La baie de Vũng Rô (Tuy Hoà)

 

Vịnh Vũng Rô

Version française

Cách xa thàng phố Tuy Hoà 33 cây số về phía nam, vịnh nầy nằm sát  dưới  chân của  các dãi núi  Đèo Cả, Đá Bia và Hòn Bà từ 3 phía Bắc, Đông và Tây. Chính ở núi Đá Bia nầy mà sau khi đại thắng Chămpa ở thành Đồ Bàn vào năm 1471 mà vua Lê Thánh Tôn chọn làm nơi  ghi khắc trên một đá bia lớn những dòng chữ   phân định ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Sự việc nầy được ghi chép trong một số  sách  như Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Hoàng Việt dư địa chí của Phan Huy Chú  vân vân.. Chính nơi nầy cũng  được xem là con đường Hồ Chí Minh trên biển và cũng là  nơi vận chuyễn hàng hóa và vũ khí  từ miền Bắc vào miền Nam trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam cùng  các con tàu không số mà lần chót một con tàu  bị khám phá bởi quân địch buộc lòng chính quyền miền Bắc  phải đánh chìm ở khu vực và để tránh tàu lọt vào tay địch. Di tích Vũng Rô đã được xếp vào hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1997 và trở thành ngày nay là nơi mà người du khách không thể bỏ qua khi đến thành phố Tuy Hoà. Đến đây tụi nầy nhận thấy quang cảnh của nó có phần tựa giống hao hao quang cảnh ở Châu Đốc với  các nhà bè nu ôi cá nằm san sát ở  giữa sông Cửu Long  hay dọc theo bờ  sông. Phần đông cư dân ở đây sống nghề nuôi hải sản nhất là tôm và cá khiến nơi nầy cần phải giải toả từ mười năm nay  nhằm để đáp ứng  với các qui luật bảo vệ môi trường thiên nhiên.  Để ăn cơm trưa ở nơi nầy, tụi nầy phải đi bộ 10 phút một con đường đất mòn trước khi đến một bến  đò mới có thể  lấy các xuồng máy nhỏ và để đi đến một bè nhà hàng. Nơi nầy bạn có thể chọn tôm cá tươi họ có sẵn trong các bồn nước nhân tạo và  họ có thể làm cho bạn tối đa  ba món thức ăn, không tính thêm tiền cơm hay bún t ùy b ạn chọn. Trung bình hai nguời ăn như hai ông cháu tụi nầy cũng là 750 ngàn chưa tính tiền uống nước. Vũng rô là địa danh mà tụi nầy đến tham quan cuối cùng trước khi lên đường đi Bình Định cách xa Tuy Hoà 80 cây số về phía Bắc ngày hôm sau.

Version française

Loin de la ville de Tuy Hoà à 33 kilomètres au sud, cette baie se trouve à proximité du pied des chaînes de montagnes de Đèo Cả, Đá Bia et Hòn Bà. C’est sur cette montagne de Đá Bia qu’après la grande victoire sur le Champa dans la citadelle de Đồ Bàn (Vijaya)  en 1471, le grand roi Lê Thánh Tôn choisit d’inscrire sur une grande stèle les mots délimitant la frontière entre le Đại Việt  (Le Grand Yue)  et le Champa. Cet évènement a été  signalé dans un certain nombre de livres tels que le livre  intitulé « Phủ biên tạp lục » de  l’érudit Lê Qúy Đôn, « Hoàng Việt dư địa chí» de l’historien Phan Huy Chú, etc…. Cet endroit était  également considéré dans le passé comme la route maritime de Hồ Chí Minh. C’était un lieu de transport de marchandises et d’armes du nord au sud  durant la guerre du Vietnam avec des  bateaux non immatriculés mais le fait de laisser un navire découvert pour la dernière par les forces ennemies, a forcé le gouvernement nord-vietnamien à prendre la décision de le couler et de l’éviter aux mains de l’ennemi. Le prestigieux vestige de Vũng Rô a été classé comme un site  historique national en 1997. Il est devenu aujourd’hui un lieu que les touristes ne peuvent ignorer en cas de passage dans la ville de Tuy Hòa. En venant ici, nous avons constaté que son  paysage  ressemblait à peu près  à celui qu’on avait l’occasion d’avoir à Châu Đốc avec des fermes aquacoles sur radeaux situées au milieu du fleuve  Mékong ou le long de sa côte. La majorité des habitants d’ici vivent de l’élevage de fruits de mer, en particulier des homards et des poissons, ce qui conduit à la mise en place d’une politique de décongestion depuis dix ans afin de répondre à la protection de l’environnement  naturel. Pour pouvoir y prendre le déjeuner, nous devions marcher à pied  10 minutes sur un chemin de terre avant d’atteindre un débarcadère où nous pouvions prendre des  petites embarcations à moteur pour  aller jusqu’au restaurant désiré sur radeau. Ici, vous pouvez choisir les poissons frais et les crevettes disponibles dans des réservoirs d’eau artificiels.  Le vendeur peut vous proposer au maximum trois plats différents,  le riz ou les vermicelles de riz étant inclus gratuitement dans le prix. En moyenne, pour deux personnes comme nous,  en prenant un gros poisson, nous devons payer 750 000 piastres sans tenir compte des prix de boissons. Vũng Rô était le dernier endroit que nous avons visité à Tuy Hoà avant de partir demain à Binh Dinh, située à 80 kilomètres au nord de Tuy Hoà.

Tháp Nghinh Phong (Tuy Hoà)

Tháp Nghinh Phong (Tuy Hoà)

Version française

 

Ở phiá  bắc của Tuy Hoà điểm  chót mà tụi nầy đến tham quan đó là tháp làm bê tong cốt thép « Nghinh phong » vì th áp nầy nó nằm ở gần trung tâm thành phố.  Đây là một biểu tượng của du lịch Phú Yên, lấy ý tưởng từ gành đá đĩa và truyền thuyết Âu Cơ Lạc Long Quân  và được  tọa lạc ở ngã tư đường Nguyễn Hữu Thọ và Độc Lập. Nhờ cấu trúc xây dựng, tháp nầy có được ở chính giữa hai cột cao, một cao 35 thước tượng trưng cha Lạc Long Quân và một cột 30 thước tượng trưng Mẹ Âu Cơ. Ngoài ra còn có hai phần, mỗi phần có 50 khối đá liên kề nằm dưới chân của hai cột cao và  tượng trưng các con.  Ở  giữa hai cột tháp cao thì  chỉ có  khoảng trống chứa vừa đủ hai nguời đứng  có thể  tiếp nhận các âm thanh thiên nhiên khác nhau từ gió qua các khe, những bản nhạc không bao giờ lập lại và được  trang bị  bởi một hệ thống chiếu sáng độc đáo kết hợp với công nghệ Tesla, 3D mapping và laser cường độ cao để gây ra các hiệu ứng ánh sáng một khi hoàng hôn phủ xuống ở quảng trường.

 

Galerie des photos

La tour Nghinh Phong (à recevoir le vent) 

Au nord de la ville de Tuy Hoà, le dernier site que nous avons visité est la tour en béton armé « Nghinh Phong ( la tour à recevoir le vent) » car elle est tout proche du centre la ville. C’est le symbole touristique de la ville trouvant toute son inspiration dans  la falaise naturelle Đá Đĩa et la légende de là mère Âu Cơ et du père Lạc Long Quân  et il est à l’intersection de la route Nguyễn Hữu Thọ et celle de l’Indépendance. Grâce à sa structure de construction, la tour  comporte à son milieu deux hautes colonnes: l’une mesurant 35 mètres de haut  représente le père L ạc Long Qu ân et l’autre 39 mètres la mère Âu Cơ. De  plus  elle  possède une cinquantaine de blocs empilés les uns sur les autres aux pieds de ces deux hautes colonnes, représentant les enfants. Entre les deux hautes colonnes se trouve un espace vide pouvant contenir deux personnes debout recevant tous les sons naturels différents issus du vent à travers les interstices, les chansons qui ne se répètent pas et muni d’un système d’éclairage unique  avec la technologie Tesla, une cartographie 3D et un laser de haute intensité  provoquant des effets de lumière à la tombée de la nuit à la place « Nghinh Phong ».

 

Le lagon Ô Loan (Phú Yên)

 

Đầm Ô Loan (Phú Yên)

Version française

Đầm Ô Loan được biết đến nhờ phim « Hoa vàng trên cỏ xanh ». Đầm nầy  tọa lạc tại quốc lộ 1A ở thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Túy Hòa khoảng 22 cây số về hướng Bắc, sát chân đèo Quán Cau. Tụi nầy có đến đây dùng cơm trưa. Đầm Ô Loan thường đẹp nhất khi bình minh hay hoàng hôn phủ xuống. Tuy nhiên trong ngày với nét đẹp hoang sơ và yên tĩnh cũng làm tụi nầy thích thú nhất là có thể ăn những món đặc sản vô cùng tươi ngon như sò huyết, tôm cua, mực hào vân vân …trước khi tiếp tục hành trình đến bãi Xép, một tuyệt tác  thơ mộng của thiên nhiên.

Galerie des photos

Le lagon Ô Loan (Phú Yên)

Étant connu pour le film « Les fleurs jaunes sur l’herbe verte », ce lagon est situé sur la route nationale 1A à environ 22 kilomètres de la ville de Tuy Hoa au nord, près du pied du col de Quán Cau, dans la  ville de Chi Thanh, du district Tuy An de la  province de Phú Yên.  Nous étions venus ici pour prendre le déjeuner. Le lagon d’Ô Loan  devient généralement beau et attrayant  à l’aube ou au crépuscule. Cependant, durant la journée,  avec sa beauté sauvage et tranquille, nous avons également apprécié le fait de  pouvoir manger des spécialités fraîches telles que les huîtres, les homards et  crabes, les calmars  etc….. avant de continuer l’excursion vers notre destination préférée « la plage Xép »,  un chef d’œuvre poétique de la nature.

 

Gành Đèn (La falaise du phare)

Gành Đèn (Tuy Hoà) 

Version française

Gành Đèn nầy  không xa Gành  Đá Đĩa nhưng phải đi dọc ven biển nên đường đi nó còn cồng kềnh, đi cần phải cẩn thận và vất vả hơn. Nơi nầy được gọi là Gành Đèn vì nó có ngọn hải đăng,  một loại đèn biển  nhầm để hướng dẫn các tàu bè hoạt động về đêm tại vùng biển Phú Yên. Quang cảnh ở nơi nầy cũng khá đặc biệt nhất là các tảng đá có màu sắc đen pha lẫn lộn với màu hồng sẫm khiến làm cho ai đến đây cũng nhìn thấy lạ mắt và  thích thú nhất là về đêm khi hải đăng đã lên đèn. Tụi nầy không có ở lại đây vì phải đi đến đầm Ô Loan để dùng cơm trưa.

La falaise du phare (Tuy Hoà)

Étant nommée  « Gành Đèn », cette falaise  n’est pas loin de celle des roches prismatiques Đá Đĩa  mais  pour l’atteindre, il faut longer la côte.  Le chemin pris est encore encombrant et pénible. Ce lieu  s’appelle Gành Đèn car on y trouve une tour de phare destinée à  guider les navires s’opérant la nuit dans la zone côtière  de Phú Yên. Son paysage est assez spécial, en particulier ses roches noires volcaniques  mélangées à la couleur rose foncé provoquant l’attention de tous ceux qui y ont été venus et leur joie surtout la nuit lors de l’allumage de la phare. Nous ne sommes pas restés ici longtemps car nous 

Gành Đá Đĩa (Phú Yên)

 

Gành Đá Đĩa (Phú Yên)

Version française

Gành Đá Đĩa  được  tọa lạc tại xã An Ninh Đông, thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vào cuối năm 2020, gành nầy đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt về giá trị địa chất của nó ở Việt Nam. Tương tự như Giant’s Causeway ở Bắc  Ái Nhĩ Lan hoặc gành Jusangjeolli ở Hàn Quốc, gành  được đặc trưng bởi sự hình thành của 35.000 cột đá bazan với bề mặt gần như bằng phẳng và các hình dạng khác nhau: tròn, ngũ giác, lục giác, đa giác vân vân… xếp chồng lên nhau như các đĩa thức ăn  do sự nguội lạnh của dòng dung nham từ núi lửa phun trào ở cao nguyên Vân Hoà thuộc dãy núi  Trường Sơn, ở 30 cây số qua đường chim bay và do vết nứt tự nhiên đến  từ  các tác đồng co nhiệt khi tiếp xúc với nước lạnh đã có hàng triệu năm trước. Từ xa, người ta có ấn tượng như nhìn thấy một vách đá ven biển có hình dạng giống như một tổ ong kếch xù. Cao khoảng 50 mét và rộng hơn 200 thước, Gành Đá Đĩa đã trở thành điểm đến hàng đầu của tỉnh Phú Yên. Để phát triển du lịch, tỉnh Phú Yên gần đây  không ngần ngại đầu tư 11 tỷ đồng để phát triển khu địa chất này với bãi đậu xe rộng 4800 mét vuông, nhà hàng, cửa hàng lưu niệm vân vân… Thật đáng tiếc cho những ai yêu  thích vẻ đẹp hoang sơ và tự nhiên của địa danh nầy như mình. Đã đến lúc những người yêu thiên nhiên nên đến tham quan gành đá  đĩa vì nó sẽ không còn như vậy trong những năm tới đây.

 

 

Galerie des photos

La falaise des roches  prismatiques (Phú Yên).

Celle-ci est située  dans la commune d’An Ninh Đông, du district de Tuy An de la province Phú yên. Elle a été reconnue fin 2020 comme un site national unique pour ses valeurs géologiques au Viet Nam.  Analogue à la Chaussée des Géants en Irlande du Nord  ou à la falaise de Jusangjeolli de la Corée du Sud, elle se caractérise par la formation de 35.000  colonnes de  roches basaltiques avec des surfaces  à peu près plates et de différentes formes :  rondes, pentagones, hexagones, polygones etc… empilées comme des assiettes les unes sur les autres suite au refroidissement  d’une coulée de lave provenant de l’éruption volcanique du plateau de Vân Hoà de la chaîne anamitique Trường Sơn, à 30 km à vol d’oiseau  et à la fissure naturelle provoquée par des effets de contraction thermique en contact avec de  l’eau froide  il y a des millions d’années.  De loin, on a l’impression de voir un escarpement littoral en forme de nid géant d’abeille.  Haute d’environ 50 m et large de plus de 200 m, la falaise Đá Đĩa  devient depuis lors la destination phare de la province de Phú Yên. Pour développer le tourisme, celle-ci n’hésite pas à investir récemment 11 milliards de đồng pour aménager ce site géologique avec un parc de stationnement de 4800m2, des restaurants, des boutiques de souvenirs etc…C’est un grand dommage pour ceux qui aiment comme moi la beauté sauvage et naturelle de ce site. Il est temps pour les amoureux de la nature de le visiter car il ne sera plus le  même dans les années à venir.

Eglise Mằng Lăng (Tuy Hoà)

 

Nhà thờ Mằng Lăng (Tuy Hoà)
 
Đây là một công trình kiến trúc cổ theo phong cách gôtic được xây cất ở trong địa phận xã An Thạch, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) hơn 30 cây số về phía bắc dưới thời Pháp thuộc. Chính là một trong những nhà thờ lâu đời nhất ở Việt Nam mà cũng là một điểm tham quan mà người du khách không thể bỏ qua khi đã đến vùng đất xứ “Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh”. Phong cách của nó đem lại không những sự sáng sủa nhờ có nhiều cửa sổ mà còn cao vút tạo ra sự tao nhã lạ thường nhất là ở truớc mặt tiền có hai lầu chuông và một hình hoa hồng trên cổng vào. Tại sao gọi gôtic ? Thuật ngữ gôtic dùng bởi người La Mã để ám chỉ dân Goth, dân mọi rợ đến từ phiá Bắc (đó là người Pháp thưở xưa). Tại sao nhà thờ nầy được gọi là Mằng Lăng ? Một cái tên nghe nói đến rất xa lạ nhưng theo các người địa phương ở nơi nầy thì vùng đất nầy một thời có một loại cây có hoa màu tím rất xinh đẹp cùng họ với cây bằng lăng nên vì thế cư dân ở đây gán cho nhà thờ nầy với cái tên bình dị và mộc mạc Mằng Lăng luôn thể. Chính cũng ở đây du khách có thể chiêm ngưỡng ở trong hang động giả tạo của nhà thờ một quyển sách đầu tiên của nước ta mà được giáo sĩ Alexandre de Rhodes soạn ra bằng quốc ngữ với tựa đề là “Phép giảng tám ngày”. Nhà thờ Mằng Lăng làm tụi nầy phải ngẩn ngơ và rạo rực trong lòng không ít khi đến tham quan trước vẽ đẹp duyên dáng được gia tăng thêm bởi ngày tháng với màu xanh xám cũ kĩ của nó.
 
Galerie des photos
mang_lang-2
L’église Mằng Lăng (Tuy hoà)
 
C’est un ancien ouvrage d’architecture gothique construit sur le territoire de la commune d’An Thach, district de Tùy An, à plus de 30 kilomètres au nord de la ville de Tuy Hoà (province de Phú Yên) à l’époque coloniale française. C’est aussi l’une des plus anciennes églises du Vietnam mais elle devient aussi aujourd’hui l’un des sites touristiques importants que les touristes ne peuvent pas ignorer lorsqu’ils ont l’occasion de venir au pays des « fleurs jaunes sur la prairie verte ». Le style gothique apporte non seulement la lumière grâce à un nombre élevé de fenêtres mais aussi l’élévation de la hauteur et la finesse extraordinaire, en particulier sur la façade d’entrée avec deux clocher-tours entourant une rosace au dessus du portail. Pourquoi gothique ? Ce mot est employé par les Romains pour faire allusion à des Goths, des peuplades barbares situées dans le Nord de l’Europe (les Français d’autrefois).
Pourquoi cette église s’appelle-t-elle Mằng Lăng ? Un nom semble très étrange, mais d’après les gens d’ici, cette région possédait autrefois un très bel arbre aux fleurs violettes de la même famille que le lilas des Indes. C’est pour cela qu’ils ont attribué à cette église le nom simple et familier Mằng Lăng. C’est aussi ici que les visiteurs peuvent admirer, dans la grotte artificielle de l’église, le premier livre de notre pays qui a été rédigé par le missionnaire jésuite Alexandre de Rhodes dans la langue nationale romanisée avec le titre « Prédication de huit jours ». L’église de Mằng Lăng nous a rendu hébétés et remplis d’admiration beaucoup devant sa beauté gracieuse renforcée au fil des années par sa vieille couleur gris-verdâtre au moment de notre visite.

Espace touristique Quảng Đức

Không gian du lịch Quảng Đức

Version française

Sáng nay sau khi ăn điểm tâm xong với chú tài xế, tụi nầy mới khởi đầu cuộc tham quan ở phía bắc Tuy Hoà. Trên đường đi có ghé tham quan không gian du lich Quảng Đức được nằm ngay đầu đường rẽ vào lối đi Gành Đá Đĩa. Ngoài nhà của quan Tổng Trấn thì có thêm nhà cổ Quảng Đức và nhà Ô Loan. Nhà ở nơi nầy là một loại nhà trệt truyền thống của cư dân bản địa. Ở đây tụi nầy được xem các di vật, cổ vật và đồ gốm được lưu giữ và minh chứng một vùng đất phồn thịnh. Giá vào cửa là 60.000 đồng nhưng ngược lại có được một tách trà và một bánh đặc sản của vùng Phú Yên trong vườn. Đây là một không gian xưa đầy hoài niệm của một thời xa xôi, một nơi quá thơ mộng và bình yên khiến cũng để lại cho tụi nầy ít nhiều một ấn tượng tuyệt vời.

 

L’espace touristique Quảng Đức.

Ce matin, après notre petit déjeuner avec le chauffeur dans le centre-ville, nous avons commencé notre tour par le nord de la ville de Tuy Hòa. Sur le chemin, nous avons visité l’espace touristique Quảng Đức situé au début de la route qui nous permet de faire la déviation vers le récif de Đá Đĩa. Outre la résidence du gouverneur, cet espace comporte les vieilles maisons Quảng Đức et Ô Loan. C’est un type de maison traditionnelle bâtie au raz du sol par les gens d’ici. C’est ici que nous trouvons des reliques, des antiquités et des poteries bien conservées témoignant de la prospérité de la région. Le billet d’entrée coûte 60.000 piastres. Par contre on a le droit d’avoir une tasse de thé et un petit gâteau, une spécialité de la la région Phú Yên dans le jardin. C’est un espace ancien plein de nostalgie d’une époque lointaine, un lieu si poétique et paisible qu’il nous a également laissé plus ou moins une impression remarquable.

 

Charles Edouard Hocquard


Version française

Charles Edouard Hocquard, một bác sĩ quân y và một phóng viên của cơ quan Havas ở Bắc Kỳ từ năm 1884 đến 1886 đã để lại cho chúng ta một bộ sưu tập hình ảnh đẹp của cuộc chiến tranh thuộc địa đầu tiên ở Việt Nam. Ông đã mang về hơn 200 clisê (bản in đúc) được soạn thành một danh mục gồm có 80 tấm bản in lõm quang hóa (*)  được xuất bản vào năm 1887. Ông kể lại  một cách nhạy bén và hài hước trong « Cuộc thám hiểm ở Bắc Kỳ », những giai thoại sống động với người nông dân trong vùng, kiến ​​thức về hệ thực vật địa phương, những kỷ niệm  về cuộc chiến Bắc Kỳ và người dân Việt Nam vân vân… Ông không đạt được ý nguyện trên phương diện thương mại như ông mong đợi qua các bài phóng sự hình ảnh của ông. Nhưng ông  lại thành công để cho thấy rằng có thể tìm thấy được một cái nhìn khách quan hơn trong cuộc xung đột Pháp-Việt, đó là  cái nhìn của một nhà khoa học gặp gỡ một nền văn hóa khác vào buổi bình minh của thế kỷ 20. Ông qua đời vì bệnh cúm truyền nhiễm vào ngày 11 tháng giêng năm 1911 ở tuổi năm mươi tám.

(*) Đây là  phương pháp in chụp không thay đổi được nhằm thay thế các bản in bạc và cho phép phân phối số lượng lớn với chi phí thấp hơn.

 

hocquard

 Version française

Charles Edouard Hocquard, médecin militaire et  reporter correspondant pour l’agence Havas au Tonkin de 1884 à 1886 nous a légué en héritage une collection de belles photos de la première guerre coloniale du Vietnam. Il a rapporté plus de 200 clichés composant une porte-folio de 80 planches en photoglyptie (*)publié en 1887. Il a relaté avec acuité et humour dans « Une expédition au Tonkin« , les anecdotes pittoresques avec les paysans de la région, la connaissance de la flore locale, les souvenirs  sur la guerre du Tonkin et sur le peuple vietnamien etc.. Il n’a pas obtenu le succès commercial escompté avec la publication de ses reportages photographiques.  Mais il a réussi à montrer qu’il est possible de trouver dans le conflit franco-vietnamien un autre regard plus objectif, celui d’un homme de science à la rencontre d’une autre culture à l’aube du  XXème  siècle. Il est décédé d’une grippe infectieuse le 11 Janvier 1911 à l’âge de cinquante huit ans.

(*):  Il s’agit d’un procédé d’impression photomécanique inaltérable destiné à remplacer les tirages argentiques et permettant la diffusion en grand nombre à des coûts moindres.

Socola Vietnam (Chocolat du Vietnam)

Version française

Thông thường khi về Việt Nam mình hay thường mua các thẻ socola biếu các người thân thuộc và bạn bè nhưng có bao giờ mình nghĩ Việt Nam lại là một đất nước có một sản phẩm socola Marou “ngon nhất thế giới” đâu nhất là ở đất nước nầy người dân đâu có truyền thống sử dụng ca cao như người Aztèques ở Nam Mỹ. Sáng nay, được các con ăn Tết ở Việt Nam trở về Pháp có mua cho mình vài thẻ chocolat biếu Tết hiệu Marou. Đây là sản phẩm được làm và xuất khẩu từ Việt Nam. Trên mỗi thẻ socola lại có tên rỏ ràng địa phương mà cây ca cao được trồng (đồng bằng sông Cửu Long hay vùng Cao Nguyên như Bến Tre, Lâm Đồng, Bà Riạ, Tiền Giang vân vân…) và sau cùng có dòng chữ Made in Vietnam. Tại sao lại có tên Marou? Đây là tên thương hiệu của một công ty được thành lập tại Việtnam vào năm 2012, làm ra các thẻ socola nầy và được lấy cái tên Marou từ tên của hai người Pháp trẻ tuổi sáng lập ra Samuel Maruta và Vincent Mourou. Công ty của họ có nhà máy nằm ở Thủ Đức. Hiện nay nhà máy nầy có một đội ngũ một trăm người và sản xuất mỗi ngày có hơn 100 kilô socola. Nay các thẻ socola Marou được nói đến rất nhiều trên các tạp chí nước ngoài như Paris Match, le Nouvel Observateur, VOA, AFP, Nikkei, New York Times vân vân… Công ty nầy có định hướng từ lúc đầu xuất khẩu ra nước ngoài nên tập trung nhiều về chất lượng thay vì số lượng và rất kỹ lưỡng trong cách chọn các hạt ca cao cho đến cách thức trình bày sản phẩm (phong bì chẳng hạn) với một phong cách đia phương riêng bịệt cùng hương vị của vùng đất cây ca cao được trồng. Khi quả ca cao được chín, các nông dân làm việc với công ty phải để lên men các hạt ca cao từ 6 đến 7 ngày. Nhờ quá trình lên men của hạt ca cao thì mới tạo ra một loạt các phản ứng sinh hóa trên chính hạt ca cao nầy và tạo ra một mùi thơm cuối cùng. Họ không được dùng thuốc trừ sâu hay chất bảo quản. Sản phẩm Marou được làm thủ công hoàn toàn. Ngày nay các sản phẩm Marou được bán ở các cửa hàng nổi tiếng thế giới và dành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế uy tính nhất như Club des croqueurs de chocolat ở Paris, Academy of Chocolate ở London vân vân…Có ngon và có đắt không? Chuyện ngon còn tùy khẩu vị của mỗi người nhưng có một điều là socola Marou có một hàm lượng ca cao rất cao (từ 45 đến 76% tùy địa phương). Đây cũng là một trong những tiêu chí để định nghĩa socola ngon thì phải có ít nhất là có 35% trở lên. Socola Marou có một vị riêng biệt vì nó còn giữ được hương vị của ca cao nguyên chất, không bơ ca cao nhiều, không có lecithin đậu nành và vanille và không quá ngọt như các tablette socola bán ở các siêu thị. Mình ăn thữ thì thấy vừa khẩu vị, rất ngon nhất là còn giữ vị chua cá biệt. Còn có đắt không thì phải nói nó quá đắt so với các thẻ socola của Thụy Sỹ ở Paris. Một thẻ socola Marou bán ở Vietnam là 100.000 đồng trong khi đó ở Paris giá bán trung bình là 7,5 euros một thẻ. Muốn mua socola Marou thì phải đến những cửa hàng nổi tiếng ở Paris như La Grande Epicerie de Paris, La Maison du Vietnam vân vân….

Còn ở Việt Nam thì công ty Marou có hai cửa hàng, một ở Hànội:
91a Thợ Nhuộm, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
và một cái nữa ở Saigon: 167-169, Calmette, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh, Vietnam.

Version française

Chaque fois que je rentre au Vietnam, j’ai l’habitude d’acheter les tablettes de chocolat et de les offrir à mes proches et à mes amis sans jamais penser que Vietnam est un pays ayant un produit de chocolat  haut de gamme Marou réputé dans le monde. Pourtant le Vietnam n’est pas particulièrement un pays à utiliser le cacao comme les Aztèques en Amérique latine. Ce matin, je reçois comme cadeau de la part de mes enfants rentrés du Vietnam quelques tablettes de chocolat Marou à l’occasion de notre nouvel an. C’est un produit local du Vietnam destiné à l’exportation. Sur l’enveloppe de chaque tablette du chocolat,  on retrouve clairement le nom de la province vietnamienne où le cacaoyer (ou arbre à chocolat) a été cultivé soit dans le delta du Mékong soit sur les Hauts Plateaux comme Bến Tre, Lâm Đồng, Bà Riạ, Tiền Giang etc… et Made in Vietnam à la fin du texte. Pourquoi le nom Marou ?

Thách thức (Le défi)


Version française

Thách thức

Từ nầy không xa lạ đối với người dân Việt. Mặt khác, nó còn đồng nghĩa với sự kiên trì, kháng cự, khéo léo và đối đầu dành cho những người mảnh khảnh nầy mà chân lúc nào cũng chôn vùi dưới bùn ở các ruộng lúa kể từ buổi ban sơ. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, họ đã không ngừng chấp nhận mọi thách thức áp đặt bởi một thời tiết khắc nghiệt của một môi trường sống không bao giờ thuận lợi và một nước Trung Hoa mà họ vừa xem như là một người anh cả láng giềng mà cũng là kẻ thù truyền kiếp của họ. Đối với đế chế Trung Hoa nầy, họ lúc nào cũng có sự ngưỡng mộ đáng kinh ngạc nhưng đồng thời họ thể hiện sự kháng cự không thể tưởng tượng được vì lúc nào ở nơi họ cũng có sự quyết tâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc và những đặc thù văn hóa mà họ đã có từ 4 nghìn năm. Đế chế Trung Hoa đã cố gắng hán hóa bao lần Việt Nam suốt thời kỳ Bắc thuộc có đến nghìn năm nhưng chỉ thành công làm mờ nhạt đi một phần nào các đặc điểm của họ mà thôi và nhận thấy mỗi lần có cơ hội thuận lợi, họ không ngớt bày tỏ sự kháng cự và sự khác biệt hoàn toàn. Họ còn tìm cách đương đầu với người Trung Hoa trên lãnh vực văn hóa mà được nhắc lại qua những câu chuyện còn được kể lại cho đến ngày nay trong lịch sử văn học Việt Nam. Theo dao ngôn được truyền tụng trong dân gian, sau khi thành công chế ngự được cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng (Trưng Trắc Trưng Nhị) và chinh phục xứ Giao Chỉ (quê hương của người dân Việt), Phục Ba tướng quân Mã Viện của nhà Đông Hán truyền lệnh dựng cột đồng cao nhiều thước ở biên thùy Trung-Việt vào năm 43 và có được ghi chép trên cái bảng treo như sau:

Ðồng trụ triệt, Giao Chỉ diệt
Ðồng trụ ngã, Giao Chỉ bị diệt.

Để tránh sư sụp đổ của đồng trụ, người dân Việt cùng nhau vun đấp bằng cách mỗi lần đi ngang qua mỗi người vứt bỏ đi một cục đất nho nhỏ khiến đồng trụ huyền thoại nầy biến mất dần dần theo ngày tháng để trở thành một gò đất. Cố tình trêu nghẹo và mĩa mai trên sự sợ hải và nổi kinh hoàng mất nước của người dân Việt, vua nhà Minh Sùng Trinh ngạo mạng đến nỗi không ngần ngại cho cận thần ra câu đối như sau với sứ thần Việt Nam Giang Văn Minh (1582-1639) trong buổi tiếp tân:

Đồng trụ chí kim đài dĩ lục
Cột đồng đến giờ đã xanh vì rêu.

để nhắc nhở lại sự nổi dậy của hai bà Trưng bị quân Tàu tiêu diệt.
Không lay chuyển trước thái độ lố bịch nầy, sứ thần Giang Văn Minh trả lời một cách thông suốt lạ thường nhất là với lòng quyết tâm cứng cỏi:

Ðằng giang tự cổ huyết do hồng
Sông Bạch Đằng từ xưa vẫn đỏ vì máu

để nhắc nhở lại với vua nhà Minh những chiến công hiển hách của người dân Việt trên sông Bạch Đằng.
Không phải lần đầu có cuộc thi văn học giữa hai nước Trung Hoa và Việt Nam. Ở thời đại của vua Lê Đại Hành (nhà Tiền Lê), nhà sư Lạc Thuận có cơ hội làm cho sứ giã nhà Tống Lý Gi ác tr ầm trồ ngư ỡng mộ bằng cách giã dạng làm người lái đò tiển đưa Lý Giác sang sông. Khi Lý Giác khám phá ra được hai con ngỗng đang đùa cợt trên đỉnh sóng và ngâm hai câu thơ đầu của bài tứ tuyệt như sau:

Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Ngữa mặt nhìn trời xanh

thì Lạc Thuận không ngần ngại đối lại qua hai câu thơ cuối như sau:

Nước biếc phô lông trắng
Chèo hồng sóng xanh khua

Trong bốn câu thơ nầy, người ta nhận thấy không những có sự ứng khẩu nhanh chóng của sư Lạc Thuận mà còn có cả sự tài tình của ông trong việc dàn dựng song song những thuật ngữ và ý kiến tương đồng trong bài tứ tuyệt nầy.

Hình ảnh nhà thờ Giang Văn Minh và văn miếu

defi

Nhưng nói công lao trong việc đối đầu thì phải dành dĩ nhiên cho học giả Mạc Đĩnh Chi vì ông nầy trong thời gian ở Trung Quốc, đã thể thể hiện được khả năng chống cự mà còn có tài năng vô song để biết đối đáp lại một cách khéo léo tất cả mọi câu hỏi và tránh được mọi cạm bẫy. Ông được gửi đi sang Tàu vào năm 1314 bởi vua Trần Anh Tôn sau khi vua đánh bại quân Mông Cổ của Hốt Tất Liệt với tướng Trần Hưng Đạo. Do sự chậm trể vô tình, ông không có đến trình diện đúng giờ trước cổng thành ở biên giới Trung-Việt. Ông quan giữ cỗng thành chịu mở cửa nếu ông trả lời được một cách thích hợp câu hỏi mà người quan nầy đưa ra mà trong câu hỏi đó gồm có bốn chữ “quan”:

Quá quan trì, quan quan bế,
nguyện quá khách quá quan
Qua cửa quan chậm, cửa quan đóng,
mời khách qua đường qua cửa quan.

Không có chút nào nao núng cả trước sự thách thức văn học, ông trả lời ngay cho quan cổng với sự tự nhiên đáng kinh ngạc:
Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.

Ra câu đối dễ, đối câu đối khó
xin tiên sinh đối trước.

Trong lời đối đáp nầy, ông dùng chữ “đối” cũng 4 lần như chữ “quan” và nó được dựng lên ở vị trí của chữ “quan”. Mạc Đỉnh Chi còn điêu luyện biết giữ vần và những luật lệ âm điệu trong thơ để cho quan cổng biết là ông ở trong hoàn cảnh khó xữ với đoàn tùy tùng. Quan cổng rất hài lòng vô cùng. Ông nầy không ngần ngại mở cổng và đón tiếp Mạc Đỉnh Chi một cách linh đình. Chuyện nầy được báo cáo lên triều đình Bắc Kinh và làm nô nức biết bao nhiêu quan lại văn học Trung Hoa muốn đo tài cao thấp với ông trong lĩnh vực văn chương. Một ngày nọ, tại thủ đô Bắc Kinh, ông đang đi dạo với con lừa. Con nầy đi không đủ nhanh khiến làm một người Trung Hoa khó chịu đang theo sát ông trên đường. Quá cáu bởi sự chậm chạp này, quan lại nầy quay đầu nói lại với ông ta với một giọng kiêu ngạo và khinh bỉ:

Xúc ngã ky mã, đông di chi nhân dã, Tây di chi nhân dã?
Chạm ngựa ta đi là người rợ phương Ðông hay là người rợ phương Tây?

Ông quan lại lấy cảm hứng từ những gì ông đã học được trong cuốn sách Mạnh Tử để mô tả người những người man rợ không có cùng văn hóa với đế chế Trung Hoa bằng cách sử dụng hai từ  » đông di « . Ngạc nhiên trước lời nhận xét tổn thương này khi ông biết rằng Trung Hoa bị cai trị vào thời điểm đó bởi các bộ lạc du mục (người Mông Cổ), Mạc Đỉnh Chi mới trả lời lại với sự hóm hỉnh đen tối của mình:

Át dư thừa lư, Nam Phương chi cường dư, Bắc phương chi cường dư
Ngăn lừa ta cưởi, hỏi người phương Nam mạnh hay người phương Bắc mạnh?

Một hôm, hoàng đế nhà Nguyên đã không ngần ngại ca ngợi sức mạnh của mình ví nó với mặt trời và làm cho Mạc Đỉnh Chi biết rằng Việt Nam chỉ được so sánh với mặt trăng, sẽ bị hủy diệt và thống trị sớm bởi người Mông Cổ. Điềm nhiên, Mạc Đỉnh Chi trả lời một cách kiên quyết và can đảm:

Nguyệt cung, kim đạn, hoàng hôn xa lạc kim
Trăng là cung, sao là đạn, chiều tối bắn rơi mặt trời.

Hoàng đế Kubilai Khan (Nguyễn Thê ‘Tổ) phải công nhận tài năng của ông và trao cho ông danh hiệu « Trạng Nguyên đầu tiên » (Lưỡng Quốc Trạng Nguyên) ở cả Trung Hoa và Việt Nam, khiến một số quan lại ganh tị. Một trong số người nầy cố tình làm bẽ mặt ông ta vào một buổi sáng đẹp trời bằng cách ví ông ta như một con chim bởi vì âm điệu đơn âm của ngôn ngữ, người dân Việt khi họ nói cho cảm giác người nghe như họ luôn luôn hót líu lo:

Quích tập chi đầu đàm Lỗ luận: tri tri vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri
Chim đậu cành đọc sách Lỗ luận: biết thì báo là biết, chẳng biết thì báo chẳng biết, ấy là biết đó.

Đây là một cách để khuyên Mạc Ðỉnh Chi nên khiêm tốn hơn và cư xử như một người đàn ông có phẩm chất Nho giáo (Junzi). Mạc Đỉnh Chi trả lời bằng cách ví anh nầy như một con ếch. Người Trung Hoa thường có thói nói to  và tóp tép lưỡi  qua tư cách họ uống rượu.

Oa minh trì thượng đọc Châu Thư: lạc dữ đọc lạc nhạc, lạc dữ chúng lạc nhạc, thục lạc.
Châu chuộc trên ao đọc sách Châu Thu: cùng ít người vui nhạc, cùng nhiều người vui nhạc, đằng nào vui hơn.

Đó là một cách để nói lại với người quan lại nầy nên có một tâm trí lành mạnh để hành xử một cách công bằng và phân biệt nghiêm chỉnh.
Tuy rằng có sự đối đầu trong văn học, Mạc Đỉnh Chi rất nổi tiếng ở Trung Quốc. Ông được Hoàng đế của nhà Nguyên ủy nhiệm việc sáng tác bài văn tế để vinh danh sự qua đời của một công chúa Mông Cổ. Nhờ sự tôn trọng truyền thống của Trung Hoa dành cho những người tài năng Việt Nam, đặc biệt là các học giả có tài trí thông minh nhanh chóng và học hỏi mau lẹ mà Nguyễn Trãi đã được cứu bởi đại quản gia Hoàng Phúc. Trong tầm mắt của tướng Tàu Trương Phụ, Nguyễn Trãi là người phải giết, một người rất nguy hiễm cho chính sách bành trướng của Trung Hoa ở Việt Nam. Ông bị giam giữ bởi Trương Phụ trong thời gian ở Ðồng Quang (tên xưa của Hànội) trước khi ông theo Lê Lợi về sau ở Lam Sơn. Không có cử chỉ hào hiệp và bảo vệ của hoạn quan Hoàng Phúc, Lê Lợi không thể trục khỏi quân nhà Minh ra khỏi Việt Nam vì Nguyễn Trãi là cố vấn quan trọng và chiến lược gia nổi tiếng mà Lê Lợi cần dựa vào để lãnh đạo cuộc chiến tranh du kích trong thời gian mười năm đấu tranh chống lại Trung Quốc.

Cuộc đối đầu văn học này phai nhạt dần dần với sự xuất hiện của người Pháp tại Việt Nam và chấm dứt vĩnh viễn khi vua Khải Định quyết định chấm dứt hệ thống cuộc thi quan lại ở Việt Nam theo mô hình của người Trung Quốc dựa chủ yếu vào tứ thư Ngũ Kinh của Đức Khổng Tử.

Cuộc thi quan lại cuối cùng được tổ chức tại Huế vào năm 1918. Một hệ thống tuyển dụng kiểu Pháp khác đã được đề xuất trong thời kỳ thuộc địa. Do đó, Việt Nam không còn cơ hội để đối đầu văn học với Trung Quốc nửa và biểu hiện được sự khác biệt cũng như sự phản kháng trí tuệ và các đặc thù văn hóa.