Cà Mau (tiếng Khơ Me gọi là Teuk Khmao) là một thành phố nằm ở cực phương nam của nước đất nước Việt Nam. Đi đến Cà Mau phải qua không biết bao nhiều các cầu nhỏ để nói lên Cà Mau là một vùng đầm lầy và thuộc về đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau đươc biết đến nhờ có vườn quốc gia U Minh Hạ. Đây là một trong ba vùng lõi của Cà Mau, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Rất phong phú về động và thực vật, vườn quốc gia U Minh Hạ có khoảng 250 loài thực vật, 182 loài chim, 40 loài thú, 20 loài bò sát cùng nhiều loại côn trùng khác nhau. Ở xung quanh Mũi Cà Mau là vùng biển cạn. Hàng năm đất lấn ra biển hàng trăm thước. Vì vậy mà từ bao nhiêu thế hệ, người dân Cà Mau thường hay nói với câu ngạn ngữ nầy: « Mắm đi trước, đước theo sau » trong cuộc hành trình lấn biển. Các cây mắm nhờ có rễ ăn sâu trong đất bùn nên bồi được thêm đất phù sa. Rễ cây đâm tua tủa và chỉa lên mặt đất cùng nhau giữ đất. Sau đó là đến phiên đước và những cây rừng ngập mặn khác như sú, vẹt… cùng đua nhau mọc lên khiến bãi bồi ngày càng vững chắc thêm để vươn ra biển.
Cà Mau (connue en khmer sous le nom de Teuk Khmao) est une ville située à l’extrême sud du Vietnam. En venant ici, il faut traverser tant de petits ponts pour rappeler bien que Ca Mau est une région marécageuse du delta de Mékong. C’est l’une de ses trois zones importantes reconnues par l’UNESCO comme réserve de biosphère mondiale. Très riche de faune et de flore, le parc national U Minh Ha compte environ 250 espèces de plantes, 182 espèces d’oiseaux, 40 espèces de mammifères, 20 espèces de reptiles et de nombreux types d’insectes différents. Autour du cap Cà Mau c’est la zone où la mer est peu profonde. Chaque année, la terre empiète sur la mer à des centaines de mètres. C’est pour cela que depuis des générations, les habitants de Cà Mau ont l’habitude de dire en vietnamien: » les plantes mắm (Avicennia) poussent d’abord, puis elles sont suivies par les palétuviers » dans leur empiétement sur la mer. Grâce à de longues racines fixées dans les bancs de vase, les Avicennias facilitent le dépôt des alluvions marines. Leurs racines ramifiées s’orientent dans toutes les directions hors du sol et réussissent à retenir ensemble ce dépôt. Puis c’est le tour des palétuviers et des autres plantes capables de pousser dans cet environnement permettant d’affermir ainsi l’extension de la vasière.