Pont Alexandre III (Cầu Alexandre III)

Pont d’Alexandre III

Version vietnamienne

C’est le pont le plus joli enjambant la Seine romantique entre les quartiers 7 et 8 de Paris. Ce pont a été construit en même temps que les ouvrages architecturaux « Petit Palais » et « Grand Palais » à l’occasion de l’exposition universelle de Paris en 1900. C’est aussi le cadeau offert par le tsar Alexandre III à la France pour sceller l’amitié entre les deux peuples russe et français. Le tsar a demandé aux deux architectes Cassien-Bernard et Gaston cousin ainsi que deux ingénieurs Jean Résal et Amédée d’Alby d’assumer la réalisation. Aujourd’hui, ce pont est reconnu par UNESCO comme le patrimoine mondial et visité par la plupart des touristes étrangers.

Cầu Alexandre Đệ Tam 

Đây là một cái cầu đẹp nhất bắc qua sông Seine trữ tình giữa hai quận 7 và 8 của Paris. Cầu nầy được xây cất cùng hai công trình Petit Palais và Grand Palais nhân dịp có cuộc triển lãm thế giới năm 1900 ở Paris. Nó cũng là món quà tặng của sa hoàng Alexandre III để siết chặt tình hữu nghị Nga và Pháp và được giao cho hai kiến trúc sư Cassien-BernardGaston Cousin cùng hai hai kỹ sư Jean Résal và Amédée d’Alby đảm nhiệm. Nay được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

 

Château de Vaux-le-Vicomte (Maincy)

Version française

Nằm gần thành phố Melun, cách xa Paris khoảng chừng 50 cây số về phía nam, lầu đài Vaux le Vicomte ở Maincy là một công trình kiến trúc được xây dựng bỡi tử tước Nicolas Fouquet, người quản lý tài chánh của vua mặt trời Louis XIV (bộ trưởng bộ tài chính) dưới thời Mazarin từ 1658 tới 1661.  Tuy nó nhỏ so với các lầu đài khác của Pháp, Vaux le Vicomte với phong cách baroque rất nỗi tiếng vì nó đem lại nguồn cảm hứng không ít về sau cho các lầu đài ở Âu Châu, nhất là với  lầu đài Versailles. Đến đây du khách sẽ trông thấy sự hài hoà giữa kiến trúc và khu vườn dài 3 cây số  phiá trước lầu đài  khiến tạo ra một không gian hữu tình và hoành tráng. Phải nói đây nhờ  sự đam mê nghệ thuật và tính hào phóng của Fouquet khiến ông tuyển lựa được ba nghệ nhân nổi tiếng vào thời điềm đó ở nước Pháp đó là kiến trúc sư Louis Le Vau, nhà thiết kế vườn cảnh André La Nôtre và nhà họa sĩ trang trí Charles Le Brun mà công trình kiến trúc Vaux le Vicomte được hoàn thành mỹ mãn.

Với lòng tự tin ở nơi vua, ông không ngần ngại đón tiếp Louis XIV ở lầu đài khiến tạo ở nơi vua sự ganh tị nhất là có những lời nói gièm pha của Colbert ở bên cạnh. Ba tuần lễ sau, Fouquet bị bắt giữ bỡi trung úy D’Artagnan và đưa ra trước toà án đặc biệt. Fouquet được trả lại  tự do nhưng bị trục xuất vĩnh viễn ra khỏi vương quốc.  Để chứng tỏ quyền lực, vua Louis XIV hủy bỏ án phạt và giảm tội  nhốt Fouquet  ở tù chung thân ở lầu đài Pignerol cho đến chết vào năm 1680. Vaux le Vicomte là một kiệt tác sáng lập vườn hoa Pháp ở thế kỷ 17 mà cũng là một điạ điểm du lịch ở Paris mà du khách không thể bỏ qua dù biết đi tham quan có nhiều trở ngại nếu không có xe.

Version française

Non loin de la ville Melun et situé environ à 50 km au sud de Paris, le château Vaux le Vicomte (Maincy) est un ouvrage architectural réalisé par le vicomte Nicolas Fouquet, le gestionnaire des finances du roi soleil Louis XIV (ou ministre des finances) à l’époque de Mazarin de 1658 à 1661. Malgré sa petite taille comparée à celles des autres châteaux de France, Vaux le Vicomte est très connu avec son style baroque car il apporte une inspiration et un modèle aux autres châteaux d’Europe, en particulier à celui de Versailles de Louis XIV. En venant ici, le touriste verra l’harmonie entre l’architecture et le jardin long de 3 kilomètres devant le château, ce qui crée un espace artistique et monumental. Il faut reconnaître que grâce à sa passion pour les arts et à sa générosité Fouquet réussît à recruter à cette époque 3 artistes célèbres dans la réalisation de son château: l’architecte Louis Le Vau, le jardinier paysagiste André le Nôtre et le peintre décorateur Charles Le Brun.

C’est une belle réalisation de son temps. Ayant eu une confiance absolue au roi, il ne tenait pas compte des critiques de la part de Colbert son futur remplaçant plus tard et n’hésita pas à donner une réception grandiose en l’honneur du roi au château Vaux le Vicomte lors d’une fête. Jaloux, le roi ordonna trois semaines plus tard son arrestation supervisée par le sous lieutenant d’Artagnan. Il fut traduit devant un tribunal d’exception. Malgré cela, Fouquet obtint le bannissement définitif hors du royaume. Pour marquer son autorité, le roi cassa la sentence et commua sa peine en prison à vie. Il fut interné dans le château Pignerol jusqu’à sa mort en 1680. Vaux le Vicomte n’est pas seulement un chef d’œuvre de création du jardin à la française au 17ème siècle mais aussi un site touristique à ne pas manquer malgré les difficultés que le touriste peut avoir s’il n’a pas les moyens de déplacement en voiture. Il faut compter 3 heures (aller-retour) avec le train et le bus du château.

Malaisie (Malacca)


Version française

Ai có đến tham quan liên bang Mã Lai thì cũng không nên bỏ qua Malacca cả vì thành phố cổ nổi tiếng nầy nằm cách xa thủ đô Kuala Lumpur khoảng hai tiếng (150 cây số) nếu lấy xe buýt. Malacca có một thời là một thương cảng sầm uất tại khu vực Đông Nam Á nhất là nó có vị trí quan trọng nằm ở eo biển Malacca. Người Mã Lai gọi nó là Melaka. Vào thế kỷ 16, thành phố nầy  bị người Bồ Đào Nha xâm chiếm kế tiếp sang thế kỷ 17, người Hà Lan giành lại rồi nhường lại cho người Anh ở thế kỷ 18. Bởi thế ngoài sự đa dạng về dân tộc,  thành phố nầy còn  lưu giữ  hiện nay ở phiá tây  nhiều dấu tích  của các nước châu Âu ở thời kỳ thuộc địa  và ở phía đông  một khu phố tàu Jonker. Tuy diên tích khu phố đi bộ nầy nó có giới hạn nhưng lúc nào cũng đông người đi bộ nhất là thứ bảy chủ nhật. Lang thang ở con đường nầy để  lại cho tớ một ấn tượng khó quên nhất là nó có những nét đẹp độc đáo của phố cổ Hội An. Còn ở trung tâm thành phố thì có một biểu tượng  của người Hà Lan, đó là nhà thờ Christ  được sơn màu đỏ hiện nay cùng các công trình khác gần đó. Còn hai bên bờ  sông êm đềm hiền hoà  Malacca, thì có lô nhô các quán cà  phê trữ tình khiến tớ cảm thấy thích thú, không tiếc những khoãng khắc dừng chân nơi nầy để khám phá thành phố Malacca, một di sản văn hóa mà được UNESCO công nhận vào năm 2008.

Version française

Quiconque a l’occasion de visiter la Malaisie ne peut pas laisser tomber Malacca car cette vieille ville célèbre, localisée seulement à 150 km de la capitale Kuala Lumpur nécessite  à peu près deux heures de route avec le bus. À une certaine époque, elle était un port de commerce très animé dans l’Asie du Sud-Est. Elle était située stratégiquement dans le détroit de Malacca. Pour les Malais, cette ville s’appelait Melaka. Au 16ème siècle, elle fut occupée par les Portugais qui furent chassés à leur tour un siècle plus tard  par les Hollandais.  Ces derniers la cédèrent enfin au 18ème siècle aux Anglais.  C’est pourquoi,  à part la diversité de sa population, Malacca continue à garder encore en direction d’Ouest  les vestiges des pays européens durant la période coloniale et en direction d’Est un quartier chinois connu sous le nom de Jonker. Malgré la superficie de sa zone piétonne  très restreinte,  Malacca continue à être bondée de gens  le soir,  en particulier le week-end. « Se balader à pied » me laisse quand même une impression inoubliable lorsque cette ville charmante me rappelle quelques traits caractéristiques de Hội An (Faifo). Quant au centre de Malacca, il y a toujours un symbole visible venant de la Hollande. C’est l’église Christ peinte aujourd’hui  en rouge avec les autres bâtiments alentours. Beaucoup de kiosques à café longent les rives du fleuve paisible Malacca. Cela me donne  une ambiance pittoresque et  une  énorme satisfaction. Aucun regret ne vient non plus de ma part pour  consacrer un laps de temps dans la découverte de  cette ville que l’organisation internationale UNESCO a reconnue comme le patrimoine mondial culturel en 2008.