Stèle commémorative (Bia Tưởng Niệm)

 

Version française

Đựợc gọi là Bia Quốc học, công trình nầy xây cất vào đầu thế kỷ 20 để tưởng niệm những binh sỹ người Pháp và Việt đã hy sinh trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất chống Đức. Công trình nầy được chọn theo mẫu thiết kế của họa sỹ xuất sắc trong ngành mỹ thuật đồ họa, Tôn Thất Sa, hậu duệ  của chúa Nguyễn Phúc Chu. Đài được khởi công xây dựng ngày 12 tháng 5 năm 1920 và đã có hơn một trăm năm.  Theo  ông Nguyễn Đình Hoè, đài nầy được dựng theo dáng một bình phong lớn, có mái che, hai tầng và trên nền có bậc thềm. Các hoạ tiết trang trí, kiến trúc, điêu khắc đều mang phong cách kiến trúc của thời Nguyễn. Vì thế nên không bị hũy phá mà còn được sùng tu lại trông rất xinh xắn và hài hoà với quan cảnh hài hoà của sông Hương và trước mặt trường Quốc Học.

Étant appelée maintenant « Bia Quốc Học (Stèle de l’École Nationale)», cette stèle commémorative a été édifiée au début du XXème siècle pour se souvenir des soldats français et vietnamiens morts lors de la Première Guerre mondiale contre l’Allemagne. Ce monument  a été sélectionné selon le modèle proposé par  l’artiste de son temps dans l’industrie des arts graphiques, Tôn Thất Sa, un descendant du seigneur Nguyễn Phúc Chu. Sa construction commença  le 12 mai 1920 et data aujourd’hui plus de cent ans. Selon Mr. Nguyễn Đình Hoè, ce monument a été édifié sous la forme d’un grand paravent doté d’un toit, comportant deux étages  et établi sur une plate-forme avec des marches. Les motifs décoratifs, l’architecture et la sculpture sont tous dans le style architectural de la dynastie des Nguyễn. C’est pour cela qu’il n’a pas été détruit. Par contre, sa rénovation récente est superbe et en harmonie  avec le cadre enchanteur de la rivière des Parfums et en face de l’École Nationale de Huế.

Chùa Thiên Mụ (Pagode de la Dame céleste)

 

 

Version française

Trước khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng  xây dựng chùa Thiên Mụ hay Linh Mụ vào năm 1601  ở trên đồi Hà Khê  nằm phiá tã ngạn sông Hương  thì chính  ở nơi nầy đã có trước đó  một nền thảo am của những người đến khai khẩn vùng đất nầy lập lên tên là Thiên Mỗ. Chuyện nầy được ghi nhận lại bởi một danh sỹ Dương Văn An đời nhà Mạc có công trạng  viết về núi sông, thành trì, phong tục ở miền Thuận Hoá  (Bình Trị Thiên và Bắc Quảng Nam) trong Ô Châu Cận Lục  vào 1553.  Như vậy  vùng đất nầy thuộc về dân tộc Chàm  vì các di tích thành Lồi của họ được tìm thấy gần đây chỉ cách thành phố  Huế có 4 cây số. Khi Nguyễn Hoàng được  vua Lê  Anh Tông làm Tổng Trấn Tướng Quân kiêm quản cả  Quảng Nam và Thuận Hóa ở Đàng Trong thì ông đã có ý định muốn làm nên nghiệp lớn.  Lúc đầu ông đóng quân ở   (phiá  bắc của Quảng Trị  ngày nay). Có một lần ông đi dò dẫm các vùng lân cận thì ông mới khám phá ra đồi Hà Khê. Ông được nghe dân gian kể là nơi này  có một  bà lão mặc áo đỏ quần lục hay thường xuất hiện  và cũng là nơi mà Cao Biền (Kao Pien)  viên tướng tài nhà Đường (Trung Quốc), làm quan cai trị Việt Nam vào thế kỷ IX. Giỏi thuật số và thông địa lý, ông cho người đào hố ở  phiá sau đồi để  cắt đứt các long mạch và phá linh khí tránh sự xuất hiện của một chân tu đến đây  lập chùa và  làm cho nước Nam hùng mạnh. Đã có ý đồ làm chúa ở xứ Đàng Trong từ lâu, ông không ngần ngại ra lệnh lấp hố, tụ lại linh khí làm bền vững long mạch và  truyền lệnh xây dựng một ngôi chùa trên nền thảo am của đồi  tên là Thiên Mụ ngoảnh mặt ra sông Hương  để thoả mản ý nguyện trông đợi của dân chúng. Vì sợ quấy rầy bởi  những thần linh  địa phương có khả năng mang lại cho ngườì dân Việt  một cuộc sống tồi tệ trong cuộc Nam Tiến nên họ hay thường sử dụng những nơi có dấu tích  văn hóa Chàm để  chuyển vị các chốn  nầy  vào thế giới tâm linh và làm nơi thờ tự của họ. Họ đang cố gắng thiết lập sự hài hòa giữa sức mạnh siêu nhiên và thời gian ở  các lãnh thổ mà họ đã chinh phục được. Đó là trường hợp thánh địa Pô Nagar nơi mà nữ thần Chăm Uma được người dân Việt giành lại sở hữu và không ngần ngại biến chuyển  truyền thuyết Po Nagar thành truyền thuyết của mình và  được dàn xếp  lại theo cách riêng tư nhưng dù sao họ cũng không xóa bỏ được hết nền tảng của truyền thuyết Chàm. Nữ thần của Chiêm Thành do đó trở thành Thiên Y A Na (hay Thiên Y Thánh Mẫu) của người dân Việt. Sự chiếm đoạt sở hữu  này còn được thấy ở những địa danh khác của Việt Nam trong cuộc Nam Tiến: Bà Đen ở Tây Ninh hay nữ thần Chúa Xứ ở núi Sam (Châu Đốc).

Vì vậy cái thảo am nầy  của người Chàm tên là Thiên Mỗ cũng không ngoài lệ. Nó được dựng cất lại thành một ngôi chùa mang  tên là Thiên Mụ đấy thôi.  Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An thì chúa Nguyễn Kiêm nhận thấy phong cảnh thoát tục hữu tình của ngôi chùa cổ  kính nầy nên cho xây lại ngôi chùa để được  khang trang hơn.  Chùa nầy lúc đầu cũng  sơ sài mà thôi nhưng được nổi  tiếng  từ khi  hoà thượng Thích Đại Sán  (hay Thạch Liêm)  ở Quảng Đông  được chúa  Nguyễn Phước Chu, một người rất sùng đạo Phất,  mời qua để  truyền bá những lời dạy hay giáo lý của Đức Phật tại chùa.  Chúa  còn cho đúc chuông lớn và có làm bài minh khắc trên chuông vào năm 1710.  Chùa nầy còn được trùng tu nhiều lần, lần đầu vào năm 1665 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, sau đó bị binh hỏa tàn phá nặng nề dưới thời nhà Tây Sơn (1786-1801) và được tu sửa lại dưới thời ngự trị của vua Gia Long (1815)  và Minh Mạng (1831).  Phải đợi đến năm 1844, năm mà  bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, vợ của vua Gia Long thọ  được 80 tuổi thi vua Thiệu Trị cử thống chế Hoàng Văn Hậu xây dựng chùa lại một cách quy mô, có thêm tháp Phương Duyên cao 7 tầng (21 thước)  và đình Hương Nguyện. Còn dưới thời vua Tự Đức, để tránh động đến Trời vua đổi danh từ Thiên Mụ thành ra Linh Mụ trong thời gian (1862-1869). Năm 1904, với trần bão dữ dội ở Huế, đình Hương Nguyện bị sụp đổ và chỉ được trùng tu lại 3 năm sau dưới thời ngự trị của vua Thành Thái. Chính ngài  nhân dịp  lễ mừng thọ 90 tuổi của bà Từ Dũ, vợ của vua Thiệu Trị, cho bộ Công tu bổ tháp Phước Duyên và dựng bia kỷ niệm. Ngày nay, nhờ sự hài hoà giữa kiến trúc cổ kính của chùa và cảnh sắc nên thơ bên dòng sông Hương, chùa  Thiên Mụ trở thành một danh lam thắng cảnh của đất nước.

Version française

Avant d’entamer la construction de la pagode de la Dame céleste (Thiên Mụ)  par  le premier seigneur Tiên Nguyễn Hoàng de la famille des Nguyễn en 1601 sur la colline Hà Khê  située  sur la rive gauche de la Rivière des Parfums, il y avait déjà à cet endroit  la fondation  d’un pagodon connu sous le nom Thiên Mỗ. Ce dernier  appartenait  aux gens  venus  exploiter cette région. Ce fait  était signalé  par le  célèbre écrivain  Dương Văn An de l’époque de la dynastie des  Mạc, à qui l’on attribue le mérite de décrire les montagnes, les rivières, les citadelles et les coutumes de la région de Thuận Hóa (Bình Trị Thiên  et dans le nord de Quảng Nam) dans son œuvre intitulée Ô Châu Cận Lục (Composition moderne sur le district Ô Châu) en 1553.  Cette région appartenait  ainsi aux gens du Champa  car les reliques de leur citadelle Lồi étaient retrouvées récemment à 4 kilomètres  de la ville de Huế.

Lors de la nomination de  Nguyễn Hoàng en tant que général-administrateur des régions Quảng Nam et Thuận Hóa  dans le pays Đàng Trong (le centre du Vietnam actuel) par le roi Lê Anh Tông, il  a déjà eu l’intention de faire une belle carrière politique. Il s’installa au début avec son armée à  Ái Tử (dans le nord de l’actuel Quảng Tri). Une fois, en explorant les environs, il découvrit la colline de Hà Khê. On le fit connaître dans cet endroit l’histoire d’une vieille dame  venant du Ciel et  portant une chemise rouge et un pantalon vert. Mais ce lieu était aussi l’endroit où le talentueux général de la dynastie Tang Cao Biền  (Kao Pien)  chargé d’administrer le  Vietnam au 9ème siècle et connu pour l’art de la divination et le Feng Shui,  tenta de creuser le fossé derrière de la colline. Cela permit de couper les veines du dragon et détruire toutes les énergies positives pour éviter l’apparition d’un vrai moine venu ici pour construire à l’avenir un temple et rendre le Sud plus puissant.

Ayant eu longtemps l’intention d’être le  seigneur à Đàng Trong, il ordonna  à obturer sans hésitation  le fossé   dans le but de faciliter la concentration des énergies positives et renforcer les veines du dragon et construire sur l’ancien emplacement du pagodon de la colline une pagode orientée vers la Rivière des Parfums. Il  lui donna ainsi  le nom Thiên Mụ (Dame céleste) pour répondre à l’attente et la volonté de la population. Afin d’éviter d’être dérangés par les esprits locaux qui pourraient leur apporter une vie exécrable durant leur marche vers  le Sud (Nam Tiến), les Vietnamiens n’hésitèrent pas à faire usage des vestiges de la culture du Champa pour les transposer dans leur propre univers religieux et les faire devenir leurs propres lieux de culte. Ils tentèrent d’établir une harmonie entre les puissances surnaturelles et temporelles dans les  territoires qu’ils avaient réussi à conquérir. C’est le cas du sanctuaire de Pô Nagar où la déesse du Champa Uma a été appropriée  par les Vietnamiens. Ceux-ci n’hésitèrent pas à assimiler la légende de Po Nagar dans une mythologie arrangée à leur manière sans réussir à effacer le substrat cham du mythe. La déesse du Champa devenait ainsi Thiên Y A Na (Thiên Y Thánh Mẫu) des Vietnamiens. Cette appropriation se renouvelait  à d’autres endroits du Vietnam lors de la marche vers le Sud: la Dame Noire à Tây Ninh ou la déesse Chúa Xứ au mont Sam (Châu Đốc).

C’est pourquoi  le temple cham nommé Thiên Mỗ ne fait pas exception.  Il a été reconstruit pour devenir la pagode nommée Thiên Mụ. Selon le chercheur Phan Thuan An, le seigneur  Nguyễn Kiêm, séduit par le charmant paysage de cette ancienne pagode, ordonna sa reconstruction pour la rendre  plus spacieuse. Cette pagode était très rudimentaire à son début.  Elle  devint  célèbre à partir du moment où le moine Thích Đại Sán (ou Thạch Liêm) venant  de Guangdong, avait  été invité par le seigneur Nguyễn Phước Chu, un grand dévot du bouddhisme, à diffuser les bons enseignements de Bouddha dans cette pagode. Ce seigneur fit couler une grande cloche et fit  graver une inscription sur cette dernière en 1710. Cette pagode fut restaurée à plusieurs reprises, d’abord en 1665 sous le règne du seigneur Nguyễn Phúc Tần. Elle  subit ensuite  de gros dégâts provoqués par l’incendie à la période des Tây Sơn (Paysans de l’Ouest)(1786-1801) et  des remaniements importants sous les règnes des empereurs  Gia Long (1815) et Minh Mang (1831). Puis il faut attendre l’évènement qui eut lieu en 1844. C’est l’année où  l’impératrice mère Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, épouse du roi Gia Long, fêta son anniversaire à 80 ans pour que  roi Thieu Tri chargeât  le maréchal Hoàng Văn Hậu de reconstruire la pagode à grande échelle en y ajoutant la tour Pháp Duyên (7 étages) et le pavillon Hương Nguyện.

Sous le règne du roi Tự Đức, afin d’éviter de déranger le « Ciel »,  le roi a changé son nom de Thiên Mụ en Linh Mụ durant la période (1862-1869). En 1904, à cause de la violente tempête à Huế, le pavillon Hương Nguyện s’effondra  et ne fut restauré que trois ans plus tard sous le règne du roi Thành Thái. C’est lui qui, à l’occasion du 90ème anniversaire de la reine Từ Dũ, épouse du roi Thiệu Trị, demanda au ministère public  de restaurer la tour Phước Duyên et d’ériger une stèle commémorative.

Aujourd’hui, grâce à l’harmonie entre l’architecture ancienne de la pagode et le paysage poétique au bord de la Rivière des Parfums, la pagode Thiên Mụ est devenue un lieu pittoresque du pays.

 

Huế au fil de la nuit (Huế về đêm)

Huế au fil de la nuit

Phu Văn Lâu (Pavillon des Édits)

 

Version française

Được tọa lạc trước Kỳ Đài trên trục chính của hoàng thành Huế, quay mặt về phía phía nam (sông Hương), Phu Văn Lâu  là một ngôi lầu nhỏ hai tầng được xây dựng vào năm 1819 dưới thời ngự trị của vua Gia Long. Lầu nầy có chức năng để niêm yết các chiếu chỉ của vua lúc mới ban hành và để công bố tên của các thí sinh được trúng tuyển trong các khoa thi lớn như thi hội và đình. Chính vì lầu có mang tính các long trọng nên mọi người đến đây phải xuống người và phải quỳ lại trước khi đọc chiếu thư của triều đình. Có bia đá trước lầu « Khuynh Cái Hạ Mã » để nhắc nhở mọi người phải xuống ngựa bày tõ lòng kính cẩn. Năm 1829, nơi nầy được vua Minh Mạng dùng để tổ chức cuộc đấu hổ và voi. Dưới thời vua Thành Thái, sau cơn bão năm Giáp Thìn (1904), Phu Văn Lâu bị phá hủy  trầm trọng và được vua Thành Thái hạ lệnh xây dựng lại như xưa. Phu Văn Lâu là một di tích lịch sử vì đây là nơi mà Trần Cao Vân và Thái Phiên  giả vờ câu cá để gặp vua Duy Tân bàn việc khởi nghĩa chống Pháp. Khi sự việc bị đổ vỡ không thành, hai ông bị tử  hình và vua Duy Tân bị đày qua đảo La Reunion. Bởi vậy ai cũng ngầm ngùi thương xót những nhà yêu nước Việt Nam qua ca dao Huế sau đây nhắc nhở  đến sự việc nầy:

Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm?
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Nghe câu mái đẩy, chạnh lòng nước non !

Version française

Situé à l’arrière de la tour du mât (Kỳ Đài) sur l’axe principal de la Citadelle Impériale de Huế et en face de la Rivière des Parfums, Phu Van Lau est un pavillon à deux étages construit en 1819 sous le règne de l’empereur  Gia Long. Cet édifice  a pour fonction d’afficher les arrêtés pris par le roi au moment de leur promulgation et d’annoncer les noms des candidats qui ont été sélectionnés aux concours nationaux et provinciaux. Du fait qu’il avait  un caractère solennel, tous ceux qui venaient ici,  devaient descendre de cheval et se mettre à genoux avant de lire l’édit impérial. Il y avait une  stèle de pierre devant le pavillon  « Khuynh Cái Hạ Mã » pour rappeler à chacun de respecter cette modalité. En 1829, ce lieu fut utilisé par le roi Minh Mang pour organiser un combat de tigres et d’éléphants. Sous le règne du roi Thành Thái, lors de la tempête de l’année Giáp Thin (1904), Phu Van Lau a été sévèrement détruit et  reconstruit comme avant par le roi. Phu Van Lau est un vestige historique car c’est l’endroit où Trần Cao Vân et Thái Phiên ont fait semblant de pêcher pour rencontrer le roi Duy Tân et engager les discussions du soulèvement contre les autorités coloniales françaises. Lorsque le complot avait échoué, ces deux hommes ont été exécutés et le roi Duy Tân a été exilé à La Réunion. C’est pourquoi cela nous remplit de compassion pour les patriotes vietnamiens avec les vers cités ci-dessous dans une chanson populaire de Huế:

Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm?
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Nghe câu mái đẩy, chạnh lòng nước non !

Le soir devant l’embarcadère Văn Lâu,
Qui est assis, qui pêche, qui est triste, qui est malheureux?
Qui aime, qui ressent, qui se souvient, qui regarde ?
La barque glisse  rapidement sur le fleuve,
En entendant le chant éthéré de la batelière, on éprouve un sentiment de tristesse !


 

Rivière des parfums (Hương Giang)

 

Sông Hương

Version française

Được  phát nguyên từ hai  nguồn tả và hữu trạch nguyên ở miền thượng lưu của dãy núi Trường Sơn, sông Hương chảy qua kinh thành  Huế rồi đến cửa Thuận An trước khi ra biển Đông. Nước sông thường trong với màu xanh ngọc và im phăng phất như mặt hồ ở  trong một môi trường thiên nhiên cây cỏ hoa lá khiến tạo ra một vẻ đẹp yên tỉnh và mơ mộng nhất là dọc theo ven sông có  một số  công trình kiến trúc hài hoà  độc đáo như chùa Thiên Mụ, Văn Thánh, điện Hòn Chén và các lăng của các vua triều Nguyễn. Khi còn thuộc vương quốc Chămpa,  sông nầy mang tên chi không ai biết cả cho đén ngày nay.  Chỉ biết trong « Ô Châu Cận Lục » của Dương văn An ấn hành vào 1555  dưới  triều nhà Mạc và « Phủ biên tạp lục »  của Lê Quí Đôn vào khoảng năm 1776 thì sông nầy được gọi là Linh Giang. Không biết bao giờ nó lại mang tên sông Huơng.  Sở dĩ nó được cư dân gọi với tên sông Hương vì nó có mùi thơm đặc biệt tỏa ra từ thân rễ Thạch xương bổ, một loại thực vật mọc ven hai  bờ sôngSông nầy được  vua Thiệu Trị ca tụng về sau trong bài thơ « Hương Giang hiểu phiếm »  trong một cuộc dạo thuyền lúc ban mai. Còn người đời  gọi sông Hương là « cô gái duyên dáng của miền Trung » hay là nàng thơ của xứ Huế trong một bài viết « Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp … » của nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn trong tạp chí 3/5/2021 Heritage (*).  Du thuyền trên sông Hương  vào một đêm trăng thanh là một cuộc du ngoạn vô  cùng thích  thú nhất là nếu có dịp được nghe tiếng hò thanh tao của các cô lái đò Huế.  Không biết bao giờ sông Hương đã trở thành một nguồn cảm hứng vô tận cho những ai có  nổi niềm tâm sự  đến đây như Nguyễn Du, tác giả của kiệt tác « Kim vân Kiều » chỉ cần thấy mảnh trăng ở trên sông Hương để gợi  lại một mối sầu muôn thưở mà cũng muốn nói lên cái thân phận ở chốn quan trường chỉ  biết khom lưng vâng dạ ở chế độ  phong kiến.

Hương giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu.

Đào Tấn, một nhà soạn tuồng nổi tiếng Việt Nam dưới thời vua Tự Đức cũng có lần  nhắc đến sông Hương qua áng thơ  văn bằng chữ Hán:

Cộng ẩm Hương Giang thủy
Vô nhân thức thủy hương

Cùng uống nước sông Hương,
Không có người cảm được mùi thơm của nước.

Còn sĩ phu  Cao Bá Quát  phấn khởi với hào khí của mình thì nhìn sông Hương như một thanh kiếm dựng đứng giữa trời xanh bao la:
Trường giang như kiếm lập thanh thiên.
Nhà thơ Thu Bồn cũng đã để lại gần đây những câu thơ bất hủ về sông Hương:

Con sông dùng dằng, con sông không chảy,
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.

Phải người Huế đi đâu cũng vẫn lưu luyến chốn quê nhà  cũng nhớ  đến sông Hương như người Nam với dòng sông Cửu Long muôn thưở:   

Anh đã từng vô Nam ra Bắc
Thấy nhiều nơi cảnh sắc cũng xinh
Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.

(*) Tạp chí của VietnamAirLines 3/5/2021

Version française

En provenance de deux sources situées à  gauche et à droite  dans les  hautes régions de la chaîne de montagnes Trường Sơn, la rivière des parfums traverse la cité impériale de Huế puis l’estuaire de Thuận An avant d’entrer dans la mer de l’Est. Son eau est en général  limpide, de couleur turquoise et  elle est aussi calme comme celle  du lac dans un environnement naturel de plantes et de fleurs, ce qui lui confère ainsi une beauté tranquille et rêveuse, en particulier tout  le long de la rivière avec un grand nombre  d’œuvres architecturales harmonieuses et originales telles que la pagode de la Dame Céleste, le temple du Confucius, le temple du bol de jade (Hòn Chén) en l’honneur de la déesse  Thien Y A Na (Mère divine) et les mausolées des rois de la dynastie des Nguyễn. Au temps où elle appartint encore au royaume du Champa, cette rivière dut avoir  un nom que personne ne connait pas jusqu’à aujourd’hui.

Selon la monographie intitulée «Ô Châu cận lục» de Dương Văn An publiée en 1555 sous la dynastie des Mạc et l’ouvrage « Phủ biên tạp lục » de l’érudit Lê Quí Đôn vers 1776, cette rivière prit le nom  Linh Giang.  On ne connait pas exactement l’époque à laquelle elle a été nommée  « la Rivière des Parfums ». La raison pour laquelle les gens du lieu l’appellent ainsi est due au fait qu’elle  a un arôme particulier émanant du rhizome Thạch xương bồ (Acorus gramineus), une plante qui pousse le long des rives de la rivière. Celle-ci a été évoquée ensuite par le roi Thiệu Trị dans son poème intitulé « Hương Giang hiểu phiếm » lors d’une promenade en bateau le matin.

Pour les gens du coin, elle est appelée «  la charmante fille de la région du Centre  » ou la muse de Huế dans un l’article intitulé « Le pont Trường Tiền a six butées et douze travées … » du chercheur Trần Đức Anh Sơn dans la magazine Heritage (*)

Une promenade en bateau sur la rivière des Parfums par une nuit au clair de lune est une excursion extrêmement agréable, surtout si on a l’occasion d’entendre le chant éthéré des batelières de Huế. On ne sait pas quand  la Rivière des Parfums est devenue une source d’inspiration inépuisable pour ceux qui ont les confidences à révéler en venant  ici comme Nguyễn Du, l’auteur du chef-d’œuvre « Kim Vân Kiều »: il suffit de voir un morceau de la lune sur la Rivière des Parfums pour  lui rappeler la tristesse sempiternelle et évoquer l’époque féodale où  le mandarin n’avait qu’à obéir aux ordres en courbant sa tête.

Hương giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu.

Đào Tấn, un  compositeur d’opéra vietnamien très  connu sous le règne du roi Tự Đức, a eu l’occasion de mentionner un jour la Rivière des Parfums à travers son poème écrit en caractères chinois:

Cộng ẩm Hương Giang thủy
Vô nhân thức thủy hương.

On boit ensemble l’eau de la rivière des parfums
Aucun ne réussit à déceler le parfum de l’eau.

Quant au  lettré  Cao Bá Quát, enthousiasmé par sa grandeur d’âme, il considère  la Rivière des Parfums comme une épée dressée  sous un immense ciel bleu.

Le poète Thu Bồn a laissé récemment des vers immortels sur la Rivière des Parfums:

Con sông dùng dằng, con sông không chảy,
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.

La rivière hésite, la rivière ne coule pas,
La rivière coule dans le cœur des gens de Huế qui l’affectionnent tellement.

Même les gens de Huế, où qu’ils aillent, sont toujours attachés à leur terre natale  et se souviennent aussi de la rivière des Parfums comme les gens du Sud avec l’éternel Mékong:

Anh đã từng vô Nam ra Bắc
Thấy nhiều nơi cảnh sắc cũng xinh
Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.

Vous avez eu l’occasion d’aller au Sud et de venir au Nord
Partout vous avez découvert un magnifique   paysage
Peu importe le lieu, il vous  manque aussi la  terre natale,
la rivière des parfums  au vent frais et la montagne Ngự Bình au clair de lune.

 

Pont Trường Tiền (Huế)

 

Version française

Có tuổi đời nhiều hơn cầu Long Biên ở Hànội, cầu Trường Tiền ở Huế  được Hãng Schneider et Cie et Letellier thiết kế và  khởi công vào tháng 5 năm 1899 và khánh thành vào ngày 18 tháng 12 năm 1900 với sự hiện diện của vua Thành Thái. Người ta ghi nhận được một cuộc chạm trán đầu tiên của ngài với  khâm sứ Alexis Auvergne ở thời điểm khánh thành cái cầu mới bắc qua sông Hương. Tự hào về  kỳ công kỹ thuật và sự vững chắc của cái cầu, Alexis Auvergne không ngần ngại  trả lời với thái độ ngạo  nghễ: Khi nào cầu nầy sụp đổ thì nước ngài sẻ được độc lập. Để cho thấy sự quan trọng mà chính quyền thực dân đã dành cho cái cầu mới này, họ đặt cho nó một cái tên mới là cầu « Thành Thái ». Điều này khiến làm vua Thành Thái  tức giận vô cùng vì ông viện cớ rằng từ nay mọi người có thể giẫm đạp lên đầu ngài qua  cái cầu này. Ngài cấm mọi người  gọi  cầu nầy bằng tên mới và xúi giục họ sử dụng tên cũ « Trường Tiền ». Vài năm sau, trong một cơn bão dữ dội năm thìn (1904), cái cầu nầy bị sập bốn nhịp phía bắc rơi xuống sông. Thành Thái nhanh chóng nhắc nhở lại câu nói của  Alexis Auvergne với sự hài hước  hóm hỉnh của ông. Alexis Auvergne đỏ mặt xấu hổ và buộc phải lánh trốn trước những lời  nói khó chịu này. Đến năm 1906, sàn cầu mới được đúc lại bằng xi măng. Năm 1938 cầu được nới rộng ra ở hai bên để làm chỗ cho người đi bộ.  Sau khi vua Thành Thái bị truất phế, cầu nầy mới lấy tên Georges Clemenceau, một thủ tướng Pháp có công với trận thế chiến thứ nhất.  Sau khi Pháp mất chủ quyền ở Đông Dương thì cầu lấy tên là Nguyễn Hoàng, một vị chúa Nguyễn đầu tiên được trấn thủ ở đất Thuận Hóa. Bao lần thay đổi, người dân Huế vẫn quen gọi là Trường Tiền hay Tràng Tiền  vì ở gần đó có công trường đúc tiền của nhà nước. Cầu nầy thật sự có 6 nhịp 12 vài cầu chớ không phải 6 vài cầu 12 nhịp như ca dao đã ghi nhận theo sự nhận xét của nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn. Bởi lẽ, cầu này có năm trụ ớ giữa, cùng với hai mổ cầu ở hai đầu, chia chiếc cầu ra sáu khoảng không gian bằng nhau (6 nhịp).  Mỗi nhịp có 2 chiếc vài ở hai bên nhầm thay đổi mômen  lực, chuyển từ lực tác động xuống một điểm trên cầu (do người và vật đi qua) thành lực dàn đều trên mặt cầu, tránh sự cộng hưởng lực và nguy hại cho tuổi thọ chiếc cầu.

Dù có rất nhiều cầu bắc ngang sông Hương nhưng cầu Trường Tiền vẫn được người dân Huế ưa thích vì nó  có  nét đẹp riêng tư.  Cái duyên dáng của nó  như chiếc trâm cài trên mái tóc của nàng thơ tên là sông Hương được nhắc đến trong bài viết của Trần Đức Anh Sơn.  Nhìn thoáng  qua từ đằng xa, cầu gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược được thiết kế theo phong cách gô tíc, ở đầu cầu phía bắc thỉ  có chợ Đông Ba còn ở đầu phiá nam thì   có khách sạn  lâu đời Morin (1906). Cầu  Trường Tiền nay là một biểu tượng lịch sử quan trong ở cố đô Huế.

Version française

Plus ancien que le pont Long Biên  à Hanoï, le pont Trường Tiền  de Huế fut  conçu par la compagnie Schneider et Letellier en mai 1899.  Celle-ci commença à le construire  en mai 1899 et fêta son inauguration   le 18 décembre 1900 en présence du roi Thành Thái. On nota la première altercation virulente  de ce dernier avec le résident général Alexis Auvergne au moment de l’inauguration du nouveau pont enjambant la Rivière des Parfums. Fier de la prouesse technique et sûr de la solidité du pont, Alexis Auvergne n’hésita pas à dire à Thành Thái avec son  ton arrogant:

Quand vous aurez vu ce pont s’écrouler, votre pays sera indépendant.

Pour montrer l’importance que les autorités coloniales ont donnée à ce nouveau pont, elles lui octroyèrent un nouveau nom « Thành Thái ». Cela rendit l’empereur furieux car en prenant le prétexte que tout le monde put piétiner sur sa tête par le passage de ce pont, il interdît à ses sujets de l’appeler avec le nouveau nom et les incita se servir de l’ancien nom  « »Trường Tiền » .Quelques années plus tard, lors du passage d’une tempête violente (1904), le pont s’écroula  avec ses 4 travées dans l’eau. Thành Thái ne tarda pas à rappeler à Alexis Auvergne ce qu’il lui avait dit avec son humour noir. Alexis Auvergne rougit de honte et fut obligé de déguerpir devant ces propos gênants. En 1906, le nouveau tablier du pont fut refondu avec du ciment. En 1938, le pont fut élargi des deux côtés pour accueillir les piétons. Après la destitution du roi Thành Thái, ce nouveau pont prit  le nom de Georges Clemenceau, l’ancien premier ministre français ayant rendu des services méritoires à la Première Guerre mondiale.

Après que La France avait perdu la souveraineté  en Indochine, le pont prit le nom de Nguyễn Hoàng,  le premier seigneur des  Nguyễn  chargé  d’être le gouverneur du territoire Thuận Hóa. Malgré la changement de nom en plusieurs fois, les gens de Huế aimaient à l’appeler  encore sous le nom de Trường Tiền ou Tràng Tiền car à  sa proximité se trouvait un atelier de l’état destiné à faire des pièces de monnaie. Ce pont a en fait 6 travées et 12 butées mais non  pas 6 butées et  12 travées comme cela a été dit dans  la chanson populaire  selon la remarque  du  Dr.Trần Đức Anh Sơn.

Du fait que ce pont a cinq piles  au milieu, ainsi que deux culées à ses deux extrémités, il est divisé  en six espaces égaux (6 travées). Chaque travée comporte une butée de chaque côté  ayant le rôle de modifier la poussée  en  rendant  la force d’impact d’un point du pont (causée par le passage de personnes et d’objets) en une force uniformément répartie sur le tablier du pont, ce qui permet d’éviter  la résonance des forces et des dommages pour renforcer la pérennité du pont.

Bien qu’il y ait  de nombreux ponts sur la Rivière des Parfums, le pont Trường Tiền est préféré par les gens de Huế car il se distingue par sa  beauté particulière.  Son charme a été évoqué par le chercheur Trần Đức Anh Sơn comme  celui d’une broche accrochée dans la chevelure d’une jeune fille aimée  nommée  « Sông Hương » (Rivière des Parfums)  En l’observant de loin, on constate que ce pont se compose de 6 travées de poutres en acier en forme de peigne conçues dans un style gothique. À l’extrémité nord du pont se trouve le marché Đông Ba et à son extrémité sud, il y a l’hôtel Morin datant de l’époque coloniale  (1906) . Le pont Trường Tiền devient aujourd’hui  un symbole historique important dans l’ancienne capitale de Huế.

 

Nghinh Lương Đình (Pavillon de l’embarcadère royale)

Version française

Nghinh Lương đình  được xây dựng ở bờ bắc sông Hương, trước mặt toà Phu Văn Lâu dưới triều vua Tự Đức vào năm 1852 và được trùng tu lại dưới đời vua Thành Thái nhưng bị cơn bão vào năm 1904 nên công trình bị tàn phá nặng nề.  Sau nầy được dưới thời ngự trị của vua Khải Định (1918)  được xây dựng lại và kết nối với bến thuyền liền nhau nhưng vẫn giữ chức năng cũ. Đây là  nơi nghỉ chân và hóng mát của nhà vua trước khi xuống thuyền rồng để du ngoạn trên sông Hương. Công trình nầy được nằm dài  trên trục  chính từ Kỳ Đài truớc cửa Ngọ Môn  đến Phu Vân Lâu và  có một kiến trúc theo kiểu phương đình. Một gian, 4 chái được nối dài ra ở phía trước và phía sau  với nhà vỏ cua   qua máng xối được cấu tạo từ vật liệu kim loại. Bốn mặt của gian chính giữa đều được để trống. Còn ở giữa  bờ nóc của gian chính thì có  lưỡng long chầu nhật . Còn nhà vỏ cua thì ở bờ mái cũng có hình hồi long chầu mặt nguyệt  và ở cuối các bờ quyết  thì trang trí hình chim phượng. Các vì kèo gỗ được chạm trổ  một cách công phu ở trên mặt  với các hình ảnh mang các đề tài  bát bửu như: tù và, quạt vả, phát trần,  lẵng hoa và bầu rượu.  Mái nhà chính lợp ngói ống lưu ly vàng, hai nhà vỏ cua lợp ngói liệt men vàng.  Nghinh Lương đình  được xây dựng trên nền cao khoảng 90 cm cùng bó vỉa bằng gạch vồ và đá thanh.  Nơi phiá bờ sông thì có 13 bậc cấp dẫn xuống một hành lang xây sát mặt nước sông Hương. Nghìn Lương Đình là một trong hai công trình kiến trúc cùng Phu Văn Lâu không có nằm ở trong Đại Nội. Tuy nhiên hai công trình nầy được mọi người ở Việt Nam đều biết đến luôn cả du khách ở nước ngoài  vì hình ảnh của nó được in trên  tờ giấy 50.000 đồng Việt Nam.

Version française

Le pavillon Nghinh Lương a été construit devant Phu Văn Lâu (pavillon des Édits) sur la rive nord de la Rivière des Parfums sous le règne de l’empereur Tự Đức  en 1852. Puis  il  a été restauré à l’époque de l’empereur  Thành Thái . Puis il a subi  des dégâts importants  lors de la tempête  en 1904. Plus tard, sous le règne du roi Khải Đinh (1918), il a été reconstruit presque entièrement et relié à l’embarcadère tout en gardant son ancienne fonction. C’est le lieu de repos et de détente de l’empereur  avant de prendre une excursion en bateau sur la rivière des Parfums. Cet ouvrage architectural est situé sur l’axe principal de la tour du mât (Kỳ Đài) située en face de la porte principale Ngọ Môn jusqu’au pavillon des Édits (Phu Van) et possède une architecture du style de la maison communale. Une grand espace  entouré de 4 appentis, se prolonge en avant et en arrière par des maisons « en coquille de crabe » au moyen des gouttières de drainage en matériau métallique. L’espace central ne possède aucune porte  sur ses quatre côtés. Par contre  au milieu de son arête faitière,  on voit apparaître un globe enflammé (foudre)  vers lequel les deux dragons tournent la tête. Quant à la maison en « coquille de crabe », sur le toit, on retrouve également un couple  de dragons rendant hommage à la lune et l’ornement d’un phénix au bout de ses extrémités. Les fermes de toit en bois sont minutieusement sculptées sur leur façade avec des motifs représentant  la série des huit joyaux: corne, éventail en forme de feuille de figuier, époussette, panier de fleurs et calebasse à vin.

Le toit principal est recouvert de tuiles « Yin et Yang » jaunes et les deux maisons en coquille de crabe ont leurs tuiles vernissées jaunes. Le pavillon  Nghinh Lương a été construit sur une plate-forme d’environ 90 cm de haut avec les dalles de trottoir en pierre « thanh ». Au bord de la rivière, il y a  13 marches facilitant la descente vers un couloir construit près de la surface de l’eau de la Rivière des Parfums. Le pavillon « Nghinh Lương » est l’une des deux œuvres architecturales avec le pavillon  Phu Van, qui ne font pas partie de la Cité pourpre interdite. Pourtant, ces deux joyaux architecturaux sont connus de tous les gens y compris les touristes étrangers  au Vietnam car leur image est imprimée sur le billet de 50 000 VND.