẫu hứng của pháp sư Đỗ Thuận cải trang làm người chèo đò với sứ giã Lý Giác. Ông nầy đang thấy hai con ngỗng hoang dã đang chơi trên đỉnh sóng, Lý Giác mới bất đầu ngâm:

Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Ngữa mặt nhìn trời xa

Đỗ Thuận vừa chèo mà vẫn tiếp tục đối lại cùng vần:

Nước biếc phô long trắng
Chèo hồng sóng xanh khua

Ngoài sự song hành ở các ý tưởng cùng các ngôn từ, sự đối đáp nhanh chóng từ ngẫu hứng của pháp sư Đỗ Thuận khiến làm sứ giã Lý Giác thán phục. Vô cùng ngưỡng mộ, Lý giác không ngớt lời khen ngợi vua Lê Đại Hành bắng cách ví ông cùng vua nhà Tống trong một bài thơ lại có một câu như sau: Ngoài trời lại có trời soi rạng. Có nghĩa là sự tôn kính của ông với vua Lê Đại Hành cùng với vua nhà Tống như nhau. Đó là lời giải thích mà thiền sư Khuôn Việt lập lại với vua Lê Đại hành. Theo Thiền Uyển Tập Anh, trước khi viên tịch, Khuôn Việt đại sư có soạn một bài kệ tựa đề là “Cây và Lửa” nhầm khuyên dạy và chỉ dẫn đệ tử Đa Bảo:

Trong cây sẵn có lửa
Có lửa lửa lại sinh
Nếu bảo ấy không lửa
Cọ xát làm sao phát sinh?

Trong bài kệ nầy, ông muốn ám chỉ người qua cây và lửa được ví như Phật tính thường con người có sẵn ở trong tâm. Ông thầm nhắc với Đa Bảo chuyện sống chết đừng có lo lắng nhiều vì sự thay đổi của tạo hóa mà hảy tìm cho mình con đường giác ngộ qua chuyện cải thiện những nổ lực cá nhân của mình. Phật giáo Việt Nam được có thời kỳ vàng son dưới triều Lý (1009-1225) và Trần (1226-1400). Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh, Việt Nam trở thành một nước Phật giáo dưới hai triều nầy cũng như vương quốc Ayutthaya ở Thái Lan.Nhưng có một sự khác biệt là vương quốc nầy vẫn dùng tiếng phạn và pali để đọc các kinh điển Phật giáo và xem việc giải thoát do kết quả thu thập được từ những nổ lực cá nhân để có Phật tính. Còn Phật giáo Vietnam thì vẫn dùng tiếng Hán cổ điển để đọc các kinh điển Phật giáo và chọn con đường tập thể chung trong việc cứu rỗi và giác ngộ. Trước khi thành người sáng lập nhà Lý, Lý Công Uẩn (974-1028) có dịp lúc còn thơ ấu ở chùa Cổ Pháp, được nhà sư Khánh Vân nuôi dưỡng. Ông được dạy dỗ lúc 7 tuổi bởi thiền sư Vạn Hạnh. Ông nầy trở thành về sau cố vấn lỗi lạc của triều Lý. Ông thuộc về phái Ti Ni Đà Lưu Chi. Trước khi viên tịch, ông có để lại một bài kệ tựa đề là “Thi Đệ Tử”:

Thân như bóng chóp có rồi không
Cối xanh tươi thu não nùng
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
Kià kià ngọn cỏ gió sương đông.

Còn có rất nhiều thiền sư lỗi lạc cũng như sư Vạn Hanh dưới triều Lý. Đó là thiền sư Không Lộ (1016-1094) ở chùa Hà Trạch. Ông cũng tham gia việc triều chính và được phong làm Quốc sư dưới triều đại của vua Lý Nhân Tôn. Ông còn được dân gian cho rằng ông là tổ sư của nghề đúc đồng Vietnam. Ông thuộc về phái Vô Ngô ThôngThảo Đường. Duới triều Lý, Phật giáo rất cường thịnh khiến có vô số chùa chiền được xây cất trong đó có một chùa nổi tiếng nhất là chùa Một Cột. Chùa nầy được sùng tu nhiều lần. Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn, ít có chùa nào còn giữ được hiện nay phong cách kiến trúc và điêu khắc ở dưới thời Lý và Trần. Cũng là sự nhận xét của vua Lê Thánh Tôn mà được ghi chép lại ở phiá sau một bia đá của chùa Đọi khi ông đi ngang qua nơi nầy: Minh khấu hung tàn, tự dĩ canh (Giặc Minh tàn bạo làm chùa thay đổ). Ngược lại với các vua triều Lý, các vua nhà Trần cố gắng hợp nhất tất cả tín ngưỡng tôn giáo và địa phương thành một tôn giáo thống nhất cốt yếu là dưới sự bảo hộ của phái Trúc Lâm. Phái nầy dấn thân trên con đường chính trị nhiều hơn phái Thiền ở Trung Hoa. Theo vua Trần Nhân Tôn, Phật giáo phải phục vụ đời sống xã hội cũng như đời sống tâm linh ở chùa chiền. (đời và đạo) Chính nhờ ông mà phái Trúc Lâm thể hiện được con đường tinh hoa trong học thuyết của mình. Làm vua, ông biết làm thế nào để cổ động nhân dân để chống lại anh dũng hai lần cuộc xâm lăng của giặc Nguyên. Làm cha, ông biết cách giáo dục con cái một cách nghiêm khắc nhất là với Trần Thuyên, tức là vua Trần Anh Tôn. Vài năm sau đó (1298), ông lui về tu viện ở Yên Tử cùng hai thiền sư khác lập ra phái thiền Trúc Lâm. Dù có phục vụ quốc gia và đời sống xã hội, Phật giáo Trúc Lâm được xem thời đó là quốc giáo, đã gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng. Uy quyền của vua có thể bị hủy hoại bởi những thiếu sót vốn có ở nơi Phật giáo: lòng từ bi, rộng lượng, tha thứ, bố thí cúng dường thường thấy ở các chùa vân vân… Một vị vua Phật giáo không thể nào bảo vệ được lời ích quốc gia để chống lại giới luật của đạo Phật vì có thể thất bại dễ dàng trong nhiệm vụ. Đó là trường hợp của vua Lý Thánh Tôn mà sữ gia Lê văn Hưu không ngần ngại phê bình chỉ trích trong Đai Việt Sử Ký về việc ân xá Nùng Trí Cao nổi loạn. Đối với sữ gia, trật tự chính trị không còn nghiêm ngặt được nữa. Đôi khi các ân huệ (tiền của, đất đai) mà nhà nước ban cho các chùa khiến các chùa còn giàu hơn nhà nước.

Dưới triều Lý, các vụ giết người cũng được trừng phạt tương tự như các trọng tội. Chính vì thế mà không phân biệt được mức độ nghiêm trọng xữ phạt mà ngược lại tạo ra sự buôn thả tiềm tàng và sự coi thường hệ thống pháp luật khi đương sự quên cân nhắc những hành vì lầm lỡ. Từ lâu các nhà sư chỉ đặt mình dưới quyền của cấp trên và chỉ tuân theo luật pháp được thiết lập bởi giới tăng lữ Phật giáo (hoặc vinaya) khiến họ ở ngoài phạm vi luật pháp của triều đình. Chính vì đó mà các học giã nho giáo bất đầu thể hiện mối quan tâm về việc buôn lỏng của hệ thống chính trị và tư pháp và sự phát triển của các cuộc biến loạn ở nông thôn (Nguyễn Bố, Phạm Sư Ôn chẳng hạn) và các cuộc tấn công của Chămpa với Chế Bồng Nga dưới triều đại của vua Trần Dự Tôn (1342-1369).

Dưới hai triều Trần Anh Tôn và Trân Minh Tôn, thái phó Trương Hán Siêu đã tố cáo ảnh hưởng càng ngày càng tăng của các tổ chức Phật giáo ở nông thôn. Một trong những học sinh ưu tú của sĩ phu Chu Văn An, nhà Khổng giáo Lê Quát, không tiết lời để tố cáo niềm tin nơi ở đạo Phật của mọi tầng lớp xã hội. Việc trở về với trật tự Nho giáo tỏ ra cần thiết với Hồ Qúi Ly, kẻ soán ngoi nhà Trần. Ông cố gắng tịnh hóa giáo lý Phật giáo vào năm 1396 và đưa ra sự kiểm soát chặt chẽ hơn cấu trúc của Phật giáo với việc bổ nhiệm các giáo dân trong hệ thống cấp bậc của Phật giáo. Các nhà sư chưa đầy năm mươi tuổi đã bị buộc trở lại với cuộc sống dân sự. Vì có dã tâm bành trướng chính sách đồng hoá nên khi nhà Minh (1407-1428) xâm chiếm Vietnam thì có sự khuyến khích của các nguồn máy hành chánh trong việc củng cố Nho giáo. Vì thế Phật giáo mất đi sự bảo vệ của triều đình và ảnh hưởng chính trị dưới triều Lê. Qua bộ luật hình sự, dưới ảnh hưởng của Khổng giáo, các hình phạt rất nghiêm khắc nhầm để khôi phục không chỉ đạo đức mà còn cả uy quyền của triều đình.

Dưới thời nhà Nguyễn, Phật giáo Việtnam tiếp tục suy tàn vì nhà Nguyễn dưa trên mô hình hành chánh của nhà Thanh vào đầu thế kỷ 19. Mặc dù vậy, Phật giáo vẫn tiếp tục là một tôn giáo phổ biến vì ngoài các giới luật (rộng lượng, nhã nhặn, từ bi, thiền vân vân..), nó dễ dàng thích nghi với phong tục và tín ngưỡng địa phương. Chính nhờ sự khoan dung mà Phật giáo qua nhiều thế kỷ trở thành một tôn giáo vẻ vang mà mọi người dân Việt dễ dàng tiếp cận.

[Trở về trang Phật Giáo]