Điêu Khắc Cổ Chămpa: Phần 2 (Sculpture du Chămpa)

 Version française

Phần hai
Phong cách  Mỹ Sơn E1: (thế kỷ 7- giữa thế kỷ 8)

Những tạo vật điêu khắc của thánh địa Mỹ Sơn không những khác biệt về  nét vẻ thanh nhã  tìm thấy trong chi tiết mà còn  có  sự linh hoạt trong nghệ thuật trang trí. Sự phối hợp kinh ngạc và  tuyệt vời của những đoạn diễn tả hiện thực và những thành phần đặc điểm tìm thấy ở giáo lý của Ấn Độ giáo làm nổi bật bước đầu của thời đại vàng son của văn hóa Chămpa. Thường thấy ở đầu các thần thánh của thánh địa Mỹ Sơn như sau: mặt vuông, mắt to, môi dày, tai  thường  đeo vòng lớn, mũi thẳng, tóc xoán ốc chảy dài xuống vai kềm theo vòng hào quang sau gáy. Có thể nhận  thấy ảnh hưởng của Chân Lạp qua tư thế nằm của  thần Visnu , thường có liên hệ đến ngang cửa của thời  tiền Angkor mà tìm thấy  được ở trán tường của Mỹ Sơn E1.

 

Phong cách Hòa Lai  (Thế kỷ thứ 8 – giữa thế  kỷ 9 ) (Thời kỳ Hoàn Vương)

Đây là thời kỳ mà ảnh hưởng Java rất quan trọng. Tư thế  núng nính, thể hiện quyến rũ cũng như vẻ duyên dáng tìm thấy trong điêu khắc và vòng  hào quang sau gáy thường tạo cho  phong cách nầy một tinh tế không  thể phủ nhận được.    Các tạo vật kiến trúc nầy  hình như chỉ còn trông  thấy được trong các đền mà thôi. Nhà nghiên cứu Jean Boisselier nhận xét một lô đồng thau  có niên hiệu thời  đại đó thường có nguồn gốc Nam Dương. Điều  nầy chứng tỏ liên hệ mật thiết giữa Chămpa và Nam Dương (Java) và sự truyền bá đầu tiên của Phật giáo Đại Thừa vào Chămpa qua vương quốc Srivijaya.

Phong cách Đồng Dương  (thế kỷ 9- thế kỷ 10)

Đây là phong cách mà các nhà điêu khắc  chú ý đến nhiều về khuôn mặt,  diện mạo rất điển hình. Những nét chung thường thấy ở phong cách nầy như sau: hàng long mầy lồi lên thường nối liền bỡi một đường dài, quằn quẹo và đi lên đụng tóc, môi dày với mép vểnh lên, môi trên thường được tô điểm bằng một bộ râu  lớn quăn lên và lỗ mũi tẹt, nở ra bề mặt và khoằm khi nhìn nghiên, trán  hẹp và cằm cụt. Các thần thánh thường có con mắt ngay giữa trán.  Không bao giờ có nụ cười ở  trên khuôn mặt. Phong cách nầy  liên quan đến thời đại Indrapura mà Phật giáo có  được sự tiến triển   quan trọng nhất là  được vua Indravarman II xem như Phật giáo là tôn giáo riêng biệt dành  cho ông. 
sculpture_dongduong1

Phật mẫu Tara,

bề cao của tượng 1m20 (2002)

Vua dựng lên vào giữa thế kỷ 9 (năm 875)  một tu viện Phật giáo (vihara)  ở Đồng Dương cách xa thành phố Đà Nẵng 65 cây số. Nơi nầy tìm thấy được nhiều công trình liên quan đến Phật giáo Đại Thừa và luôn cả bia ký nhắ c đến  lòng tôn kính của vua  Indravarman II  đối với Phật mẫu Laksmindra Lokesvara và  thần Shiva Bhadesrava. Đây là sự hòa đồng tôn giáo của Chămpa trong thời gian nầy.  Nhiều câu hỏi được nêu ra về nguồn gốc ảnh hưởng Phật giáo của Chămpa. Từ lâu  chúng ta có thể tưởng và nghĩ rằng nó đến từ ảnh hưởng Trung Hoa trước triều đại nhà Lương qua trung tâm Nam Kinh ở Wanfosi (Thành Đô, Tứ Xuyên) hay là ở  Qingzhou (Sơn Đông). Nhưng cũng có thể nó đến từ phiá nam đến từ vương quốc Phù Nam ở đồng bằng sông Cữu Long.  Phong cách  Đồng Dương đem lại cho các tượng Phật một hình dáng đầy tính chất nam giới, dịu dàng thận trọng  và trang nghiêm.( tiếp theo )

 

[Trở về trang điêu khắc cổ Chămpa]

Bộ sưu tập hình thuộc về phong cách Đồng Dương

 

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.