Socola Vietnam (Chocolat du Vietnam)

Version française

Thông thường khi về Việt Nam mình hay thường mua các thẻ socola biếu các người thân thuộc và bạn bè nhưng có bao giờ mình nghĩ Việt Nam lại là một đất nước có một sản phẩm socola Marou “ngon nhất thế giới” đâu nhất là ở đất nước nầy người dân đâu có truyền thống sử dụng ca cao như người Aztèques ở Nam Mỹ. Sáng nay, được các con ăn Tết ở Việt Nam trở về Pháp có mua cho mình vài thẻ chocolat biếu Tết hiệu Marou. Đây là sản phẩm được làm và xuất khẩu từ Việt Nam. Trên mỗi thẻ socola lại có tên rỏ ràng địa phương mà cây ca cao được trồng (đồng bằng sông Cửu Long hay vùng Cao Nguyên như Bến Tre, Lâm Đồng, Bà Riạ, Tiền Giang vân vân…) và sau cùng có dòng chữ Made in Vietnam. Tại sao lại có tên Marou? Đây là tên thương hiệu của một công ty được thành lập tại Việtnam vào năm 2012, làm ra các thẻ socola nầy và được lấy cái tên Marou từ tên của hai người Pháp trẻ tuổi sáng lập ra Samuel Maruta và Vincent Mourou. Công ty của họ có nhà máy nằm ở Thủ Đức. Hiện nay nhà máy nầy có một đội ngũ một trăm người và sản xuất mỗi ngày có hơn 100 kilô socola. Nay các thẻ socola Marou được nói đến rất nhiều trên các tạp chí nước ngoài như Paris Match, le Nouvel Observateur, VOA, AFP, Nikkei, New York Times vân vân… Công ty nầy có định hướng từ lúc đầu xuất khẩu ra nước ngoài nên tập trung nhiều về chất lượng thay vì số lượng và rất kỹ lưỡng trong cách chọn các hạt ca cao cho đến cách thức trình bày sản phẩm (phong bì chẳng hạn) với một phong cách đia phương riêng bịệt cùng hương vị của vùng đất cây ca cao được trồng. Khi quả ca cao được chín, các nông dân làm việc với công ty phải để lên men các hạt ca cao từ 6 đến 7 ngày. Nhờ quá trình lên men của hạt ca cao thì mới tạo ra một loạt các phản ứng sinh hóa trên chính hạt ca cao nầy và tạo ra một mùi thơm cuối cùng. Họ không được dùng thuốc trừ sâu hay chất bảo quản. Sản phẩm Marou được làm thủ công hoàn toàn. Ngày nay các sản phẩm Marou được bán ở các cửa hàng nổi tiếng thế giới và dành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế uy tính nhất như Club des croqueurs de chocolat ở Paris, Academy of Chocolate ở London vân vân…Có ngon và có đắt không? Chuyện ngon còn tùy khẩu vị của mỗi người nhưng có một điều là socola Marou có một hàm lượng ca cao rất cao (từ 45 đến 76% tùy địa phương). Đây cũng là một trong những tiêu chí để định nghĩa socola ngon thì phải có ít nhất là có 35% trở lên. Socola Marou có một vị riêng biệt vì nó còn giữ được hương vị của ca cao nguyên chất, không bơ ca cao nhiều, không có lecithin đậu nành và vanille và không quá ngọt như các tablette socola bán ở các siêu thị. Mình ăn thữ thì thấy vừa khẩu vị, rất ngon nhất là còn giữ vị chua cá biệt. Còn có đắt không thì phải nói nó quá đắt so với các thẻ socola của Thụy Sỹ ở Paris. Một thẻ socola Marou bán ở Vietnam là 100.000 đồng trong khi đó ở Paris giá bán trung bình là 7,5 euros một thẻ. Muốn mua socola Marou thì phải đến những cửa hàng nổi tiếng ở Paris như La Grande Epicerie de Paris, La Maison du Vietnam vân vân….

Còn ở Việt Nam thì công ty Marou có hai cửa hàng, một ở Hànội:
91a Thợ Nhuộm, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
và một cái nữa ở Saigon: 167-169, Calmette, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh, Vietnam.

Version française

Chaque fois que je rentre au Vietnam, j’ai l’habitude d’acheter les tablettes de chocolat et de les offrir à mes proches et à mes amis sans jamais penser que Vietnam est un pays ayant un produit de chocolat  haut de gamme Marou réputé dans le monde. Pourtant le Vietnam n’est pas particulièrement un pays à utiliser le cacao comme les Aztèques en Amérique latine. Ce matin, je reçois comme cadeau de la part de mes enfants rentrés du Vietnam quelques tablettes de chocolat Marou à l’occasion de notre nouvel an. C’est un produit local du Vietnam destiné à l’exportation. Sur l’enveloppe de chaque tablette du chocolat,  on retrouve clairement le nom de la province vietnamienne où le cacaoyer (ou arbre à chocolat) a été cultivé soit dans le delta du Mékong soit sur les Hauts Plateaux comme Bến Tre, Lâm Đồng, Bà Riạ, Tiền Giang etc… et Made in Vietnam à la fin du texte. Pourquoi le nom Marou ?

Thách thức (Le défi)


Version française

Thách thức

Từ nầy không xa lạ đối với người dân Việt. Mặt khác, nó còn đồng nghĩa với sự kiên trì, kháng cự, khéo léo và đối đầu dành cho những người mảnh khảnh nầy mà chân lúc nào cũng chôn vùi dưới bùn ở các ruộng lúa kể từ buổi ban sơ. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, họ đã không ngừng chấp nhận mọi thách thức áp đặt bởi một thời tiết khắc nghiệt của một môi trường sống không bao giờ thuận lợi và một nước Trung Hoa mà họ vừa xem như là một người anh cả láng giềng mà cũng là kẻ thù truyền kiếp của họ. Đối với đế chế Trung Hoa nầy, họ lúc nào cũng có sự ngưỡng mộ đáng kinh ngạc nhưng đồng thời họ thể hiện sự kháng cự không thể tưởng tượng được vì lúc nào ở nơi họ cũng có sự quyết tâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc và những đặc thù văn hóa mà họ đã có từ 4 nghìn năm. Đế chế Trung Hoa đã cố gắng hán hóa bao lần Việt Nam suốt thời kỳ Bắc thuộc có đến nghìn năm nhưng chỉ thành công làm mờ nhạt đi một phần nào các đặc điểm của họ mà thôi và nhận thấy mỗi lần có cơ hội thuận lợi, họ không ngớt bày tỏ sự kháng cự và sự khác biệt hoàn toàn. Họ còn tìm cách đương đầu với người Trung Hoa trên lãnh vực văn hóa mà được nhắc lại qua những câu chuyện còn được kể lại cho đến ngày nay trong lịch sử văn học Việt Nam. Theo dao ngôn được truyền tụng trong dân gian, sau khi thành công chế ngự được cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng (Trưng Trắc Trưng Nhị) và chinh phục xứ Giao Chỉ (quê hương của người dân Việt), Phục Ba tướng quân Mã Viện của nhà Đông Hán truyền lệnh dựng cột đồng cao nhiều thước ở biên thùy Trung-Việt vào năm 43 và có được ghi chép trên cái bảng treo như sau:

Ðồng trụ triệt, Giao Chỉ diệt
Ðồng trụ ngã, Giao Chỉ bị diệt.

Để tránh sư sụp đổ của đồng trụ, người dân Việt cùng nhau vun đấp bằng cách mỗi lần đi ngang qua mỗi người vứt bỏ đi một cục đất nho nhỏ khiến đồng trụ huyền thoại nầy biến mất dần dần theo ngày tháng để trở thành một gò đất. Cố tình trêu nghẹo và mĩa mai trên sự sợ hải và nổi kinh hoàng mất nước của người dân Việt, vua nhà Minh Sùng Trinh ngạo mạng đến nỗi không ngần ngại cho cận thần ra câu đối như sau với sứ thần Việt Nam Giang Văn Minh (1582-1639) trong buổi tiếp tân:

Đồng trụ chí kim đài dĩ lục
Cột đồng đến giờ đã xanh vì rêu.

để nhắc nhở lại sự nổi dậy của hai bà Trưng bị quân Tàu tiêu diệt.
Không lay chuyển trước thái độ lố bịch nầy, sứ thần Giang Văn Minh trả lời một cách thông suốt lạ thường nhất là với lòng quyết tâm cứng cỏi:

Ðằng giang tự cổ huyết do hồng
Sông Bạch Đằng từ xưa vẫn đỏ vì máu

để nhắc nhở lại với vua nhà Minh những chiến công hiển hách của người dân Việt trên sông Bạch Đằng.
Không phải lần đầu có cuộc thi văn học giữa hai nước Trung Hoa và Việt Nam. Ở thời đại của vua Lê Đại Hành (nhà Tiền Lê), nhà sư Lạc Thuận có cơ hội làm cho sứ giã nhà Tống Lý Gi ác tr ầm trồ ngư ỡng mộ bằng cách giã dạng làm người lái đò tiển đưa Lý Giác sang sông. Khi Lý Giác khám phá ra được hai con ngỗng đang đùa cợt trên đỉnh sóng và ngâm hai câu thơ đầu của bài tứ tuyệt như sau:

Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Ngữa mặt nhìn trời xanh

thì Lạc Thuận không ngần ngại đối lại qua hai câu thơ cuối như sau:

Nước biếc phô lông trắng
Chèo hồng sóng xanh khua

Trong bốn câu thơ nầy, người ta nhận thấy không những có sự ứng khẩu nhanh chóng của sư Lạc Thuận mà còn có cả sự tài tình của ông trong việc dàn dựng song song những thuật ngữ và ý kiến tương đồng trong bài tứ tuyệt nầy.

Hình ảnh nhà thờ Giang Văn Minh và văn miếu

defi

Nhưng nói công lao trong việc đối đầu thì phải dành dĩ nhiên cho học giả Mạc Đĩnh Chi vì ông nầy trong thời gian ở Trung Quốc, đã thể thể hiện được khả năng chống cự mà còn có tài năng vô song để biết đối đáp lại một cách khéo léo tất cả mọi câu hỏi và tránh được mọi cạm bẫy. Ông được gửi đi sang Tàu vào năm 1314 bởi vua Trần Anh Tôn sau khi vua đánh bại quân Mông Cổ của Hốt Tất Liệt với tướng Trần Hưng Đạo. Do sự chậm trể vô tình, ông không có đến trình diện đúng giờ trước cổng thành ở biên giới Trung-Việt. Ông quan giữ cỗng thành chịu mở cửa nếu ông trả lời được một cách thích hợp câu hỏi mà người quan nầy đưa ra mà trong câu hỏi đó gồm có bốn chữ “quan”:

Quá quan trì, quan quan bế,
nguyện quá khách quá quan
Qua cửa quan chậm, cửa quan đóng,
mời khách qua đường qua cửa quan.

Không có chút nào nao núng cả trước sự thách thức văn học, ông trả lời ngay cho quan cổng với sự tự nhiên đáng kinh ngạc:
Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.

Ra câu đối dễ, đối câu đối khó
xin tiên sinh đối trước.

Trong lời đối đáp nầy, ông dùng chữ “đối” cũng 4 lần như chữ “quan” và nó được dựng lên ở vị trí của chữ “quan”. Mạc Đỉnh Chi còn điêu luyện biết giữ vần và những luật lệ âm điệu trong thơ để cho quan cổng biết là ông ở trong hoàn cảnh khó xữ với đoàn tùy tùng. Quan cổng rất hài lòng vô cùng. Ông nầy không ngần ngại mở cổng và đón tiếp Mạc Đỉnh Chi một cách linh đình. Chuyện nầy được báo cáo lên triều đình Bắc Kinh và làm nô nức biết bao nhiêu quan lại văn học Trung Hoa muốn đo tài cao thấp với ông trong lĩnh vực văn chương. Một ngày nọ, tại thủ đô Bắc Kinh, ông đang đi dạo với con lừa. Con nầy đi không đủ nhanh khiến làm một người Trung Hoa khó chịu đang theo sát ông trên đường. Quá cáu bởi sự chậm chạp này, quan lại nầy quay đầu nói lại với ông ta với một giọng kiêu ngạo và khinh bỉ:

Xúc ngã ky mã, đông di chi nhân dã, Tây di chi nhân dã?
Chạm ngựa ta đi là người rợ phương Ðông hay là người rợ phương Tây?

Ông quan lại lấy cảm hứng từ những gì ông đã học được trong cuốn sách Mạnh Tử để mô tả người những người man rợ không có cùng văn hóa với đế chế Trung Hoa bằng cách sử dụng hai từ  » đông di « . Ngạc nhiên trước lời nhận xét tổn thương này khi ông biết rằng Trung Hoa bị cai trị vào thời điểm đó bởi các bộ lạc du mục (người Mông Cổ), Mạc Đỉnh Chi mới trả lời lại với sự hóm hỉnh đen tối của mình:

Át dư thừa lư, Nam Phương chi cường dư, Bắc phương chi cường dư
Ngăn lừa ta cưởi, hỏi người phương Nam mạnh hay người phương Bắc mạnh?

Một hôm, hoàng đế nhà Nguyên đã không ngần ngại ca ngợi sức mạnh của mình ví nó với mặt trời và làm cho Mạc Đỉnh Chi biết rằng Việt Nam chỉ được so sánh với mặt trăng, sẽ bị hủy diệt và thống trị sớm bởi người Mông Cổ. Điềm nhiên, Mạc Đỉnh Chi trả lời một cách kiên quyết và can đảm:

Nguyệt cung, kim đạn, hoàng hôn xa lạc kim
Trăng là cung, sao là đạn, chiều tối bắn rơi mặt trời.

Hoàng đế Kubilai Khan (Nguyễn Thê ‘Tổ) phải công nhận tài năng của ông và trao cho ông danh hiệu « Trạng Nguyên đầu tiên » (Lưỡng Quốc Trạng Nguyên) ở cả Trung Hoa và Việt Nam, khiến một số quan lại ganh tị. Một trong số người nầy cố tình làm bẽ mặt ông ta vào một buổi sáng đẹp trời bằng cách ví ông ta như một con chim bởi vì âm điệu đơn âm của ngôn ngữ, người dân Việt khi họ nói cho cảm giác người nghe như họ luôn luôn hót líu lo:

Quích tập chi đầu đàm Lỗ luận: tri tri vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri
Chim đậu cành đọc sách Lỗ luận: biết thì báo là biết, chẳng biết thì báo chẳng biết, ấy là biết đó.

Đây là một cách để khuyên Mạc Ðỉnh Chi nên khiêm tốn hơn và cư xử như một người đàn ông có phẩm chất Nho giáo (Junzi). Mạc Đỉnh Chi trả lời bằng cách ví anh nầy như một con ếch. Người Trung Hoa thường có thói nói to  và tóp tép lưỡi  qua tư cách họ uống rượu.

Oa minh trì thượng đọc Châu Thư: lạc dữ đọc lạc nhạc, lạc dữ chúng lạc nhạc, thục lạc.
Châu chuộc trên ao đọc sách Châu Thu: cùng ít người vui nhạc, cùng nhiều người vui nhạc, đằng nào vui hơn.

Đó là một cách để nói lại với người quan lại nầy nên có một tâm trí lành mạnh để hành xử một cách công bằng và phân biệt nghiêm chỉnh.
Tuy rằng có sự đối đầu trong văn học, Mạc Đỉnh Chi rất nổi tiếng ở Trung Quốc. Ông được Hoàng đế của nhà Nguyên ủy nhiệm việc sáng tác bài văn tế để vinh danh sự qua đời của một công chúa Mông Cổ. Nhờ sự tôn trọng truyền thống của Trung Hoa dành cho những người tài năng Việt Nam, đặc biệt là các học giả có tài trí thông minh nhanh chóng và học hỏi mau lẹ mà Nguyễn Trãi đã được cứu bởi đại quản gia Hoàng Phúc. Trong tầm mắt của tướng Tàu Trương Phụ, Nguyễn Trãi là người phải giết, một người rất nguy hiễm cho chính sách bành trướng của Trung Hoa ở Việt Nam. Ông bị giam giữ bởi Trương Phụ trong thời gian ở Ðồng Quang (tên xưa của Hànội) trước khi ông theo Lê Lợi về sau ở Lam Sơn. Không có cử chỉ hào hiệp và bảo vệ của hoạn quan Hoàng Phúc, Lê Lợi không thể trục khỏi quân nhà Minh ra khỏi Việt Nam vì Nguyễn Trãi là cố vấn quan trọng và chiến lược gia nổi tiếng mà Lê Lợi cần dựa vào để lãnh đạo cuộc chiến tranh du kích trong thời gian mười năm đấu tranh chống lại Trung Quốc.

Cuộc đối đầu văn học này phai nhạt dần dần với sự xuất hiện của người Pháp tại Việt Nam và chấm dứt vĩnh viễn khi vua Khải Định quyết định chấm dứt hệ thống cuộc thi quan lại ở Việt Nam theo mô hình của người Trung Quốc dựa chủ yếu vào tứ thư Ngũ Kinh của Đức Khổng Tử.

Cuộc thi quan lại cuối cùng được tổ chức tại Huế vào năm 1918. Một hệ thống tuyển dụng kiểu Pháp khác đã được đề xuất trong thời kỳ thuộc địa. Do đó, Việt Nam không còn cơ hội để đối đầu văn học với Trung Quốc nửa và biểu hiện được sự khác biệt cũng như sự phản kháng trí tuệ và các đặc thù văn hóa.

Pont Alexandre III (Cầu Alexandre III)

Pont d’Alexandre III

Version vietnamienne

C’est le pont le plus joli enjambant la Seine romantique entre les quartiers 7 et 8 de Paris. Ce pont a été construit en même temps que les ouvrages architecturaux « Petit Palais » et « Grand Palais » à l’occasion de l’exposition universelle de Paris en 1900. C’est aussi le cadeau offert par le tsar Alexandre III à la France pour sceller l’amitié entre les deux peuples russe et français. Le tsar a demandé aux deux architectes Cassien-Bernard et Gaston cousin ainsi que deux ingénieurs Jean Résal et Amédée d’Alby d’assumer la réalisation. Aujourd’hui, ce pont est reconnu par UNESCO comme le patrimoine mondial et visité par la plupart des touristes étrangers.

Cầu Alexandre Đệ Tam 

Đây là một cái cầu đẹp nhất bắc qua sông Seine trữ tình giữa hai quận 7 và 8 của Paris. Cầu nầy được xây cất cùng hai công trình Petit Palais và Grand Palais nhân dịp có cuộc triển lãm thế giới năm 1900 ở Paris. Nó cũng là món quà tặng của sa hoàng Alexandre III để siết chặt tình hữu nghị Nga và Pháp và được giao cho hai kiến trúc sư Cassien-BernardGaston Cousin cùng hai hai kỹ sư Jean Résal và Amédée d’Alby đảm nhiệm. Nay được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

 

Vaux le Vicomte (Maincy)

Version française

Nằm gần thành phố Melun, cách xa Paris khoảng chừng 50 cây số về phía nam, lầu đài Vaux le Vicomte ở Maincy là một công trình kiến trúc được xây dựng bỡi tử tước Nicolas Fouquet, người quản lý tài chánh của vua mặt trời Louis XIV (bộ trưởng bộ tài chính) dưới thời Mazarin từ 1658 tới 1661.  Tuy nó nhỏ so với các lầu đài khác của Pháp, Vaux le Vicomte với phong cách baroque rất nỗi tiếng vì nó đem lại nguồn cảm hứng không ít về sau cho các lầu đài ở Âu Châu, nhất là với  lầu đài Versailles. Đến đây du khách sẻ trông thấy sự hài hoà giữa kiến trúc và khu vườn dài 3 cây số  phiá trước lầu đài  khiến tạo ra một không gian hữu tình và hoành tráng. Phải nói đây nhờ  sự đam mê nghệ thuật và tính hào phóng của Fouquet khiến ông tuyển lựa được ba nghệ nhân nổi tiếng vào thời điềm đó ở nước Pháp đó là kiến trúc sư Louis Le Vau, nhà thiết kế vườn cảnh André La Nôtre và nhà họa sĩ trang trí Charles Le Brun mà công trình kiến trúc Vaux le Vicomte được hoàn thành mỹ mãn.

Với lòng tự tin ở nơi vua, ông không ngần ngại đón tiếp Louis XIV ở lầu đài khiến tạo ở nơi vua sự ganh tị nhất là có những lời nói gièm pha của Colbert ở bên cạnh. Ba tuần lễ sau, Fouquet bị bắt giữ bỡi trung úy D’Artagnan và đưa ra trước toà án đặc biệt. Fouquet được trả lại  tự do nhưng bị trục xuất vĩnh viễn ra khỏi vương quốc.  Để chứng tỏ quyền lực, vua Louis XIV hủy bỏ án phạt và giảm tội  nhốt Fouquet  ở tù chung thân ở lầu đài Pignerol cho đến chết vào năm 1680. Vaux le Vicomte là một kiệt tác sáng lập vườn hoa Pháp ở thế kỷ 17 mà cũng là một điạ điểm du lịch ở Paris mà du khách không thể bỏ qua dù biết đi tham quan có nhiều trở ngại nếu không có xe.

Version française

Non loin de la ville Melun et situé environ à 50 km au sud de Paris, , le château Vaux le Vicomte (Maincy) est un ouvrage architectural réalisé par le vicomte Nicolas Fouquet, le gestionnaire des finances du roi soleil Louis XIV (ou ministre des finances) à l’époque de Mazarin de 1658 à 1661. Malgré sa petite taille comparée à celles des autres châteaux de France, Vaux le Vicomte est très connu avec son style baroque car il apporte une inspiration et un modèle aux autres châteaux d’Europe, en particulier à celui de Versailles de Louis XIV. En venant ici, le touriste verra l’harmonie entre l’architecture et le jardin long de 3 kilomètres devant le château, ce qui crée un espace artistique et monumental. Il faut reconnaître que grâce à sa passion pour les arts et à sa générosité Fouquet réussît à recruter à cette époque 3 artistes célèbres dans la réalisation de son château: l’architecte Louis Le Vau, le jardinier paysagiste André le Nôtre et le peintre décorateur Charles Le Brun.

C’est une belle réalisation de son temps. Ayant une confiance absolue au roi, il ne tenait pas compte des critiques de la part de Colbert son futur remplaçant plus tard et n’hésita pas à donner une réception grandiose en l’honneur du roi au château Vaux le Vicomte lors d’une fête. Jaloux, le roi ordonna trois semaines plus tard son arrestation supervisée par le sous lieutenant d’Artagnan. Il fut traduit devant un tribunal d’exception. Malgré cela, Fouquet obtint le bannissement définitif hors du royaume. Pour marquer son autorité, le roi cassa la sentence et commua sa peine en prison à vie.Il fut interné dans le château Pignerol jusqu’à sa mort en 1680. Vaux le Vicomte n’est pas seulement un chef d’œuvre de création du jardin à la française au 17ème siècle mais aussi un site touristique à ne pas manquer malgré les difficultés que le touriste peut avoir s’il n’a pas les moyens de déplacement en voiture. Il faut compter 3 heures (aller-retour) avec le train et le bus du château.

Malaisie (Malacca)


Version française

Ai có đến tham quan liên bang Mã Lai thì cũng không nên bỏ qua Malacca cả vì thành phố cổ nổi tiếng nầy nằm cách xa thủ đô Kuala Lumpur khoảng hai tiếng (150 cây số) nếu lấy xe buýt. Malacca có một thời là một thương cảng sầm uất tại khu vực Đông Nam Á nhất là nó có vị trí quan trọng nằm ở eo biển Malacca. Người Mã Lai gọi nó là Melaka. Vào thế kỷ 16, thành phố nầy  bị người Bồ Đào Nha xâm chiếm kế tiếp sang thế kỷ 17, người Hà Lan giành lại rồi nhường lại cho người Anh ở thế kỷ 18. Bởi thế ngoài sự đa dạng về dân tộc,  thành phố nầy còn  lưu giữ  hiện nay ở phiá tây  nhiều dấu tích  của các nước châu Âu ở thời kỳ thuộc địa  và ở phía đông  một khu phố tàu Jonker. Tuy diên tích khu phố đi bộ nầy nó có giới hạn nhưng lúc nào cũng đông người đi bộ nhất là thứ bảy chủ nhật. Lang thang ở con đường nầy để  lại cho tớ một ấn tượng khó quên nhất là nó có những nét đẹp độc đáo của phố cổ Hội An. Còn ở trung tâm thành phố thì có một biểu tượng  của người Hà Lan, đó là nhà thờ Christ  được sơn màu đỏ hiện nay cùng các công trình khác gần đó. Còn hai bên bờ  sông êm đềm hiền hoà  Malacca, thì có lô nhô các quán cà  phê trữ tình khiến tớ cảm thấy thích thú, không tiếc những khoãng khắc dừng chân nơi nầy để khám phá thành phố Malacca, một di sản văn hóa mà được UNESCO công nhận vào năm 2008.

malacca

Version française

Quiconque a l’occasion de visiter la Malaisie ne peut pas laisser tomber Malacca car cette vieille ville célèbre, localisée seulement à 150 km de la capitale Kuala Lumpur nécessite  à peu près deux heures de route avec le bus. À une certaine époque, elle était un port de commerce très animé dans l’Asie du Sud-Est. Elle était située stratégiquement dans le détroit de Malacca. Pour les Malais, cette ville s’appelait Melaka. Au 16ème siècle, elle fut occupée par les Portugais qui furent chassés à leur tour un siècle plus tard  par les Hollandais.  Ces derniers la cédèrent enfin au 18ème siècle aux Anglais.  C’est pourquoi,  à part la diversité de sa population, Malacca continue à garder encore en direction d’Ouest  les vestiges des pays européens durant la période coloniale et en direction d’Est un quartier chinois connu sous le nom de Jonker. Malgré la superficie de sa zone piétonne  très restreinte,  Malacca continue à être bondée de gens  le soir,  en particulier le week-end. « Se balader à pied » me laisse quand même une impression inoubliable lorsque cette ville charmante me rappelle quelques traits caractéristiques de Hội An (Faifo). Quant au centre de Malacca, il y a toujours un symbole visible venant de la Hollande. C’est l’église Christ peinte aujourd’hui  en rouge avec les autres bâtiments alentours. Beaucoup de kiosques à café longent les rives du fleuve paisible Malacca. Cela me donne  une ambiance pittoresque et  une  énorme satisfaction. Aucun regret ne vient non plus de ma part pour  consacrer un laps de temps dans la découverte de  cette ville que l’organisation internationale UNESCO a reconnue comme le patrimoine mondial culturel en 2008.

Tự Đức (Empereur Tự Đức)


tuduc

Hồng Nhậm

(1847-1883)

Tôn kính một hoàng đế thi sĩ qua 4 câu thơ lục bát:

Ngậm ngùi thương xót phận mình
Làm vua chẳng có quang vinh chút gì
Thực dân chiếm đất ở lì
Trẩm đây buồn tủi, sử thì kết oan

Version française

Là ông vua thứ tư  của triều Nguyễn, ông có tên là Hồng Nhậm khi ông còn là một hoàng tử. Ông là con thứ hai của vua Thiệu Trị và được vua Thiệu Trị đổi ý chọn làm người nối ngôi vua trong di chúc thay vì thái tử Hồng Bảo bị vua xem như người chỉ biết ham vui chơi bời. Hồng Bảo phẫn uất thổ huyết nằm giữa cung điện khi lúc làm lễ  đăng quang cho Hồng Nhậm (Tự Đức). Sau đó Hồng Bảo bị mang tội thông đồng với các cha cố đạo Tây Phương âm mưu đảo chánh Tự Đức và bị giết trong tù khiến vua Tự Đức cũng bị chỉ trích ít nhiều về sau qua các bài thơ của các quan triều đình. Vua thiếu lòng cao thượng mà Tào Phi con trưởng của Tào Tháo dành cho em Tào Thực, một nhà thi sĩ lỗi lạc ở thời Tam Quốc trong lúc tranh giành quyền lực. Đây là trường hợp của danh sĩ Nguyễn Hàm Ninh. Một ngày, khi  lúc dùng cơm vua bi lưỡi cọ với  răng nên đau,  liền có ý tưởng chọn cho chủ đề thơ là «chấn thương bởi răng » và ra lệnh cho quân thần làm thơ với chủ đề tài nầy.   Lợi dụng thời cơ nầy, Nguyễn Hàm Ninh mới ngỏ lời cùng vua qua bốn câu thơ như sau:

Ta ra đời trước chú chưa sinh
Chú phận làm em, ta phận anh
Ngọt bùi sao chẳng cùng san sẽ
Mà nỡ đau thương cốt nhục tình?

Nguyễn Hàm Ninh  được vua khen thưởng nhờ có tài năng phi thường với một số lượng vàng không ít  nhưng đồng thời ông cũng nhận được cho mỗi câu thơ sáng tác của ông một roi vì mỗi câu đều có ý nghĩa và sâu sắc. Tự Đức là một đai thi sĩ của thời ông. Đó là lý do tại sao ông có một sỡ thích không thể chối cải được là ông rất trọng các nhà thơ vĩ đại trong thời đại của ông. Họ được đánh giá rất cao với giá trị thực sự của họ ngay cả quyền lực luôn cả lòng tự trọng của Tự Đức đôi khi có thể bị coi thường bởi những lời chỉ trích mạnh mẽ và gay gắt từ những người có tính cách độc lập như Cao Bá Quát. Ông nầy không ngừng chế nhạo vua  nhiều lần trước mặt bá quan nhưng vua không ngần ngại khen ngơi khi Cao Bá Quát đã thành công trong việc thể hiện lại được cách nói đối ngẫu của vua bằng cách dựa trên lời nói đưa ra của vua qua  một trò chơi chữ khéo léo. Lợi dụng sự hiện diện của Cao Bá Quát, vua Tự Đức mới ra câu đối như sau: 

Nhất bào song sinh, nan vi huynh, nan vi đệ
Một bọc sinh đôi, khó làm anh, khó làm em.

Vì vua muốn nhắc lại là Cao Bá Quát có một người anh sinh đôi là Cao Bá Đạt, hai anh em giống nhau, khó mà phân biệt được ai là anh ai là em. Cao Bá Quát trả lại ngay câu đối như sau:

Thiên tài thất ngộ, hữu thi quân, hữu thi thần
Nghìn năm gặp một, có vua ấy có tôi ấy

để nhắc lại với Tự Đức  có một vua đa tài thì cũng có một tôi tớ rất giỏi giang. Tự Đức không vui chi cho mấy vì ông biết Cao Bá Quát muốn trêu ông qua câu ca dao ‘Vỏ quýt dày, móng tay nhọn’ đấy. Một lần khi đi qua cửa của điện Cần Chánh, Cao Bá Quát không  hài lòng khi thấy treo hai câu đối ngẫu của vua Tự Đức:

Tử năng thừa phụ nghiệp
Thần khả báo quân ân.

Vua Tự Đức thấy vậy mới hỏi vì lý do gì mà Cao Bá Quát không vui. Chữ ‘Tử’ không thể đứng trước chữ ‘phụ’.  Luôn cả chữ ‘Thần’ không thể đứng trước được chữ ‘quân’ vì thể thức viết nó không phù hợp với tôn ti thứ tự. Tự Đức bảo Cao Bá Quát sửa lại sự sai lầm nầy. Cao Bá Quát mới đáp lại với hai câu đối như sau:

Quân Ân, thần khả báo
Phu nghiệp, tử năng thừa.

Dù có một tâm hồn lãng mạn và có khí chất ốm yếu, Tự Đức là một hoàng đế ít biết đến sự thư thản và bình tâm suốt thời kỳ ông ngự trị. Ông không những phải đối đầu với sự bành trướng của   chủ nghĩa tư bản của phương tây mà còn dẹp các cuộc biến loạn trong nước như việc loại trừ Hồng Bảo và vây cánh, giặc Châu Chấu do Cao Bá Quát cầm đầu vân vân….Chuyện mất 6 tỉnh ở Nam Bộ lúc nào cũng ám ảnh ông và làm ông buồn rầu triền miên vì ông là vị hoàng đế đầu tiên của triều đại Nguyễn có phần trọng trách để mất đi một phần đất của Vietnam cho ngoại bang nhất là mãnh đất  của quê mẹ của ông. Chuyện ông không có con vì ông bị bệnh đầu mùa  từ thưở nhỏ và nhất là sự tự sát của sĩ phu Phan Thanh Giản, tổng trấn của các tỉnh miền tây Nam Bộ khiến làm ông lúc nào cũng có  tâm tư buồn bã và khiến ông thường tìm nơi ẩn dật qua các nhà thủy tạ màu đỏ Du Khiêm và xung Khiêm mà nay trở thành những nơi du khách ngoại quốc và Việtnam rất thích khi có dịp đến tham quan các lăng mộ ở Huế. Chính ở nơi nầy vua Tự Đức có làm ra rất nhiều bài thơ nhưng nổi tiếng vẫn là bài thơ “Khóc Bằng Phi” với hai câu thơ để đời khi nhắc đến:

Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi

Ông là một đứa con hiếu thảo thường có mẹ bao bọc đó là bà thái hậu Từ Dũ. Ông thường xem xét và chú ý đến những gì mẹ của ông đề nghị. Một hôm, qua vở kich Trung Hoa “Đường Chinh Tây”, bà Từ Dũ bị sốc khi thấy nữ anh hung Phàn Lê Huê giết cha. Để làm vui lòng mẹ, ông buộc lòng truyền lệnh cho quan trọng trách lo các trò giải trí sửa đổi trọn vẹn nội dung lại để tránh màn thảm kịch nầy đi ngược lại với tinh thần Khổng giáo. Chuyện khai phục chức Hàn Lâm Viện điển tịch cho sĩ phu Phạm Phú Thứ cũng có liên quan đến sự qưở trách mà Từ Đức nhận được từ bà thái hậu Từ Dũ. Chính Phạm Phú Thứ dân sớ lên cho Tự Đức chỉ trích và hặc cái tính lười biếng của vua Tự Đức  nhất là vua thường bãi bỏ các buổi thiết triều quan trọng và không  giải quyết các đơn thỉnh cầu từ khi ông lên làm vua. Mặc dầu bị mang tội phạm thượng khi quân, Phạm Phú Thứ không bị sa thải mà trở thành một đại thần nổi tiếng dưới thời Tự Đức. Vì bị ảnh hưởng quá lớn của  nhóm quan lại nho giáo, Tự Đức không thể cải cách kịp thời và bất chấp những lời cảnh báo và ghi nhớ thảm hại của học giả yêu nước Nguyễn Trường Tộ. Ông không tận dụng những cơ hội thuận lợi để đưa Viêtnam trên con đường hiện đại mà còn chìm lún sâu hơn một chút trong sự cô lập, buồn bã và cô đơn từ khi chính quyền thực dân Pháp thôn tính 6 tỉnh  Nam Bộ. Để giải khuây nổi buồn triền miên của Tự Đức, bà Từ Dũ hứa thưởng ai có công làm vua Tự Đức cười.  Ông thường có thói quen đi xem kịch.  Một hôm, lợi dụng sự hiện diện của Tự Đức, một kép hát tên Vung sấn đến trước mặt vua Tự Đức lúc ông đang hút thuốc lá và nói rằng:

Ông có thể cho tớ mồi một hơi không?

Cử chỉ của Vung làm kinh ngạc mọi người vì ai cũng biết đây là một việc phạm thượng nhưng lúc đó vua Tự Đức phì cười và nói rằng: Mi quá gan thế.  Nhờ thế Vung khỏi bị tội khi quân và được bà Từ Dũ trọng thưởng. Thật đáng   tiếc khi gán cho  vua Tự Đức  một ông vua chuyên chế có trách nhiệm để chính quyền thực dân cướp đất. Số phận của đất nước cũng như của dân tộc Vietnam đã  bị quyết định từ lâu từ khi ông nội của ông, hoàng đế Minh Mạng và cha ông hoàng đế Thiệu Trị đã chọn lựa chính sách đàn áp người công giáo và người truyền giáo nước ngoài. Nhờ vậy chính quyền Pháp mới biện minh được sự can thiệp và thôn tính của họ. Chính sách thực dân Pháp đã tiến hành từ lâu.

Qua những giai thoại nầy, chúng ta biết rằng Tự Đức là một hoàng đế khoan dung và hiếu nghĩa, một người có trái tim và một nhà thơ vĩ đại của thời ông. Số phận của đất nước buộc Tự Đức,  bất chấp chính mình, trở  thành một hoàng đế và giết chết anh trai của mình vì cộng tác với ngọai bang. Chúng ta có thể làm tốt hơn Tự Đức không? Đây là câu hỏi mà  chúng ta  tự nêu ra nếu chúng ta đặt mình vào vị trí của vua Tự Đức.  Qua bao nhiêu năm chúng ta  cũng không tìm thấy được  câu trả lời nhưng chúng ta biết có một điều là vua Tự Đức không thể  thờ ơ với những biến cố đang ập lên một cách tàn nhẫn trên đầu ông và dân tộc của ông. Ông cũng không đứng dậy nổi được trước nỗi đau buồn thống khổ nầy  khi nhìn thấy  sự sụp đổ của đất nước mà ông  là người bị buộc tội vì có nhiều trọng trách trong lịch sử Vietnam.

Pictures gallery

 

 

Galerie Vivienne (Hành lang Vivienne)

Passage de Vivienne

Passage Vivienne à la fin de l’année 2018

Passage Vivienne

Paris je t’aime

 

Paris est l’une des plus belles villes du monde, en particulier la nuit. Comme l’écrivain américain Ernest Hemingway disait qu’il n’y a que Paris pouvant lui apporter  à tout instant,  l’inspiration dans la création de ses œuvres littéraires. Pour lui, Paris était considéré  toujours comme  une fête (The Moveable feast) lors de son séjour à la fin des années 1950. Il y a non seulement la Seine coulant paisiblement  sous les ponts  ayant chacun une architecture particulière mais aussi des lieux très célèbres comme le jardin de Luxembourg, la cathédrale Notre Dame, la tour Eiffel, le musée du Louvre etc…C’est pour cela que Paris lui a exercé un attrait irrésistible même il était de passage à Paris pour une fois. C’est aussi Paris  qui a fait de lui un écrivain célèbre.

Version vietnamienne

Paris là một trong những thành phố đẹp nhất thế giới nhất là về đêm. Cũng như nhà văn hào Mỹ Ernest Hemingway nói   chỉ có Paris có thể đem lại cảm hứng sáng tác cho ông bất kỳ lúc nào. Chính vì thế ông xem Paris lúc nào cũng như ngày lễ hội.  Không những  có  sông Seine trôi lặng lẽ dưới các cây cầu có một  kiến trúc độc đáo  mà còn các nơi nổi tiếng  như vườn hoa Luxembourg,  nhà thờ Notre Dame,  tháp Eiffel, bảo tàng viện Louvre vân vân khiến   Paris trở thành nơi có sức lôi cuốn mãnh liệt đối với ông dù ông chỉ có một lần đến Paris.  Chính Paris làm ông trở thành một nhà văn hào nổi tiếng.

Espèces en voie d’illumination au jardin des plantes (2ème partie)

Une expérience unique et féerique au jardin des plantes


Pour la première fois, le jardin des plantes propose une promenade nocturne à la lueur des structures lumineuses symbolisant le monde des animaux disparus et  en voie de disparition  dont l’homme est responsable. C’est aussi une occasion pour sensibiliser les gens (les grands comme les petits) dans la préservation de la biodiversité de la nature.

animaux_actuels

Espèces en voie d’illumination au jardin des plantes (1ère partie)

Une expérience unique et féerique au jardin des plantes


Pour la première fois, le jardin des plantes propose une promenade nocturne à la lueur des structures lumineuses symbolisant le monde des animaux disparus et  en voie de disparition  dont l’homme est responsable. C’est aussi une occasion pour sensibiliser les gens (les grands comme les petits) dans la préservation de la biodiversité de la nature.

Animaux éteints  

animaux_eteints

Animaux dont l’homme est responsable de la disparition

animaux_disparus-2

Animaux menacés d’extinction

animaux_menacés