Ai có đến tham quan liên bang Mã Lai thì cũng không nên bỏ qua Malacca cả vì thành phố cổ nổi tiếng nầy nằm cách xa thủ đô Kuala Lumpur khoảng hai tiếng (150 cây số) nếu lấy xe buýt. Malacca có một thời là một thương cảng sầm uất tại khu vực Đông Nam Á nhất là nó có vị trí quan trọng nằm ở eo biển Malacca. Người Mã Lai gọi nó là Melaka. Vào thế kỷ 16, thành phố nầy bị người Bồ Đào Nha xâm chiếm kế tiếp sang thế kỷ 17, người Hà Lan giành lại rồi nhường lại cho người Anh ở thế kỷ 18. Bởi thế ngoài sự đa dạng về dân tộc, thành phố nầy còn lưu giữ hiện nay ở phiá tây nhiều dấu tích của các nước châu Âu ở thời kỳ thuộc địa và ở phía đông một khu phố tàu Jonker. Tuy diên tích khu phố đi bộ nầy nó có giới hạn nhưng lúc nào cũng đông người đi bộ nhất là thứ bảy chủ nhật. Lang thang ở con đường nầy để lại cho tớ một ấn tượng khó quên nhất là nó có những nét đẹp độc đáo của phố cổ Hội An. Còn ở trung tâm thành phố thì có một biểu tượng của người Hà Lan, đó là nhà thờ Christ được sơn màu đỏ hiện nay cùng các công trình khác gần đó. Còn hai bên bờ sông êm đềm hiền hoà Malacca, thì có lô nhô các quán cà phê trữ tình khiến tớ cảm thấy thích thú, không tiếc những khoãng khắc dừng chân nơi nầy để khám phá thành phố Malacca, một di sản văn hóa mà được UNESCO công nhận vào năm 2008.
Quiconque a l’occasion de visiter la Malaisie ne peut pas laisser tomber Malacca car cette vieille ville célèbre, localisée seulement à 150 km de la capitale Kuala Lumpur nécessite à peu près deux heures de route avec le bus. À une certaine époque, elle était un port de commerce très animé dans l’Asie du Sud-Est. Elle était située stratégiquement dans le détroit de Malacca. Pour les Malais, cette ville s’appelait Melaka. Au 16ème siècle, elle fut occupée par les Portugais qui furent chassés à leur tour un siècle plus tard par les Hollandais. Ces derniers la cédèrent enfin au 18ème siècle aux Anglais. C’est pourquoi, à part la diversité de sa population, Malacca continue à garder encore en direction d’Ouest les vestiges des pays européens durant la période coloniale et en direction d’Est un quartier chinois connu sous le nom de Jonker. Malgré la superficie de sa zone piétonne très restreinte, Malacca continue à être bondée de gens le soir, en particulier le week-end. « Se balader à pied » me laisse quand même une impression inoubliable lorsque cette ville charmante me rappelle quelques traits caractéristiques de Hội An (Faifo). Quant au centre de Malacca, il y a toujours un symbole visible venant de la Hollande. C’est l’église Christ peinte aujourd’hui en rouge avec les autres bâtiments alentours. Beaucoup de kiosques à café longent les rives du fleuve paisible Malacca. Cela me donne une ambiance pittoresque et une énorme satisfaction. Aucun regret ne vient non plus de ma part pour consacrer un laps de temps dans la découverte de cette ville que l’organisation internationale UNESCO a reconnue comme le patrimoine mondial culturel en 2008.