L’archipel de Santorin (Grèce)

Version française

Nằm  ở biển Égée, thuộc về quần đảo Cyclades cách xa lục địa Hy Lạp 186 cây số  về phía đông nam, quần đảo Santorini thực sự được tạo thành từ năm hòn đảo núi lửa, trong đó lớn nhất là đảo Santorini. Vào thế kỷ 13, người dân của thành quốc Venise  đặt cho hòn đảo này cái tên Santorini liên quan đến Thánh nữ Irene, tu nữ Irini đã tử vì đạo ở phương Đông dưới triều đại của Hoàng đế Diocletian vào đầu thế kỷ thứ 4, người mà các thủy thủ nước ngoài gọi là Santa Irini. Cái tên này đã  biến chuyển qua nhiều năm thành Santo Rini để trở thành ngày nay là Santorini. Sau khi quần đảo nầy được sáp nhập vào Hy Lạp vào năm 1840, nó mang tên cổ là Thera nhưng cái tên Santorini vẫn được nhiều người ưa thích. Sự ra đời của Santorini còn có nhiều bí ẩn về nó. Santorini có thể là vị trí được kể lại trong huyền  thoại về Atlantis, thành phố Hy Lạp đã biến mất dưới nước và lấy tên nó cho Đại Tây Dương. Do đó, viên ngọc  của quần đảo Cyclades có thể là Pompéi của biển Égée được kể lại trong các tác phẩm của nhà triết học Plato của Hy Lạp cổ đại.

Thành phố chính của đảo Santorini tên là Théra cao 300m so với mực nước biển, đảo nầy thực chất là một ngọn núi lửa cổ đại. Điều gây ấn tượng cho du khách đến Santorini là phong cách kiến ​​trúc của nó được nổi bật bởi tất cả những ngôi nhà màu trắng và xanh trên vách đá. Nhiều quán cà phê nằm trước biển.  Du khách có thể vừa nhâm nhi ly cốc-tay vừa ngắm hoàng hôn từ  thành phố  Théra hay tuyệt vời  hơn nữa là ở ngôi làng Oia duyên dáng.

Version française

Situé en mer Egée dans les Cyclades à 186 kilomètres au sud-est de la Grèce continentale, l’archipel de Santorin est constitué en fait de cinq îles volcaniques dont la plus grande est l’île Santorin. Au XIIIème siècle, les Vénitiens donnèrent à cette île le nom de Santorin en référence à Sainte Irène, la sœur  Irini martyrisée en Orient  sous le règne de l’empereur Dioclétien au début du  IVème siècle,  que les marins étrangers ont appelée Santa Irini. Ce nom a évolué au fil des années en  Santo Rini pour devenir  aujourd’hui Santorin. Après le rattachement de l’archipel à la Grèce en 1840, celui-ci reprend officiellement le nom antique de Théra mais le nom de Santorin est toujours largement  employé. La naissance de Santorin est entourée  encore d’un grand mystère. Santorin pourrait être l’endroit raconté dans le mythe de l’Atlantide, la ville grecque ayant eu disparu sous les eaux et donné son nom à l’océan Atlantique. La perle des Cyclades pourrait être  ainsi la  Pompéi de la mer Égée raconté dans les œuvres de Platon de la Grèce antique.

La principale ville Théra de l’île Santorin se trouve à 300m d’altitude. Cette île est en fait un ancien volcan. Ce qui frappe à Santorin c’est son style architectural qui se distingue  par toutes  ses maisons  blanches et bleues sur les falaises. De nombreux cafés se trouvent en face de  la mer. Le touriste peut  siroter un cocktail en regardant le coucher de soleil depuis la ville principale  Théra ou mieux encore au charmant village Oia.

Le complexe monumental d’Acropole d’Athènes

Version française

QUẦN THỂ ACROPOLE-PARTHÉNON

DEUXIÈME JOUR À ATHÈNES

Đến Hy Lạp mà không có đi tham quan quần thể Acropole và Parthénon ở  thủ đô Athènes  thì có thể xem như  là không biết lịch sử xứ nầy. Nơi nầy được  tọa lạc ở trên một cái đồi cao chừng một trăm thước và được bao xung quanh bởi một bức tường. Thưở ban ban đầu nguời Hy Lạp cổ dùng làm nơi ẩn náo khi có các cuộc tấn công của kẻ thù.  Sau đó nơi nầy trở thành nơi thờ phượng nhất là có một toà nhà dành riêng cho nữ thần Athéna, con gái của thần Zeus và nữ thần Métis. Đây là nữ thần bảo vệ thành Athènes. Chinh ở nơi nầy sau khi  đánh bại người Ba Tư cổ qua trận chiến hiển hách Salamine vào năm 480 trước Công nguyên, nhà chính trị gia đa tài Périclès mới nhờ kiến trúc sư Phidias xây dựng ở nơi nầy vào nửa sau của thế kỷ thứ 5, đền Parthénon. Cũng chính ở nầy Périclès thiết lập nền dân chủ dựa trên nguyên tắc bình đẳng chính tri giữa các công dân  loại trừ các thành phần trong xã hội  như  phụ nữ,  nô lệ và người ngoại quốc và  củng cố quyền lực bá chủ cuả  Athènes trên các thành quốc (cités-états) và các đảo khác của Hy Lạp  trong liên minh quân sự Devos từ 478 trước Công Nguyên. (ligue de Devos).

Muốn tham quan nơi nầy, du khách phải chịu nhiều thử thách. Phải gian nan đi bộ, phải trèo leo các dốc khá vất vả, phải nối đuôi xếp hàng mua vé ít nhất là một tiếng rưởi nếu không mua ở trên mạng dưới cái nóng ngột ngạt của mùa hè. Để tránh cái nắng hừng hực nầy tụi nầy phải mua vé ở trên mạng nhưng cũng phải biết mua ở trang nhà của cơ quan chính phủ Hy Lạp còn không sẽ  mua với giá cả rất cao và không có bớt  cho các thành phần như người cao tuổi và  trẻ em. Ở trang nhà của chính phủ thì trẻ em như cháu của mình dân  Pháp thuộc cộng đồng Âu Châu thì được xem miễn phí đến 26 tuổi.  Còn người cao tuổi như mình thì trả tiền nửa vé. Nói tóm lại vẫn rẻ hơn mua các trang nhà cũa các cơ quan tư nhân khác. Tụi nầy biết được điều nầy nhờ có sự chỉ dẫn của một anh tiếp tân  ở khách sạn mình cư trú. Đây là giai đọan đầu của cuộc tham quan quần thể Acropolis. Tụi nầy chọn đi sáng sớm vì thời tiết  còn mát mẻ nhất là quần thể nầy mở cửa lúc 8 giờ sáng. Có vé ở trên mạng, đến nơi cũng phải nối đuôi để được đi vào quần thể. Tụi nầy đi lúc 7 giờ sáng được vào tham quan lúc 8 giờ rưởi cũng mất một tiếng rưởi đấy. Tóm lại mua tại chổ, nối đuôi mua vé rồi nối đuôi để đi vào quần thể, phải mất ít nhất 3 tiếng. Đây là một thử thách mà mọi du khách đến đây phải chấp nhận mà cũng xứng đáng để tham quan được một lần trong đời người.

Version française

Sans visiter le complexe monumental de l’Acropole et du Parthénon dans la capitale Athènes,  la venue en Grèce peut être considérée  comme la méconnaissance  de l’histoire de ce pays. Ce lieu est situé sur une colline d’une centaine de mètres de haut et entouré d’un mur. Autrefois,  les anciens Grecs l’utilisaient  pour servir de refuge en  cas d’attaque des ennemis. Il devint plus tard un lieu de culte notamment avec un édifice dédié à la déesse Athéna, fille de Zeus et de la déesse Métis. C’était  la  protectrice de la ville d’Athènes. Après avoir vaincu les Perses lors de la glorieuse bataille de Salamine en 480 av. J.-C.,   l’homme politique talentueux Périclès demanda à l’architecte Phidias d’édifier à cet emplacement dans la seconde moitié du Vème  siècle, le Parthénon. Mais c’était également ici que Périclès établit une démocratie fondée sur le principe de l’égalité politique entre les citoyens, excluant certaines catégories de la classe sociale: les femmes, les esclaves et les étrangers et consolida ainsi  l’hégémonie d’Athènes sur  les autres cités-états et les îles grecques dans la ligue de Devos (une sorte d’alliance militaire) depuis 478 av. J.-C..

Pour visiter cet endroit, les touristes étrangers doivent faire face à de nombreux défis. Il faut marcher à pied, monter péniblement les pentes assez ardues, faire la queue durant une heure et demi au moins  pour l’achat des tickets sur place  dans la chaleur suffocante de l’été. Pour éviter ce soleil accablant, il vaut mieux acheter les billets en ligne mais il faut connaître  le site de l’agence gouvernementale grecque sinon on se retrouve avec des sites privés proposant le prix assez élevé et il n’y a aucune réduction. Sur le site du gouvernement grec, les enfants comme mon petit enfant  français appartenant à  la Communauté européenne peuvent visiter gratuitement tous les sites grecs jusqu’à 26 ans. Quant aux gens âgés, le billet est à moitié prix. Bref c’est plus intéressant pour l’achat des billets sur le site gouvernemental.  Nous connaissons cette information  grâce à l’indication d’un réceptionniste de l’hôtel. C’est la première étape pour  la visite de ce complexe monumental Acropolis. Nous préférons de le visiter le matin de bonne heure car il fait frais et ce lieu est ouvert à 8 heures. En achetant le billet sur Internet, il faut faire la queue quand même pour l’accès à Acropolis. Nous nous pointions  à 7 heures du matin devant l’entrée et nous pouvions y accéder seulement à 8h et demi. En résumé, en achetant les billets sur place, il faut compter 3 heures d’attente. C’est un défi que tout le monde doit accepter mais cela vaut le coup de visiter ce lieu une fois dans la vie.


 

 


Quelques informations utiles:

Site officiel du gouvernement grec
pour l’achat des tickets d’entrée pour les musées.
https://www.tap.gr/
Hôtel recommandé:  Athens Psiri Hotel
32 Sofokleous str., Athens, Greece
+30 210 52 34 329
info@athenspsirihotel.com
www. athenspsirihotel.com

 

Chuyến đi thú vị ở Hy Lạp (Voyage mémorable en Grèce)

 

Cuộc hành trình ở Hy Lạp.

Qua cuộc hành trình nầy mình mới nhận thấy cách phục vụ của người Hy Lạp ở khách sạn mình trú  cần nên nói đến, cần nên kể lại cho các bạn biết câu chuyện iphone của cháu Mi (hay Jérémy) , có thể đây  cũng gíúp mình có cái nhìn rõ về con người Hy Lạp, cũng đáng khen họ tự hào đất nước họ là cái nôi của văn hoá phương tây. Ở Paris cũng như ở Việt Nam chắc chắn là không được vậy dù ai cũng biết mình rất yêu thích Paris và Việt Nam.  Thứ hai vừa qua, tụi nầy trở về Paris sau một tuần viếng thăm xứ Hy Lạp. Nhờ khách sạn tụi nầy cư ngụ gọi giùm một taxi để đưa tụi nầy ra phi trường. Giá  taxi từ thành phố Athènes đến phi trường là 45 euros, đi một mình hay ba bốn người cũng cùng giá. Taxi đến đúng giờ phải có mặt ở phi trường 3 tiếng truớc để kiểm tra hành lý giấy tờ nên tụi nầy lấy taxi lúc 8 giờ sáng. Chưa đi  được 5 phút tài xế nói xe có vấn đề vì xe bị vỡ bánh. Anh tài xế mới hỏi tụi nầy có nên đợi hay lấy xe taxi khác mình nói nên kêu giùm một taxi khác. Anh taxi nói ok kêu cho tụi nầy một taxi khác. Bên nầy xe taxi dễ nhận ra vì xe được sơn màu vàng. Xe taxi ít lấy khách ở giữa  đường thành phố lắm. 10 phút sau có một taxi khác đến đưa tụi nầy ra phi trường, chú tài xế nầy cở  55 tuổi còn chú tài xế bị xe vỡ bánh cở chừng 35, 40  tuổi. Mình vừa cảm ơn em tài xế nầy và gữi lại cho em nầy 3 euros để uống café. Ra đến phi trường sau khi bước vào cổng phi trường cháu của mình Jérémy mà mình cứ gọi la Mi thốt lên là bõ quên trên taxi cái iphone pro max 13 của cháu thì mình ra cổng taxi đã đi rồi.  Cháu vì thức sớm quá nên lúc xem coi phim  ở trên xe taxi cháu ngủ gục khiến cái iphone nó rớt xuống  chổ để chân. Mặt cháu buồn so biết mất rồi. Mình mới bảo thôi về Paris ráng học thi cử đậu cao đi mình mua cái iphone tặng cho nó. Bao nhiêu hình ảnh manga tích trử trên icloud đều mất cả. Thấy vậy ba má của nó mới nói để tụi con phone cho khách sạnh mình ở báo mất iphone trên taxi nhưng không biết taxi nào đấy.  Lúc đó, mình cũng nghĩ đây là cách tìm kiếm cây kim trong bãi biển. Cũng hên ở phi trường có wifi nên mới liên lạc được với khách sạn. 10 phút sau thì được tin nhắn của khách sạn báo tin là họ sẽ lo chuyện và sẽ báo sau. Lúc gần lên máy bay thì họ cho hay là có tìm một iphone rớt trên taxi.  Khi về tới Orly Paris vào  lúc 15 giờ ngày thứ hai (24/7) thì có tin nhắn là iphone của Jérémy được giữ ở khách sạn. Chính mình cũng không ngờ là có thể như vậy chớ theo mình ở Paris hay ở VN thì sẽ mất rồi. Thầt là hi hữu nhất là ở khách sạn họ rất chu đáo liên lạc với DHL rồi gói lại iphone đàng hoàng để vào một hộp giày gởi về địa chỉ của nhà tụi nầy. Cuớc phí là (87 euros) nếu muốn giao tận tay và ký tên khi nhận (5 euros thêm)  nhưng rất nhanh lẹ. Tụi nầy nhận được iphone hôm qua thứ tư (26/7) lúc 3 giờ trưa. Mình muốn nói đây là cách phục vụ khách hàng, niềm tự hào của một dân tộc làm mình phải bái phục. Lúc nào rảnh mình sẽ kể lại chuyến tham quan của mình ở Lan Hạ (Vịnh Hạ Long) năm ngoái. Ngẫm nghĩ lại cách phục vụ ở VN còn kém lắm, chặt chém lắm rất tiếc họ không biết chỉ được một lần thôi khách du lịch đến nước mình chớ họ đâu biết đây là niềm tự hào của cả một dân tộc và người du khách không quay đầu trở lại nửa đấy.  

Mon voyage mémorable en Grèce.

A travers ce voyage, je me suis rendu compte qu’il faut parler du service de mon hôtel, raconter l’histoire du portable « iphone » de Mi (ou Jérémy).  Cela m’aide d’avoir une vision claire sur le  peuple grec. C’est également louable qu’ils soient fiers de leur pays en tant que berceau de la culture occidentale. A Paris comme au Vietnam, ce n’est certainement pas possible, même si tout le monde sait que j’ai un attachement profond envers le  Vietnam et la France. Lundi dernier, nous  étions rentrés à Paris après une semaine de visite en Grèce. Nous demandions  à l’hôtel où nous étions logés d’appeler un taxi pour nous emmener à l’aéroport. Le prix d’un taxi d’Athènes à l’aéroport était de 45 euros. Pour un  voyageur  tout  seul ou pour trois ou quatre personnes, le prix à payer  était le même. Le taxi devant être à l’heure, nous étions obligés  d’être à l’aéroport 3 heures à l’avance  pour enregistrer les bagages. C’était pour cela que nous avons donc pris un taxi à 8h du matin.

Après nous avoir emmenés moins de 5 minutes, le chauffeur de taxi nous signalait  que la voiture avait un problème   avec un pneu dégonflé. Le chauffeur nous a demandé si nous voulions  prendre un autre taxi.  Nous préférions prendre  un autre taxi  après son appel de contact avec un autre taxi. Le taxi était  facile à reconnaître car la voiture était toujours  peinte en jaune. Le taxi prend rarement les clients dans les rues de la ville. 10 minutes plus tard un autre taxi était venu pour nous emmener à l’aéroport.  Le  nouveau chauffeur a environ 55 ans tandis que celui dont la voiture a un  pneu dégonflé, a à peu près  35 ou 40 ans. J’ai remercié ce dernier en lui donnant 3 euros pour un café. Une fois arrivé à l’aéroport, après avoir franchi la porte de l’aéroport, mon neveu Jérémy s’aperçut qu’il avait oublié dans le taxi son iphone pro max 13 mais le taxi était déjà parti.  A cause du réveil matinal, Jérémy s’était endormi en  regardant un film  et en faisant tomber mon iphone sur l’emplacement  inférieur de la voiture. Son visage est tellement triste car il savait que c’était parti son téléphone. Pour le soulager, je lui disais qu’il devait réussir cette année le baccalauréat avec mention pour pouvoir avoir un autre iphone.  Toutes les images de manga stockées sur icloud sont perdues.  Ses parents tentaient  d’appeler l’hôtel où nous étions et lui signalaient que le portable  iPhone s’était égaré dans l’un de ces deux taxis, mais nous ne savions pas de quel taxi il s’agit.  Pour moi, je trouve qu’on  est en train chercher une aiguille au fond de la mer. Heureusement, comme il y avait  le wifi à l’aéroport, ils pouvaient contacter l’hôtel. 10 minutes plus tard, ils recevaient un SMS de l’hôtel indiquant qu’ils s’en occuperaient et le leur signaleraient plus tard. Juste au moment nous étions sur le point d’être embarqués dans l’avion, nous recevions le SMS de l’hôtel signalant la présence de cet iphone dans le dernier taxi.

Une fois arrivés à Paris-Orly  à 15h00 le lundi (24 juillet), nous avions un message disant que le portable  de Jérémy était remis et gardé  à l’hôtel. Moi-même, je ne m’attends pas à cela car au Vietnam ou à Paris, ce sera perdu. C’est rare de  trouver le gars de l’hôtel tellement serviable en faisant le nécessaire pour l’envoi et en contactant le DHL. Le coût d’envoi  est de (87 euros) si on souhaite  une remise en main propre et une  signature à la réception (5 euros en plus) mais il faut reconnaître que le service DHL est très rapide. Le 26 Juillet à trois heures de l’après-midi (hier), Jérémy retrouve son téléphone. Je suis impressionné par la gentillesse et le service que l’hôtel grec nous a donnés. Cela me donne non seulement la satisfaction mais aussi l’accueil mémorable des Grecs. Quand j’ai du temps libre, je vais vous raconter notre voyage à Lan Hạ (Baie d’Along).  En replongeant dans ce voyage de l’année dernière, le service nous est fourni  par un opérateur et une agence vietnamienne  n’est pas à la hauteur de  notre attente. Ces derniers peuvent abuser de la publicité mensongère en  une seule fois mais ils ne savent pas qu’ils représentent la fierté d’un peuple et la manière de servir les touristes étrangers qui ne sont plus de retour au Vietnam. C’est dommage pour mon pays natal.

Premier jour d’Athènes , vieux quartier Plaka (Ngày đầu ở thủ đô Athènes, phố cổ Plaka)

Version française

Đến Athènes vào buổi trưa, sau khi ăn cơm, tụi nầy có dịp tham quan khu phố cổ Plaka nằm dưới ngòn đồi Acropolis. Nơi nầy  rất nhộn nhip và có rất nhiều đường phố đi bộ mua sắm và ăn uống. Khu Plaka được giới hạn một cách đại khái với khu vực Makrigianni ở phía nam, đền thờ thần Zeus Olympic (đang sùng tu lại) và vòng cung Hadrian ở phía đông, khu vực Syntagma và Ermou ở phía bắc và Monastiraki ở phía tây. Nơi nầy có nhà  thờ chính thống công giáo của Athènes rất trang nghiêm và xinh đẹp.

Công trình xây dựng nhà thờ được  bắt đầu vào ngày 25 tháng 12 năm 1842 và chính Vua Otho I và Nữ hoàng Amélie của nước Hy Lạp đã đặt viên đá đầu tiên. Trong quá trình xây dựng, đá cẩm thạch của bảy mươi hai nhà thờ bị phá hủy đã được sử dụng để xây dựng những bức tường hoành tráng của nhà thờ. Cần đến ba kiến ​​trúc sư và hai mươi năm để hoàn thành nó. Cuối cùng, vào ngày 21 tháng 5 năm 1862, nhà thờ được Vua Othon và hoàng hậu cung hiến cho Lễ Truyền tin.

Version française

PREMIER  JOUR D’ATHÈNES.

En arrivant à la capitale Athènes dans l’après-midi, nous avons l’occasion de visiter l’ancien quartier Plaka situé au pied de la colline d’Acropolis.  Ce lieu est très animé et a beaucoup de rues piétonnes remplies de boutiques et de restaurants. Le quartier Plaka est délimité d’une manière générale par la zone  Makrigianni au sud, le temple Zeus  (en cours de rénovation)  et l’arc d’Hadrien à l’est, la zone Syntagma et  Ermou au nord et Monastiraki à l’ouest . C’est ici qu’on trouve  l’église orthodoxe cathédrale d’Athènes

La construction de la cathédrale commence le 25 décembre 1842 et ce sont le roi Othon Ier et la reine Amélie de Grèce qui en posent la première pierre. Lors des travaux, on utilise le marbre de soixante-douze églises démolies pour édifier les murs immenses du bâtiment. Trois architectes et vingt années sont nécessaires pour l’achever. Enfin, le 21 mai 1862, la cathédrale est dédiée à l’Annonciation par le roi Othon et son épouse.

Grèce, voyage mémorable

 

Chuyến đi thật thú vị

              Bảo tàng khảo cổ quốc gia Athènes. (Musée national archéologique d’Athènes)                                    

              Thành phố Théra (Capitale Théra de l’île  Santorin)
          Làng Oia  (Village Oia)
             Làng biển Perissa (Village balnéaire Périssa)

 

Mon voyage mémorable en Grèce

À savoir.
Hôtel recommandéAthens Psiri Hotel
32 Sofokleous str., Athens, Greece
+30 210 52 34 329
info@athenspsirihotel.com
www. athenspsirihotel.com

 

Anh Cả anh Hai

 

Tại sao ở trong Nam thay vì gọi anh Cả như ở miền Bắc  lại gọi anh Hai?

Version française

Có lần mình đi tham quan theo tour ở miền nam, có dịp nghe anh hướng dẫn kể cho tụi nầy về việc nầy. Theo chú nầy thì trong cuộc  hành trình Nam tiến của dân tộc ta thì người con cả phải ở lại cùng mẹ lo cho gia đình còn cha thì đi vào Nam một mình. Khi vào Nam một mình xa quê nhà hay thường lấy vợ thứ nên thường có con. Thì đứa con nầy thường được gọi là chị HAI hay anh HAI theo cấp bậc trong gia đình đông con  vì con đầu lòng đã có rồi ở ngoài Bắc.  Còn có một giả thuyết khác như sau: dưới triều nhà Nguyễn hay có thói quen kiêng gọi tên cúng cơm c ủa vua nên chẳng hạn ĐẢM  trở thành ĐỞM vì là Đảm là tên của  Nguyễn Phúc Đảm (vua Minh Mạng) (can Đảm trở  thành can đởm). Vua Minh Mạng có vợ tên là Hồ Thị Hoa, mẹ của vua Thiệu Trị nên cái cầu mà Tả quân Lê văn Duyệt xây cất ở gần một vườn hoa xinh đẹp ở Bến Nghé (Quận 1 ngày nay) được gọi lúc đầu là cầu HOA sau phải lấy tên là BÔNG. Vậy chữ Cả thì sao? Theo dã  sử có người cho rằng Cả bị kiêng cữ  vì  chỉ người con cả của vua Gia Long (hoàng tử  Cảnh) nên phải dùng chữ khác. Thật là vô lý vì  Hương  Cả  là chức đứng đầu trong làng ở Nam Bộ mà  vẫn thường  nghe dân gọi và vẫn dùng dưới thời Pháp thuộc. Như  vậy là không đúng. Chúng ta nên nhớ  lại người Việt ta thuộc ngữ Nam Á. Ngoài người Việt  còn  có rất nhiều dân tộc khác mà nay ta gọi là đồng bào thiểu số như Tai-Kadai, Nam Đảo, Mường, Hmông, Chàm  vân vân). Vì thế có sự vay mượn các  từ ở  trong ng ôn ngữ  của các bộ tộc thuộc về ngữ hệ Nam Á hay Nam Đảo. Ở Nam Bộ trước đây là lãnh thổ của nước Phù Nam mà người nước nầy giờ đây biết rõ không phải là người Cao Miên mà là người Nam Đảo cũng như người Chàm, người Mạ dù biết rằng nước Phù Nam bị nước Chân Lạp (Cao Miên)  thôn tính. Nhưng vì đất quá rộng nên chổ nào mà người Khơ Me chiếm ở thì người Phù Nam trở thành người Khơ Me vì  bị  đồng hóa còn chổ nào không bị chiếm như  ở Nam Bộ  thì họ vẫn là người Phù Nam thuộc về chủng Nam Đảo.  Từ sự gần gũi của chủng Nam Á  với  chủng Nam Đảo đã có cả nghìn năm theo các tài liệu nghiên cứu di truyền từ 20 năm g ần đây nên chuyện mượn từ HAK của người Phù Nam của chủng Nam Đảo ở  Nam Bộ  rất bình thường để chỉ con cái. Theo nhà văn Bình Nguyên Lộc, con CẢ mà người Phù Nam gọi là con HAK.  Như vây anh HAI, chị HAI là từ anh HAK, chị HAK của người  Phù Nam. Bởi vậy ở miền nam hay thường thấy người Việt nào có tóc dợn sóng đó là người có gốc Phù Nam còn người Việt không bao giờ  có tóc  dợn sóng cả  vì chúng  ta có  lai Mông Cổ  thuộc chủng Mông Cổ Phương Nam nên tóc rất thẳng.  

Version française

Pourquoi dans le Sud Vietnam au lieu d’appeler « Frère aîné  (Cả)» comme au Nord, on l’appelle « Frère Hai » ?

Une fois, alors que je  faisais une visite dans le Sud Vietnam, j’avais l’occasion d’écouter le guide  du car nous en parler. Selon lui,  lors de la marche de notre peuple vers le Sud, le fils aîné doit rester auprès de sa mère pour subvenir aux besoins de la famille tandis que son père engagé dans l’armée se rend tout seul dans le Sud. Loin de sa famille et de sa terre natale, il a l’habitude de prendre une seconde épouse et d’avoir un autre enfant. Celui-ci  sera appelé « sœur Hai » ou « frère Hai » car cela correspond au rang « DEUX » dans la famille composée de plusieurs enfants. Il existe une autre hypothèse comme suit:

Sous la dynastie des  Nguyễn, il y a une tradition de s’abstenir de toute action faisant référence au prénom du roi ou de ses proches. C’est pour cela que le mot ĐẢM est remplacé par le mot ĐỞM car ĐẢM est le prénom de Nguyễn Phúc Đảm (Roi Minh Mang) (can đảm signifiant courage est transformé en can đỏm). Le roi Minh Mang avait une épouse nommée Hồ Thị Hoa, mère du roi Thiệu Trị.  Le vice-roi Lê Văn Duyệt a construit près d’un magnifique jardin à Bến Nghé (premier arrondissement de Hồ Chí Minh Ville d’aujourd’hui) un pont portant à son début  le nom « pont fleuri  (cầu  HOA)» devenu plus tard « cầu BÔNG ». Selon l’on dit, le mot Cả n’est pas employé car il fait allusion au fils aîné du roi Gia Long (Prince Cảnh). C’est absurde car « Hương Cả » est le titre octroyé au premier personnage du village dans le Sud Vietnam, souvent entendu par la population et utilisé encore à l’époque coloniale française. C’est absurde car on ne fait jamais attention au rang ou au titre accordé.

On doit rappeler  que les Vietnamiens font partie du groupe austro-asiatique. Outre les Vietnamiens, il y a de nombreuses autres ethnies que l’on appelle désormais  des minorités ethniques telles que les Tai-Kadai, les Austronésiens, les Mường, les Hmong, les Cham etc.). Par conséquent, il y a toujours l’emprunt réciproque des mots dans le vocabulaire employé par ces ethnies. Au Sud Vietnam, jadis c’était le  territoire du royaume de Founan dont les habitants n’étaient pas les Khmers mais les Austronésiens comme les Cham et les Mạ dans la région Đồng Nai malgré l’annexion de ce royaume plus tard par le Chenla devenu plus tard l’empire angkorien  des Khmers. Comme leur  territoire était trop vaste, les Khmers n’arrivaient pas à  assumer leur présence partout. C’est pour cela que les Founanais  ne devenaient que les Khmers dans les endroits où le contact était possible grâce à la politique d’assimilation. Par contre dans d’autres endroits les Founanais continuaient à vivre comme avant.  

Étant donnée la proximité incontestable des groupes austro-asiatiques et austronésiens prouvée depuis des milliers d’années par les documents des travaux de  recherche génétique il y a  récemment une vingtaine d’années, l’emprunt du mot  HAK des Founanais appartenant au groupe austronésien  dans le Sud Vietnam par les Vietnamiens est très normal pour désigner les enfants.

Selon l’écrivain vietnamien Bình Nguyên Lộc, le fils aîné est appelé toujours sous le nom « Fils HAK »par les Founanais. Alors « sœur HAI » ou « frère HAI » employés par les Vietnamiens dans le Sud Vietnam  proviennent évidemment des  Founanais. C’est pourquoi dans le Sud Vietnam lorsqu’on rencontre un Vietnamien ayant des cheveux ondulés, on peut déduire qu’il est d’origine founanaise comme les Mạ dans la région Đồng Nai. Un pur Vietnamien n’a jamais les cheveux ondulés mais il a par contre les cheveux droits  car il  fait partie du groupe mongoloïde du Sud.

 

Les ponts de Paris (Các cây cầu ở Paris)

Version française

Version vietnamienne

À une époque lointaine, c’est par ce fleuve que vinrent les Barbares et les Normands  pour occuper Paris. Comme la Seine jouait  un rôle économique pour la capitale, on était obligé de construire  à partir du 17ème siècle des ponts entre ses rives pour désengorger le trafic. À présent que décline le rôle économique, la Seine devient la voie  majestueuse empruntée par les touristes étrangers et les promeneurs   pour faire une ballade  au fil de l’eau sur un tronçon de  13km parcouru par la  Seine  à Paris  par l’utilisation des bateaux-mouches  qui s’y multiplient entre des berges. On y dénombre actuellement 37 ponts.  Le pont le plus ancien est connu sous le nom du pont Neuf car il fut  construit  le premier en pierre de l’an 1578 jusqu’à  l’an 1607 sous les règnes des deux rois Henri III et Henri IV. Le plus beau et le plus somptueux reste le pont Alexandre III réalisé au moment de l’Exposition Universelle en 1900. Le pont des Arts devient  le lieu des rendez-vous des amoureux du monde entier.  C’est ici qu’on voit tout le long du pont, un grand nombre de cadenas accrochés sur ses côtés  et verrouillés  dont les clés ont été jetées dans la Seine pour immortaliser leur amour, ce qui fragilise le pont. Cette tradition est désormais interdite. Le dernier pont est la passerelle de Simone de Beauvoir dotée d’une structure lenticulaire et inaugurée en 2006.

 

Version vietnamienne

Từ thưở xưa , chính nhờ  con  sông này mà  các dân tộc  man rợ và  Normand mới chiếm được Paris. Chính vì sông Seine đóng một vai trò kinh tế quan trọng cho thủ đô nên từ thế kỷ 17 trở đi, người ta cần xây dựng  nhiều cây cầu bằng gỗ giữa hai bên bờ sông để làm giảm bớt  đi sự tắc nghẽn giao thông. Giờ đây, khi vai trò kinh tế của sông  không còn nữa thì sông Seine trở thành một phương tiện được khách du lịch nước ngoài và  người đi bộ trọng dụng để đi dạo dọc theo mặt nước của  đoạn đường dài có 13  cây số của sông bằng cách nhờ  những chiếc thuyền máy  « bateau-mouche »  thường thấy  càng nhiều ở các bờ sông. Hiện nay  có tất cả 37  cây cầu  bắc qua   sông Seine ở Paris. Cầu được  xem  cổ kính và lâu đời  nhất là Pont Neuf  được gọi là là « cầu mới » vì nó được xây dựng  đầu tiên bằng đá  từ năm 1578 đến năm 1607 dưới thời ngự trị của hai vua Henri Đệ Tam và Henri Đệ Tứ.  Đẹp và lộng lẫy nhất phải nói đến cầu Alexandre Đệ Tam, được xây vào thời điểm diễn ra có Triển lãm Toàn cầu năm 1900. Cầu  Pont des Arts  thì trở thành cầu của  những  người tình nhân ở trên thế giới. Được thấy không biết bao nhiều ổ khoá được khoá lại, chìa khóa vứt xuống sông Seine  và treo lủng lẳng ở hai bên cầu để nói lên tình chung thủy của họ khiến làm cây cầu suy yếu. Nay thì truyền thống nầy bị cấm.  Cầu cuối cùng là cầu đi bộ Simone de Beauvoir được trang bị với  cấu trúc dạng thấu kính và được khánh thành vào năm 2006.