Nguyễn Ánh (Version vietnamienne)

Gia Long
 Version française
 
Gia Long là niên hiệu được  Nguyễn Phúc  Ánh chọn  vào năm 1802 cho triều đại của ông sau thời kỳ ông thống nhất  được đất nước Việt Nam trải dài từ biên giới Lạng Sơn đến mũi Cà Mau nằm trên vịnh Xiêm La. Gia Long là tên kết hợp của hai từ: GiaLong (Gia  được trích từ tên thành phố Gia Định, tên xưa của Saïgòn và Long được lây trong tên  Thăng Long, tên cũ của Hà Nội). Trong suốt 25 năm chiến đấu chống chọi với nhà Tây Sơn, ông đã đi khắp nam bộ. Ông biết hết mọi ngóc ngách của đồng bằng sông Cửu Long. Nguyễn Ánh rất gắn bó với người dân miền Nam và đặc biệt với thành phố Gia Định đến nỗi lúc đó ông còn được gọi là « Tướng Gia Định ».
Trước khi Việt Nam được thống nhất (1801), ông là hậu duệ sống sót duy nhất của nhà Nguyễn và đã nhiều lần bị nhà Tây Sơn của Nguyễn Huệ truy sát. Ông được một nhà truyền giáo người Pháp Pierre Joseph Pigneaux de Béhaine, cứu và trợ giúp. Ông nầy đã từng chia sẻ với Nguyễn Ánh mọi thức ăn nhờ một người tin cậy của ông, P. Paul Nghi và không ngần ngại gíúp Nguyễn Ánh trốn thoát đến công quốc Mang Khảm của Mạc Thiên Tứ, con trai của Mạc Cửu  ở vùng Hà Tiên sau khi chúa Nguyễn Huệ Vương bị nhà Tây Sơn ám sát, theo lời kể lại của một người Anh John Barrow trong cuốn sách tựa đề là  « Chuyến đi đến Nam Kỳ (Voyage à la Cochinchine) » vào năm 1793.
Cuộc sống gian khổ mà Nguyễn Ánh được biết trong những năm tháng thăng trầm đã tạo cơ hội cho những người ủng hộ ông giải thích sau này những kỳ công và những nguy hiểm mà ông  gian nan vượt qua khỏi là những dấu hiệu của ý Trời muốn giúp ông khôi phục lại ngai vàng. Hang Tiên ở vùng Hà Tiên, ngày nay có thể truy cập bằng thuyền gợi lại những ký ức của hoàng tử trẻ Nguyễn Ánh, nơi mà ông trú ẩn cùng với quân lính trong khi chờ quân tiếp viện Pháp. Người ta phát hiện ra ở nơi nầy những đồng tiền xu còn lại của các hải tặc. Những tục ngữ của người dân Việt được nhắc đến  có liên quan đến  các kỳ công của ông. Chúng ta có thói quen hay  nói :

Kỳ đà cản mũi

để biểu thị rằng bạn  bị ngăn cản hoàn thành một nhiệm vụ hay một tác động nào  vì có ai đó cản trở bạn. Nhờ sự hiện diện của một con kỳ đà ngăn cản thuyền của Nguyễn Ánh ra khơi,  sự kiện nầy  đã gíúp ông ta được thoát chết trong gan tấc vì quân thù Tây Sơn đang chờ đợi ông bên bờ sông. Một lần khác ở vùng Hà Tiên, thuyền của Nguyễn Ánh bị cản trở bởi sự hiện diện của một bày rắn. Ông ta buộc lòng ra lệnh cho bộ hạ chèo nhanh lên để không bị những con rắn này đuổi theo.  Nhờ vậy ông đến đảo Phú Quốc sớm hơn và tránh đuợc  cái bẫy do quân Tây Sơn  bày ra. Bởi vậy người ta hay nói:
Gặp rắn thì đi, gặp qui thì về.
để nói gặp rắn thì gặp lành nên đi mà gặp rùa ở giữa đường nên quay về.

Bá Đa Lộc ( Pierre Joseph Pigneaux de Béhaine)

Qua các câu chuyện lịch sử nầy, chúng ta nhận thấy Nguyễn Ánh có được nhiều may mắn trong những năm chiến đấu chống quân Tây Sơn. Có lần ông bị kẻ thù truy đuổi. Ông buộc lòng phải lội qua sông. Ông khám phá con sông nầy có rất nhiều cá sấu. Ông phải nhờ đến con trâu trên bờ để thực hiện việc qua sông. Ngay cả việc giải cứu ông bởi người trai trẻ Lê Văn Duyệt lúc đó được 15 tuổi khi thuyền của ông ta bị đấm chìm trong một đêm giông tố cũng ứng nghiệm với một lời tiên tri được duy trì trong nhiều năm bởi  các người dân làng Long Hưng Tây trước khi sự kiện nầy được diễn ra về sau nầy. Dù biết rằng  có những sự kiện nhằm để hợp thức hóa sự bào trợ của Trời nhưng không vì thế mà không thấy ở Nguyễn Ánh có những đức tính của một nhân vật phi thường,  điều nầy thì không  thể đúng. Ông không có thiên tài chiến lược như  kẻ thù của ông Nguyễn Huệ,  nhưng ông ta có lòng nhẫn nại vô biên, chỉ có thể so sánh ông  với Việt vương Câu Tiễn ở thời Xuân Thu (476 trước Công nguyên). Câu Tiễn không ngần ngại chờ đợi nhiều năm để phục thù và rửa nhục với Ngô vương Phù Sai. Nguyễn Ánh biết chọn các hiền tài như Võ Tánh, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành vân vân…và dành cho tình bạn bè một ý nghĩa sâu sắc trong thời gian ông ngự trị. Đấy là những việc được thấy ông làm với Cha cả Pigneaux de Béhaine hay các trung úy người Pháp mà ông trọng dụng như Jean-Baptiste Chaigneau (Nguyẽn Văn Thắng), Philippe Vannier, Olivier Puymanel hay với vua Xiêm Rama I (hay Chakkri).

 Tử Cấm Thành  (Cité interdite de Huế)

Nhớ đến cái tình nghĩa mà Nguyễn Ánh dành cho tướng xiêm Chakkri  được trở về an toàn với quân đội  để cứu gia đình ông đang bị giam cầm, Chakkri hiếu khách không ngần ngại cho hoàng tử Nguyễn Ánh cùng  đoàn tùy tùng  được tá túc về sau nầy một thời gian dài ở Bangkok để  lánh nạn sau những thất bại chua cay trước quân thù Tây Sơn ở Mỹ Tho (1785). Hiệp ước hữu nghị này được sinh ra trong cuộc đối đầu quân sự ở trên vùng đất Cao Miên giữa trung úy Nguyễn Hữu ThùyChakkri  khi ông nầy vẫn còn là một vị tướng Xiêm được phái sang Cao Miên bởi vua Xiêm La  Trịnh Quốc Anh (hay Taksim). Đối diện với sự  trở mặt của vua Xiêm,  Chakkri buộc lòng phải lập một hiệp ước với Nguyễn Ánh và quay trở về sau đó ở Bangkok để lật đổ Taksim và cứu gia đình ông bị giam cầm. Cũng chính vì món nợ này mà Chakkri đã gữi một đội quân 50.000 quân Thái sang hổ trợ Nguyển Ánh sau nầy để giành lại ngai vàng. Đội quân nầy bị tàn sát hoàn toàn  vào năm 1785 bởi chiến lược gia Nguyễn Huệ ở  phiá tây của sông Cửu Long (Mỹ Tho).

Nguyễn Ánh là một người can đảm và rất liều lĩnh. Với ông, chúng ta có cảm tưởng  như không có ai ở miền Nam là đối thủ của ông. Để giải quyết món nợ mà gia đình ông bị nhà Tây Sơn sát hại, ông không hề rúng động trước những nhục hình mà ông dành cho những kẻ thù của mình. Những kẻ bại trận đã bị giết chết bằng cách tra tấn  khủng khiếp và dã man. Các người đàn ông bị voi phanh thây và các phụ nữ và trẻ em thì  bị voi giẫm đạp. Thi thể của họ bị ném vào đồng cỏ để cho quạ ăn. Đó là định mệnh dành riêng cho nữ tướng quân Bùi Thị Xuân, con trai của hoàng đế Nguyễn Huệ, vua Nguyễn Quang Toản vân vân…Vì lý do chính trị, ông không ngần ngại giết chết những người thân tín đi theo ông  lúc ông còn là một hoàng tử trẻ bị nhà Tây Sơn săn lùng. Đây là trường hợp của Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường. Chính vì lý do này mà ông thường được ví như Lưu Bang, vị hoàng đế  lập ra triều đại Hán. Ông nầy cũng  dành sự đối xử tương tự cho những người bạn đồng hành của ông. Mặc dù vậy, chúng ta cũng công nhận rằng ông là một người đàn ông có trái tim  nhân hậu. Ông ta không lãng phí thời gian để tỏ lòng  sự thành kính với người bạn đồng hành là Nguyễn Văn Thành, người mà ông ta buộc phải tự sát chỉ vì một lời nói bóng gió vu khống và ông khóc trước bàn thờ được dựng lên để vinh danh người bạn đồng hành nầy. Ông truyền lệnh thả gia đình của Nguyễn văn Thành và trả lại cho họ tất cả tài sản và chức tước bị tịch thu. Chúng ta cũng tìm thấy được sự gắn bó sâu sắc của ông với đời sống của các thuộc hạ thân tín qua thông điệp mà ông gửi cho em rể của ông, tướng Võ Tánh người có trách nhiệm bảo vệ thành Qui Nhơn hoặc Pigneaux de Béhaine, người cha tinh thần của ông ấy mà cũng là cố vấn quân sự thông qua một nghi lễ được tổ chức long trọng và được cha Lelabrousse báo cáo lại  với hội  đoàn công tác nước ngoài vào ngày 24 tháng 4 năm 1800.

Ông cũng là một chiến binh tán tỉnh  Sự quí trọng của ông với công chúa Ngọc Bích, người vợ trẻ của kẻ thù của ông, vị vua trẻ Cảnh Thình và con trai của vua Quang Trung là một mẫu chuyện  đáng nhắc đến. Ngọc Bích  thốt  lên khi thấy ông rất uy nghi đứng trước mặt bà:

Tướng Gia Ðịnh, ông muốn gì ở tôi?

Ông mỉm cười và trả lời tử tế và ơn hoà:

-Đừng sợ và đừng khóc nữa. Tướng Gia Ðịnh sẽ ngọt ngào hơn tướng nhà Tây Sơn. Nơi nàng cư trú này sẽ vẫn như cũ  dù có sự thay đổi về người  sở hữu nơi nầy.

Nhờ lòng tử tế của ông và ý muốn chinh phục trái tim của hoàng hậu Ngọc Bích  khiến bà không thể cưỡng lại. Do đó, bà trở thành Nhất giai phi  và có được hai người con trai với ông. Bà đã kết hôn hai lần với hai vị vua (Cảnh Thình và Gia Long) và là con gái út của Vua Lê. Đây là lý do hai đối thủ  không đôi chung trời đất  Nguyễn Huệ và Gia Long trở thành lại « anh em cột chèo » vì Nguyễn Huệ là chồng của bà công chúa thi sĩ Ngọc Hân và Gia Long chồng của công chúa Ngọc Bích.  Bỏi vậy sau này với bà Ngọc Bích  thì có một ngạn ngữ nói như sau:

Số đâu mà số lạ lùng
Con vua mà lấy hai chồng làm vua

Mặc dù ông nổi tiếng là một người chiến binh hiên ngang cứng cỏi qua bao nhiêu năm chiến tranh và thăng trầm, ông cũng dễ bị tổn thương như mọi người đàn ông bình thường. Ông cũng có  những nổi lo âu nên  ông có lần  từng tiết lộ với người bạn tâm tình của ông, người Pháp Jean-Baptiste Chaigneau:

Cai trị đất nước dễ hơn là hậu cung.

Điều này đã được tiết lộ bởi Michel, con trai của J. B. Chaigneau trên tờ báo « Le Moniteur de la Flotte » vào năm 1858.

Bất chấp hiệp ước được thỏa thuận ở Versailles  vào năm 1787 giữa hai bá tước De VergennesDe Montmorin thay mặt cho  vua Louis XVI và  hoàng tử  Nguyễn Phúc Cảnh được  trợ giúp bởi đức giám mục Adran, Bá Đa Lộc,  sự cộng tác của một số  người Pháp ở trong hàng ngũ quân đội  và sự quan tâm của ông đến khoa học và công nghệ phương Tây, Nguyễn Ánh vẫn  tiếp tục áp dụng một chính sách rất mơ hồ đối với người Âu Châu,  nhất là đối với các nhà truyền giáo.

Đây có phải là thái độ nhân từ do tình bạn mà ông ta cố gắng tôn vinh với ông Bá Đa Lộc hay sự cởi mở ở nơi ông như vua  Khang Hi ở Trung Quốc để  lợi dụng các kỹ năng của các nhà truyền giáo Công giáo hay không?

Prince Nguyễn Phúc Cảnh

Chúng ta tiếp tục đặt câu hỏi về chuyện nầy  cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng thông qua việc xây cất Tử Cấm Thành, sự duy trì hệ thống quan lại, việc cải luật nhà Lê dựa trên triều đại nhà Thanh ở Trung Hoa, ông tỏ ra hơn bao giờ hết là một người ngưỡng mộ các triều đại ở Trung Hoa (Minh và Thanh), một nhà vua Khổng giáo và một hoàng đế kém tiến bộ. Trong những năm cuối đời, ông bắt đầu có chính sách cô lập qua cách chọn lựa người kế vị Nguyễn Phúc Đàm, một hoàng tử được hầu hết các quan lại nho giáo ủng hộ  thay vị  chọn con của hoàng tử Cảnh qua đời vì bệnh. Vị hoàng tử nầy được biết đến dưới tên Minh Mạng  không ngần ngại giết chết  vợ con của hoàng tử Cảnh (Mỹ Đường) và tạo ra một cơ hội cho người Âu Châu, nhất  là cho chính phủ Pháp có dịp can thiệp quân sự bằng cách thực hiện một chính sách chống đối người phương tây và người công giáo và kết nối lại  với các chỉ thị của chính sách đối ngọai của người Trung Hoa. Nguyễn Ánh có thể trở thành một hoàng đế vĩ đại như một Thiên Hoàng Minh Trị (Nhật Bản)  khi ông ta có lợi thế  được có xung quanh bởi một số người Pháp trong đó có bác sĩ riêng của ông tên  Despiaux và có được một tinh thần rất cởi mở với các kỹ thuật và khoa học của phương Tây. 

Thật đáng tiếc cho Việt Nam đã bỏ lỡ một cơ hội để bước vào kỷ nguyên hiện đại hóa. Thật không may cho người dân Việt viết lịch sử của họ sau này bằng xương máu và nước mắt.  Ông ta không đáng bị lãng quên trong lịch sử của chúng ta vì ông có công mở rộng bờ cõi và thống nhất được đất nước. Nhưng ông cũng không phải là một hoàng đế vĩ đại của Việt Nam bởi vì sự vĩ đại không chỉ dựa trên sự mở rộng đất nước  Việt Nam mà còn cần những lợi ích mà ông có thể mang lại cho người dân Việt và cách đối xử khoan dung với những kẻ thù.

Thật đáng buồn khi phải nói như vậy bởi vì với những đức tính mà Nguyễn Ánh đã thể hiện  được trong suốt 25 năm thăng trầm, ông có thể làm tốt  hơn cho đất nước và cho người dân Việt hơn bất kỳ vị vua nào khác của Việt Nam (kể cả vua Quang Trung).