Phật giáo Chămpa: Phần 1

 

 

Version française

Phật giáo Chămpa

Mặc dù Ấn Độ giáo được thừa nhận khi người Chămpa bắt đầu thành lập quốc gia, Phật giáo thể hiện có được lúc đó ảnh hưởng đáng kể ở giới thượng lưu địa phương và các nhà lãnh đạo. Họ đã tìm thấy ở nơi tôn giáo này các lợi thế không ít cho phép họ có thể  tăng cường không chỉ tính hợp pháp và sức mạnh mà còn cho họ có được một tính chất thần thánh thiết yếu trong việc cai trị thông qua các khái niệm dharmaraja (vua đức hạnh) và cakravartin (quốc vương toàn cầu).

Được xem là hiện thân sức mạnh của giaó pháp (Dharma), họ được  có một nhiệm vụ thiêng liêng để duy trì trật tự và  bảo đảm đức tin tôn giáo trong vương quốc. Họ rất gắn bó với tính chất thiêng liêng mà sứ mệnh đã giao phó cho họ. Tương tự như các vị vua Khơ Me, họ đặc biệt chú trọng đến việc thần thánh hóa nhằm để người ta tìm thấy được trong tên truy tặng của họ có tên của một vị thần tối cao được  đồng nhất  với Phật dưới dạng bồ tát. Đây là trường hợp của vua Indravarman II với tên truy tặng « Paramabuddhaloka » (Phật hiệu).
gardien

Do đó, họ trở thành « siêu nhân » giữa quần chúng ngay cả khi họ không có nguồn gốc thần thánh. Phật giáo đã không bao lâu quyến rũ và làm cho họ tuân thủ các khía cạnh cơ bản của đạo Phật: tinh thần khoan dung, tính tự do, sự tập hợp của đạo vào văn hóa địa phương, sự coi trọng về đạo đức. Họ mời các nhà truyền giáo  Phật giáo đến qua các con tàu buôn bán vì vương quốc Chămpa thu hút rất sớm các thương nhân Ấn Độ.Vương quốc nầy từ lâu đã nổi tiếng với các sản phẩm rừng núi (trầm hương, ngà voi, gia vị, vân vân..). Chúng ta không biết chính xác ngày tháng mà Phật giáo xâm nhập vào Champa nhưng chúng ta biết rằng theo các văn bản của Trung Hoa thì Phật giáo được có sự thịnh vượng vào năm 605 sau Công nguyên khi đạo binh của tướng Lưu Phương dưới triều đại nhà Tùy đã cướp phá thủ đô Điền Xung  của Champa  dưới thời vua Phàn Chí (Cambhuvarman)  và mang đem về nước 1350 văn bản Phật giáo kết hợp thành 564 tập sau khi tái chiếm lại Bắc Kỳ. 

Vương triều Indrapura

Sự hiện diện của Phật giáo  được nhận thức rất sớm ở Champa cũng như ở Việt Nam qua đường biển bởi vì theo học giả Việt Nam Phan Lạc Tuyên, các thầy tu Ấn Độ đã đến Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Kitô giáo dựa trên chuyện của Chu Đồng Tử. Ông nầy kết nạp với Phật giáo  khi gặp được một thầy tu Ấn Độ. Các nhà truyền giáo tôn giáo phải đổ bộ ở  Champa trước khi họ mới có thể đến Giao Chỉ (hoặc Việt Nam) và Trung Quốc.Dưới sự bảo hộ của các nhà lãnh đạo, Chămpa ưu đãi rất sớm sự thành lập Phật giáo vì chuyện nầy đã được nhà sư nổi tiếng Nghĩa Tịnh nhắc đến khi  ông trở về từ chuyến hải hành ở Đông Ấn. Chămpa được xem  như là một quốc gia trong những  nước ở Đông Nam Á xem trọng học thuyết của Đức Phật vào cuối thế kỷ thứ 7 dưới sự ngự trị của Vũ Tắc Thiên ở thời triều đại nhà Đường. Nhờ các di tích khảo cổ được tìm thấy ở miền trung Việt Nam, chúng ta biết rằng Phật giáo Đại thừa  đã có được giờ đây một chỗ đứng vững  từ giữa thế kỷ thứ 7. Đạo nầy còn khai sinh ra các mô hình Bồ Tát mới được  kết hợp với các truyền thống địa phương cùng các  yếu tố phong cách  đến từ nước ngoài và phục vụ từ đó như là các tài liệu tham khảo cho  cả nước.

[ Phật giáo Chămpa: Phần hai]

[ Phật giáo Chămpa: Phần ba]

 

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.