Anh Cả anh Hai

 

Tại sao ở trong Nam thay vì gọi anh Cả như ở miền Bắc  lại gọi anh Hai?

Version française

Có lần mình đi tham quan theo tour ở miền nam, có dịp nghe anh hướng dẫn kể cho tụi nầy về việc nầy. Theo chú nầy thì trong cuộc  hành trình Nam tiến của dân tộc ta thì người con cả phải ở lại cùng mẹ lo cho gia đình còn cha thì đi vào Nam một mình. Khi vào Nam một mình xa quê nhà hay thường lấy vợ thứ nên thường có con. Thì đứa con nầy thường được gọi là chị HAI hay anh HAI theo cấp bậc trong gia đình đông con  vì con đầu lòng đã có rồi ở ngoài Bắc.  Còn có một giả thuyết khác như sau: dưới triều nhà Nguyễn hay có thói quen kiêng gọi tên cúng cơm c ủa vua nên chẳng hạn ĐẢM  trở thành ĐỞM vì là Đảm là tên của  Nguyễn Phúc Đảm (vua Minh Mạng) (can Đảm trở  thành can đởm). Vua Minh Mạng có vợ tên là Hồ Thị Hoa, mẹ của vua Thiệu Trị nên cái cầu mà Tả quân Lê văn Duyệt xây cất ở gần một vườn hoa xinh đẹp ở Bến Nghé (Quận 1 ngày nay) được gọi lúc đầu là cầu HOA sau phải lấy tên là BÔNG. Vậy chữ Cả thì sao? Theo dã  sử có người cho rằng Cả bị kiêng cữ  vì  chỉ người con cả của vua Gia Long (hoàng tử  Cảnh) nên phải dùng chữ khác. Thật là vô lý vì  Hương  Cả  là chức đứng đầu trong làng ở Nam Bộ mà  vẫn thường  nghe dân gọi và vẫn dùng dưới thời Pháp thuộc. Như  vậy là không đúng. Chúng ta nên nhớ  lại người Việt ta thuộc ngữ Nam Á. Ngoài người Việt  còn  có rất nhiều dân tộc khác mà nay ta gọi là đồng bào thiểu số như Tai-Kadai, Nam Đảo, Mường, Hmông, Chàm  vân vân). Vì thế có sự vay mượn các  từ ở  trong ng ôn ngữ  của các bộ tộc thuộc về ngữ hệ Nam Á hay Nam Đảo. Ở Nam Bộ trước đây là lãnh thổ của nước Phù Nam mà người nước nầy giờ đây biết rõ không phải là người Cao Miên mà là người Nam Đảo cũng như người Chàm, người Mạ dù biết rằng nước Phù Nam bị nước Chân Lạp (Cao Miên)  thôn tính. Nhưng vì đất quá rộng nên chổ nào mà người Khơ Me chiếm ở thì người Phù Nam trở thành người Khơ Me vì  bị  đồng hóa còn chổ nào không bị chiếm như  ở Nam Bộ  thì họ vẫn là người Phù Nam thuộc về chủng Nam Đảo.  Từ sự gần gũi của chủng Nam Á  với  chủng Nam Đảo đã có cả nghìn năm theo các tài liệu nghiên cứu di truyền từ 20 năm g ần đây nên chuyện mượn từ HAK của người Phù Nam của chủng Nam Đảo ở  Nam Bộ  rất bình thường để chỉ con cái. Theo nhà văn Bình Nguyên Lộc, con CẢ mà người Phù Nam gọi là con HAK.  Như vây anh HAI, chị HAI là từ anh HAK, chị HAK của người  Phù Nam. Bởi vậy ở miền nam hay thường thấy người Việt nào có tóc dợn sóng đó là người có gốc Phù Nam còn người Việt không bao giờ  có tóc  dợn sóng cả  vì chúng  ta có  lai Mông Cổ  thuộc chủng Mông Cổ Phương Nam nên tóc rất thẳng.  

Version française

Pourquoi dans le Sud Vietnam au lieu d’appeler « Frère aîné  (Cả)» comme au Nord, on l’appelle « Frère Hai » ?

Une fois, alors que je  faisais une visite dans le Sud Vietnam, j’avais l’occasion d’écouter le guide  du car nous en parler. Selon lui,  lors de la marche de notre peuple vers le Sud, le fils aîné doit rester auprès de sa mère pour subvenir aux besoins de la famille tandis que son père engagé dans l’armée se rend tout seul dans le Sud. Loin de sa famille et de sa terre natale, il a l’habitude de prendre une seconde épouse et d’avoir un autre enfant. Celui-ci  sera appelé « sœur Hai » ou « frère Hai » car cela correspond au rang « DEUX » dans la famille composée de plusieurs enfants. Il existe une autre hypothèse comme suit:

Sous la dynastie des  Nguyễn, il y a une tradition de s’abstenir de toute action faisant référence au prénom du roi ou de ses proches. C’est pour cela que le mot ĐẢM est remplacé par le mot ĐỞM car ĐẢM est le prénom de Nguyễn Phúc Đảm (Roi Minh Mang) (can đảm signifiant courage est transformé en can đỏm). Le roi Minh Mang avait une épouse nommée Hồ Thị Hoa, mère du roi Thiệu Trị.  Le vice-roi Lê Văn Duyệt a construit près d’un magnifique jardin à Bến Nghé (premier arrondissement de Hồ Chí Minh Ville d’aujourd’hui) un pont portant à son début  le nom « pont fleuri  (cầu  HOA)» devenu plus tard « cầu BÔNG ». Selon l’on dit, le mot Cả n’est pas employé car il fait allusion au fils aîné du roi Gia Long (Prince Cảnh). C’est absurde car « Hương Cả » est le titre octroyé au premier personnage du village dans le Sud Vietnam, souvent entendu par la population et utilisé encore à l’époque coloniale française. C’est absurde car on ne fait jamais attention au rang ou au titre accordé.

On doit rappeler  que les Vietnamiens font partie du groupe austro-asiatique. Outre les Vietnamiens, il y a de nombreuses autres ethnies que l’on appelle désormais  des minorités ethniques telles que les Tai-Kadai, les Austronésiens, les Mường, les Hmong, les Cham etc.). Par conséquent, il y a toujours l’emprunt réciproque des mots dans le vocabulaire employé par ces ethnies. Au Sud Vietnam, jadis c’était le  territoire du royaume de Founan dont les habitants n’étaient pas les Khmers mais les Austronésiens comme les Cham et les Mạ dans la région Đồng Nai malgré l’annexion de ce royaume plus tard par le Chenla devenu plus tard l’empire angkorien  des Khmers. Comme leur  territoire était trop vaste, les Khmers n’arrivaient pas à  assumer leur présence partout. C’est pour cela que les Founanais  ne devenaient que les Khmers dans les endroits où le contact était possible grâce à la politique d’assimilation. Par contre dans d’autres endroits les Founanais continuaient à vivre comme avant.  

Étant donnée la proximité incontestable des groupes austro-asiatiques et austronésiens prouvée depuis des milliers d’années par les documents des travaux de  recherche génétique il y a  récemment une vingtaine d’années, l’emprunt du mot  HAK des Founanais appartenant au groupe austronésien  dans le Sud Vietnam par les Vietnamiens est très normal pour désigner les enfants.

Selon l’écrivain vietnamien Bình Nguyên Lộc, le fils aîné est appelé toujours sous le nom « Fils HAK »par les Founanais. Alors « sœur HAI » ou « frère HAI » employés par les Vietnamiens dans le Sud Vietnam  proviennent évidemment des  Founanais. C’est pourquoi dans le Sud Vietnam lorsqu’on rencontre un Vietnamien ayant des cheveux ondulés, on peut déduire qu’il est d’origine founanaise comme les Mạ dans la région Đồng Nai. Un pur Vietnamien n’a jamais les cheveux ondulés mais il a par contre les cheveux droits  car il  fait partie du groupe mongoloïde du Sud.

 

Thục Phán (Royaume de An Dương Vương)

Le Royaume de An Dương Vương

Version française

Sự tham gia của người Thái cổ (hay người Tày) trong việc thành lập vương quốc Âu Lạc của Thục Phán (hay An Dương Vương) không thể chối cải được sau khi Thục Phán đã thành công đánh bại vua Hùng cuối cùng của nhà nước Văn Lang. Cái tên Âu Lạc phản ánh hiển nhiên sự liên kết chặt chẽ của hai dân tộc Việt, một nhánh Âu (Thái cổ) và một nhánh Lạc (Việt cổ). Hơn nửa, Thục Phán là một người Việt chi Thái, điều nầy cho thấy rỏ ràng sự đoàn kết và sứ mệnh lich sử chung của hai dân tộc Việt và Thái trước sự bành trướng của người Hoa.

Theo giáo sư Đào Duy Anh, Thục Phán thuộc gia đình qúi tộc nước Thục. Tất cả đều được mách lại trong các thư tịch Tàu (Kiao -tcheou wan-yu ki hay Kouang-tcheou ki) nhưng bị bác bỏ bởi một số sử gia Việt vì vương quốc Shu (Thục) ở quá xa vương quốc Văn Lang nhất là bị thôn tính quá sớm bởi Tần quốc từ 316 trước công nguyên (hơn nửa thế kỷ trước khi lập vương quốc Âu Lạc).

Nhưng theo nhà văn Bình Nguyên Lôc, Thục Phán bị mất nước , buộc lòng phải dung thân lúc còn trẻ với các bộ hạ ở môt nước nào mà thời đó phải có quan hệ sắc tộc (ngôn ngữ và văn hóa) cũng như họ có nghĩa là nước Tây Âu ở bên cạnh nhà nước Văn Lang của người dân Việt. Hơn nửa người Hoa không có lợi chi viết sai sử học khẳng định đây là một hoàng thân của nước Thục cai trị nước Âu Lạc. Việc tá túc của Thục Phán và bộ hạ ở Tây Âu cần có một thời gian trong cuộc di tản vì vậy cần có 60 năm sau đó mới có sự sáng lập vương quốc Âu Lạc qua sự giải thích. Nhưng gỉả thuyết nầy không vững vì nhất là thời đó có 3000 cây số phải vượt để đến Tây Âu. Vả lại Thục Phán cầm đầu một đạo binh có 3 vạn quân lính. Không thể nào một đạo quân như vậy có thể tàn hình và di chuyển mà ngưởi Hoa không biết được vì không những cần sự tiếp tế lương thực mà còn vượt qua bao nhiêu khu núi rừng quản trị bởi các bộ lạc thù địch hay thân Trung Hoa. Chắc chắn Thục Phán phải tìm được ở Tây Âu tất cả những gì cần thiết (quân bị, lương thực) trước khi thôn tính nước Văn Lang.

Theo giả thuyết gần đây đựơc xem có lý và nhất quán , Thục Phán là thổ lĩnh của một bộ lạc liên minh Tây Âu và con của Thục Chế, vua của nước Nam Cương thuộc về vùng Cao Bằng và nam Quảng Tây Trung Quốc ngày nay. Có sự trùng khớp thống nhất giữa những linh vật được mách đến trong truyền thuyết nỏ thần của người dân Việt và những tập tục trong truyền thống của người Tày (Thái cổ). Rùa vàng, gà trắng là những linh vật có ý nghĩa biểu tượng quan trọng.

An Dương Vương (Thục Phán)(Ngan-yang wang) là một nhân vật lịch sử có thật. Với sự khám phá các di tích ở Cổ Loa huyện Đông An, Hànội chúng ta có thể khẳng định là vương quốc Âu Lạc có thật và được dựng bởi Thục Phán khoảng chừng 3 thế kỷ trước Công Nguyên. Âu Lạc bị thôn tín về sau bởi Triệu Đà, một tướng lãnh của nhà Tần và người sáng lập ra nước Nam Việt. Hơn nửa được tìm thấy ở thành phố Quảng Châu thuộc nước Nam Việt một thẻ ngọc có hình dáng chữ nhật với bốn gốc thẻ có khắc bốn chữ An Dương hành bảo mà nhà nghiên cứu người Trung Hoa Dư Duy Cương ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam Trung Quốc cho rằng: ngọc bảo nầy là An Dương cổ đại của Việt Nam.

Le royaume de An Dương Vương (ou Thục Phán)

La contribution des Proto-Thaïs (người Tày) dans la fondation du royaume Âu Lạc des Proto-Vietnamiens de Thục Phán (An Dương Vương) n’est plus mise en doute après que ce dernier a réussi à éliminer le dernier roi Hùng du royaume Văn Lang car le nom « Âu Lạc » (ou Ngeou Lo) évoque évidemment l’union de deux ethnies Yue de branche Âu (Proto-Thaï) et de branche Lạc (Proto-Vietnamien). De plus, Thục Phán était un Yue de branche Âu, ce qui montre à tel point l’union et la mission historique commune de ces deux ethnies face à l’expansion chinoise.

Selon Đào Duy Anh, Thục Phán était un prince du royaume Shu. C’est ce qui a été rapporté dans les écrits historiques chinois (Kiao -tcheou wai-yu ki ou Kouang-tcheou ki) , mais il a été réfuté catégoriquement par certains historiens vietnamiens car le royaume Shu était, à cette époque, trop loin du royaume Văn Lang . Il fut annexé très tôt (plus d’un demi siècle avant la fondation du royaume Âu Lạc) par les Tsin. (nhà Tần)

Mais pour l’écrivain vietnamien Bình Nguyên Lôc, Thục Phán ayant perdu sa patrie, dut se réfugier très jeune en compagnie de ses fidèles à cette époque dans un pays ayant la même affinité ethnique (culture, langue) que lui càd le royaume Si Ngeou (Tây Âu) situé à côté du royaume de Văn Lang des Vietnamiens. De plus, les Chinois n’ont aucun intérêt de falsifier l’histoire en rapportant que c’était un prince de Shu dirigeant le royaume de Âu Lạc. L’asile de ce dernier et de ses fidèles dans le royaume de Si Ngeou dut prendre un certain temps, ce qui explique au moins un demi-siècle dans cet exode avant la fondation de son royaume Âu Lạc. Cette hypothèse ne semble pas très convaincante car il y avait 3000 km à marcher. De plus, il était à la tête d’une armée de 30.000 soldats. C’est impossible pour lui d’assurer la logistique et de rendre son armée invisible durant l’exode en traversant des zones montagneuses de Yunnan administrées par d’autres ethnies ennemies ou pro-chinoises. Il est probable qu’il dut trouver auprès des Si Ngeou (ou des Proto-Thaïs) tout (armement et effectif militaire, provisions) ce qu’il fallait avant sa conquête.

Il y a récemment une autre hypothèse qui paraît plus cohérente et plus plausible. Thục Phán était le leader d’une tribu alliée de la confédération Si Ngeou et le fils de Thục Chế, roi d’un royaume Nam Cương localisé dans la région de Cao Bằng et non loin de Kouang Si de la Chine d’aujourd’hui. Il y a une concordance totale entre tout ce qui est rapporté dans la légende de l’arbalète magique des Vietnamiens et les rites trouvés dans la tradition des Tày (Proto-Thaïs). C’est le cas de la tortue d’or ou du coq blanc ayant chacun une signification symbolique importante. An Dương Vương (Ngan-yang wang) était un personnage historique. La découverte des vestiges de sa capitale (Cổ Loa, district Đông An, Hànội ) ne met plus en doute l’existence de ce royaume établi à peu près trois siècles avant J.C. Celui-ci fut annexé plus tard par Zhao Tuo (Triệu Đà), un général chinois de la dynastie des Tsin et fondateur du royaume de Nan Yue.

De plus, on a découvert à Canton une tablette de jade ayant la forme rectangulaire et dont les quatre coins portant les quatre mots suivants « An Dương hành bảo ». Le chercheur chinois Dư Duy Cương à Chang Sa (Province Hunan, Chine) a été amené à donner les conclusions suivantes: cette tablette de jade (ngọc giản) appartenait au royaume antique An Dương du Vietnam.

 

 

Anciennes techniques de pêche (Cách thức cổ điển bắt cá)

 

Cách thức cổ điển bắt cá.

Nhũi là một dụng cụ dùng để bắt cá. Nó có hai cái cán bằng tre tréo vơi nhau dươí dạng hình chữ X mà ở giữa lại có một tấm « sáo » bện bằng những cọng tre vót nhỏ mà ở cuối đầu dưới thì có một miếng gỗ lưỡi mỏng. Khi cầm hai cán  nhũi đẩy thì một số lượng nước đi vào nhũi và thoát ra ở phiá sau qua các cọng tre chỉ còn ở lại cá,cua hay tôm. Người đi nhũi hay thường mang theo rọ tre để đựng cá.

Nhũi est un outil de pêche très efficace pour attraper les poissons. Il est constitué de deux longues manches en bambou attachées  en forme de croix au milieu desquelles se trouve une armature  creuse faite avec des  petites tiges de bambou et terminée à sa partie inférieure par un  mince morceau de bois. Au moment de son utilisation, il y a une quantité d’eau qui s’y introduit et s’échappe par derrière à travers ses tiges de bambou, ce qui permet de retenir les poissons, crabes et crevettes. Le pêcheur est habitué à emmener avec lui le panier à goulots pour contenir ces crustacés. 

 

Photos de Jean-Marie Duchange sur les Hauts Plateaux.

 

Version française

Un grand hommage au photographe

Jean-Marie  Duchange 

Jean-Marie Duchange sinh ra ở Saint Nazaire (Loire Atlantique) vào năm 1919. Dù ông không phải là một nhà dân tộc học như Georges Condominas mà cũng không phải nhà nhiếp ảnh viên chuyên nghiệp ở thời đó nhưng các tác phẩm ảnh mà gia đình ông tặng cho bảo tàng Quai Branly (Paris) và bảo tàng dân tộc học ở Hànội rất hiếm hoi và vô giá. Sau 4 năm trong quân đội, ông từ bỏ quân ngũ và làm việc 3 năm sau, từ năm 1952-1955 ở vụ y tế công cộng ở miền núi Nam Đông Dương (Tây Nguyên), ông có dịp đi nhiều nơi di chuyển  bằng xe jeep, cưỡi voi, đi bộ, đi thuyền vân vân.. Nhờ đó ông chụp được nhiều ảnh rất độc đáo với máy ảnh  Rolleyflex et Samflex để thỏa mãn sở thích chụp hình của ông. Đấy là những lời mở đầu được ghi lại trong cuốn sách mà ông dự định xuất bản khi ông ở tuổi 88. Nhưng không may ông qua đời khiến cô con gái của ông, bà Evelyne Duchaine và cô cháu ngọai bà Nadège Bourdoin không ngần ngại cứu vớt các tác phẩm ảnh nầy bằng cách cống hiến tất cả các phim âm bản cho bảo tàng Quai Branly (Paris) và  bảo tàng dân  tộc học ở Hànội. Nhờ vậy mới có cuộc trưng bày  để tưởng nhớ đến ông và để đáp lại sự hảo tâm của gia đình ông. Phải công nhận các tác phẩm của ông vẫn còn sống động và để lại cho những người đi xem như mình một niềm vui vô hạn.

Version française

Jean-Marie Duchange est né à Saint Nazaire (Loire Atlantique) en 1919. Bien qu’il ne soit ni ethnologue comme Georges Condominas ni photographe professionnel à cette époque, les œuvres photographiques que sa famille a offertes au musée du Quai Branly (Paris) et au musée d’ethnographie de Hanoï sont  rares et inestimables. Après 4 ans dans l’armée, il quitta l’armée et travailla 3 ans plus tard, de 1952 à 1955 au service de santé publique dans le sud de l’Indochine (Les Hauts Plateaux) du Vietnam, il avait l’occasion de voyager dans de nombreux endroits en jeep, à dos d’éléphant, à pieds, en pirogue  etc. Grâce à cela, il prit de nombreuses photos très originales avec son appareil photo Rolleyflex et Samflex pour assouvir sa passion  pour les photos. Ce sont les premiers mots d’introduction trouvés dans le livre qu’il envisagea de publier à l’âge de 88 ans. Mais à cause de sa mort précipitée,  sa fille Evelyne Duchaine et sa nièce Nadège Bourdoin n’hésitèrent pas à sauver son travail en offrant tous les négatifs au musée  Quai Branly (Paris)  et  au  musée d’ethnographie de Hanoï. Grâce à ce don, il y a eu une exposition au musée d’ethnographie de Hanoï  en l’honneur de sa mémoire et en reconnaissance  de la générosité de sa famille. Il faut reconnaître que ses œuvres sont toujours vivantes et laissent à des visiteurs passionnés comme moi une joie incommensurable.

 

Danse du lion ou de la licorne (Múa lân sư)

Version française

Múa Lân Sư

Nhắc đến Tết không có ai có thể không nhắc đến múa Lân. Đây là môn nghệ thuật múa dân gian được thấy trên đường phố ở Việt Nam. Nó được gọi là múa lân ở trong Nam còn ở ngoài Bắc thì gọi là múa sư (tức là sư tử (hay  wǔshī ). Lân là con linh vật  đứng hàng thứ nhì  trong bốn con vật có sức mạnh siêu phàm hay tứ linh (long, lân, qui, phụng). Trong văn hóa Việt nam, chúng ta thường bị lầm lẫn giữa  con kỳ lân với con ghê. Đặc điểm để phân biệt giữa nghê và lân là ở bộ móng, nghê mang móng vuốt còn kỳ lân mang móng guốc. Thật sự khi gọi kỳ lân, tức là nói đến một cặp: con đực gọi là kỳ và lân là con cái. Múa Lân thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu hay khánh thành cửa hàng mới vì các loại thú nầy tượng trưng cho thịnh vượng và hạnh phúc. Con lân có cái đầu được trang trí  trông rất đẹp mắt và thân thể của nó được nâng lên bởi một số vũ công uốn lượn theo nhịp điệu âm thanh của các tiếng trống. Nó luôn luôn đi cùng với một vũ công bụng phệ, vui cười hay vẫy quạt, thường đeo mặt nạ  và mặc áo choàng màu vàng nghệ (Ông Địa). Đây là cuộc khiêu chiến giữa người và động vật, giữa Thiện và Ác, luôn luôn kết thúc bằng chiến thắng của con người trên động vật.

Danse de la licorne ou du lion.


 

En évoquant le Têt, personne n’oublie de mentionner la danse de la licorne ou du lion. C’est un art de la danse folklorique que l’on trouve dans les rues du Vietnam. On l’appelle la danse de la licorne  dans le Sud et la danse du lion dans le Nord (ou wǔshī bính âm). La licorne  occupe la deuxième place parmi les  quatre animaux au pouvoir surnaturel (tứ linh)(long, lân, qui, phụng). Dans la culture vietnamienne, on a l’habitude de confondre la licorne avec le chien-lion (con nghê).  La principale caractéristique permettant de faire la  distinction entre la licorne  et le chien-lion  réside dans les doigts de pied, la licorne étant armée  des sabots et le chien-lion des griffes. Quand on parle de la licorne (Kỳ Lân), on a affaire à un couple d’animaux : kỳ c’est le mâle tandis que Lân est une femelle. La danse de la licorne  est souvent pratiquée lors des fêtes traditionnelles, notamment le Nouvel An lunaire, la fête de la Mi-Automne ou l’inauguration d’un nouveau magasin (ou une boutique) car ces animaux sacrés symbolisent la prospérité et  le bonheur. Cet animal légendaire dont la tête est  décorée magnifiquement et dont tout  le corps est porté par plusieurs danseurs, ondule au rythme des sons des tambourins. Il est toujours accompagné par un autre danseur hilare et ventru agitant son éventail et portant une robe de couleur safran (Ông Ðịa). C’est la danse-combat entre l’homme et l’animal, entre le Bien et le Mal qui se termine toujours par le triomphe de l’homme sur l’animal.

Nghinh Lương Đình (Pavillon de l’embarcadère royale)

Version française

Nghinh Lương đình  được xây dựng ở bờ bắc sông Hương, trước mặt toà Phu Văn Lâu dưới triều vua Tự Đức vào năm 1852 và được trùng tu lại dưới đời vua Thành Thái nhưng bị cơn bão vào năm 1904 nên công trình bị tàn phá nặng nề.  Sau nầy được dưới thời ngự trị của vua Khải Định (1918)  được xây dựng lại và kết nối với bến thuyền liền nhau nhưng vẫn giữ chức năng cũ. Đây là  nơi nghỉ chân và hóng mát của nhà vua trước khi xuống thuyền rồng để du ngoạn trên sông Hương. Công trình nầy được nằm dài  trên trục  chính từ Kỳ Đài truớc cửa Ngọ Môn  đến Phu Vân Lâu và  có một kiến trúc theo kiểu phương đình. Một gian, 4 chái được nối dài ra ở phía trước và phía sau  với nhà vỏ cua   qua máng xối được cấu tạo từ vật liệu kim loại. Bốn mặt của gian chính giữa đều được để trống. Còn ở giữa  bờ nóc của gian chính thì có  lưỡng long chầu nhật . Còn nhà vỏ cua thì ở bờ mái cũng có hình hồi long chầu mặt nguyệt  và ở cuối các bờ quyết  thì trang trí hình chim phượng. Các vì kèo gỗ được chạm trổ  một cách công phu ở trên mặt  với các hình ảnh mang các đề tài  bát bửu như: tù và, quạt vả, phát trần,  lẵng hoa và bầu rượu.  Mái nhà chính lợp ngói ống lưu ly vàng, hai nhà vỏ cua lợp ngói liệt men vàng.  Nghinh Lương đình  được xây dựng trên nền cao khoảng 90 cm cùng bó vỉa bằng gạch vồ và đá thanh.  Nơi phiá bờ sông thì có 13 bậc cấp dẫn xuống một hành lang xây sát mặt nước sông Hương. Nghìn Lương Đình là một trong hai công trình kiến trúc cùng Phu Văn Lâu không có nằm ở trong Đại Nội. Tuy nhiên hai công trình nầy được mọi người ở Việt Nam đều biết đến luôn cả du khách ở nước ngoài  vì hình ảnh của nó được in trên  tờ giấy 50.000 đồng Việt Nam.

Version française

Le pavillon Nghinh Lương a été construit devant Phu Văn Lâu (pavillon des Édits) sur la rive nord de la Rivière des Parfums sous le règne de l’empereur Tự Đức  en 1852. Puis  il  a été restauré à l’époque de l’empereur  Thành Thái . Puis il a subi  des dégâts importants  lors de la tempête  en 1904. Plus tard, sous le règne du roi Khải Đinh (1918), il a été reconstruit presque entièrement et relié à l’embarcadère tout en gardant son ancienne fonction. C’est le lieu de repos et de détente de l’empereur  avant de prendre une excursion en bateau sur la rivière des Parfums. Cet ouvrage architectural est situé sur l’axe principal de la tour du mât (Kỳ Đài) située en face de la porte principale Ngọ Môn jusqu’au pavillon des Édits (Phu Van) et possède une architecture du style de la maison communale. Une grand espace  entouré de 4 appentis, se prolonge en avant et en arrière par des maisons « en coquille de crabe » au moyen des gouttières de drainage en matériau métallique. L’espace central ne possède aucune porte  sur ses quatre côtés. Par contre  au milieu de son arête faitière,  on voit apparaître un globe enflammé (foudre)  vers lequel les deux dragons tournent la tête. Quant à la maison en « coquille de crabe », sur le toit, on retrouve également un couple  de dragons rendant hommage à la lune et l’ornement d’un phénix au bout de ses extrémités. Les fermes de toit en bois sont minutieusement sculptées sur leur façade avec des motifs représentant  la série des huit joyaux: corne, éventail en forme de feuille de figuier, époussette, panier de fleurs et calebasse à vin.

Le toit principal est recouvert de tuiles « Yin et Yang » jaunes et les deux maisons en coquille de crabe ont leurs tuiles vernissées jaunes. Le pavillon  Nghinh Lương a été construit sur une plate-forme d’environ 90 cm de haut avec les dalles de trottoir en pierre « thanh ». Au bord de la rivière, il y a  13 marches facilitant la descente vers un couloir construit près de la surface de l’eau de la Rivière des Parfums. Le pavillon « Nghinh Lương » est l’une des deux œuvres architecturales avec le pavillon  Phu Van, qui ne font pas partie de la Cité pourpre interdite. Pourtant, ces deux joyaux architecturaux sont connus de tous les gens y compris les touristes étrangers  au Vietnam car leur image est imprimée sur le billet de 50 000 VND.

 

 

Palais An Định (Cung An Định, Huế)


Palais An Định

 

Version française 

Đây là  biệt cung của vua Khải Định khi ngài còn là  Phụng Hóa Công Nguyễn Phúc Bửu Đảo dưới thời ngự trị của vua Thành Thái, cha của vua Duy Tân. Được  toa lạc bên bờ sông An Cựu, nay là số 97 đường Phan Đình Phùng ở thành phố Huế.  Cung nầy được ngài dùng tiền riêng tư để xây cất  làm nơi thư giản, tiếp khách và tổ chức các bữa tiệc hoàng gia. Cung nầy trở thành từ 1922 tiềm đế của Đông Cung Thái tử Vĩnh Thùy tức là vua Bảo Đại về sau. Công trình nầy được thực hiện bởi các tay nghề kỹ xảo trong số đó có  một người thợ mộc tên là Nguyễn Văn Khá và  một họa sĩ nổi tiếng Lương Quang Duyệt.  Cổng chính được trang trí  bằng đồ sành theo phong cách baroque.  Được  thấy ở  giữa  gờ  của mái cổng chính có sự kết hợp lưỡng long chậu nhật đi cùng với mô típ mây và có luôn cả các cột trụ kiểu Cô ranh tơ trong kiến trúc Hy Lạp. Ngoài cổng chính, quần thể kiến trúc còn có  đình Trung Lập hình bát giác, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, hồ nước vân vân…

Lầu Khải Tường gồm có  ba tầng được xây dựng  trên nền đất có diện  tích  745 mét vuông và được trang trí rất công phu ở mặt tiền với các mô tip như  bắc đẩu bội tinh, thiên thần, bát bửu hoa văn vân vân…  theo phong cách  kiến trúc tân– cổ điển hỗn hợp cùng  các họa tiết  thường được thấy ở  trong văn hóa phương Đông như mô típ tứ linh (rồng, lân, qui, phụng). Còn bên trong của lầu đài thì ngoài sáu bích họa lộng lẫy kiêu sa sơn dầu treo trên tường,  còn thấy  ở  giữa đại sảnh  có một tượng đồng của hoàng tử Vĩnh Thùy  (tức là vua Bảo Đại) dưới ngọn đèn chùm đẹp lung linh. Các họa tiết  hoa văn ở  nơi nầy đều rất hiện đại trên vách tường và  thể  hiện phong cách phương  Tây khiến làm du khách  phải ngẫn ngơ không ít  trước cái đẹp lạ thường hiếm thấy ở các cung điện nhà Nguyễn.  Nhưng rất tiếc ngày nay toà nhà nầy bị hư  hỏng trầm trọng bởi  chiến tranh kéo dài từ bao nhiêu năm. Vả lại sau năm 1975  nó còn  là nơi khu nhà ở  tập thể dành cho các gia đình của các giáo sư ở  đại học Huế. Từ  năm 2002, chính quyền Việt Nam phải nhờ đến sự hổ  trợ tài chánh và kỹ  thuật của nuớc Cộng hoà liên bang Đức cùng  các chuyên gia của hội đoàn trao đổi  văn hóa Leibniz để phục hồi lại cho cung An Định. Chính tại nơi nầy  năm 1945, sau khi vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị và trao lại ấn kiếm cho cách mạng tháng 8, mẫu hậu Từ Cung tức là mẹ của vua Bảo Đại cùng  Nam Phương hoàng hậu và  các con cháu hoàng thất phải dọn ra đây ở. Cung An Đình  được xem ngày nay là một di tích lịch sử của một quá khứ đầy biến động mà du khách không thể bỏ qua cũng như Tử Cấm Thành khi đến tham quan Huế.

Le palais An Định (Huế). 

C’est la résidence privée  du roi Khải Định à l’époque où ce dernier était encore Phụng Hóa Công Nguyễn Phúc Bửu Đảo sous le règne du roi Thành Thái, père du roi Duy Tân. Situé sur la rive du fleuve  An Cựu, ce palais se trouve aujourd’hui au numéro 97 de la rue Phan Đình Phùng dans la ville de Huế.  Il a été construit par lui-même avec son propre argent  pour être à la fois un lieu destiné à se détendre, recevoir des invités et  organiser des banquets royaux. Il devint à partir de 1922 la résidence  du prince héritier Vĩnh Thùy, le futur roi Bảo Đại plus tard. Cet  ouvrage architectural a été réalisé par des artisans qualifiés, parmi lesquels  figuraient  un menuisier nommé Nguyễn Văn Khá et  un peintre connu sous le nom Lương Quang Duyệt.  Le portail  principal est orné d’éléments en céramique dans un style baroque. Au centre du faîte arêtière de ce dernier, on voit apparaître la combinaison d’un couple de dragons rendant leurs hommages au soleil reposant sur un lit de nuages et des piliers corinthiens dans l’architecture grecque. À part  ce portail principal, ce complexe architectural comporte  un pavillon octogonal Trung Lập dans la cour d’entrée, un palais Khải Tường à trois étages, un théâtre Cửu Tư Đài, un parc d’animaux, un lac etc.

Etant édifié sur le terrain d’une superficie de 745 m2, ce palais a été bien décoré laborieusement sur sa façade extérieure, des motifs tels que les insignes  de la légion d’honneur, les anges, les 8 joyaux agrémentés de fleurs etc. dans un style architectural néo-classique, mélangés avec ceux que l’on retrouve couramment dans la  culture orientale comme les  quatre animaux sacrés (dragon, licorne, tortue, phénix) etc. À l’intérieur du palais, outre les six superbes fresques murales peintes à l’huile, on trouve  dans le hall principal  une statue en bronze du jeune prince Vĩnh Thùy (Bảo Đại) sous un magnifique lustre scintillant.   Les motifs de décoration y sont très modernes  dans un style européen, ce qui ne  manque pas surprendre les visiteurs  en les amenant à découvrir l’exceptionnelle  beauté rarement trouvée dans les palais de la dynastie des Nguyễn. Mais c’est regrettable de voir aujourd’hui ce  bâtiment  dans un état de délabrement avancé en raison de la guerre qui a duré pendant de nombreuses années. De plus,  après 1975, il devint  l’endroit  où étaient logées plusieurs familles des enseignants de l’université de Hue. Depuis 2002, le gouvernement vietnamien dût compter sur le soutien financier et technique de la République fédérale d’Allemagne et des experts de l’association d’échanges culturels de  Leibniz pour restaurer le palais An Định. C’était en 1945 qu’après  l’abdication du roi Bảo Đại et sa remise du sceau  et de l’épée à la révolution d’août, la reine mère Từ Cung (mère du roi Bảo Đại) et  la reine Nam Phuong accompagnées par  leurs  descendants déménagèrent  ici. Le palais An Dinh est considéré aujourd’hui comme un vestige historique d’un passé tumultueux que les touristes ne peuvent pas ignorer  comme la Cité Interdite lors leur visite à Hué.

 

Suối mơ (Ruisseau de rêve)

Version française

English version

Thác mơ là một địa điểm được ưa thích bởi người dân cư ở Lăng Cô, HuếĐà Nẵng. Nó nằm cách xa thành phố Huế cỡ chừng 65 cây số và 45 cây số với thành phố Đà Nẵng. Nhờ vị trí không xa chi cho mấy với hai thành phố nên thường thấy cư dân ở các thành phố nầy hay đến đây tham quan và thư giãn lúc cuối tuần, nhất là với thời tiết nóng oi của miền trung. Địa điểm nó còn hoang dã nên du khách có thể hoà mình  với cảnh vật thiên nhiên và nghỉ chân dưới các nhà chòi tre được dựng dọc theo dòng suối với tiếng nước  thì thầm trong vắt tựa pha lê.

La cascade de rêve (ou ruisseau de rêve) est un lieu de prédilection pour les habitants de Lăng Cô, Huế et Đà Nẵng. Elle est située à peu près 65 kilomètres de la ville de Huế et 45 kilomètres de la ville de Đà Nẵng. Grâce à son emplacement  pas trop éloigné de ces deux villes, il est fréquent de voir leurs habitants venir jusqu’ici pour se détendre surtout à la fin de la semaine, notamment sous  la chaleur suffocante dans le centre du Vietnam. L’endroit est encore sauvage si bien que  les visiteurs peuvent donc s’immerger dans le paysage naturel et  se détendre  sous les toits en bambou construits tout le long du ruisseau murmurant  aux eaux limpides comme du cristal.

Dream Waterfall (or Dream Creek) is a favorite place for the people of Lăng Cô, Huế and Đà Nẵng. It is located about 65 kilometers from Huế city and 45 kilometers from Đà Nẵng city. By its favourable geographic position not too far from these two cities, it is common to see their residents coming here to relax, especially at the end of the week, in the sweltering heat of central Vietnam. The place is still wild so visitors can immerse themselves in the natural landscape and relax under the bamboo roofs built along the babbling brook with crystal clear water.

Pont doré de Ba Na Hills (Cầu vàng)

 

Được thiết kế bởi công ty TA Landscape Architecture có trụ sở ở TP Hồ Chí Minh và khánh  thành vào tháng 6 năm 2018 ở địa danh Bà Nà Hills, cái cầu vàng nầy  nó được dựng lên như một dải lụa đào màu vàng xinh đẹp  nhờ hai bàn tay nâng đở giữa một môi trường thiên nhiên.   Không những nó trở thành tuyệt tác ở nơi nầy và thu hút rất đông du khách ở trong và ngoài nước mà nó còn được nhắc  đến trong tờ báo Guardian của Anh quốc và các báo  thiết kế như  Design Boom, Street Art Globe vân vân.. Nó  có  chiều dài là 150 thước cùng với  8 nhịp cầu mà  nhịp lớn nhất là 21,2 thước  và có 7 trụ.

Étant conçu par TA Landscape Architecture, basé actuellement à Hô-Chi-Minh-Ville et inauguré en juin 2018 à Ba Na Hills, ce pont doré est construit comme un long ruban  de soie doré  soulevé par les deux mains dans un environnement naturel. Il est devenu non seulement  un chef-d’œuvre réussissant à séduire de nombreux touristes nationaux et étrangers mais il est également mentionné dans le journal britannique Guardian et dans les journaux de design tels que Design Boom, Street Art Globe etc.. Il est long de 150 mètres avec 8 travées dont la plus grande est de 21,2 mètres et a 7 piliers.

Being designed by TA Landscape Architecture, currently based in Ho Chi Minh City and inaugurated in June 2018 in Ba Na Hills, this golden bridge is built as a long golden silk ribbon lifted by the two hands in a natural environment. It has not only become a masterpiece succeeding in seducing many domestic and foreign tourists, but it is also mentioned in the British Guardian newspaper and design journals such as Design Boom, Street Art Globe etc.. It is 150 meters long with 8 spans, the largest of which is 21.2 meters and has 7 pillars.

 

 

Tam Kỳ (Quảng Nam)

 

Tam Kỳ (Quảng Nam) 

Version française

Ngày 14/7 lúc  5 giờ sáng, tụi nầy phải lấy xe taxi ra ga Diêu Trì gần quốc lộ số 1 để lấy chuyến  tàu hỏa 6 giờ sáng đi Tam Kỳ. Tuy rằng thành phố nầy chỉ cách xa Quy Nhơn cở khoảng chừng 250 cây số thế mà phải mất 5 tiếng nếu đi xe đò còn không thì phải mất 3 tiếng đồng hồ nếu lấy tàu hỏa. Vì vậy tụi nầy phải chọn đi tàu hỏa vì thời gian eo hẹp nhưng cũng khá gian nan cho chuyến  đi nầy. Tụi nầy cũng gặp nhiều trở ngại không ít. Trước hết lúc lên toa xe thì giường nằm mà tụi nầy chọn là loại giường nằm ở tầng thứ ba  tức là ở tầng chót.  Không có thang chi cả, phải nhóng người  qua  cạnh giường để có  trớn mà leo lên mà thôi.  Thật tình mà nói các người cao tuổi như mình không thể luôn, cả cháu của mình nó thấy cũng không tiện vì phải co chân khi lên nằm.  Tụi nầy đành  đứng thôi ở hành lang vì toa quá nhỏ để chứa mọi người cùng hành lý. Nhưng một lúc sau lại thấy có một cô gái ngồi ở hành lang với cái ghế đẩu nên mình mới hỏi ở đâu mà cô nầy tìm được cái ghế nầy vậy.  Cô nầy đáp vì chuyện gia đình nên  muốn được đi chuyến tàu nầy nên đành phải mướn ghế đẩu.  Thừa có cơ hội nầy mà mình mới đề nghị với cô bé nầy lấy chổ của tụi nầy mà nằm để nhường lại cho tụi nầy cái ghế đẩu. Nhờ đó mà tụi nầy biết cái mẹo nầy mới có đuợc hai ghể đẩu ngồi ở hành lang suốt chuyến đi tàu hỏa. Thật ra muốn đi Tam Kỳ từ Bình Định  du khách phải buộc lòng lấy máy bay đi ra Đà Nẵng rồi từ đó lấy xe taxi  60 cây số để đi xuống Tam Kỳ ở phiá nam Đà Nẵng nhưng rất mất nhiều thời gian còn không thì phải lấy tàu hỏa mà thôi. Đến Tam Kỳ vào lúc 11 giờ trưa, ra ga tụi nầy cũng gặp một trở ngại khác là  khó tìm được một xe taxi để đưa tụi nầy về khách sạn ở cũng gần quốc lộ số 1. Lý do là  tiền di chuyển thu được quá ít ỏi nên các chú tài xế không chịu đi. Cũng may là lúc đó có một cô em gái  lái taxi cho mình biết lý do về sự từ chối của các chú tài xế nầy và đồng ý đưa tụi nầy về khách sạn. Chính nhờ đó mà tụi nầy  mới đề nghị em  nầy đưa tụi nầy đi ăn mì  Quảng và đi tham quan thành phố Tam Kỳ nhất là làng bích họa ở Tam Thanh. Đây là một làng chài ở ven biển  cách trung tâm Tam kỳ khoảng 7 cây số. Lúc trước làng nầy không ai biết đến cả. Nhờ các bàn tay khéo léo của các họa sĩ Việt và Hàn Quốc với tài năng sáng tạo mà làng chài nầy trở nên một địa điểm thu hút độc đáo với các bức tranh đầy màu sắc  sống động ở trên tường. Nó không chỉ mô tả lại cuộc sống thường nhật của cư dân chài ở đây mà còn đem lại cho du khách có được một không gian mơ mộng lạ thường. Ngoài ra, tụi nầy còn được đi tham quan bãi biển Tam Thanh với cảnh đẹp bình  dị và  nơi có  tượng đài về bà mẹ Việt Nam anh hùng lớn nhất ở  Đông Nam Á. Rất tiếc là tụi nầy chỉ ở đây ngày hôm tới vì ngày hôm sau 15/7 tụi nầy đi Hội An.

Version française

Le 14 juillet à 5h du matin, nous sommes obligés de prendre un taxi jusqu’à la gare  Diêu Trì située  près de la route nationale numéro 1 pour aller à  Tam Kỳ avec le train venant de Saïgon à 6h. Bien que cette ville ne soit qu’à environ 250 kilomètres de Quy Nhơn, cela prend quand même  5 heures en bus ou 3 heures en train. Par conséquent, nous devons choisir de prendre le train en raison du temps limité dont nous disposons mais c’est assez ardu pour nous durant le voyage en train.  Nous y avons rencontré pas mal d’obstacles.

D’abord, la couchette  que nous avons choisie est celle située au  troisième étage dans le train. Il n’y a pas d’échelle.  Il faut se tenir sur le bord du lit de chaque étage pour avoir assez d’élan et pour pouvoir se retrouver dans la couchette désirée. Honnêtement, les personnes âgées comme moi ne peuvent pas s’y mettre, y compris mon petit-fils car il est obligé de plier les jambes une fois  allongé dans la couchette. Nous étions obligés de renoncer à nous y installer. Nous préférions de rester debout dans le couloir du train car le wagon est assez petit pour les voyageurs (6 personnes)  et leurs bagages. Mais peu de temps après,  j’ai vu une fille assise dans le couloir avec un tabouret. Alors j’étais venu pour lui demander: comment elle avait trouvé ce tabouret ? Elle me répondit qu’à cause d’une affaire  familiale, elle voulait prendre ce train à tout prix. C’était pourquoi  elle devait louer ce tabouret. Profitant de cette opportunité, je proposai à cette fille de prendre  ma couchette et de me céder le tabouret. Grâce à cette astuce, nous avons réussi à avoir deux tabourets dans le couloir pour terminer notre voyage dans le train. En fait, si on veut se rendre à Tam Kỳ à partir de la province de  Binh Đinh, il vaut mieux prendre l’avion pour aller à Đà Nẵng puis prendre un taxi pour aller  à la ville  Tam Kỳ située à peu près de 60 km  au sud de la ville  Đà Nẵng. Mais cela nous prend beaucoup de temps. Arrivés à la gare de Tam Kỳ à 11h, en sortant de la gare avec nos valises,  nous allons  rencontrer également un autre obstacle.  Il nous est difficile de trouver un taxi pour nous emmener à l’hôtel  où j’ai réservé la chambre. La raison principale justifiant le refus des chauffeurs de taxi est la somme dérisoire qu’ils vont recevoir en nous emmenant à l’hôtel car ce dernier  est situé pas loin de cette route nationale numéro 1. Heureusement, à ce moment-là, il y a une conductrice de taxi tentant de nous expliquer la raison de ce  refus. Elle accepte  de nous emmener également  à l’hôtel. Lors de la conversation, nous lui demandons de nous emmener  dans un bon restaurant pour  goûter le plat traditionnel de la région Quảng Nam (Mì Quảng) et de nous faire visiter le  village des  fresques de Tam Thanh.  Ce dernier est  un village côtier de pêcheurs situé  à environ 7 kilomètres du centre-ville  de Tam Ky. Dans le passé, ce village n’était pas connu du public. Grâce aux mains habiles des artistes vietnamiens et coréens dotés d’un esprit de créativité et d’ingéniosité, ce village de pêcheurs devient ainsi une attraction unique avec des peintures aux couleurs vives sur le mur. Il  retrace non seulement la vie quotidienne des pêcheurs d’ici mais il offre également aux visiteurs un espace de rêve incroyable. De plus, nous  avons également la chance de visiter la plage de Tam Thanh avec sa beauté idyllique et l’endroit où a été édifié le plus grand monument de la mère vietnamienne héroïque en Asie du Sud -Est. Malheureusement, nous  étions ici  pour le jour de notre arrivée car le lendemain,  le 15 juillet, nous partirons pour Hội An.