Bà Triệu (225 – 248 SCN)

Triệu Ẩu

Version française

Sau khi đế chế nhà Hán bị sụp đổ thì sau đó là thời kỳ Tam Quốc với ba nhân vật ai cũng được biết đó là Tào tháo, Lưu bị và Tôn Quyền. Trong thời kỳ nầy nước ta vẫn bị đô hộ bởi nước Ngô của Tôn Quyền. Đây cũng thời kỳ cũng có các vụ nổi loạn chống Tàu dành độc lập trong đó có một nữ anh hùng không thua chi hai bà Trưng thường được gọi bà Triệu (hay là Triệu thị Trinh). Từ thưở nhỏ, bà có chí khí hơn người và  giỏi võ nghệ.  Mùa xuân năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô  tàn ác, dân khổ sở, bà  chiêu mộ được hơn một ngàn tráng sĩ cùng anh khởi binh chống lại quân Đông Ngô. Vua Ngô Tôn Quyền liền phái tướng Lục Dận, cháu của Lục Tốn sang làm thứ sử Giao Châu cùng 8000 quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Sau 6 tháng chống chọi, bà vì quân ít thế cô đành chạy về xã Bồ Điền vùng Thanh Hóa và tự tử lúc mới có 23 tuổi. Vua Nam đế  nhà Tiền Lý khen bà là người trung dũng lập miếu thờ bà. Đến nay chuyện Bà Triệu từ thế kỷ thứ II vẫn còn hằng in trong tâm thức mỗi người dân Việt với lòng ngưỡng mộ và niềm tự hào.

Đất Giao Châu đời bấy giờ cứ bị loạn lạc mãi, một phần do bị các quan lại từ nhà Ngô sang nhà Lương của thời kỳ Nam Bắc triều ở Trung Quốc  tham tàn vơ vét của dân một phần bị nước Lâm Ấp quấy nhiễu đánh phá không ngừng. Nước nầy được thành lập vào cuối đời nhà Hán  nhờ một cuộc nổi dậy ở huyện Tượng  Lâm vào năm 190 SCN do một người tự xưng là Khu Liên. Ông nầy giết thứ sử  Tàu Chu Phủ và nắm quyền tự trị trên một phần lãnh thổ cực nam của quận Nhật Nam. Nước Lâm Ấp được gọi sau nầy là Chiêm Thành bao gồm từ Quảng Bình cho đến lãnh thổ miền nam của núi Bạch Mã.

Người Lâm Ấp thuộc nòi giống Mã Lai và chịu nhiều ảnh hưởng Ấn Độ hơn Trung Quốc khiến về sau văn hóa nước nầy là văn hóa Ấn Độ, chữ Phạn là chữ họ dùng để trao đổi quốc thư với Trung Quốc.  Chính nhờ các thương nhân và các tu sĩ Ấn Độ mà người Lâm Ấp giao tiếp khiến các tôn giáo như Ấn Độ giáo và Phật giáo mới được truyền bá qua xứ nầy. Cũng nhờ đó mà Phật giáo mới du nhập vào Chiêm Thành qua đường biển rồi sau đó mới đến Giao Châu (Việtnam) qua đường bộ từ Lâm Ấp, chớ không phải đến từ Trung Hoa như c ác văn bản Trung Hoa thường  khẳng định. Bởi vậy mẹ của Tôn Quyền lúc còn sống thường mời các tu sĩ ở Luy Lâu (Bắc Ninh, Vietnam) đến thủ đô Kiến Nghiệp (Jiany) của nước Ngô, thuộc về thành phố Nam Kinh (Nankin) hiện nay, để nghe giảng kinh và bình luận về các sách kinh lễ Ấn Độ (sutra) của Phật giáo. Nước Giao Châu phải đợi cho đến cuối năm 541 mới có cuộc nổi dậy của  Lý Bí. Ông dành lại độc lập cho nước ta được 60 năm và đặt tên nước là Vạn xuân sau khi đánh bại nhà Lương  đang đô hộ nước ta.  Ông tự xưng là Nam Đế và đóng đô  ở Long Biên.

Dame  Triệu (225 – 248 après J.C.)

Après la chute de l’empire des Han, c’est la période des Trois Royaumes avec trois personnages bien connus  Cao Cao, Liu Be et Sun Quan. Durant cette période, notre pays était sous la domination du royaume Wu de Sun Quan. C’est aussi la période où il y avait des rébellions anti- chinoises réclamant l’indépendance parmi lesquelles  figurait une héroïne analogue aux sœurs Trưng et connue souvent sous le nom  Triệu Thi Trinh ou Dame Triệu. Dès son plus jeune âge, elle  ne manquait pas de caractère et était très douée en arts martiaux. Au printemps de l’année du dragon (248 après J.C.), en voyant la cruauté des  fonctionnaires de l’état Wu et la misère de ses compatriotes, elle n’hésita pas à recruter plus d’un millier de braves gens avec son frère pour déclencher une guerre  de libération contre l’armée des Wu. Le roi Wu Sun Quan  fut obligé d’envoyer immédiatement à Giao Châu le général Lu Dan, un neveu de  Lu Xun (Lục Tốn) pour réprimer le soulèvement  avec 8 000 soldats. Après 6 mois de combats, elle ne put plus tenir la résistance contre les agresseurs. Elle dut se réfugier à la commune Bồ Điền de la province Thanh Hóa à cause du manque d’appui et de partisans. Elle se suicida  à l’âge de 23 ans. Le roi  Lý Nam Đế  de la dynastie des Lý antérieurs l’a félicitée pour son courage et sa fidélité en construisant un temple dédié à sa mémoire. Jusqu’à présent, l’histoire de  Dame Triệu du IIème siècle est toujours imprégnée d’admiration et de fierté dans l’esprit de tous les Vietnamiens.

Giao Châu (l’ancien pays des Vietnamiens)  ne cessa pas  de connaître non seulement à cette époque la misère et la corruption des fonctionnaires nommés d’abord par le royaume des Wu (nhà Ngô) puis celui des Leang (nhà Lương) durant la période  dynasties du Nord et du Sud (420-580 après J.C.) en Chine mais aussi les troubles frontaliers provoqués incessamment par le royaume Lin Yi.  Ce pays limitrophe  prit naissance à la fin de la dynastie des Han grâce à un soulèvement mené dans le district de Tượng Lâm en 190 après J.C. par un brave nommé Khu Liên. Celui-ci a tué le gouverneur chinois Chu Phu et s’est  autoproclamé roi  sur une partie du territoire située le plus au sud du district de Nhật Nam. Le pays Linyi connu plus tard sous le nom de Chămpa  est constitué en fait  de la région Quảng Bình jusqu’au territoire sud de la montagne Bạch Mã.

Les habitants de Linyi étaient de la race malaise et se laissaient influencer par la culture indienne plus que   celle de la Chine. Ils adoptaient dès lors  la culture indienne comme la leur et se servaient plus tard  du sanskrit dans l’échange des lettres avec la Chine. C’est par l’intermédiaire des commerçants  et des moines indiens avec lesquels le peuple du Linyi  était en contact que l’hindouisme et le bouddhisme pouvaient s’implanter dans ce pays. Le bouddhisme a été introduit au Chămpa  par la voie maritime, puis il s’est  implanté ensuite à Giao Châu (Vietnam) par la voie terrestre prise à partir du Chămpa.

 En aucun cas, le bouddhisme vietnamien ne s’est pas  passé  par la Chine comme certains documents chinois l’ont prétendu. C’est pourquoi la mère de Sun Quan, une disciple fervente du bouddhisme eut l’occasion de  faire venir à cette époque les moines de Luy Lâu (Bắc Ninh)  à la capitale Jianye (Kiến Nghiệp) du royaume de Wu,  proche de la ville actuelle de Nankin pour leur demander de prêcher et commenter les sûtras du bouddhisme. Giao Châu dut attendre à la fin de l’année  541 pour  que l’insurrection menée par Lý Bí eût lieu. Il réussît à battre les Leang pour obtenir l’indépendance durant une soixantaine d’années,  donna à son royaume un nom prometteur de pérennité « Vạn Xuân » (ou  Dix Mille printemps).  Il se proclama  Nam Đế (Empereur du Sud) et  s’installa à Long Biên.  

 

Rùa (Qui)

Rùa (Qui)

Version française

Trong kho tàng thần thoại Việt Nam, chúng ta thường thấy thần hay biến hoá thành rùa. Loại vật sống nầy rất hiếm  ở đất nước ta nhất là rùa có mai mềm ở sông Hồng và được xem coi là một linh vật trong tứ linh (Long, Li, Qui, Phụng). So với ba con vật kia, rùa là con vật duy nhất có thật  trong tự nhiên. Vã lại, nó có tuổi thọ rất  cao và có thể sống trong một thời gian dài không cần thức ăn nên được tượng trưng cho cuộc sống thanh tao thoát tục và thể hiện được sự trường thọ vĩnh cửu. Trong lĩnh vực tâm linh thì rùa được xem là một loại động vật hội tụ trời và đất hay là Âm và Dương. Bụng thì bằng phẳng  nên tượng trưng cho mặt đất (Âm)  còn phần gù (hay mai) của nó thì cho vòm trời (Dương). Nó thường được dân ta xem là một loại vật thiêng biết tiên tri và được thần thánh hóa trong tâm trí của người dân Việt. Dân tộc ta là một trong những dân tộc sống gần sông biển ở vùng Đông Nam Á và phiá nam sông Dương Tử. Bởi vậy  theo sự nhận xét của nhà khảo cứu Pháp Jean Przyluski thì trong các truyền thuyết của các dân tộc nầy thì thường thấy được các loại vật hiển linh của miền sông nước giúp đỡ các vua chúa chống giặc ngọai xâm hay dựng nước mà trong đó có rùa, rồng, rắn hay cá. Ngược lại không có ở trong các truyền thuyết của các dân tộc sống ở lục đia như Trung Hoa và Ấn Độ những loại vật hiển linh nầy.  Bởi vậy rùa thần đã hai ba lần xuất hiện trong truyền thuyết của dân tộc ta. Lần đầu rùa được ghi chép lại trong sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp, một tập sách viết bằng chữ Hán thu thập lại những chuyện kỳ lạ ở nước ta, có lẽ có từ đời nhà Trần.

 Sau khi Thục Phán diệt được nước Văn Lang của Hùng Vương, Thục Phán lấy tên là  An Dương Vương và đổi tên nước thành Âu Lạc và xây thành ở đất Việt Thường. Nhưng vua  không thành công trong dự án vì thành nầy đã nhiều lần bị băng lở. Một hôm trên mặt biển hiện lên một  con rùa vàng tự xưng sứ Thanh Giang , nói sõi tiếng người  và biết về tương lai. Nhờ sự giúp đỡ của rùa nên vua xây  thành xong  trong nửa tháng sau khi  Thanh Giang bày kế giết được con yêu quái Bạch Kê Tinh (một con gà trống  tu luyện được nghìn năm thành tinh). Thành nầy rộng hơn ngàn trượng xoán như hình trôn ốc nên được gọi là Loa Thành. Trước khi từ biệt vua thì rùa thần có dặn vua rằng xã tắc an nguy đều do mệnh trời nhưng nếu vua có thể tu đức thì kéo dài được thời vận. Sau đó còn tặng cho vua một cái vuốt để làm lẫy nỏ và để giử thành rồi trở về sông. Nhờ có nỏ thần nầy mà An Dương Vương giử được thành lúc tướng Triệu Đà cử binh sang đánh. Nhưng sau đó bị trúng kế của Triệu Đà mà An Dương Vương mới mất nước về sau khi gả nàng công chúa Mỵ Châu cho Trọng Thủy, con của Triệu Đà.

Rùa vàng còn giúp vua Lý Thái Tông khôi phục lại ngai vàng sau khi Lý Thái Tổ qua đời. Lý Thái Tông lên ngôi nhưng  chưa được bao lâu phải bỏ kinh thành phải ẩn trốn trong một hang động ở Tuyên Quang vì các em của ngài làm phản và tranh giành cướp ngôi (loạn Tam Vương). Rùa vàng hiện lên trong giấc mơ cho ngài biết sẽ giúp ngài lấy lại được ngôi vua. Bởi vậy  sau khi  dẹp loạn và nhớ đến công ơn của rùa nên vua phong cho rùa tước hiệu là Minh Phúc Đại Vương. Cho đến ngày nay còn thấy có miếu thờ rùa vàng tại làng Nghiêm Sơn ở tỉnh Tuyên Quang.

Rùa vàng còn được nhắc đến thời giặc Minh xâm chiếm nước ta ở đầu thế kỷ 15. Một người tên là Lê Thận có một hôm chài được một thanh gươm và rồi đem tặng thanh gươm nầy cho Lê Lợi sau khi ông theo Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh cùng Nguyễn Trãi. Sau khi đuổi được giặc Minh, một hôm vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng (nay là Hồ gươm ở Hà Nội) thì tự nhiên giữa hồ nhô lên khỏi mặt nước một con rùa to lớn. Vua thấy lạ nên truyền lệnh cho thuyền đi chậm lại. Rùa không chút chi sợ sệt cả  mà ngóng cổ nói: Bê hạ hoàn gươm lại cho ta để ta đem về cho Long quân.  Chính Long quân giúp ngài  ổn định lấy lại được đất nước. Vua vừa rút thanh gươm ra thì nhanh như chớp rùa hé miệng đớp lấy ngang lưỡi gươm. Rồi rùa lặn xuống nước biến mất. Rùa được xem là cận thần của Lạc Long Quân, người cha của dân tộc Việt trong các truyền thuyết và có nhiệm vụ giúp đỡ luôn luôn các  con cháu Việt tộc.  Từ đó hồ nầy được lấy tên là Hồ Hoàn Kiếm.  

Trong tín ngưỡng dân gian, thường thấy có cặp hạc hay cặp phụng  đứng trên lưng mai rùa ở hai bên cạnh án hương trong các chùa và các đình. Đây là  một cặp biểu tượng cho sự điều hoà Âm Dương. Còn ở Văn Miếu thì có 82  tượng rùa đội bia tiến sĩ trên lưng. Đây là  thể hiện sự trường tồn vì các tên của tiến sĩ được ghi danh từ đời nầy qua đời khác  theo thời gian  mà  còn biểu tựợng cho sức mạnh mà họ có vì họ là hiền tài,  là nguyên khí của quốc gia. Không vua nào không xây dựng chăm lo hiền tài vì khi nguyên khí mạnh thì quốc gia mới được  thịnh vượng. Còn nguyên khí suy thì nước sẽ yếu.

Rùa được xem là loại động vật rất linh ứng nên người Việt cho rằng rùa thường  mang lại sự may mắn cho ai gặp được. Họ hay thường gọi rùa bằng “cụ” và thương hại bản thân của cụ qua câu ca dao như sau:

Thương thay cái kiếp con rùa
Lên đình đội hạc, xuống đình đội bia.

Hiện nay giống rùa khổng lồ nầy được  liệt kê như  cấp cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ IUCN từ năm2006 và được biết với cái tên khoa học là Rafetus swinhoei. Đây là loại rùa mai mềm sống ở sông Dương Tử hay ở sông Hồng. Sau khi cụ rùa ở Hồ Gươm qua đời thì trên thế giới hiện nay còn lại ba cá thể, một con đực già sống ở Trung Quốc và ở Việt Nam  một cá thể cái của loài này ở hồ Đồng Mô (Ba Vì) và một cá thể nữa ở hồ Xuân Khanh (Sơn Tây) gần đó. Hy vọng có  cơ hội ghép đôi sinh sản theo cơ quan chức năng bảo tồn nếu cá thể ở hồ Xuân Khanh là con đực còn không thì loại nầy sẽ bị tuyệt chủng trong tương lai.

Galerie des photos

TORTUE

La tortue géante à carapace molle

 Dans le trésor de la mythologie vietnamienne, on voit souvent le dieu de la mer se transformer en tortue marine. Cette espèce aquatique géante  est rare dans notre pays, en particulier la tortue à carapace molle du fleuve Rouge (sông Hồng) et elle  fait partie des quatre animaux au pouvoir surnaturel (dragon, licorne, tortue, phénix). Par rapport aux trois autres animaux, la tortue est le véritable animal existant dans la nature. En outre, elle a une durée de vie plus longue  et peut vivre longtemps sans nourriture. C’est pour cela elle est synonyme de l’évasion de la vie trépidante et de la longévité éternelle.

Dans le domaine spirituel, la tortue est considérée comme  l’animal symbolique de l’union du ciel et de la terre ou du Yin et du Yang. Son abdomen est tellement plat qu’il représente la terre (Yin) et sa carapace représente le dôme du ciel (Yang). Elle est souvent considérée par les Vietnamiens  comme un quadrupède sacré sachant faire des prophéties et elle est sanctifiée dans leur esprit. Celui-ci est l’un des peuples vivant tout près des fleuves et des mers de l’Asie du Sud-est et dans le sud du fleuve Yangzi. C’est pourquoi le chercheur français  Jean Przyluski est amené à conclure dans ses études qu’on voit souvent dans leurs légendes, des héros ou  des forces sacrées (ou esprits sous la forme des poissons, tortues, reptiles, tortues etc…) issus des eaux, aider les rois à consolider leur nation ou à résister aux envahisseurs. Par contre on ne trouve pas ces animaux sacrés dans les légendes venant des peuples vivant sur le continent comme la Chine ou l’Inde.

C’est pourquoi  on constate l’apparition de la tortue deux ou trois fois dans les légendes vietnamiennes. Pour la première fois, la tortue est  rapportée dans le livre intitulé « Histoires extraordinaires de Lĩnh Nam » de Trần Thế Pháp écrit en caractères Han et paru probablement à l’époque des Trần. Après avoir conquis le royaume Văn Lang des rois Hùng, Thục Phán décida de prendre le titre An Dương Vương et décida de construire la citadelle dans le territoire Việt Thường. Mais il ne réussit pas à achever son projet car la citadelle continua à s’éroder à plusieurs reprises. Un jour, à la surface de la mer, apparût une tortue d’or prétendant être l’ambassadeur Thanh Giang. Celui-ci savait  parler couramment  le langage humain et prédire l’avenir. Le roi réussit à construire la citadelle après que la tortue d’or lui avait suggéré un stratagème pour tuer le monstre Bạch Kê Tinh (un coq blanc réussissant à se métamorphoser en un être humain après mille ans). Cette citadelle était assez large et portait le nom « la citadelle en colimaçon » à cause de la présence de neuf spirales de terre. Avant de dire au revoir au roi, la Tortue d’Or recommanda  au roi de gouverner avec sagesse et vertu car cela permit de prolonger son règne. Puis elle lui remit une griffe dont le roi se servait pour faire la gâchette de son arbalète et retourna à la mer. Grâce à cette arme magique, le roi réussit à garder la citadelle et résister à l’armée d’invasion de Zhao Tuo (ou Triệu Đà). Mais An Dương Vương fut plus tard victime de la ruse de Zhao Tuo et perdit son royaume en acceptant de laisser sa fille Mỵ Nương épouser Trọng Thủy, le fils de son adversaire. La Tortue d’Or aida également le roi Lý Thái Tông à reprendre son trône après la mort de son père, le roi Lý Thái Tổ. Monté sur le trône, Lý Thái Tông dut abandonner bientôt la capitale et se réfugier dans une grotte à Tuyên Quang parce que ses jeunes frères s’étaient révoltés pour lui disputer le trône. La Tortue d’Or fut apparue dans son rêve pour lui faire savoir qu’elle l’aidera à reprendre le trône. Après avoir maté la révolte, le roi se souvint du mérite de la tortue, il n’hésita pas à accorder à  cette dernière le titre de « Minh Phúc Đai Vương ». À ce jour, il existe encore le sanctuaire dédié à cette Tortue d’Or dans le village de Nghiêm Sơn de la province de Tuyên Quang.

 La tortue d’Or  fut mentionnée également lors de l’invasion des Ming (ou Chinois) au début du XVe siècle. Un pêcheur  nom de Lê Thân repêcha un jour une épée et la donna à Lê Lợi, le futur roi de la dynastie des Lê postérieurs  lors de son soulèvement contre les envahisseurs chinois. Après avoir chassé les Ming, le roi Lê Lợi entama un jour une promenade sur un bateau-dragon autour du lac Tã Vọng (connu aujourd’hui sous le nom « Lac de l’épée restituée »). Au milieu du lac, une énorme tortue émergea subitement de la surface de l’eau. Le roi  trouva étrange cette apparition. Il ordonna à ses subordonnés de ralentir la barque royale.  La tortue s’en approcha et lui dit avec sa voix humaine: Seigneur, vous devez me rendre l’épée pour que je puisse la ramener au roi Dragon (*). C’est lui qui vous a donné cette épée pour pacifier le pays. Juste au moment où le roi sortit son épée,  la tortue d’or ouvrit sa bouche, la happa d’une rapidité effarante et disparut immédiatement sous l’eau. La tortue d’or est considérée toujours dans les légendes vietnamiennes comme le prétorien du roi Dragon, le père du peuple vietnamien et elle est chargée de veiller à la protection des Vietnamiens.  De ce jour, le lac Tã Vọng devient le lac Hồ Hoàn Kiếm (ou le lac de l’épée restituée). 

Dans les croyances populaires, on est habitué à trouver une paire de grues ou phénix debout sur le carapace des  tortues rangées de chaque côté du brûleur d’encens dans les temples et les maisons communales. C’est un couple d’animaux reflétant le rôle du fonctionnement de l’harmonie du Yin et du Yang. Dans le temple de la littérature (Văn Miếu) à Hànội, il y a 82 statues de tortues portant les stèles des lauréats sur leur carapace. C’est une façon d’immortaliser les noms des gens ayant obtenu le titre tiến sĩ (degré de docteur)  ainsi que ceux de leurs villages où ils étaient nés  car ceux-ci continuent à rester honorés au fil des générations et des années et ils symbolisent la force qu’ils ont  car ils sont les hommes de talent et la source de vie de la nation.  Aucun roi ne pense à négliger le recrutement de ces  hommes de talent car la source jaillissante fait la force d’un pays. Une source tarissant l’affaiblit.

On est habitué à considérer la tortue comme un quadrupède sacré. C’est pourquoi quand quelqu’un a l’occasion de la rencontrer sur le chemin, on dit qu’il est chanceux. On l’appelle sous le nom « Cụ (Oncle) » pour marquer le respect. On prend pitié de son sort à travers l’adage suivant:

Thương thay cái kiếp con rùa
Lên đình đội hạc, xuống đình đội bia.

On ne cesse pas de se lamenter sur le sort de la tortue
Obligée de porter les grues dans les maisons communales et les stèles ailleurs.

Actuellement, cette espèce aquatique géante est classée en danger critique d’extinction sur la liste rouge de l’UICN depuis 2006 et connue sous le nom scientifique « Rafetus swinhoei ». C’est une espèce de tortue à carapace molle vivant dans le fleuve Yanzi (Chine) ou le fleuve Rouge du Vietnam. Après le décès de la tortue du lac de l’épée restituée, il existe actuellement 4 individus dont l’un est très vieux et mâle vivant en Chine, le deuxième (une femelle confirmée grâce à l’analyse du gène) et le troisième (en cours de récupération)  sont au lac Đồng Mô (Ba Vì) et le dernier vit dans le lac Xuân Khanh tout proche (Sơn Tây). L’organisme vietnamien chargé de protéger les espèces entretient l’espoir de réaliser la fécondation avec succès si l’individu récupéré au lac Đồng  Mô ou Xuân Khanh est un mâle sinon cette espèce sera éteinte dans l’avenir.

Thục Phán (Royaume de An Dương Vương)

Le Royaume de An Dương Vương

Version française

Sự tham gia của người Thái cổ (hay người Tày) trong việc thành lập vương quốc Âu Lạc của Thục Phán (hay An Dương Vương) không thể chối cải được sau khi Thục Phán đã thành công đánh bại vua Hùng cuối cùng của nhà nước Văn Lang. Cái tên Âu Lạc phản ánh hiển nhiên sự liên kết chặt chẽ của hai dân tộc Việt, một nhánh Âu (Thái cổ) và một nhánh Lạc (Việt cổ). Hơn nửa, Thục Phán là một người Việt chi Thái, điều nầy cho thấy rỏ ràng sự đoàn kết và sứ mệnh lich sử chung của hai dân tộc Việt và Thái trước sự bành trướng của người Hoa.

Theo giáo sư Đào Duy Anh, Thục Phán thuộc gia đình qúi tộc nước Thục. Tất cả đều được mách lại trong các thư tịch Tàu (Kiao -tcheou wan-yu ki hay Kouang-tcheou ki) nhưng bị bác bỏ bởi một số sử gia Việt vì vương quốc Shu (Thục) ở quá xa vương quốc Văn Lang nhất là bị thôn tính quá sớm bởi Tần quốc từ 316 trước công nguyên (hơn nửa thế kỷ trước khi lập vương quốc Âu Lạc).

Nhưng theo nhà văn Bình Nguyên Lôc, Thục Phán bị mất nước , buộc lòng phải dung thân lúc còn trẻ với các bộ hạ ở môt nước nào mà thời đó phải có quan hệ sắc tộc (ngôn ngữ và văn hóa) cũng như họ có nghĩa là nước Tây Âu ở bên cạnh nhà nước Văn Lang của người dân Việt. Hơn nửa người Hoa không có lợi chi viết sai sử học khẳng định đây là một hoàng thân của nước Thục cai trị nước Âu Lạc. Việc tá túc của Thục Phán và bộ hạ ở Tây Âu cần có một thời gian trong cuộc di tản vì vậy cần có 60 năm sau đó mới có sự sáng lập vương quốc Âu Lạc qua sự giải thích. Nhưng gỉả thuyết nầy không vững vì nhất là thời đó có 3000 cây số phải vượt để đến Tây Âu. Vả lại Thục Phán cầm đầu một đạo binh có 3 vạn quân lính. Không thể nào một đạo quân như vậy có thể tàn hình và di chuyển mà ngưởi Hoa không biết được vì không những cần sự tiếp tế lương thực mà còn vượt qua bao nhiêu khu núi rừng quản trị bởi các bộ lạc thù địch hay thân Trung Hoa. Chắc chắn Thục Phán phải tìm được ở Tây Âu tất cả những gì cần thiết (quân bị, lương thực) trước khi thôn tính nước Văn Lang.

Theo giả thuyết gần đây đựơc xem có lý và nhất quán , Thục Phán là thổ lĩnh của một bộ lạc liên minh Tây Âu và con của Thục Chế, vua của nước Nam Cương thuộc về vùng Cao Bằng và nam Quảng Tây Trung Quốc ngày nay. Có sự trùng khớp thống nhất giữa những linh vật được mách đến trong truyền thuyết nỏ thần của người dân Việt và những tập tục trong truyền thống của người Tày (Thái cổ). Rùa vàng, gà trắng là những linh vật có ý nghĩa biểu tượng quan trọng.

An Dương Vương (Thục Phán)(Ngan-yang wang) là một nhân vật lịch sử có thật. Với sự khám phá các di tích ở Cổ Loa huyện Đông An, Hànội chúng ta có thể khẳng định là vương quốc Âu Lạc có thật và được dựng bởi Thục Phán khoảng chừng 3 thế kỷ trước Công Nguyên. Âu Lạc bị thôn tín về sau bởi Triệu Đà, một tướng lãnh của nhà Tần và người sáng lập ra nước Nam Việt. Hơn nửa được tìm thấy ở thành phố Quảng Châu thuộc nước Nam Việt một thẻ ngọc có hình dáng chữ nhật với bốn gốc thẻ có khắc bốn chữ An Dương hành bảo mà nhà nghiên cứu người Trung Hoa Dư Duy Cương ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam Trung Quốc cho rằng: ngọc bảo nầy là An Dương cổ đại của Việt Nam.

Le royaume de An Dương Vương (ou Thục Phán)

La contribution des Proto-Thaïs (người Tày) dans la fondation du royaume Âu Lạc des Proto-Vietnamiens de Thục Phán (An Dương Vương) n’est plus mise en doute après que ce dernier a réussi à éliminer le dernier roi Hùng du royaume Văn Lang car le nom « Âu Lạc » (ou Ngeou Lo) évoque évidemment l’union de deux ethnies Yue de branche Âu (Proto-Thaï) et de branche Lạc (Proto-Vietnamien). De plus, Thục Phán était un Yue de branche Âu, ce qui montre à tel point l’union et la mission historique commune de ces deux ethnies face à l’expansion chinoise.

Selon Đào Duy Anh, Thục Phán était un prince du royaume Shu. C’est ce qui a été rapporté dans les écrits historiques chinois (Kiao -tcheou wai-yu ki ou Kouang-tcheou ki) , mais il a été réfuté catégoriquement par certains historiens vietnamiens car le royaume Shu était, à cette époque, trop loin du royaume Văn Lang . Il fut annexé très tôt (plus d’un demi siècle avant la fondation du royaume Âu Lạc) par les Tsin. (nhà Tần)

Mais pour l’écrivain vietnamien Bình Nguyên Lôc, Thục Phán ayant perdu sa patrie, dut se réfugier très jeune en compagnie de ses fidèles à cette époque dans un pays ayant la même affinité ethnique (culture, langue) que lui càd le royaume Si Ngeou (Tây Âu) situé à côté du royaume de Văn Lang des Vietnamiens. De plus, les Chinois n’ont aucun intérêt de falsifier l’histoire en rapportant que c’était un prince de Shu dirigeant le royaume de Âu Lạc. L’asile de ce dernier et de ses fidèles dans le royaume de Si Ngeou dut prendre un certain temps, ce qui explique au moins un demi-siècle dans cet exode avant la fondation de son royaume Âu Lạc. Cette hypothèse ne semble pas très convaincante car il y avait 3000 km à marcher. De plus, il était à la tête d’une armée de 30.000 soldats. C’est impossible pour lui d’assurer la logistique et de rendre son armée invisible durant l’exode en traversant des zones montagneuses de Yunnan administrées par d’autres ethnies ennemies ou pro-chinoises. Il est probable qu’il dut trouver auprès des Si Ngeou (ou des Proto-Thaïs) tout (armement et effectif militaire, provisions) ce qu’il fallait avant sa conquête.

Il y a récemment une autre hypothèse qui paraît plus cohérente et plus plausible. Thục Phán était le leader d’une tribu alliée de la confédération Si Ngeou et le fils de Thục Chế, roi d’un royaume Nam Cương localisé dans la région de Cao Bằng et non loin de Kouang Si de la Chine d’aujourd’hui. Il y a une concordance totale entre tout ce qui est rapporté dans la légende de l’arbalète magique des Vietnamiens et les rites trouvés dans la tradition des Tày (Proto-Thaïs). C’est le cas de la tortue d’or ou du coq blanc ayant chacun une signification symbolique importante. An Dương Vương (Ngan-yang wang) était un personnage historique. La découverte des vestiges de sa capitale (Cổ Loa, district Đông An, Hànội ) ne met plus en doute l’existence de ce royaume établi à peu près trois siècles avant J.C. Celui-ci fut annexé plus tard par Zhao Tuo (Triệu Đà), un général chinois de la dynastie des Tsin et fondateur du royaume de Nan Yue.

De plus, on a découvert à Canton une tablette de jade ayant la forme rectangulaire et dont les quatre coins portant les quatre mots suivants « An Dương hành bảo ». Le chercheur chinois Dư Duy Cương à Chang Sa (Province Hunan, Chine) a été amené à donner les conclusions suivantes: cette tablette de jade (ngọc giản) appartenait au royaume antique An Dương du Vietnam.

 

 

Parc Montsouris (Công viên Montsouris)

Parc Montsouris (Công viên Montsouris)

Mùa thu (en automne)

Situé en face de la cité universitaire dans le 14ème de Paris,  le parc de Montsouris fut construit sous l’empereur Napoléon III et inauguré en 1869. C’est un lieu de détente préféré par la plupart des étudiants parisiens. C’est aussi qu’on retrouve aussi la plupart des concerts organisés gratuitement au kiosque à musique durant l’été.

Nằm đối diện với  ký túc xá ở quận 14 của Paris,  công viên Montsouris được xây dựng dưới thời hoàng đế Napoléon III và khánh thành vào năm 1869. Đây là nơi thư giãn được đa số sinh viên yêu thích. Chính ở nơi nầy hay thường  thấy các buổi hòa nhạc được tổ chức miễn phí ở ki- ốt  âm nhạc  trong suốt mùa hè.

Mùa hè (en été)

Mùa thu (en automne)

Cà Mau (Pointe de Cà Mau)

Version française

Cà Mau (tiếng Khơ Me gọi là Teuk Khmao) là một thành phố nằm ở cực phương nam của nước đất nước Việt Nam. Đi đến Cà Mau phải qua không biết bao nhiều các cầu nhỏ  để nói lên  Cà Mau là một vùng đầm lầy và thuộc về  đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau đươc biết đến nhờ có  vườn quốc gia U Minh Hạ. Đây là một trong ba vùng lõi của Cà Mau, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Rất phong phú về động và thực vật, vườn quốc gia  U Minh Hạ  có khoảng 250 loài thực vật, 182 loài chim, 40 loài thú, 20 loài bò sát cùng nhiều loại côn trùng khác nhau.  Ở  xung quanh Mũi Cà Mau là vùng biển cạn. Hàng năm đất lấn ra biển hàng trăm thước. Vì vậy mà từ bao nhiêu thế hệ, người dân Cà Mau thường hay nói với câu ngạn ngữ nầy: « Mắm đi trước, đước theo sau » trong cuộc  hành trình lấn biển. Các cây mắm nhờ có rễ ăn sâu trong đất bùn nên bồi được thêm đất phù sa. Rễ cây đâm tua tủa và chỉa lên mặt đất cùng nhau giữ đất. Sau đó là đến phiên đước và những cây rừng ngập mặn khác như sú, vẹt… cùng đua nhau mọc  lên khiến bãi bồi ngày càng vững chắc thêm để  vươn ra biển.

Version française

Cà Mau (connue en khmer sous le nom de Teuk Khmao) est une ville située à l’extrême sud du Vietnam. En venant ici, il faut traverser tant de petits ponts pour rappeler bien que Ca Mau est une région marécageuse  du delta  de Mékong.  C’est l’une de ses trois zones importantes reconnues  par l’UNESCO comme réserve de biosphère mondiale. Très riche de faune et de flore, le parc national U Minh Ha compte environ 250 espèces de plantes, 182 espèces d’oiseaux, 40 espèces de mammifères, 20 espèces de reptiles et de nombreux types d’insectes différents. Autour du cap Cà Mau c’est la zone où la mer est peu profonde. Chaque année, la terre empiète sur la mer à des centaines de mètres. C’est pour cela que depuis des générations, les habitants de Cà Mau ont l’habitude de dire en vietnamien: » les plantes mắm (Avicennia)  poussent d’abord, puis elles sont suivies par les palétuviers » dans  leur empiétement sur la mer. Grâce à de longues racines fixées dans les bancs de vase, les Avicennias facilitent le dépôt des alluvions marines. Leurs racines ramifiées s’orientent dans toutes les directions hors du sol et réussissent à retenir ensemble ce dépôt. Puis  c’est le tour des  palétuviers et des autres plantes capables de pousser dans cet environnement  permettant  d’affermir ainsi l’extension de la vasière.

La roseraie de l’Hay-les-Roses (Val de Marne)

Version française

Trước khi trở thành khu vườn công cộng được thủ  phủ  Val de Marne quản lý, vườn hoa hồng  L’Hay-les-Roses tọa lạc cách xa Paris 5 cây số  về  phía nam và từng là lãnh địa riêng tư của một doanh nhân tên là Jules Gravereaux. Để thỏa mãn niềm đam mê hoa hồng, ông không ngần ngại thu thập, sưu tầm và trồng  hàng trăm loại giống hoa hồng từ năm 1894 ở vườn rau của mình. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của nhà thiết kế cảnh quan nổi tiếng Édouard André, ông đã thành công trong việc tạo ra khu vườn của mình có được một phong cách  hoa viên mới theo kiểu Pháp, trong đó thành phần trang trí chỉ gồm có hoa hồng. Hiện nay, ở trong vườn hoa nầy có gần 3.300 loại hoa hồng trên một diện tích tổng cộng là 1,52 héc-ta.

 

 

Version française

Avant de devenir le jardin public administré par le département du Val de Marne, la roseraie était l’ancien domaine privé d’un homme d’affaires de nom Jules Gravereaux.  Pour assouvir sa passion pour les roses, il n’hésita pas à réunir, collectionner et planter des centaines de variétés de rosiers dès 1894 dans son potager. Puis, grâce à l’aide apportée par le célèbre paysagiste Édouard André, il réussit à donner à son jardin un nouveau  style de jardinage à la française où l’élément de décoration est constitué uniquement des rosiers. Il y a actuellement près de 3300 variétés de rosiers sur une surface totale 1,52 hectares.

Galerie des roses

Le Clos Normand de Claude Monet (Giverny)

Version française

Nhờ việc nới rộng khu vườn « Clos Normand » và sửa đổi nguồn nước sông  Ru, Monet đã thành công tạo cho khu vườn nầy  có được một diện tích 1000 m2 và một hình dáng tuyệt vời mà du khách có cơ hội chiêm ngưỡng ngày nay  khi đến tham quan Giverny. Năm 1895, ông bắt đầu vẽ khu vườn của mình.  Khu nầy  không ngừng sung túc và phong phú thêm với các loài cây cỏ mà ông chọn trồng theo ý mình. Nhờ  đó, ông thực hiện hơn 250 bức tranh tuyệt vời từ nhiều góc độ nhìn khác nhau. Nhưng các hoa súng vẫn là chủ đề chính và quyén rũ ông đến nổi  qua các bức tranh của ông, các cảnh vật chỉ được vẽ sơ sài để nổi bật các hoa súng ưa thích.  Khu vườn nầy giúp ông có nguồn cảm hứng vô tận và  được xem từ đây như là một tuyệt phẩm nghệ thuật vẹn toàn 

Grâce à l’agrandissement du Clos Normand et à la modification du cours d’eau du Ru, Monet réussit à donner à son jardin d’eau couvrant désormais 1000m2 l’aspect actuel que le visiteur a l’occasion de contempler avec admiration  lors de sa visite à Giverny. Il se mit à peindre en 1895 son jardin d’eau renouvelé incessamment par de nouvelles plantations et par l’abondance de la végétation choisie avec soin par lui-même. Cela lui permit de réaliser  avec ingéniosité un ensemble de plus de 250 tableaux  sous de nombreux angles de vue différents. Mais les nymphéas constituent le sujet  principal dans ses tableaux  et captent son attention si bien que le paysage y est dessiné  simplement pour dégager  la beauté de ses fleurs préférées.   Son jardin d’eau lui donna  ainsi une source d’inspiration inépuisable et s’intégra désormais comme une œuvre d’art à part entier. 

Une ballade mémorable dans le jardin de Monet (Giverny, Haute Normandie)

Cùng nhau đi dạo trong vưòn của họa sỹ tài hoa Monet (Giverny)

Paris au crépuscule (Paris lúc chiều tàn)

Các tia nắng ở cuối ngày cùng dòng nước óng ánh lên sắc cam rực rỡ của sông Seine  tạo ra một quan cảnh tuyệt vời khi thành phố bắt đầu lên đèn. Bạn sẽ ngẩn ngơ và cảm nhận thích thú rạo rực trong lòng ít nhiều  khi có được những khoảnh khắc kỳ diệu nầy. Đây cũng là những kỷ niệm khó quên khi bạn có dịp đến với kinh đô ánh sáng Ba Lê. 

Les derniers rayons du soleil couchant et les eaux  irisées de la Seine vous offrent un spectacle merveilleux lorsque la ville commence à s’illuminer. Vous serez abasourdi et vous sentirez une légère excitation dans votre cœur lorsque vous aurez des moments magiques. Ce sont des souvenirs inoubliables lors que vous avez l’opportunité de visiter la ville lumière qu’est Paris.

The last rays of the setting sun and the iridescent waters of the Seine offer you a marvelous spectacle when the city starts to light up. You will be stunned and feel a slight excitement in your heart when you have these magical moments. These are unforgettable memories when you have the opportunity to visit the city of light that is Paris.