Technique de dorure sur bois laqué
Version française
Sơn son thếp vàng là một kỹ thuật cực kỳ công phu hay thường được sử dụng trong việc chế tác các vật phẩm có tính chất tâm linh như các tựơng Phật và các đồ thờ như hương án, khám thờ, ngai thờ, bài vị, hoành phi câu đối vân vân… ở chùa chiền hay biểu tượng sự gìàu có và khẳng định sự tôn nghiêm, quyền lực của vương quyền trong chế độ phong kiến qua các cung đình. Nó không chỉ làm nổi bật lên vẻ đẹp, uy nghi và sang trọng mà còn gia tăng độ bền bỉ của các vật phẩm theo thời gian. Những năm gần đây, nhờ sự sùng tu Lầu Ngũ Phụng,Trường Lang, điện Thái Hoà vân vân trong Tử Cấm Thành, chúng ta mới nhận thấy kỹ thuật nầy không chỉ đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề cao, kinh nghiệm, tĩ mĩ mà còn có tâm huyết và phải hiểu rõ luôn cả kiến thức xây dựng và mỹ thuật để hoàn thiện được phong cách của thời đại triều Nguyễn và làm nổi bật cái riêng biệt của mỗi cung điện. Trước hểt kỹ thuật « Sơn son thếp vàng” được tạo thành từ hai cụm từ « sơn son » và « thếp vàng ».Như vậy có hai khâu chính trong kỹ thuật nầy đó là khâu Sơn Son và Thép Vàng nhưng khâu sơn son lại đặc biệt quan trọng và phức tạp hơn nhiều so với khâu thếp vàng. Danh từ « sơn » nầy dùng để ám chỉ loại sơn được chế ra từ nhựa cây sơn ở trong rừng nước ta. Nó có thể mọc tự nhiên hay được trồng để thu hoạch. Sau đó phài để sơn nó lắng đọng đến từ ba hay bốn tháng liên tục mới có thể gạn ra sau đó nhiều lớp nhưng lớp trên cùng là lớp lỏng có màu nâu là lớp tốt nhất. Dù vật phẩm có tầm vóc cở nào, có thể là tượng Phật hay cột ở trong cung đình Huế đi nữa thì nghệ nhân cũng phải tiến hành qua một số giai đoạn như sau: gắn kết, hom, lót.
Sau khi tạo cốt cho vật phẩm, nghệ nhân tiến hành đến việc sơn. Có nhiều giai đoạn trong việc sơn son thếp vàng.Trước hết phäi xử lý phần thô vật phẩm qua việc trộn nước sơn với bột đá hay mùn cưa để lấp đi các vết rạn nứt của vật phẩm, giúp ngăn chặn sự nứt gãy, chống thấm nước, không bị mối mọt ăn. Đây là giai đọan gắn kết. Nếu sau khi nước sơn khô, bề mặt của sản phẩm vẫn còn khuyến tật thì nghệ nhân buộc lòng dùng đất thó trộn với nước sơn theo tỷ lệ nhất định. Có thể nước sơn nầy được dùng đến nhiều lần khi nó chưa đạt được yêu cầu. Tiếp theo sau đó đến việc mài nhiều lần với nước làm cho nhẵn bề mặt và sơn phủ lót nhiều lần toàn thể vật phẩm với nước sơn cuối (sơn sửa chửa). Nói tóm lại giai đọan Hom nầy mất rất nhiều thời gian và phải cần kiểm soát nghiêm khắc nhất là phải để các lớp sơn nó được khô. Thời gian khô của các lớp sơn nầy sẽ khác nhau mà còn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
Còn thếp vàng là khâu dùng để trang trí và dán trên mặt vật phẩm, lớp vàng lá hay vàng quỳ. Vàng nầy được dát thật mỏng đặt lên các mặt vật phẩm làm bằng gỗ mà được sơn lót trong khâu « Sơn Son » và lúc nước sơn lót chưa khô hoàn toàn. Chính nhờ vàng quỳ mà vật phẩm trưng bày có được màu vàng tự nhiên, tạo ra ánh kim dễ thu hút sư chú ý và làm nổi bật giá trị qua sự thay đổi màu sắc tùy theo độ « chín » của nước sơn.
Version française
La technique de dorure sur bois laqué est une technique extrêmement élaborée et souvent utilisée dans la fabrication d’objets ayant le caractère spirituel tels que les statues de Bouddha et les objets de culte comme les brûleurs d’encens, les édicules, les autels, les tablettes avec des sentences parallèles etc. trouvés surtout dans les pagodes ou le caractère solennel pour témoigner de la richesse et du pouvoir du régime féodal à travers ses palais. Elle met en valeur non seulement la beauté, la majesté et l’élégance, mais aussi la durabilité de ces objets dans le temps. Ces dernières années, grâce à la restauration du belvédère de 5 phénix, le long couloir Trường Lang, le palais de la Suprême Harmonie etc. dans la cité pourpre interdite de Huế, nous avons l’occasion de trouver que cette technique nécessite non seulement les artisans hautement qualifiés, pleins d’années d’expérience, méticuleux mais aussi leur dévotion au métier. Ils doivent avoir toutes les connaissances en construction et en arts pour parfaire le style de la période de la dynastie des Nguyễn en réussissant à mettre en valeur le caractère spécifique de chaque palais. D’abord le nom de cette technique provient de l’association de deux groupes de mots « Sơn son (Peinture d’un rouge vermillon) et «Thếp vàng (dorure sur bois laqué) ». Ceux-ci correspondent exactement à deux étapes importantes trouvées dans la réalisation de cette technique. Mais la première reste la phase la plus sophistiquée par rapport à la deuxième. Le mot «Sơn» fait référence au type de peinture fabriquée à partir de la sève de l’arbre sơn des forêts de notre pays. Cet arbre peut pousser naturellement ou être cultivé pour le rendement industriel. Ensuite, on doit laisser la peinture reposer durant trois ou quatre mois consécutifs avant de pouvoir la décanter en plusieurs couches mais la couche liquide supérieure brune reste la meilleure couche.
Quelle que soit la taille de l’objet (statue de Bouddha ou colonne du palais royal), l’artisan est obligé d’entamer le même processus composé de plusieurs étapes suivantes: boucher et sceller les fissures, rendre lisse la surface réparée en plusieurs fois avec les ingrédients différents (poudre de pierre, terre d’argile, sciures de bois etc.) et appliquer à la fin de ce processus la dernière couche de peinture avec le temps de séchage variable.
Après avoir créé l’ossature de l’objet, l’artiste commence à entamer la peinture. Il existe de nombreuses étapes dans la technique de dorure. Premièrement, la partie brute de l’objet doit être traitée en mélangeant de la peinture avec de la poudre de pierre ou de la sciure de bois pour couvrir et empêcher les fissures de l’objet en question et résister à l’eau et aux termites. C’est la phase d’agrégation et de réparation. Si après le séchage de la peinture, la surface de l’article continue à avoir toujours des défauts, l’artiste sera obligé d’utiliser de la terre d’argile mélangée à la peinture dans une certaine proportion bien déterminée. Cette peinture mélangée peut être utilisée à plusieurs reprises si elle ne répond pas aux exigences voulues. Ensuite vient le ponçage répété avec de l’eau afin de rendre lisse la surface et un apprêt répété de l’ensemble de l’article avec une couche de peinture finale (ou de retouche). Bref, cette phase Hom prend beaucoup de temps et nécessite un contrôle strict, en laissant sécher notamment les couches de peinture. Le temps de séchage de ces couches varie mais il dépend également des conditions météorologiques.
La dorure est une étape de décoration permettant de coller sur la surface d’un objet, une couche de feuille d’or. Cet or est laminé très finement et déposé sur les surfaces des objets en bois en question qui sont apprêtés lors de l’étape « Sơn Son » et qui ne sont pas complètement secs. Grâce à cette décoration, l’objet exposé a une couleur jaune naturelle et crée ainsi un éclat métallique qui retient facilement l’attention et fait ressortir sa valeur grâce au changement de couleur en fonction de la « maturité » de la peinture.
2025