Điêu Khắc Cổ Chămpa. (Sculpture du Chămpa: 1ère partie)

dieu_khac_champa

Version française

Cho đến hôm nay, không ai biết   rõ nguồn gốc của dân tộc Chàm.  Có người nghĩ rằng  họ đến từ Châu Á và bi đẩy lui cùng các dân tộc sống miền nam nước Trung Hoa (dân Bách Việt)  bỡi người Hoa nhưng còn có những người khác ( nhất là những nhà dân tộc học,  dân loại học và ngôn ngữ học)  thì nhận diện nguồn gốc  của họ đến từ  hải đảo qua các công trình nghiên cứu.


Tạc  một bức tượng , đó là một cử chỉ mang tính cách nghi lễ tôn giáo.   


 Đối  với những người khoa học nầy,  người  Chàm chắc chắn là những cư dân ở vùng biển phương nam ( những quốc gia của  quần đảo hay bán đảo  Mã lai).  Những lời truyền khẩu thưòng nhắc đến ở thời huyền thoại,  những quan hệ mật thiết giữa Chămpa và Java (hay  Chà Và)(Nam Dương), càng cũng cố thêm giã thuyết cuối cùng nầy.

Thường được gọi là những người Viking của Đông Nam Á,  người Chàm sống theo bờ biển của miền trung và miền nam Vietnam hiện nay. Công việc chính của họ là buôn bán. Họ liên hệ rất sớm với Trung Hoa và những vùng đất  xa hơn bán đảo Mã Lai, có thể là vùng ven biển của miền nam Ấn Độ.

Điêu khắc  cổ của Chămpa tuy có xu hướng hoàn toàn về tôn giáo,  nhưng cũng không tránh được những tác động chính trị và ảnh hưởng từ bên ngoài đến nhất là Ấn Độ, Chân Lạp và Giava (hay Chà Và).  Chính nhờ vậy những tác động nầy trở thành những động lực quan trọng trong việc sáng tạo và  phát  triển  phong cách trong nghệ thuật điêu khắc.  Theo nhà nghiên cứu Pháp Jean Boisselier, điêu khắc  cổ  chàm có liên quan mật thiết với lịch sữ.  Những thay  đổi  quan trọng được ghi nhận trong sự phát triển của điêu khắc cổ chàm  nhất là qua  tượng hình với những  biến cố lịch sữ, những thay đổi triều đại hay những quan  hệ mà Chămpa có với các nước láng giềng (Việtnam và Chân Lạp).  Theo nhà nghiên cứu Việt Ngô văn Doanh, mỗi khi có một tác động mạnh nào từ bên ngoài là ở Chămpa lại xuất hiện một phong cách điêu khắc mới. 

Vì thế chỉ cần lấy một thí dụ như sau: từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 12, sự  giải thích về nét độc đáo và phong phú mà tìm thấy được ở phong cách Tháp Mắm đó  là  do sự tăng cường xung đột kịch liệt với Viêtnam và Chân Lạp  và sự xuất hiện những khái niệm mới có liên quan đến sự sáng lập của  vương quyền.

Hình ảnh điêu khắc cổ Chămpa

Biểu hiện các chư thần Ấn Độ (Bà La Môn hay Shiva giáo và Phật giáo), điêu khắc cổ Chămpa thường dùng một cách tao nhã những khái niệm, những chuẩn mực  từ ngoài vào nhưng phá rất  nhanh và  giải thích sau đó qua truyền thống riêng tư của Chămpa thay vì bắt chước một cách mù quáng và mang tính chất lệ thuộc. Điêu khắc cổ Chămpa được xem trước hết như là  một phương tiện dùng để thiền  và một bằng chứng sùng đạo.  Tạc một bức tượng , đó là  một cử chỉ mang tính cách nghi lễ tôn giáo.   Với đôi bàn tay khéo léo, dù bị gò bó với các chuẩn mực tôn giáo, người thợ chàm  thường thành công tạo một linh hồn với lòng nhiệt tâm  cho một mô đá trơ trụi, biến thành   một biểu tượng thần thánh thường kềm theo một khái niệm tôn giáo mà người thợ thích chia sẻ  nhiệt thành. Điêu khắc cổ Chămpa rất yên tĩnh. Không có cảnh tượng nào kinh dị  tìm thấy.  Chỉ có những sinh vật thường không có trên thực tế (sư tữ, rồng, chim , voi  vân vân …). Cũng không tìm thấy một hình thức nào mang tính cách bạo động và trụy lạc qua những bức tượng thần thánh.  Dù có sự tiến triển phong cách điêu khắc  qua dòng lịch sữ , Chămpa vẫn tiếp tục giữ các tạo vật thần linh và các sinh vật  trong một chủ đề không thay đổi.

Makara

Nghệ thuật Chămpa đã  thành công trong việc giữ đặc tính riêng tư, nét mặt  và vẻ đẹp cá biệt khó mà có thể nói đó là môt bản sao của những mô hình từ ngoài đến. Cũng khó đặt ra nghi vấn  về đặc tính cá biệt của nó trong điêu khắc cổ của đạo Hindu mà tìm thấy  ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Mặc dầu thiếu sôi động và thực tế, những tác phẩm của Chămpa thường được chạm khắc phần đông bằng sa thạch và rất hiếm bằng đất nung và hợp kim khác (vàng, bạc, đồng vân vân …). Nói chung  kích  thước rất  khiêm tốn , những tác phẩm nầy   kể lại những tín ngưỡng tôn giáo và những khái niệm của thế giới.   Nó cũng không thể để chúng ta thản nhiên được vì nó tạo ở nơi chúng ta có một ấn tượng lạ thường.  Đấy là một trong những đặc tính của vẻ đẹp duyên dáng tìm thấy  trong nghệ thuật Chămpa. 

 Còn tìm được trong nghệ thuật nầy những tượng  chạm cao bằng 3D  thường được để đặt trên bệ,  những hình chạm nổi cao và  thấp dưới dạng phù  điêu. Một  tượng  chạm cao bằng 3D là tượng mà có thể  đi vòng quanh để nhìn tác phẩm của người khắc chạm. Hình chạm nổi cao thường có nét khắc bật ra ngoài và không ra khỏi nền. Còn hình chạm nổi thấp thì nét khắc không có sâu  trên một cái nền bằng phẳng và không nhấp nhô.  Thường nhận thấy trong điêu khắc cổ Chămpa  là có xu hướng tới hình tròn  dưới dạng phù điêu.   Ít có khung cảnh  được trông thấy trong điêu khắc nầy.  Cũng thấy  thiếu sự gắn bó  với nhau hay khéo léo trên phương diện gá lắp. 

Những tạo vật tìm thấy ở trong điêu khắc Chămpa  thường có xu hướng bứt mình ra khỏi không gian và mang tính cách hoành tráng.  Dù trong trường hợp những tạo vật nầy  có được   tập hợp chung  như trong những tác phẩm Mỹ Sơn, Trà Kiệu kể lại cuộc  sống thường ngày của người Chămpa thì  chúng ta có cảm tưởng từng tạo vật  như tách rời nhau ra và  như hoàn toàn độc lập  với nhau.  Có thể nói rằng người điêu khắc Chàm chỉ  nghĩ   đến việc  sáng tạo vật  để bày  tỏ ra lòng thành kính và thần hóa vật chạm chớ không có bao giờ  chú ý đến các chi tiết và những khuyết điểm có phần không  thực tế (chẳng hạng một cái tay quá to hay một cánh tay quá cong của vũ nữ Trà Kiệu) và không có ý mô phỏng  các mẫu có gốc từ Ấn Độ khiến đem  lại cho điêu khắc chàm một tính chất hoành tráng mà không tìm thấy ở  các điêu khắc khác. Những tác phẩm nầy  tuy không có nhiều nhưng chứng tỏ được hình dáng  và nét đẹp của các tôn giáo. Khó mà đưa ra một phong cách chung. Tuy nhiên có thể nhận thấy có vài nét tương tựa của nghệ thuật Ấn Độ Amaravati. Chỉ ở giữa thế kỷ thứ 7 dưới ngự tri của vua  Prakasadharma Vikrantavarman I thì điêu khăc  cổ Chàm mới thành hình và biểu lộ tính cách độc đáo và riêng biệt.

[ Điêu khắc cổ Chămpa (phần 2)]
[ Điêu khắc cổ Chămpa (phần 3)]

  • Phong cách Mỹ Sơn E1:  (Thế kỷ  7- giữa thế kỷ  8)
  • (Phong cách Hòa Lai). (giữa thế kỷ  8 -giữa thế 9) Thời kỳ  Hoàn Vương
  • Phong cách Ðồng Dương  (Thế kỷ 9  – Thế kỷ 10 )
  • Phong cách  Mỹ Sơn A 1  (Thế kỷ 10)
  • Phong cách  Tháp Mắm (hoặc phong cách  Bình Ðịnh)
  • Phong cách Yang Mum và Pô Rome (Thế kỷ 14 – thế kỷ 15)          

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.