Trong lý thuyết Âm Dương, có nhắc đến vuông tròn là muốn nói đến sự hoàn thiện và kết hợp mỹ mãn. Từ một hình vuông ta có thể biến hình có tám cạnh rồi tiếp tục đến 16 cạnh, cứ nhơn 2 cho đến cuối cùng tạo thành một hình tròn, một hình không còn cạnh nửa. Đây là một hình hoàn hảo (perfectissima forma). Bởi vậy người ta thường nói « Mẹ tròn, con vuông » để chúc mừng mẹ con được dồi dào sức khoẻ lúc sinh đẻ. Cái thành ngữ nầy được truyền lại bởi các tiền nhân để chúng ta lưu ý đến tính cách sáng tạo của vũ trụ. Các hình tròn và vuông là hai hình dáng đựợc thấy không những qua bánh chưng bánh Tết hay là bánh Su Sê mà còn ở trên các đồng tiền đồng của Việtnam.
Sapèque
Hình dáng của các đồng tiền xưa nầy rất liên quan đến thiên văn học của người Việt cổ: sự tròn trĩnh của các đồng tiền gợi lại Trời tròn như cái bát úp cùng Đất qua lỗ vuông ở giữa. Thông thường thì có một tỷ lệ phải tôn trọng ờ các đồng tiền xưa nầy: 70 phần trăm cho hình tròn và 30 phân trăm cho hình vuông. Hai dáng hình vuông tròn nầy cũng được thấy qua cây gậy tre mà trưởng nam dùng đi theo sau quan tài trong lúc đưa đám tang của cha. Còn nếu người qua đời là mẹ thì người con phải đi trong tư thế lùi trước nhìn quan tài. Đây là nghi thức « Cha đưa mẹ đón » cần phải tôn trọng trong phong tục đám tang của người dân Việt. Gậy tre biểu tượng tính ngay thẵng và khả năng chịu đựng của cha. Nếu là mẹ thì phải thế với cây vong để nói lên sự gian dị, dịu dàng và khéo léo. Cây gậy phải có đầu tròn và chân hình vuông để biểu tượng Trời Đất còn thân gậy thì dành cho con cái với hàm ý là cần sự che chở của Trời Đất, giáo dục của cha mẹ và tương trợ của anh em trong xã hội. Để bày tỏ sự kính trọng đối với người qua đời, quan khách phải lạy trước quan tài với con số âm (2 hoặc 4) vì người qua đời sẻ về âm phủ (Âm). Thưở xưa thường có phong tuc để trong miệng người chết một lát vàng (Dương) để bao quản thể xác và để tránh thối rữa.
Trong lúc hấp hối , người chết được các người thân nhân cho một biệt danh (hay tên thụy) mà chỉ họ và người chết biết thôi vì đến ngày giỗ, người chết sẻ được gọi về nhà để tham dự cúng kiến và tránh các cô hồn. Bởi vậy người ta thường nói tên cúng cơm để nhắc nhở mỗi người có biệt danh. Cũng phải chọn con số âm với các bó bông dành cho tang lễ. Nhưng có một trường hợp ngoài lệ khi người chết là cha mẹ hay Phật. Thông thường trước bàn thờ của các người nầy thường cắm ba cây nhan trong bình hay là quỳ gối đầu đụng tới đất lạy 3 lần (số dương) vì lúc nào cũng xem họ là những người thân thuộc còn sống. Để bày tỏ sự kính trọng với các người cao tuổi còn sống, người ta chỉ bái 1 hay 3 lần mà thôi. Ngược lại trong lễ đám cưới, cô dâu trước khi về nhà chồng phải qùy bái cha mẹ ruột có công sinh thành và nuôi dưởng mình nhưng chỉ lạy với số chẳng (số âm) vì từ nay cô dâu kể như chết và thuộc về nhà chồng. Còn có một phong tục cho đêm tân hôn. Chọn một phụ nữ có nhiều con, đức hạnh vẹn toàn, được gia đình chú rể mời đến để trực tiếp dọn giường với đôi chiếu: 1 úp 1 mở theo mô hình kết hợp của Âm Dương. Thưở xưa, cô dâu chú rể hay trao đổi với nhau bằng một nhúm đất lấy một nhúm muối. Họ muốn thực hiện lời hứa và gắn bó với nhau suốt đời bằng cách lấy Trời Đất làm nhân chứng. Có một thành ngữ cũng cùng một ý nghĩa: Gừng cay muối mặn để nhắc nhở vợ chồng trẻ chớ đừng bỏ nhau vì vị mặn của muối hay vị cay của gừng lại rất đậm đà và rất khó quên cũng như tình nghĩa vợ chồng rất sâu đậm và thắm thiết dù có bao thăng trầm trong cuộc sống.
Để nói đến đức hạnh, người dân Việt thường hay nói
Ba vuông sánh với bảy tròn
Đời cha vinh hiễn đời con sang giàu
Khi nói đến ba vuông, làm ta nhớ đến hình dáng của bánh chưng thường thấy nhân dịp Tết. Với những đường được vẻ thẳng bằng với thước vuông góc, hình dáng nầy tượng trưng lòng trung thành và tính cương trực trong mối quan hệ của Tam Tòng: Tại gia tòng phu, xuất giá tòng phu, phu tữ tòng tữ. Còn 7 vòng tròn thì làm ta nhớ sự tròn trĩnh của bánh giầy. Vòng tròn của bánh tựa như một dãy dấu chấm được cách xa đều đặn với tâm điểm nơi mà có trái tim. Đây là tiêu biểu của một tâm hồn rất thăng bằng mà không có đam mê nào lay chuyển được. Chính ở đây mới thấy sự hoàn thiện của thất tình: hỹ, nộ, ái, lạc, sĩ, ố, dục. Ai mà có được một cuộc sống đạo đức nếu có được lòng trung thành và tính cương trực với mọi người và giữ đựợc mãi khoảng cách một cách cân bằng qua sự bộc lộ tình cảm của mình?
Từ ngữ « vuông tròn » thường được nói đến trong một số châm ngôn dân gian của người Viêt:
Lạy trời cho đặng vuông tròn
Trăm năm cho trọn lòng son với chàng!
Đấy mà xử ngãi (nghĩa) vuông tròn
Ngàn năm ly biệt vẫn còn đợi trông
hoặc là trong các đọan thơ 411-412 và 1331-1332 của Kim Vân Kiều:
Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khuôn xanh biết có vuông tròn mà haỵ
hay
Trăm năm tính cuộc vuông tròn,
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông
Lưỡng tính Âm Dương biểu hiện dưới nhiều hình thức ở Vietnam. Ở Trung Hoa thì có một vị thần (ông tơ) lo chuyện hôn nhân nhưng ở Vietnam thì có đôi thần minh, môt ông một bà thường gọi Ông Tơ Bà Nguyêt. Cũng như ở chùa chiền thì có Phật Ông Phật Bà trên bàn thờ Phật. Người dân Việt rất tin rằng mỗi người được gắn bó từ lúc đầu với các con số. Trước khi sinh, bào thai cần phải đợi 9 tháng 10 ngày. Để nói ai có được mệnh tốt thì người ta nói người đó có số đỏ. Còn ngược lại số đen dành cho ai có một định mệnh xấu. [ Con số Âm Dương của người Việt]