Được tọa lạc trước Kỳ Đài trên trục chính của hoàng thành Huế, quay mặt về phía phía nam (sông Hương), Phu Văn Lâu là một ngôi lầu nhỏ hai tầng được xây dựng vào năm 1819 dưới thời ngự trị của vua Gia Long. Lầu nầy có chức năng để niêm yết các chiếu chỉ của vua lúc mới ban hành và để công bố tên của các thí sinh được trúng tuyển trong các khoa thi lớn như thi hội và đình. Chính vì lầu có mang tính các long trọng nên mọi người đến đây phải xuống người và phải quỳ lại trước khi đọc chiếu thư của triều đình. Có bia đá trước lầu « Khuynh Cái Hạ Mã » để nhắc nhở mọi người phải xuống ngựa bày tõ lòng kính cẩn. Năm 1829, nơi nầy được vua Minh Mạng dùng để tổ chức cuộc đấu hổ và voi. Dưới thời vua Thành Thái, sau cơn bão năm Giáp Thìn (1904), Phu Văn Lâu bị phá hủy trầm trọng và được vua Thành Thái hạ lệnh xây dựng lại như xưa. Phu Văn Lâu là một di tích lịch sử vì đây là nơi mà Trần Cao Vân và Thái Phiên giả vờ câu cá để gặp vua Duy Tân bàn việc khởi nghĩa chống Pháp. Khi sự việc bị đổ vỡ không thành, hai ông bị tử hình và vua Duy Tân bị đày qua đảo La Reunion. Bởi vậy ai cũng ngầm ngùi thương xót những nhà yêu nước Việt Nam qua ca dao Huế sau đây nhắc nhở đến sự việc nầy:
Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm?
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Nghe câu mái đẩy, chạnh lòng nước non !
Situé à l’arrière de la tour du mât (Kỳ Đài) sur l’axe principal de la Citadelle Impériale de Huế et en face de la Rivière des Parfums, Phu Van Lau est un pavillon à deux étages construit en 1819 sous le règne de l’empereur Gia Long. Cet édifice a pour fonction d’afficher les arrêtés pris par le roi au moment de leur promulgation et d’annoncer les noms des candidats qui ont été sélectionnés aux concours nationaux et provinciaux. Du fait qu’il avait un caractère solennel, tous ceux qui venaient ici, devaient descendre de cheval et se mettre à genoux avant de lire l’édit impérial. Il y avait une stèle de pierre devant le pavillon « Khuynh Cái Hạ Mã » pour rappeler à chacun de respecter cette modalité. En 1829, ce lieu fut utilisé par le roi Minh Mang pour organiser un combat de tigres et d’éléphants. Sous le règne du roi Thành Thái, lors de la tempête de l’année Giáp Thin (1904), Phu Van Lau a été sévèrement détruit et reconstruit comme avant par le roi. Phu Van Lau est un vestige historique car c’est l’endroit où Trần Cao Vân et Thái Phiên ont fait semblant de pêcher pour rencontrer le roi Duy Tân et engager les discussions du soulèvement contre les autorités coloniales françaises. Lorsque le complot avait échoué, ces deux hommes ont été exécutés et le roi Duy Tân a été exilé à La Réunion. C’est pourquoi cela nous remplit de compassion pour les patriotes vietnamiens avec les vers cités ci-dessous dans une chanson populaire de Huế:
Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm?
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Nghe câu mái đẩy, chạnh lòng nước non !
Le soir devant l’embarcadère Văn Lâu,
Qui est assis, qui pêche, qui est triste, qui est malheureux?
Qui aime, qui ressent, qui se souvient, qui regarde ?
La barque glisse rapidement sur le fleuve,
En entendant le chant éthéré de la batelière, on éprouve un sentiment de tristesse !