Đinh Tiên Hoàng (Dynastie des Đinh)

Đinh Bộ Lĩnh

Version française

Sau khi Ngô Quyền qua đời, Dương Tam Kha phụ lời ủy ký cướp ngôi cháu, tự lập mình làm vua, xưng Dương Bình Vương khiến làm toàn dân phẫn nộ và dẫn đến sự sụp đổ của đất nước với sự xuất hiện của thập nhị sứ quân. Theo  Lê Văn Hưu viết trong « Đại Việt Sử ký Toàn thư » thì Dương Tam Kha đáng chê trách vì ông không noi gương Chu Công Đán phò tá Chu Thành vương mà làm việc của Vương Mãng nhưng theo một số  các nhà sử gia hiện nay như Trần Quốc Vượng thì cái loạn của thập nhị sứ quân nó có mầm móng từ lâu rồi  sau năm 905 ở thời nhà họ Khúc và  họ Dương cầm quyền.  Sau đó Ngô Quyền có công đánh bại nhà Nam Hán và giải phóng dân tộc khiến các thế lực phong kiến địa phương không dám cựa quậy ra mặt xưng hùng xưng bá một phương thôi.  Cái chết của Ngô Quyền tạo ra cho các thủ lĩnh địa phương có một cơ hội để chiếm cái khoảng trống quyền lực ở An Nam đô hộ phủ mà cũng cho thấy sự tiến bộ và sự khao khát  của người dân Việt muốn  được có một nền độc lập tự trị.

Tại sao Dương Tam Kha cướp ngôi của cháu Ngô Xương Ngập, con trưởng của Ngô Quyền mà lại không giết các con của Ngô Quyền? Tại sao lại nhận Ngô Xương Văn con thứ hai của Ngô Quyền làm con nuôi? Tại sao Ngô Xương Văn rước anh Ngô Xuân Ngập về cung coi việc nước chung sau khi truất phế được cậu Dương Tam Kha mà không giết  và đuổi ông về Nam Định?

Nhìn lại các sự kiện lịch sử thì thấy cái nhận xét của sử gia Lê Văn Hưu có phần không đúng chi cho mấy vì trước hết Dương Tam Kha tuy bị truất phế bởi Nam Tấn Vương  Ngô Xương Văn nhưng sau đó được ban cho vùng đất mới Giao Thủy ở Nam Định để hưởng nhàn và  khai khẩn. Như vậy Dương Tam Kha không phải  xem là là kẻ phản thần. Còn việc Ngô Xương Văn rước anh Ngô Xung Ngập về cung coi việc nước thì cho thấy Ngô Xuân Ngập không có tài năng và đạo đức như người em vì về sau Ngô Xuân Ngập có ý định giết em Ngô Xương Văn để làm vua một mình.

Có thể đây là lý do mà Dương Tam Kha có thái độ như vậy. Ông đã nhận thấy được  trước đó  Ngô Xương Ngập không có tài cán mà còn có thể hại ông khi lên ngôi vua nhất là ông không phải là cậu ruột vì Ngô Xương Ngập là con của vợ trước của Ngô Quyền dựa trên những tại liệu về ngày sinh của Ngô Chấn Lưu (Khuông Việt Đại Sư), con của Ngô Xuân Ngập và năm cưới của Ngô Quyền với con gái của Dương Diên Nghệ. Bởi  vậy ông mới hành sự như vậy. Có lẽ ông vẫn có ý trả ngôi về họ Ngô nếu không ông chỉ cần kiếm một người họ Dương, chớ cần chi nhận cháu ruột Ngô Xương Văn làm con nuôi nhất là ông không có con chi cả ở thời điểm đó. Còn có một điều mà gần đây được biết là theo sử gia như  Nguyễn Danh Phiệt thì Dương Vân Nga tên thật là  Dương Ngọc Vân là con gái của Dương Tam Kha trong cuốn sách « Nhà Đinh dẹp loạn và dựng nước » (trang 70).

Nếu đúng vậy thì cái nhìn của Dương Tam Kha quá sáng suốt ở thời điểm đó  vì ông nhận ra được người có thể dẹp lọan 12 sứ quân và cứu vãn đại cục  của đất nước bắng cách gả Dương Vân Nga cho Đinh Bộ Lĩnh chớ trong Đại Việt sử ký toàn thư chỉ cho biết bà vợ của Đinh Bộ lĩnh là họ Dương mà thôi. Cùng lúc đó, triều đình nhà Tống ở phương Bắc nhăm nhe dòm ngó muốn  đô hộ lại đất An Nam khi Triệu Khuông Dẫn thống nhất được Trung Hoa.

Vậy Đinh Bộ Lĩnh là ai ? Đinh Bộ Lĩnh sinh ra ở  thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, tỉnh Ninh Bình. Ông con của  Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử  Hoan Châu ở vùng đất Nghệ An ngày nay (Hà Tĩnh). Cha ông mất sớm nên theo mẹ về quê ngọai ở Ninh Bình sống với chú. Hồi còn nhỏ, ông hay thường suốt ngày cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau và có năng khiếu tổ chức làm tướng lãnh đạo ra trận. Khi lớn lên, trong thời lọan lạc, ông cùng con tên Liễn sang ở Thái Bình với sứ quân Trần Minh Công .  Thấy ông dáng mạo khôi ngô lạ thường nên Trần Minh Công nhận làm con nuôi và sau đó khi Trần Minh Công qua đời, ông mới thay quyền và cùng  con đưa quân về Hoa Lư. Chính ở nơi nầy ông mới chiêu mộ binh lính và có được dưới trướng tất cả hào kiệt của xứ An Nam như Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bậc vân vân … Ông là người đứng lên dẹp loạn nhị thập sứ quân. Đối với cánh quân Trần Lãm, Phạm Bạch Hổ, Ngô Nhật Khánh, Ngô Xương Xí thì ông dùng chính sách liên kết và hàng phục còn với các thế lực khác như  Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu, Kiều Công Hãn, Nguyễn Thủ Tiệp, Kiều Thuận, Lý Khuê thì ông dùng vũ lực, sức mạnh quận sư để đánh dẹp. Sau hai năm ròng rã chiến tranh, ông thành công thống nhất đất nước và được gọi là Vạn thắng vương. Năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, tức Đinh Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt và cho định đô ở Hoa Lư. Qua việc đổi xưng hoàng đế, đổi tên nước thành Đại Cồ Việt và dời đô vê Hoa Lư, ông muốn khẳng định từ nay nước Việt Nam có sự độc lâp hẳn với phương Bắc thật sư mà cho đến giờ chưa có vua nào làm được như ông và mở ra một thời đại quân chủ phong kiến trong lịch sử Việt Nam sau một ngàn năm Bắc thuộc.

dinh_bo_linh

Hoa Lư (Ninh Bình)

Version française

Profitant de la mort de Ngô Quyền et rompant le  souhait de ce dernier de mettre sur le trône son fils aîné, son beau-frère Dương Tam Kha usurpa le pouvoir  et se déclara roi d’Annam. Cela mit immédiatement tout le peuple en colère et provoqua l’effondrement du pays avec l’émergence des douze seigneurs locaux. Selon l’historien Lê Văn Hưu dans « Les Mémoires historiques du Grand Viet au complet », Dương Tam Kha mérite d’être blâmé pour avoir manqué à ses promesses car il n’a pas suivi l’exemple du duc de Zhou Ji Dan (Chu Công Đán) d’aider Zhou Chengwang (Chu Thành Vương) à gouverner le pays, mais il  a  accompli l’œuvre de  Wang Mang (Vương Mãng) à l’époque des Han mais selon certains historiens vietnamiens d’aujourd’hui comme Trần Quốc Vượng, la  révolte armée des douze seigneurs de guerre locaux prit naissance depuis longtemps après l’an 905 à l’époque de la gouvernance des familles Khúc et Dương. Du fait que le généralissime Ngô Quyền a eu le mérite de vaincre ensuite  l’armée chinoise des Hans du Sud et de libérer la nation, les dirigeants locaux n’ont pas osé à montrer leur intention de se déclarer roi ou seigneur dans leur région. La mort de Ngô Quyền leur a donné a l’occasion d’occuper le vide laissé par le  pouvoir dans le territoire d’An Nam mais elle a montré également les progrès et la volonté réelle et ardente  du peuple vietnamien d’accéder à  l’autonomie et l’indépendance du pays.

Pourquoi Dương Tam Kha n’a-t-il tué les enfants de Ngô Quyền au moment de l’usurpation du trône?  Pourquoi a-t-il accepté d’adopter le second enfant Ngô Xương Văn de Ngô Quyền? Pourquoi Ngô Xương Văn a-t-il ramené son frère Ngô Xuân Ngập au palais pour gérer ensemble les affaires courantes du royaume après avoir déposé son oncle maternel Dương Tam Kha en lui laissant la vie sauve et en l’envoyant en exil à Nam Định?

En revenant sur les événements historiques, l’observation soulignée par  l’historien Lê Văn Hưu est un peu inexacte car d’abord  Dương Tam Kha a été déposé par son neveu  Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn mais celui-ci  lui a octroyé la nouvelle terre Giao Thủy (Nam Định) pour lui permettre de la mettre en valeur et y passer sa retraite. Ainsi Dương Tam Kha n’est pas vraiment un félon. Le fait que Ngô Xương Văn ait emmené  son frère aîné Ngô Xương Ngập au palais pour gérer ensemble les affaires courantes du royaume a montré que ce dernier n’avait pas le talent et la moralité comme son frère cadet. Il avait plus tard l’intention de tuer Ngô Xương Văn pour régner seul.

C’est peut-être la raison  qui explique  le comportement de Dương Tam Kha. Il s’est rendu compte tôt  de l’incompétence  de Ngô Xương Ngập. Celui-ci pourrait lui nuire aussi s’il était couronné roi. Duong Tam Kha n’était pas  vraiment son oncle maternel  parce que Ngô Xương Ngập était le fils de  l’épouse  précédente de Ngô Quyền  en s’appuyant sur les informations recueilles sur la date de naissance du fils Ngô Chấn Lưu (Khuông Việt Đại Sư) de Ngô Xương Ngập et celle de mariage de son père Ngô Quyền avec la fille de Dương Diên Nghệ. C’est pourquoi  Dương Tam Kha agit de cette manière. Peut-être il aurait  toujours l’intention de rendre un jour le trône à la famille Ngô sinon il pourrait trouver  quelqu’un d’autre dans sa famille Dương pour lui succéder depuis longtemps au lieu  de prendre Ngô Xương Văn comme son fils adoptif. En plus, il n’eut pas d’enfants à cette époque. Selon l’historien Nguyễn Danh Phiệt, Dương Vân Nga de son vrai nom Dương Ngọc Vân était  bien la fille de Dương Tam Kha dans son livre intitulé « L’élimination des rébellions et la fondation de la dynastie des Đinh » (page 70). Si tel est le cas, alors la vision de Dương Tam Kha est trop lucide car il trouve  en la personne de celui qui peut éliminer les douze  seigneurs de guerre et sauver la situation générale de son pays en donnant en mariage Dương Vân Nga à Đinh Bộ Lĩnh. Mais dans « Les Mémoires historiques du Grand Viet au complet » on sait que l’épouse de Đinh Bộ Lĩnh porte seulement le nom « Dương ». En même temps, la dynastie  Song dans le Nord commença à s’intéresser activement à cette époque au territoire d’An Nam lorsque Zhao Kuangyin (Triệu Khuông Dẫn) réussit à unifier la Chine.

Qui est Đinh Bộ Lĩnh? Celui-ci est né dans le village de Kim Lư de la province de Ninh Bình. Il était le fils de  Đinh Công Trứ, un officier subalterne du général  Dương Định Nghệ et responsable local  de Hoan Châu  dans la province Nghệ An d’aujourd’hui (Hà Tĩnh). Orphelin très jeune, il a suivi sa mère pour s’installer à Ninh Bình chez son oncle. Quand il était enfant, il aimait à passer sa journée avec ses amis gardiens de buffles pour s’amuser à faire la guerre en fabriquant des fanions avec des roseaux et en possédant déjà à cette époque les qualités d’un chef au combat. Quand il grandit dans une période de guerres et de troubles, lui et son fils Liễn durent se réfugier à Thái Binh et y vivre sous la protection du seigneur de guerre Trần Minh Công. En le trouvant avoir une apparence particulière et intelligente, celui-ci accepta de l’adopter. Lors du décès de son père spirituel, il prit la relève  et décida d’emmener son armée à Hoa Lư avec son fils.

C’est ici qu’il recruta les soldats et retrouva sous sa bannière tous les gens de talent d’An Nam comme Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bậc etc … C’est lui qui se leva seul avec son armée  pour éliminer les douze chefs de guerre. Pour les armées des seigneurs  Trần Lãm, Phạm Bạch Hổ, Ngô Nhật Khánh, Ngô Xương Xí, il tenta de les convaincre et les persuader tandis qu’avec d’autres forces rebelles  telles que celles de  Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu, Kiều Công Hãn, Nguyễn Thủ Tiệp, Kiều Thuận, Lý Khuê, il utilisa la force militaire pour les écraser entièrement. Après deux années de guerre, il réussit  à unifier le pays et à porter le nom « Vạn thắng vương (Roi vainqueur de  dix mille combats».

Dans l’année du dragon (968), Đinh Bộ  Lĩnh fut couronné et devint empereur Đinh Tiên Hoàng, donna au pays le nom « Đại Cồ Việt (ou le Grand Việt)  et s’installa à Hoa Lư. En changeant le titre d’empereur, en renommant le pays en Đai Cồ Việt et en déménageant la capitale à Hoa Lư, il voulut affirmer que désormais, le Vietnam avait  une indépendance totale vis-à-vis de l’empire du Nord qu’aucun roi ne pouvait le faire jusqu’à présent.  Il inaugura ainsi une ère de monarchie féodale dans l’histoire du Vietnam après mille ans de la domination chinoise.

Bibliographie 

Lê Văn Hưu: Đại Việt Sử ký Toàn thư.(Les Mémoires historiques du Grand Viet au complet)
Trần Trọng Kim: Việt Nam sử lược (Histoire du Việt Nam)  Imprimerie Vĩnh et Thanh 1928.
Nguyễn Danh Phiệt: Nhà Đinh dẹp loạn và dựng nước. Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội Năm: 1990. 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.