Âm Dương trong đời sống của người dân Việt (Yin et Yang dans la vie des Vietnamiens): Phần 1

 

yinyangviet

Version française

 Triết lý  Âm Dương nó được gắn bó mật thiết hằng ngày với đời sống của người dân Việt và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Thuộc về Âm tất cả những gì có tính chất lỏng, ẩm, lạnh, tĩnh, tối, nội hay có cốt yếu nữ tính như  mặt trời, mặt trăng, đêm, nước hay mùa đông. Còn ngược lại thuộc về dương tất cả gì hiện ra tính chất cứng, khô,  nóng, cử động, sáng, ngoại hay có cốt yếu nam tính như  đất, thái dương, lửa, mùa hè vân vân…. Tính âm dương nầy được nhận ra trong  việt ngữ  qua hai phụ từ « con » và « cái ». Tựa như các mạo từ  xác định « le » và « la » trong Pháp ngữ, các  phụ từ « con » và « cái » được dùng để chỉ định trong vài trường hợp nào đó tính  đực và  cái. Nhưng dưa trên các từ chỉ đồ vật có hàm nghĩa tĩnh (không cử động) hay động (cử động) thì  các phụ từ « cái » và « con » nầy dùng theo, được  thuộc về loại ngữ nghĩa tương ứng tức là có dạng tĩnh hay động như các đồ vật. Phụ từ « cái » dùng khi đồ vật mang  tính cách  không cử động (tĩnh) ví dụ như  cái nhà, cái hang, cái nồi vân vân etc… Ngược lại khi đồ vật có tính cách cử động hay liên hệ đến cử động thì phải dùng  phụ từ « con » như  con mắt, con tim, con trăng, con ngươi, con dao, con đường, con hẻm vân vân  … Con mắt nhúc nhích  không ngừng cũng như con tim  đập rộn ràng. Cũng như con trăng hay con ngư cử động. Người Việt cổ thường xem  dao như con vật thiêng.  Nó được nuôi dưỡng với máu, rượu và gạo. Dù đồ vật được gọi cùng một danh từ nhưng có thể có ý nghĩa khác tùy theo  sử dụng  từ phụ « con » hay « cái » . Ví dụ sau đây thể hiện tĩnh hay động của chiếc thuyền  tùy theo sử  dụng tự phụ « cái » hay « con ». Con thuyền trôi theo dòng nước. Có nghĩa là có dùng mô tơ hay có ai chèo nên con thuyền được tiến lên. Ngược lại khi nói cái thuyền trôi theo dòng nước thì không có ai vận hành chiếc thuyền chi cả. Đây là làn sóng nước nó làm thuyền di chuyển một mình. Câu nầy muốn ghi nhận cái trạng thái  tĩnh của chiếc thuyền. Thuyền đậu thì gọi là « cái thuyền » còn thuyền chuyển động trên sông thì thường gọi là « con thuyền ». Lưỡng tính âm dương còn thể hiện rõ  ràng  qua các dụng cụ thông dùng chẳng hạn như  dao: dao cái (dao to) hay dao đực (dao rựa).  Sự nhận xét nầy được nhà nghiên cứu và hán học  Pháp Alain Thote ghi nhận trong bài có tựa đề là « Origine et premiers développements de l’épée en Chine » (Nguồn gốc và phát triển đầu tiên của các thanh kiếm  ở Trung Hoa). Các gươm của người Việt cổ rất được nổi tiếng như  dao trủy thủ Ngư Trường  (Yuchang)(ou l’épée des entrailles de poisson)  mà Chuyên Chư  (Zhuan Zhu)  dùng để giết Ngô Vương Liêu,  vào thời Xuân Thu vân vân… Qua các thanh kiếm, có thể biết giống đực hay cái. Từ ngữ  « đực rựa » thường được nghe trong các cuộc đàm thoại để ám chỉ các người đàn ông vì họ thường mang mạ tấu hay dao rựa khi ra khỏi nhà  từ sự nhận xét của các người dân Việt. 

Lưỡng tính âm dương thường được thấy từ lâu ở Việtnam trong nghề trồng lúa: chồng cuốc vợ cấy. Tượng trưng giống đực (Dương),  lưỡi cày xuyên qua đất (Âm)  còn khi  lúc cấy, vợ  (Âm) truyền lại khả năng sinh sản cho các cây lúa (Dương). Để nói lên sự hoàn hảo gắn bó vợ chồng (Âm Dương), người ta thường nói: thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.

Người Việt cổ rất gắn bó không những với đất mà luôn cả môi trường nơi họ sinh sống vì nhờ các hiện tượng thiên nhiên (mưa, nắng, gió, mây vân vân…) họ  có được có mùa mang tốt đẹp hay không.   Việc trồng lúa trên nương rẫy còn tùy thuộc sự may rủi với thời tiết. Bởi vậy người Việt cổ họ cần sống hài hoà với thiên nhiên.  Họ thường xem họ là nối gạch giữa Trời và Đất.  Từ khái niệm nầy ta thường hay nói: Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa. Chính ba hệ số nầy dành chiến thắng cho dân tộc Việt với các nhà chiến lựơc  Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi hay  Quang Trung trong công cuốc chống ngọai xâm.  Người dân Việt xem trọng các hệ số nầy trong cách suy nghĩ và cuộc sống hằng ngày.  Đối với họ, cái khái niệm nầy  nó có một ảnh hưởng không chối cãi được trên con người: định mệnh thường được áp đặt theo ý trời và còn phụ thuộc theo ngày sinh tháng đẻ.   Con người  có thể hấp thụ được  linh khí tốt hay xấu (qi) mà trời đất tạo ra với môi trường trong và ngoài nơi mà con người ở. Nghệ thuật làm điều hòa linh khí môi trường sẻ làm giảm đi sự buồn phiền và mang lại sự thoả mái và sức khoẻ cho con người.   Một mãnh  đất bằng phẳng không có nhấp nhô và không có đồi  là một mãnh đất thiếu linh khí và không có sự sống.   Người Việt ám chỉ núi đồi  với  Rồng và Hổ.  Các nhà thường có Rồng xanh ở phiá tây  và hổ trắng ở  phiá đông. Con Rồng thông thường hùng tráng hơn con Hổ (Hữu Thanh Long, Tã Bạch Hổ)  có nghĩa là núi (Rồng) phải cao hơn đồi (Hổ). Sự hài hoà được hoàn mỹ nếu điạ điểm nào được  dựa vào núi và hai bên có các dãy đồi che đở chống gió không làm phân tán đi các chi mà còn dẫn đến một cái hồ hay con sông, nơi có nước và thức ăn cho sự sống  và cũng là nơi  tụ các chi.

Cái mô hình nầy có thể thấy được qua kinh thành (hay phương thành)  Huế. Kinh thành quay mặt về phiá nam vì Kinh dịch đã viết: « Thánh nhân nam  diện nhi thính thiên hạ thí (vua quay mặt về phía nam để cai trị thiên hạ) ».  Với   tính cách quân sự phòng vệ, vòng thành của kinh thành nầy   được dựng  lên dựa theo kiểu thành lũy của  Vauban  và  bao gồm  một hoàng thành (hay Đại Nội) ở mặt phiá nam.  Đại Nội  nầy   cũng bị hạn chế bởi một vòng đai thứ nhì  hình chữ nhật  622×606 thước mà trong đó  lại có cung thành hay là  Tử Cấm Thành,  nơi ăn ở sinh hoạt của vua và hoàng gia với một vòng đai cuối cùng cũng gần như vuông (330×324  thước).  Sự chồng chéo ba vòng đai nầy  thể hiện  khái niệm Tam Tài (Thiên-Nhân-Địa).    Phía nam của kinh thành nơi có Ngọ Môn, cổng chính của hoàng thành, được dọc theo khúc cong của sông Hương. Cũng như rồng ngoạ về phiá tây, sông nầy  bò  từ nam lên Bắc  len lỏi giữa những gò đồi  rồi quay một cách đột ngột 90 độ về phiá đông. Sông Hương  gặp  hai  cù lao Dã Viên và Cổn Hến trước khi đổ ra biển, tạo ra cái « Chi Huyền Thủy »  rất phù hợp với  sơ đồ được  nói ở trên trong thế  Hữu Thanh Long, Tã Bạch Hổ  mà được  Dã Viên và Cồn Hến tượng trưng, ngang mặt với núi Ngự Bình  cao 150 thước làm một bức bình phong thiên nhiên theo lý thuyết phong thủy.

Con người có thể tác động và thay đổi cuộc sống của mình.  Với những hành động nhân từ đối với kẻ khác, con người có thể tìm thấy được  hạnh phúc và  cải thiện được phần nào  cái nghiệp của mình. Ngày xưa ở Việtnam có một lễ quan trọng mà do triều đình nhà Nguyễn  tổ chức hàng năm. Đó là lễ tế Nam Giao.   Chính vua có quyền cúng tế Trời Đất và cha mẹ mình ở đàn Nam Giao vì vua là con của Trời. Đàn nầy  được xây dựng vào năm 1806 cách kinh thành Huế về phía nam. Đàn Nam Giao có ba tầng, tượng trưng cho thuyết tam tài: Thiên, Đia, Nhân. Mỗi tầng mang một hình dạng và màu sắc riêng tư.  Được chay tịnh lòng mình trước đó, vua lên đàn tế và cầu khẩn cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, tạ ơn trời đất.  Vua là  người  trung gian duy nhất giữa Trời và Đất.  Quan niệm Tam Tài cũng thưòng được nhắc đến trong các truyện cổ tích Việt Nam.  

Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, Mỵ Nương được cầu hôn bởi hai vị thần hay là trong truyện Táo Quân, người phụ nữ bị phân vân giữa mối tình xưa và hiện tại.  Trong truyện trầu cau, quan niệm  tam tài dựa trên   vợ, chồng và em.  Một khi qua đời họ  trở thành dây  trầu, cây cau và đá vôi thì bộ ba nầy biểu thị  cho tiết hạnh, ngay thẳng và trong trắng.  Truyện trầu cau  phản ảnh  khái niệm cân đối hài hoà  mà được thấy trong lý thuyết Âm Dương.   Để làm miếng trầu, người ta thường phết vôi trên lá trầu. Rồi thêm vào đó vỏ của  cây chay  Artocarpus tonkinese màu vàng cam cùng vài  lát cau thái mỏng. Rồi bỏ vào miệng và nhai chậm rãi đến khi chỉ còn bã trầu mới nhổ ra sau đó.  Có đến 5 vị  trong miếng trầu:   ngọt với cau, cay với lá trầu, đắng với rễ vỏ của cây chay,  mặn với vôi và chua với nước bọt.  Hình ảnh  dây leo của cây trầu nhô ra từ đất mà được tiêu biểu  qua  đá vôi  và quấn chặt thân cây cau dong dỏng cao thẳng   nầy khiến ta nhận thấy được tính chất trung dung  giữa Âm và Dương  trong sự  hài hoà hoàn hảo.  Miếng trầu là đầu câu chuyện thuờng được nghe nói trong ngạn  ngữ của người Việt.  Sự chấp nhận ăn miếng trầu  mang nhiều ý nghĩa thường dẫn đến một lời cam kết mà không ai có thể nghĩ khước từ về sau.  Nếu đây là sự trao đổi giữa trai và gái thì nó còn  có nghĩa là một đề nghị thành hôn. Trong truyền thống của người Việt, miếng trầu là biểu tượng cho hạnh phúc vợ chồng. Vì vậy nó không thể thiếu trong lễ cưới.

Trong nền văn hóa trồng lúa nước, còn có nhiều bộ ba cũng quan trọng như Thiên Địa Nhân. Đây là trường hợp của Thủy, Hỏa, Thổ hay là Mộc, Kim, Thổ.  Con người cần có đất để trồng lúa, nước và phân bón  để làm cho đất có  màu mỡ. Cũng như con người cũng cần có cây cỏ để sinh sống và kim loại để làm dụng cụ  canh tác.  Nhưng trong trường hợp nào đi nửa, con người cũng cần có đất vì đất là yếu tố chung của Thủy, Hỏa, Thổ hay là Mộc, Kim, Thổ.  Chính vì vậy đất (hay Thổ) chiếm môt vị trí trung ương và then chốt  trong việc quản lý bốn phương.  Trong đời sống nông nghiệp, yếu tố quan trọng sau đất là nước. Bởi vậy người nông dân  thường  nói:  Nhất nước nhì phân. Như nước thuộc  về « Âm », người ta gán cho phương Bắc vì phương nầy tương thích với trời  lạnh (mùa đông). Ngược lại trong bộ ba  (Thủy, Hỏa, Thổ), yếu tố lửa đựợc  nối kết với phương nam vì nơi nầy trời nóng và nhiều ánh sáng. Còn yếu tố Mộc thường liên quan đến cây cối mà thường được nẩy nở ở mùa xuân. Bởi vậy Mộc được  chiếm ở phương tây với sư tăng trưởng của Duơng. Còn lại là yếu tố Kim với tinh chất dễ uốn nắn và đa dạng nên nó  được ở phương đông mà thường được liên nối với mùa thu. 

Người Việt thường nhận thấy ở lý thuyết Âm Dương một khái niệm luân phiên hơn là một khái niệm đối nghịch.  Hai thành tố Âm và Dương tạo thành một thực thể dẩn đến việc thiết lập một cân bằng thích hợp và hài hoà.  Đối với họ, thế giới  biểu thị  qua tất cả những qui luật tuần hoàn hơp thành bởi sự liên hợp của hai thể hiện luân phiên và bổ sung. Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âmHai thanh tố Âm và Dương được xem như là bánh xe lăn.  Vận động đến chốn, các thanh tố bắt đầu làm lại. Một khi giới hạn được đạt thì các thành tố nầy trở lại một lần nửa.

Có một lô châm ngôn dân gian có quan hệ nhân quả  biểu lộ cụ thể sự chuyển hóa của Âm Dương.  Bởi vậy thường nghe nói:  Trong rũi có may, Trong họa có phúc,   Sướng lắm khổ nhiềuTrèo cao ngã đau Yêu nhau nhiều cắn nhau đau, Của đi thay người.  Hai yếu tố Phúc và Họa  thông thường thay đổi đi ngược chiều với nhau.  Nhờ có lưỡng tính Âm Dương nầy  mà người dân Việt thường kiếm một cân bằng thích hợp trong cuộc sống hằng ngày.  Họ tìm cách có được sự  hoà thuận hoàn hảo với mọi người và thiên nhiên  luôn cả sau khi qua đời. Đây là sự việc mà người ta khám phá được ở mộ cổ Lạc Trương (Thanh Hóa) ba thế kỷ trước Công Nguyên với các đồ mai táng bằng gỗ (Dương) được chôn cất phương bắc (Âm) và các đồ bằng đất nung (Âm) thì ở phương Nam (Dương). Khái niệm cân bằng cũng được thấy rõ ở chùa chiền với Ông Thiện Ông ÁcChính nhờ triết lý cân bằng nầy mà người dân Việt có khả năng để  thích  ứng với bất cứ tình huống hay thảm họa nào đi nửa. Chính cũng nhờ nguyên tắc cân bằng nầy mà các nhà lãnh đạo Việt đã tiếp tục giữ được trong quá khứ khi có chung đụng với ngoại bang. Để tránh sĩ nhục cho quân  Mông Cỗ bị thất bại hai lần ở Việtnam, tướng Trần Hưng Đạo đề nghị cống nạp cho Hốt Tất Liệt để có được  hoà bình bền lâu. Sau khi thắng quân Minh, Nguyễn Trãi  không gần ngại thả Vuơng Thông trở về Trung Hoa với  13000 quân lính  và đề nghị môt hiệp ước cống hiến 3 năm một lần hai tượng bằng kim loại mịn để đền bồi thường hai tướng nhà Minh Liễu Thăng Lương Minh bị chết lúc giao chiến. Cũng như vua Quang Trung rất khiêm tốn và chấp nhận gữi sang Trung Hoa một sứ giã để giải  hoà với vua Càn Long sau khi tiêu diệt quân Thanh ở Hànội vào năm 1788 trong một thời gian ngắn  ngủi (6 ngày). Cũng không quên nhắc đến thái độ khéo léo của các nhà lãnh đạo cộng sản trên phương diện ngoại giao trong các cuộc xung đột với Pháp Quốc và Mỹ Quốc.  Hội nghị Genève (1954) và Paris (1972)  biểu hiện một lần nửa giải pháp   cân bằng hay phương pháp trung dung mà người dân Việt tìm thấy trong lý thuyết Âm Dương. Ở Vietnam, tất cả đồ vật nào có hình dáng tròn thuộc về Dương còn những đồ vật nào có hình vuông thuộc vế Âm. Đây là một khái niệm đã có từ thuở xa xôi mà người ta nghĩ rằng  mặt trời lại  tròn và mặt đất thì  vuông nhờ người dân Việt cổ  san bằng làm cho vuông vức  mới làm rẫy và cất nhà được. Chính với quan niệm « thiên viên địa phương (trời tròn đất vuông) » nầy   mà nguời Việt cổ có thói quen chia mãnh đất ra chín lô với mô hình dựa trên chữ  tĩnh 井 (giếng nước) viết bằng chữ Hán. Lô ở trung tâm dùng để xây cái giếng còn 8 lô  xung quanh còn lại để xây cất nhà. Đây là đơn vi gia cư đâu tiên  trong xã hội nông nghiệp.  Câu châm ngôn dân gian sau đây : trời xanh như tán lọng tròn ; đất kia chằn chặn như bàn cờ vuông phản chiếu quá đúng cái tín ngưỡng nầy. Tổ tiên chúng ta vẫn biết trái đất tròn trong tìm thức nên khi nói  « trời tròn đất vuông » là muốn phân biệt giữa thể (cái gì tồn tại tự chính nó) như trời   và dụng (cái gì được  dùng khi được san bằng) như đất.  [ Âm Dương trong đời sống dân Việt: phần 2]


Tài liệu tham khảo

–Alain Thote: Origine et premiers développements de l’épée en Chine.
–Cung Ðình Thanh: Trống đồng Ðồng Sơn : Sự tranh luận về chủ quyền trống đồng giữa học giã Việt và Hoa.Tập San Tư Tưởng Tháng 3 năm 2002 số 18. 
-Brigitte Baptandier : En guise d’introduction. Chine et anthropologie. Ateliers 24 (2001). Journée d’étude de l’APRAS sur les ethnologies régionales à Paris en 1993.
-Thái văn Kiểm: Việt Nam quang hoa . Nhà sách Xuân Thu. USA
-Nguyễn Từ Thức : Tãn Mạn về Âm Dương, chẳn lẻ (www.anviettoancau.net) 
-Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hóa Việt-Nam. NXB : Tp Hồ Chí Minh Tp HCM 2001. 
-Nguyễn Xuân Quang: Bản sắc văn hóa việt qua ngôn ngữ việt (www.dunglac.org)
-Georges Condominas : La guérilla viêt. Trait culturel majeur et pérenne de l’espace social vietnamien, L’Homme 2002/4, N° 164, p. 17-36. 
-Louis Bezacier: Sur la datation d’une représentation primitive de la charrue. (BEFO, année 1967, volume 53, pages 551-556) …..

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.