Des éléments chams dans la culture vietnamienne
Version française
Trong dân gian, khi nói đến Huyền Trân công chúa, con của vua Trần Nhân Tôn thì người dân Việt không những xót xa cho số phận mà còn chỉ trích thậm tệ qua câu ca dao sau khi vua hứa gã Huyền Trân cho vua Chế Mân (Jaya Simhavarman III) trong chuyến công du đặc biệt ở thành Đồ Bàn (Vijaya, Bình Định ngày nay) của Chiêm Thành:
Tiếc thay cây quế giữa rừng,
để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo.
chớ nào đâu biết tổ sư của phái Trúc Lâm có cái nhìn sâu xa của nhà chính trị đa tài muốn mở mang bờ cõi ở phía nam và cố giữ mối quan hệ láng giềng trọng yếu trong việc đấu tranh chống họa phương Bắc. Nhờ sự yểm trợ của Đại Việt ngăn chặn đường bộ mà quân Nguyên thua lần thứ hai khi tấn công nước Chiêm Thành trước sự chỉ huy dũng cảm của vua Chế Mân với 20.000 quân lính. Còn về Chế Mân thì Châu Ô Châu Rí khó mà kiểm soát được nữa vì cư dân Chàm bỏ trốn vào rừng hay chạy về các nơi mà chính quyền người Chàm còn cai quản khi ba châu như Bố Chính, Mã Linh và Địa Lý của Thuận Hóa đã bị vua chàm Chế Củ (Rudravarman III) dưng cho vua Lý Thánh Tôn từ lâu rồi để chuộc tội và cầu hoà. Nay mà dưng thêm hai châu nữa thì khó mà «ăn nói với dân» nhất là ngài là anh hùng dân tộc Chàm đem thắng lợi trong việc chống quân Nguyên. Chỉ có cách xin cưới Huyền Trân là phương kế tuyệt vời cho một tình thế chính trị lúc bấy giờ. Sự kiện này cũng minh chứng cho việc sử dụng thuyết “bất bạo động” của sư tổ Trúc Lâm để giải quyết xung đột trong lý thuyết nhà Phật theo báo Giác Ngộ của Phật Giáo Việt Nam nhưng không ai ngờ với cái chết đột ngột của vua Chế Mân, Huyền Trân phải lên giàn hỏa để tuẩn tiết theo vua theo tập tục người Chàm. Còn theo nhà nghiên cứu Po Dharma thì đây chỉ là việc dàn dựng câu chuyện nhầm giải cứu Huyền Trân và bội ước của nhà Trần khiến từ đó sự việc nầy nó trở thành mối bất hòa giữa hai dân tộc dẫn đến suy vong vương quốc Chămpa qua nhiều thế kỷ về sau nầy với sự chiến thắng rực rở của vua Lê Thánh Tông ở thành Đồ Bàn (Vijaya)
Câu ca dao mĩa mai nầy, không biết có đúng hay không? Văn hoá của họ có kém không để dân gian phải miệt thị như vậy? Chúng ta cũng cần phải biết họ là ai, họ từ đâu đến nhất là họ có những tập tục của một nền văn hóa khác biệt mang những yếu tố văn hóa truyền thống của Ấn Độ. Những đền tháp được thấy mà họ sở hữu trên vùng duyên hải miền trung dài hơn có 1000 cây số với những tượng thần của một tín ngưỡng xa lạ và dị biệt dù đã đổ nát hay còn nguyên vẹn nhưng lúc nào vẫn còn là những mối đe dọa vô hình ăn sâu trong tâm trí của dân tộc ta tựa như các tượng thờ Brahma, Shiva, Visnu khiến tạo ra ít nhiều sự lo ngại, hoang mang và sợ sệt cũng như lúc chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) vào trấn thủ đất Thuận Hóa (Bình Trị Thiên) ở Đàng Trong, một vùng đất đai cằn cỗi, nguy hiểm và xa xôi.
Tới đây đất nước lạ lùng
Con chim kêu cũng sợ, con cá vẫy vùng cũng lo.
Chính vì vậy theo linh mục Léopold Cadière, để trấn an tâm hồn và có được sự an bình, dân ta không ngần ngại đưa những nơi di tích văn hoá Chàm vào thế giới tôn giáo tín ngưỡng của mình và biến chúng thành những nơi thờ cúng của mình cũng như chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, đền Po Nagar vân vân…
Suốt thời gian hành trình đến Thuận Hóa, nhóm tùy tùng thân tín theo Nguyễn Hoàng toàn bộ gốc Thanh Hóa và hòa nhập với người Nghệ An đến từ cuộc di dân lần đầu ở thế kỷ 14 lúc Châu Ô, Châu Rí thuộc về Đại Việt. Vì vậy người ở Thuận Hóa bấy giờ gọi là người Thanh Nghệ (Thanh Hóa Nghệ An). Biết ra đi không hẹn ngày về, khổ cực gian nan cũng phải chịu từ đây nhưng đôi khi cũng tự an ủi mình để nung đốt ý chí của kẻ phiêu lưu ở đất lạ nên mới có câu ca dao dồi dào triết lý như sau:
Măn giang nấu cá ngạnh nguồn,
Tới đây nên phải bán buồn mua vui.
Những cư dân Thanh Nghệ tới lúc đầu không có đông ở vùng Quảng Trị ngày nay. Họ buộc phải hòa đồng sống chung với những người Chàm ở lại. Lúc đầu Nguyễn Hoàng còn nói giọng Bắc nhưng chỉ cần vài thế hệ, những người thừa kế của ngài cùng cư dân chịu ảnh hưởng của môi trường xã hội từ sự sống gần gũi của hai dân tộc nhất là ở thời kỳ không còn quan hệ và giao dịch, lấy sông Gianh làm biên giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, nhất là sau khi có lũy Thầy (Trường Dục) của Đào Duy Từ nên khiến cư dân có một âm điệu đặc biệt, có thể nhận ra được ở cư dân Quảng Bình và Quảng Trị. Theo học giả Thái văn Kiểm , giọng Huế được thành hình về sau từ khi chúa Nguyễn Phúc Nguyện tức là Chúa Sãi quyết định dời đô về làng Phước Yên, huyện Quảng Điền và chúa Thượng (Nguyễn Phước Lan) về làng Kim Long vào năm 1636. Chính nhờ sự giao thoa của hai văn hóa cổ Việt Mường (Thanh Hóa và Nghệ An) và Chàm khiến tạo ra một lối sống ăn uống (thích ăn cay, ăn mắm tôm, mắm ruốc vân vân..), cách trị bệnh bằng các cây thuốc phương nam, cách trồng lúa chiêm, cách đóng thuyền (thuyền bầu) đi buôn trên biển, cách trị thủy đắp đê dọc các dòng sông, cách dùng trong mỹ thuật, ngũ sắc riêng biệt nhất là màu tím, một màu không gây cảm xúc buồn mà cũng là màu mà các phụ nữ Chàm ưa thích và còn trọng dụng ngày nay. Đấy là những đặc trưng mới của cộng động Việt Chàm mà chúng ta thường thấy ở Bình Trị Thiên và thường được gọi là bản sắc Huế.
Theo sử gia người Mỹ Michael Vickery, dựa trên sự phân tích ngôn ngữ so sánh thì biết rằng người Chăm đến từ đão Bornéo bằng đường biển vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Ngôn ngữ của họ thuộc về ngôn ngữ Nam Đảo. Họ hay thường đinh cư ở những nơi nào thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa trên sông. Được mênh danh là người Vikings của Đông Nam Á, họ có thói quen khuấy rối trên biển và hay cướp giật ở vùng cực nam của quận Nhật Nam trực tiếp thuộc quyền cai trị của Giao Châu thời kỳ nước ta còn bị đô hộ bởi người Hoa. Theo sự nhận xét của nhà khảo cổ học Việt, Ngô văn Doanh, họ hay thường ở các vùng đồng bằng ven biển nằm giữa ba bên là núi cao và một bên còn lại đưa ra biển đều có một hoặc vài thành.
Dựa trên các sử liệu của Trung Hoa và các bi ký cồ người ta mới biết nước Lâm Ấp chuyển thành vương quốc Champa (Champapura) từ đầu thế kỷ VII với thủ phủ là Simhapura (Trà Kiệu). Chính nhờ cái tên Champapura mà người ta mới đoán ra được Champa là một quốc gia được cấu thành từ các thị quốc, có thể gọi là một liên bang của nhiều thị quốc (pura). Pura nào mạnh nhất thì được chọn đóng vai trò làm « thủ lĩnh » (vai trò chủ đạo) và trở thành là Champapura (Thành của người Chiêm hay Chiêm Thành). Vương triều của pura đó làm chủ đất nước của dân Chàm. Như vậy Simhapura (Trà Kiệu) là pura mạnh nhất của thời kỳ đầu sau đó đến pura Vijaya (Đồ Bàn, Bình Định). Có những thời gian ngắn khác trong niên đại lịch sử Chàm thì thấy có Hoàn Vương ở vùng phiá nam (758 – 659) hay Đồng Dương (Quảng Nam từ năm 875 đến 983).
Theo nhà khảo cổ học Việt Nam Trần Quốc Vượng, người Chàm hay sử dụng mô hình văn hóa sau đây gồm có 3 phần: thánh đường (núi), thành cổ (thủ đô) và cảng sông (trung tâm kinh tế) khi được thành lập. Chính kiểu mẫu này mà chúng ta đã thấy lặp đi lặp lại ở mỗi pura của người Chàm từ Quảng Trị đến Bình Thuận. Theo sự nhận xét của nhà khảo cổ Trần Kỳ Phương, pura nào xây dựng đươc những công trình tôn giáo đồ sộ phải là pura có khả năng trưng tập một nguồn nhân lực cần thiết mà pura nầy có thể nuôi dưởng được với một tiềm năng kinh tế khả dĩ chớ thông thường người Chàm sống thiên về thương mại trên biển nhiều vì đất trồng trọt rất hạn hẹp với những cánh đồng nhỏ của các thung lũng ven sông ở miền trung Việt Nam.
Lịch sử loài người đã bao lần chứng minh một nền văn minh cao hơn hay thường có ít nhiều tác động làm biến đổi nền văn minh kém hơn. Cũng như La Mã mạnh đến đâu khi xâm lược phải chịu ảnh hưởng của nền văn minh Hy Lạp hay Mông Cổ, Mãn Thanh cũng vậy khi chiếm được Trung Hoa cũng bị đồng hóa bởi nước nầy. Nứớc Đại Cồ Việt của ta cũng không ngoài lệ. Hay thường khinh khi miệt thị người Chàm hay Man, Đại Việt chúng ta có được tiếp thu cái gì không?. Đại Việt được tiếp thu nhiều thứ lắm nhất là sau khi cuộc viễn chinh trừng phạt của vua Lê Đại Hành ở Chiêm Thành vào năm 982. Để nâng cao uy tín và chiến thắng vẽ vang, ngài dắt về không những một tu sĩ Ấn Độ (Thiên Trúc) đang ở lúc đó trong tu viện Đồng Dương (Quảng Nam ngày nay) mà cả trăm người nhạc công và vũ nữ chàm (Thái văn Kiểm:64). Có thể nói là từ đó âm nhạc cung đình có mang nhiều yếu tố Chiêm Thành. Năm 1069, vua Lý Thánh Tông truyền lệnh cho các nhạc công ở triều đình soạn ra một loại âm điệu chậm đẩy đưa và than khóc buồn bã theo lối người Chàm gọi là Chiêm Thành Âm. Sau đó dưới thời Lý Cao Tôn về sau thì có các «Điệu Nam (Airs des Méridionaux) » như Hà Giang Nam, Ai Giang Nam, Nam Thương vân vân.. Còn có một nhạc cụ thường gọi là «Trống Cơm » hay « Phạn sĩ » mà dân ta dùng theo An Nam chí lược của Lê Tắc thì cũng của dân tộc Chàm. Còn phần nghệ thuật điêu khắc thì dưới hai triều Lý và Trần, dân Việt ta sống chịu ảnh hưởng phương nam rất nhiều để tạo ra những hiện vật như đầu rồng thời Lý Trần tựa như đầu rồng makara hay con vịt xiêm (con ngan), ngỗng thần Hamsa của Champa chẳng hạn được tìm thấy trong hoàng thành Thăng Long từ mái ngói, đầu hồi đến hoa văn trên chén bát (Hồ Trung Tú:264). Một yếu tố Chàm khác thời nhà Lý được trông thấy trong lãnh vực kiến trúc mà ít ai để ý là các chùa thời đó hay thường có bình đồ hình vuông, tựa như khuôn mẫu của các tháp Chàm (kalan). Chùa Diên Hựu (tức là chùa Một Cột) ban đầu gồm có vỏn vẹn một gian chính điện vuông vức 3 thước và một cửa duy nhất ra vào như tháp chàm, được dựng trên một cột có chiều cao 4 thước tính từ măt nước. Còn các khúc đò đưa ở vùng ven biển như hò mái nhì hay hò máy đẩy tất cả đều có ảnh hưởng của người Chàm cả. Cố giáo sư Trần Văn Khê nhận thấy các bài hát đò đưa của người Huế và các bài hát Pelog của người Chà Và (Nam Dương) có cùng môt giai điệu. Ông kết luận rằng sau nhiều thế kỷ giao lưu, nhạc Việt đã nhuộm màu chàm.Theo nhà nghiên cứu Charles J.C. MacDonald (CNRS Marseille) tục lệ thờ cá ông là một đặc tính của người Việt ở vùng ven biến miền Trung chớ ở miền Bắc thì không có tục lệ nầy nhưng cho đến giờ các nhà học giả Việt như Thái Văn Kiểm, Trần văn Phước hay Trần Hàm Tấn thì nghĩ rằng đây là một tập quán của người Chàm mà người Việt tiếp nhận đấy.
Nhờ các yếu tố chàm nầy, văn hóa Việt trở nên phong phú và đa dạng vì ngoài văn hóa Việt-Mường (Bách Việt), nó còn được thừa hưởng ít nhiều, từ thời kỳ dựng nước, các tâp tục đến từ hai nền văn hoá cổ đại: Ấn Độ và Trung Hoa.
Dans le folklore vietnamien, en parlant de la princesse Huyền Trân (jaïs de jade), le peuple vietnamien déplore non seulement le sort qui lui a été réservé mais aussi la promesse du roi Trần Nhân Tôn d’accorder la main de sa fille au roi cham Chế Mân (Jaya Simhavarman III) durant son voyage spécial à la capitale Vijaya (Bình Định) à travers la chanson populaire suivante :
Tiếc thay cây quế giữa rừng,
để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo.
C’est regrettable de laisser un Mán ou un Mừờng grimper sur le cannelier au milieu de la forêt.
Pourtant nous ne savons pas que le fondateur de la secte « Forêt de bambous » était un homme politique talentueux d’une grande perpiscacité voulant étendre son territoire dans le sud et entretenir de bonnes relations de voisinage dans la lutte contre le danger venant du Nord. Grâce au soutien apporté par le royaume Đại Việt dans le blocage du passage terrestre, l’armée des Yuan perdait la bataille pour la deuxième fois en attaquant le Champa sous le commandement du vaillant roi Chế Mân avec 20 000 soldats. Quant à Chế Mân, les deux provinces Châu Ô et Châu Ri n’étaient pas entièrement sous son contrôle car leurs habitants avaient fui vers la forêt ou vers des endroits où le gouvernement cham exerçait pleinement encore son autorité, les trois autres provinces Bố Chinh, Ma Linh et Địa Lý étant cédées depuis longtemps au roi Lý Thánh Tôn par le roi cham Chế Củ (Rudravarman III) en échange de la paix et de sa libération. Maintenant, en cédant encore deux autres provinces Châu Ô et Châu Ri, il lui parut difficile de parler à son peuple, d’autant plus qu’il était le héros de la nation chame ayant eu réussi à gagner la victoire contre l’armée des Yuan. Le mariage de Huyền Trân était une excellente solution pour la situation politique de l’époque. Cet événement démontre également le recours à la méthode de la « non-violence » du fondateur de « Forêt de bambou » pour résoudre les conflits dans le bouddhisme selon le journal vietnamien Giác Ngộ, mais personne ne s’attend à la mort subite du roi obligeant Huyền Trân à l’accompagner et à mourir avec lui au bûcher funéraire selon la coutume chame. Selon le chercheur Po Dharma, il s’agit bien d’une mise en scène de l’histoire du sauvetage organisé de Huyền Trân et de la promesse non tenue de la dynastie des Trần, ce qui a transformé cet incident en une profonde discorde entre les deux peuples, menant ainsi au déclin du royaume de Champa quelques siècles plus tard avec la victoire fulgurante du roi Lê Thánh Tông dans la citadelle Đồ Bàn (Vijaya).
Cette chanson populaire ironique est-elle vraie ou non? La culture chame est-elle suffisamment médiocre pour que les gens la méprisent ainsi? Nous devons également savoir qui ils sont, d’où ils viennent avec les pratiques d’une culture différente portant des éléments culturels et traditionnels propres à l’Inde. Les temples et les tours qu’ils possédaient sur la côte centrale actuelle s’étalaient sur plus de 1000 kilomètres avec des statues de dieux d’une religion étrange et différente. Bien qu’ils fussent en ruine ou intacts, ils étaient toujours des menaces invisibles profondément ancrées dans l’esprit de notre peuple comme les statues de Brahma, Shiva, Visnu, ce qui a crée plus ou moins d’anxiété, de confusion et de peur comme c’est le cas du Seigneur Tiên (Nguyễn Hoàng) qui était chargé de gouverner le territoire de Thuận Hóa (Binh Trị Thiên) à Đàng Trong, une région lointaine, aride et dangereuse.
Tới đây đất nước lạ lùng
Con chim kêu cũng sợ, con cá vẫy vùng cũng lo.
Voici un lieu bien étrange
Un cri d’oiseau m ‘effraie autant que le frétillement d’un poisson dans le ruisseau.
C’est pourquoi, selon l’abbé Léopold Cadière, afin de pouvoir rassurer l’âme et gagner la paix, notre peuple n’hésite pas à introduire les sites culturels chams dans son monde de croyance religieuse et à les transformer en lieux de culte comme la Pagode de la Dame céleste (Thiên Mụ), le palais Hòn Chén, le temple Po Nagar etc.
Tout au long du voyage jusqu’à Thuận Hóa, le groupe des fidèles et des hommes de confiance de Nguyễn Hoàng était tous originaires de Thanh Hóa et intégrés à celui de Nghệ An lors de la première migration au 14ème siècle lorsque les provinces Châu Ô et Châu Rí appartenaient au royaume Đai Việt. Les habitants de Thuận Hóa étaient appelés à cette époque sous le nom « peuple Thanh Nghệ » (Thanh Hóa-Nghệ An). Étant partis sans connaître la date de retour, ils devaient endurer dès lors toutes les épreuves et les souffrances. Mais, ayant raffermi la volonté d’un aventurier dans un pays étranger, parfois, ils pouvaient se consoler. C’est pourquoi il y a donc une chanson populaire teintée de philosophie comme suit:
Măn giang nấu cá ngạnh nguồn,
Tới đây nên phải bán buồn mua vui.
Rien, ne vaut les pousses de bambou sauvage cuites avec la petite silure,
Une fois qu’on est sur les lieux, il faut bien vendre la tristesse en échange d’un peu d’espérance.
Étant arrivés les premiers, les habitants de Thanh Nghệ n’étaient pas nombreux dans la région actuelle de Quảng Tri. Ils étaient contraints de vivre en harmonie avec les Chams restés sur place. Au début, Nguyễn Hoàng parlait encore avec un accent du Nord, mais au fil de quelques générations seulement, ses héritiers et résidents étaient influencés par l’environnement social issu de la mixité des deux peuples, surtout à l’époque de la rupture des relations et des échanges commerciaux en prenant la rivière Gianh comme frontière entre Đàng Trong et Đàng Ngoài et surtout après la construction du rempart Thầy (Trường Dục) de Đào Duy Từ, ce qui leur a donné un ton particulier, reconnaissable aux habitants de Quảng Bình et Quảng Trị.
Selon l’érudit Thái Văn Kiểm, l’accent de Huế s’est formé plus tard lorsque le seigneur Nguyễn Phúc Nguyên (seigneur Sãi), a décidé de transférer la capitale au village de Phước Yên, district de Quang Điền et le seigneur Thượng (Nguyễn Phước Lan) au village de Kim Long en 1636. Grâce à l’interaction de deux cultures anciennes, Việt Mường (Thanh Hóa et Nghệ An) et Chàm, on voit apparaître un nouveau mode de vie axé sur l’alimentation (manger épicé, pâte de crevette, pissalat etc. ), le traitement des maladies avec des plantes médicinales du sud, la cultivation du riz cham, la construction des bateaux avec le modèle cham (thuyền bầu) pour faire du commerce en mer, la gestion de l’eau et la construction des digues le long des rivières et l’utilisation dans les beaux-arts, des cinq couleurs les plus distinctives parmi lesquelles figure le violet, une couleur qui ne provoque pas d’émotions tristes et que les femmes cham aiment et utilisent encore aujourd’hui. Ce sont les nouvelles caractéristiques de la communauté Việt-Chàm que l’on voit souvent à Binh Trị Thiên et que l’on appelle désormais l’identité de Huế.
Selon l’historien américain Michael Vickery, en se basant sur l’analyse linguistique comparée, on sait que les Cham étaient venus de l’île de Bornéo par voie maritime à la fin du premier millénaire avant J.C. Leur langue appartenait aux langues austronésiennes. Ils s’installaient souvent dans des endroits propices au transport de marchandises sur le fleuve. Connus sous le nom de Vikings de l’Asie du Sud-Est, ils avaient l’habitude de semer le trouble en mer en pillant les bateaux dans la région côtière la plus méridionale du district de Nhật Nam dépendant directement de l’administration de Giao Châu (pays des Vietnamiens) lorsque ce dernier était encore annexé par les Chinois. Selon l’observation de l’archéologue vietnamien Ngô Văn Doanh, ils préféraient vivre souvent dans des plaines côtières situées entre trois versants de hautes montagnes et un versant menant à la mer, le tout doté d’une ou plusieurs forteresses.
En s’appuyant sur les documents historiques chinois et des inscriptions épigraphiques, on sait que le pays Lâm Ấp (Lin Yi) s’est transformé en royaume de Champa (Champapura) dès le début du VIIème siècle avec Simhapura (Trà Kiệu) comme capitale. C’est grâce au nom Champapura que l’on peut deviner que le Champa est un royaume composé de plusieurs cités-états (pura). Il est en quelque sorte une fédération de nombreuses cités-états. La cité-état la plus puissante est choisie pour assumer le rôle de « leader » (rôle principal) et devient ainsi Champapura (la capitale du Champa). La dynastie de cette cité-état contrôle ainsi tout le royaume du Champa.
Selon l’archéologue Trần Quốc Vượng, les Chams avaient l’habitude de se servir du modèle culturel suivant constitué toujours de 3 parties: sanctuaire (montagne), citadelle (capitale) et port ( centre économique ) dans leur cité. C’est ce type de modèle qu’on a vu se répéter dans chaque cité-état cham de Quảng Trị jusqu’à Bình Thuận. D’après l’observation de l’archéologue Trần Kỳ Phương, les cités-états qui ont édifié des sites religieux grandioses doivent être capables de mobiliser une ressource humaine nécessaire qu’elles peuvent nourrir avec un potentiel économique possible. Les Chams sont orientés généralement vers le commerce maritime car leurs terres arables trouvées dans les vallées du littoral du centre du Vietnam sont très limitées.
Combien de fois l’histoire de l’humanité a-t-elle démontré qu’une civilisation supérieure a un effet transformateur sur une civilisation inférieure? La Rome ancienne plus puissante, au moment de sa conquête, était soumise à l’influence de la civilisation grecque. De même, les Mongols ou les Mandchous, au moment de leur conquête en Chine étaient assimilés ensuite par cette dernière. Notre royaume Đại Việt ne faisait pas exception non plus. Étant habitué à dénigrer et à mépriser les Chams (ou les Mans), notre Đại Việt pouvait-il avoir quelque chose dans cette conquête? Il recevait beaucoup de choses lors de l’expédition militaire punitive du roi Lê Đại Hành au Champa en 982. Pour rehausser son prestige et célébrer sa victoire, il fit revenir non seulement un moine indien (Thiên Trúc) qui se trouvait au monastère de Đ ồng Dương (Quảng Nam actuel ) mais aussi une centaine de musiciens et danseuses (Thai Van. Kiem:64). On peut dire que depuis lors, la musique royale comportait de nombreux éléments du Champa. En 1069, le roi Lý Thánh Tông ordonna aux musiciens de la cour de composer une sorte de mélodie lente et triste, dans le style du peuple cham appelé Chiêm Thành Âm. Puis, sous le règne de Ly Cao Ton, il y eut des « Rimes du Sud (Airs des Méridionaux) » comme Ha Giang Nam, Ai Giang Nam, Nam Thuong etc. Il y avait aussi un instrument de musique cham appelé «Tambour de riz » ou « Phạn sĩ » que notre peuple utilise fréquemment, selon le livre intulé « Annam chí lược (Archives abrégées de Lê Tắc). Quant à la sculpture, les Vietnamiens vivaient sous l’influence méridionale du Sud pour créer des artefacts tels que la tête d’un dragon de la dynastie Lý-Trần ressemblant à celle d’un dragon makara ou le canard siamois (vịt siêm) à l’oie Hamsa du Champa par exemple, le tout étant retrouvé dans la citadelle impériale Thăng Long sur les toits de tuiles et les pignons des bâtiments jusqu’aux motifs décorés sur les bols (Hồ Trung Tú:264). Un autre élément cham de la dynastie des Lý que l’on observe dans le domaine de l’architecture et auquel peu de gens prêtent attention c’est que les pagodes de cette époque avaient souvent des plans carrés, semblables au modèle des tours chams (kalan). La pagode Diên Hựu (la pagode au pilier unique) se composait à l’origine d’un hall principal carré de 3 mètres seulement et d’une seule entrée semblable à celle d’une tour chame, érigée sur une colonne de 4 mètres de haut au-dessus de la surface de l’eau.Quant aux barcarolles de la région côtière comme le chant de la deuxième rame (hò mái nhì) ou chant de la rame propulsive (hò mái đẩy), elles ont tous reçu l’influence chame. Selon le professeur musicologue Trân Văn Khê, les chants des bateliers de Huế (ou barcarolles) et les chants de Pelog de Java (Indonésie) présentent tous deux la même ligne mélodique. Il a conclu qu’après des siècles d’échanges, la musique vietnamienne était teintée de la couleur cham. Selon le chercheur Charles J.C. MacDonald (CNRS Marseille), le culte de la baleine est considérée comme une caractéristique typique trouvée chez les Vietnamiens vivant le long de la côte du Centre et du Sud Vietnam car les gens du Nord ne l’ont pas eu. Certains érudits vietnamiens tels que Thái Văn Kiểm, Trần văn Phước ou Trần Hàm Tấn ont confirmé que ce culte appartient aux Chams.
Grâce ces éléments chams, la culture vietnamienne est devenue riche et diversifiée car outre la culture Việt-Mường (Bai Yue), elle a hérité aussi plus ou moins, depuis la fondation du pays, des traditions issues des deux anciennes cultures: l’Inde et la Chine.
Bibliographie
Thái Văn Kiểm: Việt Nam quang hoa Editeur Xuân Thu, USA
Georges Cœdès: Cổ sử các quốc gia Ấn Độ Hóa ở Viễn Đông. NXB Thế Giới năm 2011
Pierre-Yves Manguin: L’introduction de l’islam au Champa. Études chames II. BEFEO. Vol 66 pp 255-287. 1979
Pierre-Yves Manguin: Une relation ibérique du Champa en 1595. Études chames IV. BEFEO vol 70 pp. 253-269
Ngô văn Doanh: Văn hóa cổ Chămpa. NXB Dân tộc 2002.
Hồ Trung Tú: Có 500 năm như thế. NXB Đà Nẵng 2017.
Agnès de Féo: Les Chams, l’islam et la revendication identitaire. EPHE IVème section.2004
Thái Văn Kiểm: Panorama de la musique classique vietnamienne. Des origines à nos jours. BSEI, Nouvelle Série, Tome 39, N° 1, 1964.
Thurgood Graham: From Ancient Cham to modern dialects . Two thousand years of langage contact and change. University of Hawai Press, Honolulu. 1999
Trần Trọng Kim: Việtnam sử lược, Hànội, Imprimerie Vĩnh Thanh 1928.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Nhà xuất bản Thời Đại. Năm 2013.
Trần Kỳ Phương: Nghệ thuãt Champa. Nghiên cứu kiến trúc và điêu khắc đền tháp. Nhà Xuất Bản Thế Giới
Nguyễn văn Kự- Ngô văn Doanh: Du khảo văn hóa Chăm. Viện nghiên cứu Đông Nam Á. 2004