Văn hóa Điền Quốc
Thời kỳ Bắc thuộc, nước Giao Châu thường bị quấy nhiểu cướp bóc bởi nước Nam Chiếu 南诏 (Vân Nam) nhất là cuối đời nhà Đường thời vua Huyền Tôn (Xuanzong). Nước nầy được thống nhất nhờ tù trưởng của chiếu Mông Xá, Bi La Cáp (Piluoge) và gồm có sáu nước nhỏ mà mỗi nước nầy được gọi là chiếu (zhao 诏). Chiếu Mông Xá (Meng She) của Bi La Cáp nằm ở phiá nam vì vậy mới gọi là Nam chiếu. Vương quốc nầy ở gần hồ Nhĩ Hải (Erhai) nằm ở tỉnh Vân Nam ngày nay và ở phiá tây của bắc bộ Việt Nam. Theo sử gia Trần Trọng Kim thì người Nam Chiếu phần đồng là người nòi thái mà có cả người Bạch và người Lô Lô thuộc về nhóm Tạng-Miến. Nhờ sự thống nhất nầy mà Nam Chiếu càng ngày càng mạnh đem quân đi đánh Thổ phồn (Tây Tạng) rồi dời đô lên đóng ở thành Thái Hoà (thành Đại Lý ngày nay). Nam Chiếu cũng đã từng xâm chiếm An Nam (tên gọi khi đó của Việt Nam dưới thời nhà Đường ) từ những năm 858 tới năm 866. Hai lần nhà Đường gữi binh sang cứu Giao Châu cũng bị thất bại nên phải đợi đến năm ất dậu (865) vua nhà Đường sai tướng là Cao Biền mới bình được giặc quân Nam Chiếu. Có lần quân Nam Chiếu chiếm đoạt được thành giết dân Giao Châu hơn 15 vạn. Đất Giao Châu bị Nam Chiếu phá hại gần mười năm trời.
Sở dĩ Nam Chiếu thường liên tục phát động các cuộc chiến tranh xâm lấn An Nam Đô hộ phủ (Vietnam) hay Tây Xuyên (dải phía Tây Tứ Xuyên) là chủ yếu cướp bóc tài nguyên và nô lê. Nước nầy thống trị dựa trên ba bộ phận mà mà bộ phận chính là nô lệ. Bậc trên cao cả là bậc thống trị gồm có các đại diện của qúy tộc chủ nô (vương thất, tướng tá, quan lớn nhỏ), bậc kế đó có các bình dân và bậc sau cùng là tù binh chiến tranh và dân thiểu số bị chinh phục và trở thành nô lệ. Sau khi bị đuổi bởi Cao Biền ra khỏi An Nam thì Nam Chiếu bị suy dần vì chiến tranh triền miên. Năm 873, Nam chiếu bị đẩy ra khỏi Tứ Xuyên và phải lùi sau đó về Vân Nam. Khi Viêt nam được thoát ách thống trị Trung Hoa với Ngô Quyền thì nước Nam Chiếu bị tiêu diệt và được thay thế sau một thời gian ngắn bởi vương quốc của Đoàn Tư Bình. Ông nầy lập ra nhà Đại Lý vào năm 937 và bị thôn tính bởi quân Mông Cổ vào năm 1253.
Sở dĩ Nam Chiếu nhất là Vân Nam được nhắc đến nhiều ở trong sử ta vì nơi nầy có một nền văn hoá Điền Quốc cùng thời với nền văn hoá Đồng Sơn của Việt Nam. Theo sự quan sát của nhà khảo cổ học Việt Nguyễn Việt, có thể nói vào thời đó, văn hóa Đồng Sơn đuợc phát triển trong bối cảnh cởi mở, đã trao đổi lẫn nhau những thông tin và sản phẩm với Điền quốc qua sông Hồng. Lấy nguổn nước ở Vân Nam, sông Hồng được xem thời đó như là đường tơ lụa sông. Qua các cuộc khai quật khảo cổ, các dữ liệu tích lũy hơn nửa thế kỷ đã chứng minh rằng các hiện vật kiếm được, từ vùng Đông Sơn và Vân Nam, thuộc hai nền văn hóa có liên quan trong lĩnh vực văn hóa dựa trên nền tảng văn hóa Việt ở tây nam Trung Quốc và bán đảo Đông Dương. Cả hai trung tâm khu vực đều là nơi mà những người tiêu dùng nhiều các trống đồng và các dụng cụ kim loại. Người Điền thường sử dụng trống đồng lớn nhằm để liên lạc trong chiến trận. Cũng trông thấy trong các ngôi mộ của tầng lớp quý tộc người Điền có các trống đồng lớn chứa vỏ sò. Phần trên của trống thường được thay thế bằng một nắp đúc từ đồng thiếc. Trên nắp được thấy nhiều cảnh vật khác nhau trong cuộc sống hằng ngày của người dân Điền qua các tượng hình nhỏ bé: săn bắn, trộng trọt hay dệt vải. Đôi khi còn có các cảnh êm đềm hơn nữa như khiêu vũ, đấu bò tót vân vân…
Người Điền là những người có đầu óc sáng kiến khiến họ tạo ra nhiều hình dáng phưc tạp và tinh xảo. Họ dùng cả hai phương pháp khuôn sáp đã mất và phương pháp khuôn mảnh. Phải làm thế nào để sáng tỏ hai nền văn hóa này tương tác với nhau trong bối cảnh luyện kim ở châu Á? Hiển nhiên là ngoài ra mối quan hệ rõ ràng với văn hoá Đông Sơn, đồ đồng Vân Nam cũng thể hiện những đặc điểm nổi bật ở các khu vực phía bắc và phía tây của hồ Điền quốc mà được xem đó là các nguồn có thể có cho sự cảm hứng trong việc sáng tạo. (TzeiHuey Chiou-Peng).
La culture de Dian
Durant la période de domination chinoise, la province Giao Châu était souvent envahie et pillée par le royaume de Nanzhao 南诏 (Yunnan), en particulier à la fin de la dynastie des Tang sous le règne de l’empereur Huyền Tôn (Xuanzong). Ce pays était unifié par le roi de Meng She, Piluoge (ou Bi La Cáp en vietnamien) et constitué de six petits royaumes, dont chacun était appelé un zhao (ou chi 诏). Le royaume Meng She de Piluoge était localisé dans le sud. C’est pour cette raison qu’il était désigné sous le nom Nan Zhao (ou pays au sud). Ce royaume était situé près du lac Erhai dans l’actuelle province de Yunnan et à l’ouest du nord du Vietnam. Selon l’historien vietnamien Trần Trọng Kim, le royaume de Nan Zhao était occupé en grande partie par la population Thaïe mais les Bai et les Lo Lo appartenant au groupe tibéto-birman y étaient aussi présents. Grâce à cette unification, le royaume Nan Zhao se renforça de jour en jour et envoya ses troupes pour combattre Thổ Phồn (ou Tibet) puis déplaça et installa sa capitale à la ville Thái Hòa (capitale Dali d’aujourd’hui). Nan Zhao a également envahi An Nam (le nom donné au Vietnam à l’époque de la dynastie des Tang) de l’an 858 jusqu’en 866. La dynastie Tang a tenté d’envoyer deux fois des troupes pour sauver la province Giao Châu de cette occupation mais elle a échoué complètement. Il faut attendre jusqu’en l’an 865, pour que l’empereur des Tang envoyât cette fois le général Kao Ping (Cao Biền) pour chasser définitivement les Nan Zhao et pacifier la province Giao Châu. Une fois, l’armée de Nan Zhao réussit à occuper la province An Nam et tuer plus de 15 000 habitants. La province Giao Châu supporta incessamment le harcèlement des Nan Zhao durant presque dix ans.
La raison pour laquelle le royaume de Nan Zhao a lancé incessamment des guerres pour envahir An Nam (Vietnam) ou la bande occidentale du Sichuan était principalement le pillage des ressources et la capture des esclaves. Ce pays était fortement hiérarchisé avec une structure à trois niveaux dont le plus important et le plus bas était basé essentiellement au système d’esclavage. Le niveau le plus élevé revenait à la classe dirigeante composée de représentants de la noblesse et des maîtres d’esclaves (famille royale, généraux, grands et petits fonctionnaires). Le niveau suivant comprenait les gens ordinaires et le dernier niveau était occupé par les prisonniers de guerre et la minorité ethnique chargés d’entretenir le système d’esclavage. Après avoir été expulsé par Kao Ping hors d’An Nam, le royaume de Nanzhao a progressivement décliné en raison de la guerre sempiternelle avec ses voisins. En 873, les Nan Zhao furent expulsés du Sichuan et refoulés vers la région de Yunnan. Lors de la libération du Viêt Nam de la domination chinoise avec Ngô Quyền, le royaume de Nan Zhao fut entièrement détruit et remplacé peu de temps après par le royaume de Duan Siping ( Đoàn Tư Bình). Celui-ci fonda le royaume de Dali en 937 et disparut lors de la conquête mongole en 1253.
Le royaume de Nan Zhao ainsi que la province de Yunnan était mentionné souvent dans notre histoire car elle avait la culture de Dian à la même époque de celle de Đồng Sơn au Vietnam. Selon l’archéologue vietnamien Nguyễn Việt, on peut dire qu’à cette époque, la culture Đồng Sơn s’est développée dans un cadre très ouvert, a échangé réciproquement les informations et les objets avec le royaume de Dian au moyen du fleuve Rouge. Prenant la source au Yunnan, le fleuve Rouge était considéré à l’époque comme la route de la soie. Grâce à des fouilles archéologiques, les données recueillies durant plus d’un demi-siècle ont prouvé que les artefacts comparables dans les régions de Đồng Sơn et de Yunnan, appartenaient à deux cultures apparentées dans la sphère culturelle des Yue du sud-ouest de la Chine et la péninsule indochinoise. Les deux centres régionaux abritaient de nombreux consommateurs de tambours de bronze et d’instruments métalliques. Les Dian utilisaient souvent de grands tambours en bronze pour faciliter la communication au combat. On voit également dans les tombes de l’aristocratie de Dian de grands tambours en bronze contenant des coquillages. La partie supérieure du tambour est généralement remplacée par un couvercle en fonte de bronze. Sur le couvercle, on peut voir de nombreuses scènes différentes de la vie quotidienne des Dian à travers des figurines: chasse, agriculture ou tissage. Parfois, il y a des scènes encore plus paisibles comme la danse, la tauromachie etc.
Les Dian étaient des gens créatifs qui leur permettaient de créer de nombreuses formes très complexes et sophistiquées. Ils utilisaient à la fois la méthode de moulage à la cire perdue et la méthode de moulage en plusieurs fragments. Comment ces deux cultures devraient-elles interagir dans le contexte de la métallurgie en Asie? Il est évident qu’outre leurs affinités évidentes avec la culture de Đồng Sơn, les bronzes de Yunnan présentent aussi les caractéristiques des régions nord et ouest du lac de Dian considérées comme les sources possibles pour leur inspiration. (TzeiHuey Chiou-Peng).
Bibliographie:
TzeHuey Chiou-Peng: Dian bronze art : its source and formation. IPPA 2008, n° 28, pp 34-43.
Trần Trọng Kim: Việt nam sử lược. Imprimerie Vĩnh Thanh, Hànôi 1928.
Chiêm Toàn Hữu: Văn hóa Nam Chiếu Đại Lý. Nhà xuất bản văn hóa thông tin Hànôi 2004.