Dân tộc M’nông: Phần nhì (Version vietnamienne)

Version française 
dantoc_mnong

Phần 2

Dân tộc M’nông

Khi người M’nông quyết định ra nước ngoài (tức là đến các làng lân cận khác) thì người M’nông cần phải đi cùng với một người mai mối tốt nhất là được tuyển chọn từ các kuang ở trong làng. Người kuang trên thực tế là một người đàn ông mạnh mẽ và nổi tiếng, không được so sánh qua các tài sản tích lũy mà qua số hiến sinh các trâu mà anh ta tổ chức và hoàn thành. Nhờ những chi phí hoành tráng mà anh chịu chi trong việc hiến tế trâu cho người thân, khách jok và làng của mình, anh mới có được uy tín. Điều này cho phép anh ta dần dần có được một mạng lưới quan hệ, có uy lực trong các cuộc thảo luận ở làng và trở thành một « rpuh kuang » (hoặc trâu đực) về khả năng tình dục. Ngay cả các sừng của hêeng rpuh « linh hồn của trâu » mà anh ta có, nuôi dưỡng bởi các thần linh được dài ra tùy theo số lượng tế trâu được hoàn thành. Quan tài của anh sẻ nặng hơn khi những chiếc sừng này đã đạt được kích thước khổng lồ. Một kuang vĩ đại là một người dám thực hành chiến lược mắc nợ. Anh ta càng dám chi tiêu cho việc hiến tế trâu và mua hàng thì uy tín của anh ta càng tăng. Anh ta vẫn còn một số nợ chậm trễ phải trả. Anh ấy không cần phải chờ đợi để hoàn trả tất cả các giao dịch mua bán của mình làm cho người khác bởi vì tác động nầy mang lại cho anh sự ngưỡng mộ và nổi tiếng.

Một dân làng M’nông trở thành người kuang với sự hiến sinh trâu đầu tiên. Do đó, anh ta trở thành người đàn ông « cần thiết » mà chúng ta dựa vào nhằm để đảm bảo không chỉ sự an toàn lúc đi đường mà cònđược sự  thành công trong các giao dịch thương mại khi rời khỏi làng. Chính với anh ta mà chúng ta lên kế hoạch cuộc hành trình. Chính nhờ mạng lưới quan hệ, anh ta sẽ giới thiệu người jook địa phương của làng đến, người biết tất cả cư dân ở nơi nầy và biết những ai quan tâm đến các hàng hóa của cuộc giao dịch nầy với sự bảo đảm về khả năng thanh toán.

Tương tự như các người dân tộc Bà Na, người M’nông theo thuyết duy linh. Họ nghĩ rằng mọi thứ đều có linh hồn ngay cả trong các dụng cụ để sử dụng nghi lễ (ví dụ như ché rượu cần). Vũ trụ được tạo ra bởi các thần yaang. Đây là lý do vì sao lời kêu gọi các vị thần không chỉ ở một nơi nào đặc biệt mà có thể nằm rải rác ở khắp mọi nơi trong làng hoặc trong rừng hoặc trên núi hay ở vùng biển. Không có ngõ ngách nào được tránh cả. Thần linh sẽ được gọi tập thể hoặc được vinh danh qua một nghi lể riêng trong một hoàn cảnh đặc biệt. Đây là trường hợp của thần lúa có một bàn thờ nhỏ được dành riêng ở giữa đồng. Trong mùa gieo hạt, người M’nông sẽ đến để cúng dường. Thu hoạch tập thể không thể bắt đầu được nếu không có nghi thức đặc biệt gọi là « Muat Baa ». Vì lúa thóc có linh hồn, nên cần tránh làm thần linh tức giận và chạy trốn nên cần có các biện pháp phòng ngừa: tránh huýt sáo, khóc, hát trên cánh đồng hoặc cãi vã, ăn dưa chuột, bí ngô, trứng, những sinh vật trơn trượt vân vân …

Một con gà mái sẽ hiến sinh gần túp lều nhỏ của linh hồn lúa nằm ở trên một thân tre được bao chung quanh bởi những cây tre mang theo các tổ chim. Đối với thần mưa, người M’nông cung cấp trứng trên chiếc mâm nhỏ. Để làm dịu cơn giận dữ của các thần rừng trước khi khai khẩn một phần đất, việc chăm sóc và cầu nguyện nghi lễ tuyệt vời phải được thực hiện. Một cọc tre dài cùng với một con cá được câu và được treo, cắm ở giữa vùng đất khai hoang. Khi ngọn lửa bắt đầu bùng phát, hai « người đàn ông thiêng liêng » hay croo weer cầu xin sự bảo vệ của các thần linh trong khi một người thứ ba xức dầu cây cọc và gọi thần linh. Thậm chí có những vị thần được cho là người bảo vệ linh hồn của cá nhân. Linh hồn nầy bao gồm một cơ thể vật chất và một số linh hồn hoặc heêng dưới nhiều dạng: một linh hồn trâu được nuôi dưỡng ở một tầng trời bởi các thần linh, một linh hồn nhện trong đầu của con người, một linh hồn thạch nằm ngay sau trán. Thậm chí còn có hồn chim sẻ hay kuulêel được biểu tượng bằng một sợ dây làm bằng các sợi bông màu đỏ và trắng và trải dài trên cơ thể của người chết giữa hai cây tre để phân biệt kuulêel với chim ưng thông thường. Linh hồn chim ưng này bay đi khi con người qua đời. Một điều ác phạm từ một trong những linh hồn này sẻ có ảnh hưởng đến các linh hồn khác. Các thần có thể khiến làm ai đó bị bệnh bằng cách trói linh hồn trâu của họ vào cột hiến tế của họ. Việc nhờ pháp sư rất cần thiết bởi vì chỉ có ông nầy mới có thể thiết lập một cuộc đối thoại với các thần linh trong phiên điều trị (mhö). Ông nầy cố gắng mặc cả về giá mà các thần linh đòi hỏi cho việc giải thoát linh hồn trâu của người bệnh nếu không khi người bệnh chết, một trong những linh hồn khác của ông ta sẻ xuống tầng một của địa ngục. Linh hồn sẻ biến mất hoàn toàn khi đến tầng thứ bảy của địa ngục sau cái chết lần thứ bảy. Thế giới bên kia được xem như ở dưới lòng đất. Nghi thức chữa bệnh không có khiá cạnh lễ hội. Điều này đòi hỏi ít chi phí phải trả ngoài con trâu bị giết và lệ phí phải trả (tương đương với số lượng gùi lúa thóc) cho pháp sư. Ông nầy cũng nhận được một đùi của con vật được hiến sinh. Đối người dân tộc M’nông, việc linh hồn bất tử là không có. Mặt khác, khái niệm luân hồi có trong truyền thống người Mnong. Nó có thể xảy ra với tổ tiên được giữ ở tầng một của địa ngục, họ có thể tái sinh lại thành một trong những người hậu duệ của mình.

Musée d’ethnologie du Vietnam (Hanoi)

Trong truyền thống của người dân tộc M’mông, trâu là một con vật linh thiêng. Người M’nông sử dụng trâu làm tiền tệ định giá. Cũng trong hệ thống tín ngưỡng của người Mnông, con trâu được tương đương với con người. Một trong những linh hồn của nó là linh hồn trâu hay hêeng rput được nuôi dưỡng trên thiên đàng bởi các thần linh khi sinh ra và có một vai trò tiên quyết trên các linh hồn khác của cá nhân. Trước khi được chôn cất, người quá cố được đặt trong một cỗ quan tài có hình con trâu. Người M’nông không có tổ chức tang lễ và họ từ bỏ ngôi mộ sau một năm chôn cất. Nói chung, nhà tang lễ được xây dựng trên một ngọn đồi và được trang trí bằng những bức tượng gỗ chạm khắc hoặc các hoa văn khác nhau được sơn màu đen, đỏ hoặc trắng. Sức mạnh của một cá nhân được đo bằng số lượng các đầu trâu hiến sinh được chất chồng lên các cột trụ. Theo truyền thuyết người M’nông, con trâu được thay thế người trong lễ hiến sinh. Đây là lý do tại sao chúng ta thấy trong sự hiến sinh này là kết quả cuối cùng của tất cả các nghi thức mà được tách ra bởi một lễ hội huy hoàng với các diễu hành cồng chiêng và các trò đánh trống để kêu gọi các thần linh, các bài hát vân vân… và kèm theo các cuộc chiêu đãi rượu cần. Đây là một sự kiện quan trọng và đặc biệt trong cuộc sống ở làng quê. Không ai có thể tránh khỏi sự kiện này. Ngôi làng trở thành một khu vực thiêng liêng, nơi mà phải vui chơi tập thể, uống rượu, ăn ngon và tránh đánh lộn với nhau vì có thể chọc giận các thần linh.

Dân tộc Mnong được chia thành nhiều nhóm nhỏ (Mnông Gar, Mnông Chil, Mnông Nông, Mnông Preh, Mnông Ku Sự, Mnông Prâng, Mnông Rlam, Mnông Bu đâng, Mnông Bu Nor, Mnông Din Bri, Mnông Bu Ðêh, Mnông Si Tô, Mnông Káh, Mnông Phê Dâm). Mỗi nhóm có một phương ngữ khác nhau, nhưng nói chung, người Mnong từ các nhóm khác nhau này có thể nói chuyện với nhau mà không gặp bất kỳ sự khó khăn nào cả.

Tự hào có tứ chi dài và thân hình trần trụi và rám nắng bất chấp những đau khổ trong một cuộc sống bấp bênh, người đàn ông người M’nông thường đóng khố, một loại vải dài màu chàm, được quấn tựa vào phần thắt lưng và phần cuối được có viền tua bằng đồng và len đỏ rơi xuống giữa đùi của họ như một chiếc tạp dề nhỏ (suu troany tiek) (3). Vành đai tạp dề này được sử dụng để mang tất cả các loại đồ vật như dao, hộp thuốc lá, dao găm và bùa hộ mệnh (hoặc đá thiên). Họ sử dụng áo khoác ngắn hoặc dài hoặc chăn làm áo khoác trong mùa lạnh. Tìm thấy trên đầu của họ một chiếc khăn xếp màu đen hoặc trắng hoặc một búi tóc, nơi họ thường cắm một con dao bỏ túi bằng thép với cán cong. Họ thường quen sử dụng rìu để chặt các thân cây. Phụ nữ Mnong ngực trần mặc váy ngắn (suu rnoôk) quấn quanh ở dưới bụng. Người Mnong ngưỡng mộ các đồ trang trí. Họ đeo  ở cổ ngực, các dây chuyền ngọc trai bằng sắt hoặc thủy tinh hoặc răng chó sau khi một nghi thức trừ quỷ mang lại cho các đồ vật trang trí có đặc tính bảo vệ trừ tà. Thường thấy ở dái tai các xoán ốc bằng ngà voi. Phụ nữ đặc biệt thích các dây chuyền thủy tinh ngọc trai. Các dái tai của của họ thường bị căng bởi các đĩa gỗ lớn màu trắng. Chúng ta vẫn thấy ở các nhóm nhỏ người Mnông hầu hết có tục lệ mài răng cửa ở hàm trên. Cả đàn ông và phụ nữ đều hút thuốc lá và dùng rất nhiều rượu cần. Nó không chỉ là một yếu tố thiết yếu trong tất cả các bữa tiệc và các nghi lễ mà còn là một thức uống để chiêu đãi khách. Để vinh danh chủ nhà, một chum rượu cần được mở ra trong vài phút trước khi được phục vụ khách. Sự tiêu thụ nầy được thực hiện tập thể bằng cách sử dụng một hoặc nhiều ngọn đuốc tre (hay cần) được cắm vào chum rượu. Số lượng uống »cóng » (hay đơn vị) được áp đặt cho mỗi người uống theo tập tũc của mỗi dân tộc. (2  cóng uống với người dân tộc Mnongs Gar, 1 cóng với người Ê Đê). Để duy trì mức độ của ché rượu, cần phải đổ nước vào ché, làm loãng dần chất cồn trong rượu cần và biến nó trở thành một thức uống không có hại cho sức khoẻ.

Tựa như người dân tộc Bà Na, người dân Mnông rất tự hào là người tự do. Đây là những gì nhà cố dân tộc học Pháp nổi tiếng G. Condominas tìm thấy ở nơi người dân Mnong Gar. Tại ngôi làng Sar Luk, nơi mà ông đã thực hiện một năm sống hoàn toàn với các người dân tộc Mnong Gar thì không có trưởng làng mà chỉ có một nhóm ba hoặc bốn người đàn ông có nhiệm vụ « thiêng liêng ». Đấy là những người hướng dẫn nghi lễ, đặc biệt là trong các vấn đề nông nghiệp. Đối với họ, mất đi tự do có thể là một thảm họa mà người dân tộc Mnong hằng lo sợ. Chúng ta luôn tìm thấy ở họ hai đặc thù khác biệt với các dân tộc khác ở Việt Nam: tinh thần đoàn kết và bkhông màng quyền lợi và  tự nguyện không  làm giàu một cách ích kỷ. Bất chấp nỗi đau khổ trong cuộc sống bấp bênh, người dân tộc M’nông vẫn còn biết khái niệm chia sẻ mà chúng ta, những người được gọi là những người văn minh, đã quên từ lâu rồi.

[Trở về trang Dân Tộc M’Nông]

Tham khảo tài liệu

De la monnaie multiple.
G. Condominas. Communications 50,1989,pp.95-119
Essartage et confusionisme: A propos des Mnong Gar du Vietnam Central. Revue Civilisations. pp.228-237
Les Mnong Gar du Centre Vietnam et Georges Condominas. Paul Lévy L’homme T 9 no 1 pp. 78-91
La civilisation du Végétal chez les Mnong Gar. Pierre Gourou. Annales de géographie. 1953. T.62 pp 398-399
Tiễn đưa Condo của chúng ta, của Tây Nguyên. Nguyên Ngọc
Chúng tôi ăn rừng …Georges Condominas ở Việtnam. Editeur Thế Giới 2007
Ethnic minorities in Vietnam. Đặng Nghiêm Vạn, Chu Thái Sơn, Lưu Hùng . Thế Giới Publishers. 2010
Mosaïque culturelle des ethnies du Vietnam. Nguyễn Văn Huy. Maison d’édition de l’Education. Novembre 1997
Les Mnongs des hauts plateaux. Maurice Albert-Marie 1993. 2 tomes, Paris, L’Harmattan, Recherches asiatiques.

Dân tộc Mnông (Version vietnamienne)

 

 

dantoc_mnong

Dân tộc M’nông

Version française

Tưởng nhớ đến  nhà dân tộc học Georges Condominas.

Condo, bạn là người  dân tộc M’nông cuối cùng. Khi bạn ra đi vĩnh viễn, văn hóa của chúng tôi cũng sẽ ra đi. Đây là lời mà trưởng làng ở Sar Luk hiện tại đã nói với Georges Condominas lúc gặp ông lại khi ông nầy quay trở về làng vào năm 2006. Điều này cho thấy mức độ mà người dân tộc M’nông đồng ý, xem ông ta không chỉ là một người trong cộng đồng của họ mà còn là người đại diện cuối cùng bảo vệ không biết mệt  mỏi văn hóa của họ và làm thế giới biết cách sống của họ mà hầu hết mọi người  còn sợ ở một thời điểm nhất định. Họ có thực sự là những người « rừng rú », những người làm nương rẫy, những người đốt rừng mà chúng ta tiếp tục thường nghĩ trong quá khứ? Từ đây họ có được tên mới là « dân tộc thiểu số » và họ là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam? Những người nầy mà nhà dân tộc học Georges Condominas đã dành hai cuốn sách chuyên khảo « Chúng tôi ăn rừng » và « Cái xa lạ là cái hàng ngày« . Họ có xứng đáng được sự chú ý và nghiên cứu của ông ấy không khi chúng ta biết rằng ở tuổi 27, ông phải trả giá bằng sức khỏe, ông phải cố gắng hòa mình sống trong môi trường của họ, để được đồng hóa dần dần và học ngôn ngữ mẹ đẻ của họ để biết họ rõ hơn và mô tả họ trong các tác phẩm tuyệt vời của ông với một lối viết văn rõ ràng và trôi chảy khiến ông được xem coi là ông Proust của dân tộc học.

Georges Condominas thừa nhận rằng với người Đông Dương cổ (2) ông ta được có thiểt yếu để học làm người. Đối với ông, dân tộc học có khác thường ở nơi  nó vừa là một lối sống mà cũng vừa là một môn khoa học. Theo nhà văn Việt Nguyễn Ngọc được biết đến  nhờ các nghiên cứu văn hóa, một nhà nghiên cứu dù ở lĩnh vực khoa học nào đi nửa, cũng có thể có hai lối sống riêng biệt, một dành cho việc nghiên cứu khoa học và một dành riêng cho cuộc sống riêng tư của mình. Không nhất thiết phải liên kết cái này với cái kia. Đây không phải là trường hợp của một nhà dân tộc học như Georges Condominas. Ông ta chỉ có một cách sống duy nhất tương ứng với cuộc sống riêng tư và lĩnh vực khoa học của ông ta. Dân tộc học là một hình thức của cuộc sống mà ông bị đồng hóa hoàn toàn ở nơi ông ấy sống và cũng là ngành khoa học mà ông cống hiến cả cuộc đời. © Đặng Anh Tuấn

Những người dân tộc M’nông này là ai? Họ rất đông vào đầu thế kỷ XX với dân số ước tính khoảng chừng 1.200.000 người (1) nhưng họ bị tàn sát trong các cuộc chiến tranh Đông Dương bởi một chính sách cưỡng chế mà nhà dân tộc học Georges Condominas gọi là « diệt tộc« .Theo số liệu thống kê được thực hiện vào năm 1999, dân số của họ được có vào khoảng 120.000 người, 20.000 người ở Cao Miên thuộc tỉnh Mondulkiri, gần biên giới Việt Nam ở các tỉnh Đắk Lak và Đắk Nông. Người M’nông chiếm ở hai bờ của con sông Serepok hùng mạnh (hay Daak Kroong theo tiếng m’nông) đổ nước xuống từ vùng cao nguyên miền trung Việt Nam về phía sông Mê Kông. Người M’nông thuộc nhóm tộc Môn-Khmer thuộc gia đình dân tộc học Nam Á. Họ thường đốt phá các bụi rậm hoặc họ ăn rừng theo cách nói riêng của họ. Họ chọn một phần đất ở khu rừng, sau đó họ khai hoang và đốt lửa trước khi gieo lúa qua các lỗ trên mãnh đất bị đốt cháy và được bón phân nhờ đống tro tàn. Nhưng phương pháp này không cho phép họ thu hoạch thêm sau hai năm gặt lúa. Đây là lý do tại sao họ buộc lòng phải liên tục thay đổi vị trí của các lĩnh vực của họ (miir) cứ sau hai năm để cho rừng được tái sinh. Họ có thể sử dụng lại nó chỉ mười hoặc hai mươi năm sau. Do từ cách thức cày cấy nầy, họ buộc lòng thường xuyên di chuyển ngôi làng của họ. Chính trong việc bành trướng địa phận đích thực này, có những ngôi nhà dài mà mỗi ngôi  thường có nhiều hộ. Đôi khi sự di chuyển nầy từ dịch bệnh gây ra khiến có  các người chết trong làng. Sự lựa chọn và xây dựng lại một ngôi làng mới ở một địa điểm khác (hoặc rngool) thường đòi hỏi các nghi thức lễ mà một số lượng lớn trâu cần phải hiến  sinh. Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, số người chết tương đương với số lượng trâu phäi hiến sinh. Tuy nhiên, thời gian lưu trú trên cùng một địa điểm không vượt quá bảy năm liên tiếp, khoảng thời gian tối đa ngăn cách hai lễ hội lớn cúng thần Đất.

Nơi mà họ ưa thích trồng các cây là vị trí của ngôi làng cũ của họ. Ở đây, chúng ta không chỉ tìm thấy cây thực phẩm (kê, vừng, khoai lang, khoai tây, sắn vân vân …) mà còn cả những cây không phải thực phẩm (thuốc lá, bông gòn, nghệ, vân vân…). Ngoài trồng trọt, việc hái lượm tiếp tục chiếm một vị trí quan trọng ở người M’nông. Rừng cung cấp cho họ các cây dược liệu hoang dã,  các cây độc dược, các cây trái ăn được (măng tre, tim của cây mây, quế, vân vân…) và các vật liệu xây dựng. Người M’nông không dựa vào lịch âm trong việc khai thác đất mà họ nhớ từng giai đoạn khai thác bằng các từ vựng rất đặc biệt:

ntôih:  khai hoang cho đến khi đốt.

miir: cánh đồng gieo cho đến khi thu hoạch

mpôh: miir bị bỏ rơi trong năm đầu tiên

mpôh laak: miir bị bỏ rơi năm thứ hai.

Theo nhà dân tộc học G. Condominas, người M’nông không chờ đợi Minkowski hay Einstein mới có khái niệm về không gian và thời gian. Bằng cách sử dụng một từ ngữ liên quan đến không gian, họ chỉ ra được thời gian. Đây là những gì chúng ta thấy trong việc khai thác đất của họ với các từ vựng họ dùng. Họ nói ra một cách phỏng chừng tuổi của ai đó liên quan đến một sự kiện nổi bật.

Ngôi làng của họ là một không gian xã hội rất nhỏ. Trưởng làng (hoặc rnut) chịu trách nhiệm quản lý các công việc của làng xã. Kích thước của ngôi làng thường có khoảng một trăm người. Khi vượt qua giới hạn của ngôi làng, một cư dân có thể trở thành người  xa lạ, kẻ thù hoặc người khách mà được họ quen chỉ định dưới cái tên « nec ». Những ngôi nhà của họ, có mái cỏ  xuống thấp đến mức thường che giấu những bức tường gỗ, là những túp lều hình chữ nhật dài (mnong gar) hoặc nhỏ (mnong rlam). Các nhà nầy  nằm trên sàn đất sét thuộc về người Mnong Gar trong khi đó người Mnong Rlam sống ở nhà sàn.  Trung tâm chính của xã hội là gia đình. Tổ chức xã hội là  chế độ mẫu hệ và ngoại hôn. Trẻ em được đặt tên theo gia tộc của mẹ. Việc truyền lại tài sản diễn ra từ mẹ sang con gái. Người chồng đến sống với bố mẹ vợ. Những dấu ấn của tục lệ tái hôn với anh em chồng  hay với các chị em vợ vẫn còn có thấy. Mặt khác, sự vi phạm quy tắc ngoại hôn được xem coi là tội phạm nghiêm trọng nhất và  cũng có các biện pháp trừng phạt của xã hội. Một chàng trai trẻ cần nên tìm hiểu cặn kẽ về gia tộc của cô gái trước khi bước đến việc hôn nhân. Việc ngoại hôn củng cố mối quan hệ họ hàng và tạo nên một mạng lưới liên minh cho phép không gian xã hội nhỏ của ngôi làng được  dễ thở. Điều này tạo thuận lợi cho sự hiếu khách khi một người rời khỏi làng trong các chuyến đi mậu dịch.

Mối quan hệ này có thể được thiết lập và duy trì bởi một tổ chức có uy tín được gọi là trao đổi hy sinh (hay tam bôh), điều này có thể tạo ra một liên minh đặc quyền giữa hai cá nhân (hoặc joôk) và gia đình của họ. Có một nghi thức trong đó không chỉ có các joôks (bạn bè thân thiết) mà  có luôn các làng tương ứng của họ được tham gia. Mối quan tâm về sự bình đẳng trong việc thương mại có thể thấy rõ trong nghi lễ: số lượng trâu bị hiến sinh trong làng của một người phải bằng với số lượng  mà người kia sẽ biếu lại khi trở về làng của mình. Tương tự như vậy, những món quà mà người ta đã nhận phải có giá trị tương đương và tương tự như những món quà mà anh ta sẽ tặng lại cho người kia. Ngay cả trong bữa tiệc, các phần thịt lợn do chủ nhà cung cấp cúng tế phải có cùng kích thước với phần được cung cấp bởi « chủ nhà đối tác » của mình trong buổi lễ trao đổi đầu tiên được tổ chức để vinh danh ông ở làng bên kia. Để đạt đến giai đoạn quan hệ này, các jooks phải sử dụng một người mai mối. Trong khái niệm trao đổi, người M’nông luôn cần có một người mai mối, cho dù đây  là trao đổi giữa người đàn ông hay giữa con người và các thần linh. Trong trường hợp nầy, người mai mối không ai khác chính là pháp sư (hay njau mhö). Đôi khi cần đến một người chữa bệnh bình thường (njau) cho một căn bệnh nhẹ.

Với người M’nông, từ « trao đổi (hoặc tam) » được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ hàng ngày của họ. Từ « tam » luôn được dùng theo sau bởi một từ khác để chỉ định loại trao đổi.

tam töor: trao đổi tình yêu, đang yêu.

tam löh: trao đổi  các cú trong cuộc chiến đấu.

tam boo, tam sae: trao đổi vợ chồng, liên minh hôn nhân, kết hôn

tam boôh: trao đổi nảy lữa,  lễ hiến sinh quan trọng  của cuộc liên minh

tam toong: trao đổi bài hát vân vân…

Trao đổi đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân tộc Mnong. Chúng ta nhận thấy rằng việc trao đổi không chỉ ở cấp độ hàng hóa mà còn ở cấp độ lao động dưới hình thức hỗ trợ lẫn nhau trong công việc xây dựng cũng như trong công việc nông nghiệp (khai quang, thu gặt vân vân..). Luôn luôn có sự quan tâm cho  việc trao đổi bình đẳng. Mỗi đội bên phải dành số thời gian bằng nhau trên ruộng đồng của mỗi  thành viên trong nhóm. Nếu việc trao đổi lao động được đơn giản hóa cùng số giờ mà mỗi đội bên phải cung cấp, thì nó sẽ phức tạp hơn khi nói đến hàng hóa vì người Mnong không có một tiêu chuẩn duy nhất như đồng euro hoặc đô la. Trong việc đánh giá các món đồ  trao đổi, họ có phải sử dụng đến các tiêu chuẩn có nhiều giá trị được sử dụng trong xã hội của họ: ché nhỏ không có cổ (yang dam), các chum cũ, váy suu sreny, lợn, trâu, cồng chiêng vân vân.. Đây cũng là những phương tiện trao đổi và thanh toán các hàng hóa có được.  Người ta định giá món đồ trau đổi theo giá thỏa thuận để rồi tất cả các món nhận lại trong việc trao đổi cũng được có  giá trị tương đương với giá này. Đôi khi với một giá trị thỏa thuận, chúng ta có thể kết thúc với hai con trâu cỡ trung bình, hoặc một con trâu và một cái ché cũ hoặc thậm chí một cái chăn lớn và mười hai cái hũ nhỏ không cổ  vân vân…). Điều này rất giống với hệ thống mà chúng ta dùng để trả giá hàng hóa bằng các tiền giấy to lớn hay các đồng tiền. Được sử dụng như là một tiêu chuẩn giá trị và một phương tiện thanh toán, những hàng hóa này là tiền tệ thực sự mà nhà dân tộc học G. Condominas đã chỉ định dưới tên « nhiều loại tiền tệ ». Mặc dù vậy, những tài sản này vẫn tiếp tục giữ được sử dụng như buổi ban đầu trước khi xem xét đến tiền bạc. Những ché thường dùng để chứa rượu cần được làm và và uống trong khi đó cồng chiêng là nhạc cụ được dùng cho những dịp đặc biệt. Tương tự như vậy, váy, chăn và nồi kim loại là một trong những đồ vật thường dùng trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù  sư trao đổi có nhiều hình thức nhưng vẫn có một sự phân biệt rất rõ ràng trong từ vựng mnong cho các khái niệm mua (ruat) và bán (tec). Một khi kết thúc sự trao đổi, thì có giá môi giới mà người mua (croo ruat) phải trả cho bên trung gian. Người bán (croo tec) không tặng gì cho người mai mối (ndraany) cả đôi khi  họ nhận được một món quà khiêm tốn từ người bán chỉ vì thái độ tử tế và lòng biết ơn. Có hai chum trong số tiền môi giới: một chum để trả cho người mai mối và  chum kia ít có giá trị hơn cho việc an toàn  khi đi đường bộ qua một nghi lễ. Trong trường hợp bán được một bộ cồng chiêng, chum thứ nhất (yang mei) sẽ to lớn và chum thứ hai nhỏ không có cổ. Ngoài ra, người mua phải tặng quà cho người khiêng (hoặc bạn đồng hành) để mang về các hàng được mua. Có một nghi thức còn được tôn  trọng việc ký kết hợp đồng. Điều này được thể hiện bằng cách hiến sinh một con vật được tiêu thụ tại chỗ và mở liền hai ché rượu cần, một ché dùng để  khấu trừ các vật  được tính trong việc thanh toán (qua  trò chơi các cành cây gãy) và một  ché còn lại nhằm tránh sự lăng mạ.

Người trung gian chịu trách nhiệm cho việc hợp đồng bằng cách nhận một chiếc vòng tay bằng đồng quấn quanh cổ tay, đây là một dấu hiệu của một  cuộc cam kết chắc chắn. Người trung gian vừa là người môi giới, người bảo lãnh của người mua, người phát ngôn của người bán và người làm chứng cho cuộc giao dịch. Trong một công ty của người M’nong không có văn bản chi cả, vai trò của người trung gian là rất quan trọng bởi vì nhờ  lời nói và cam kết của ông ta, điều này đảm bảo tính công khai của hợp đồng  vừa được ký kết. Tất cả các chi phí bổ sung được đề cập ở trên (hai ché, một con thú được tiêu thụ tại chỗ, một  món quà tặng cho người mang và  người môi giới ndraany) không được tính vào việc đánh giá tổng quát của giá trị tài sản mà có được. Trong trường hợp có  sự tranh chấp, mỗi bên có một ndraany đóng vai trò làm luật sư. Trong một vụ kiện nầy, các người ndraany của hai bên cần nói chuyện với nhau, thảo luận lại và làm sáng tỏ những lời nói của họ về công lý.

Có một trường hợp cụ thể trong đó có sự trao đổi  tương đương tuyệt đối (caan). Sự hiến sinh một con trâu là việc cần thiết trong cuộc đối thoại giữa pháp sư và vị thần linh sẵn sàng từ bỏ nạn nhân bị bệnh. Thật không may, gia đình bệnh nhân không có tiền liền để tôn vinh nhanh chóng sự hiến sinh này. Họ phải mua một con trâu theo cách caan từ một người dân địa phương hoặc ở  làng khác và trả lại một con thú có cùng kích thước trong vòng một hoặc hai năm mà không phải bồi thường chi cả. Trong trường hợp này, sự  trao đổi xem như là việc buôn bán  không có tiền lời.

[ Dân tộc Mnông: Phần 2]


(1): Source Encyclopédie Universalis.
(2): un néologisme assez laid employé par G. Condominas pour désigner les Mnongs à la place du mot péjoratif « Mọi (ou Sauvage) ».

Charles Edouard Hocquard


Version française

Charles Edouard Hocquard, một bác sĩ quân y và một phóng viên của cơ quan Havas ở Bắc Kỳ từ năm 1884 đến 1886 đã để lại cho chúng ta một bộ sưu tập hình ảnh đẹp của cuộc chiến tranh thuộc địa đầu tiên ở Việt Nam. Ông đã mang về hơn 200 clisê (bản in đúc) được soạn thành một danh mục gồm có 80 tấm bản in lõm quang hóa (*)  được xuất bản vào năm 1887. Ông kể lại  một cách nhạy bén và hài hước trong « Cuộc thám hiểm ở Bắc Kỳ », những giai thoại sống động với người nông dân trong vùng, kiến ​​thức về hệ thực vật địa phương, những kỷ niệm  về cuộc chiến Bắc Kỳ và người dân Việt Nam vân vân… Ông không đạt được ý nguyện trên phương diện thương mại như ông mong đợi qua các bài phóng sự hình ảnh của ông. Nhưng ông  lại thành công để cho thấy rằng có thể tìm thấy được một cái nhìn khách quan hơn trong cuộc xung đột Pháp-Việt, đó là  cái nhìn của một nhà khoa học gặp gỡ một nền văn hóa khác vào buổi bình minh của thế kỷ 20. Ông qua đời vì bệnh cúm truyền nhiễm vào ngày 11 tháng giêng năm 1911 ở tuổi năm mươi tám.

(*) Đây là  phương pháp in chụp không thay đổi được nhằm thay thế các bản in bạc và cho phép phân phối số lượng lớn với chi phí thấp hơn.

 

hocquard

 Version française

Charles Edouard Hocquard, médecin militaire et  reporter correspondant pour l’agence Havas au Tonkin de 1884 à 1886 nous a légué en héritage une collection de belles photos de la première guerre coloniale du Vietnam. Il a rapporté plus de 200 clichés composant une porte-folio de 80 planches en photoglyptie (*)publié en 1887. Il a relaté avec acuité et humour dans « Une expédition au Tonkin« , les anecdotes pittoresques avec les paysans de la région, la connaissance de la flore locale, les souvenirs  sur la guerre du Tonkin et sur le peuple vietnamien etc.. Il n’a pas obtenu le succès commercial escompté avec la publication de ses reportages photographiques.  Mais il a réussi à montrer qu’il est possible de trouver dans le conflit franco-vietnamien un autre regard plus objectif, celui d’un homme de science à la rencontre d’une autre culture à l’aube du  XXème  siècle. Il est décédé d’une grippe infectieuse le 11 Janvier 1911 à l’âge de cinquante huit ans.

(*):  Il s’agit d’un procédé d’impression photomécanique inaltérable destiné à remplacer les tirages argentiques et permettant la diffusion en grand nombre à des coûts moindres.

Phật giáo Chămpa ( Phần 2)

Version française

phatgiao_champa

 

Sự phát hiện một số lượng lớn các hiện vật của Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là các bức tượng của Avalokitesvara,  một Bồ Tát được phổ biến và  yêu thích nhất trong Phật giáo  Đại Thừa biểu lộ sự thành công của việc du nhập và học thuyết Phật giáo ở Chămpa  và tính nhân từ của các vua chàm.  Nhờ sự trọng đãi đăc biệt của các vua nầy mà Phật giáo vẫn được xem là một tôn giáo thứ hai trãi qua vài thế kỷ núp dưới bóng của Ấn Độ giáo và kiên nhẫn chờ đợi một ngày vinh quang rạng rỡ. Cho đến thế kỷ thứ 8 và 9, sau khi dành được ảnh hưởng ở một số quốc gia như Đế quốc Khơ Me và các vương quốc Crivijaya và Cailendra, Phật giáo Mahāyanà mới phát triển toàn diện phù hợp với sự xuất hiện của dòng dõi cầm quyền Bhrgu  với vua Indravarman II. Cũng trong biên niên sử Trung Hoa  (ví dụ Tân Đường Thư), tên Chiêm Thành mới xuất hiện lần đầu tiên và thay thế  từ đó tên Hoàn Vương mà được liên kết cho đến cuối  với dòng dõi hoàng gia Prathivindravarman ở  phía nam (Kauthara)(Nha Trang).

Sau khi dời  thủ đô về Indrapura (gần Hội An) ở vùng Amaràvati (Quảng Nam và Quảng Ngãi), Indravarman II có thiên hướng cá nhân đặc biệt  đối với Phật giáo Đại Thừa mặc dù tôn giáo Shiva vẫn là  quốc giáo.  Người ta không thể không biết chuyện vua Indravarman II có dịp nhắc lại trong các bản khắc hoàng gia rằng chủ quyền của vương quốc Champa được  đến với ông âu cũng nhờ sự ưu ái duy nhất của định mệnh và nhờ vào những công trạng mà ông có được qua nhiều kiếp trước. Dường như qua giáo lý này, ông có ít nhiều sự gắn bó với giáo lý Phật giáo, đặc biệt là với nhiệm vụ truyền bá Phật pháp, so với bất kỳ vị vua Chàm nào khác vì các  vua Chàm nầy tìm thấy sự cứu rỗi của mình khi kết hợp với thần Shiva. Theo Georges Coedès, ông được  vua Vikrântavarman III  không có hậu thế  nhường  ngôi lại  theo sự  yêu cầu của các nhà học giả uyên thâm ở vương quốc. Những gì làm chúng ta  nhớ đến  ở vị vua này là lòng nhiệt thành đối với Phật giáo,  sự khôn ngoan đáng kinh ngạc, đức tin không lay chuyển của ông đối với Lokesvara (Cứu rỗi của thế gian). Không xa thánh đường Mỹ Sơn, nơi  mà vị thần quốc gia Shiva Bhadresvara cư ngụ, ông dựng lên vào năm 875 tại  thủ đô Indrapura ở địa điểm Đồng Dương một  Phật viện  quan trọng và hiến dâng hoàn toàn cả địa điểm  nầy cho vị thần cá nhân của ông là Laksmindra-Lokesvara. 

vuongtrieu_indrapuraVương triều chàm Indrapura

Trong việc lựa chọn tên của ngôi đền này, chúng ta cũng thấy việc sử dụng thông thường từ nay của các vua  Chàm bằng cách luôn luôn ghép tên của vị thần bảo hộ với tên của vua tài trợ của ngôi đền. Mặc dù  thần Shiva vẫn đựợc thờ kính  nhờ ông có quyền lực  tàn phá và đem lại chiến thắng  vẻ vang  trong việc bảo vệ vương quốc, việc thờ cúng Lokesvara, người đại diện cho một vị Phật hay một vị bồ tát, tiêu biểu không những sự bình an và lòng nhân từ mà còn có sự bảo hộ  vương quốc và cư dân.  Ấn Độ giáo và Phật giáo mặc dù khác nhau ở phương diện triết học có thể cùng nhau tồn tại từ nay ở Chămpa. Theo nhà khảo cổ học người Pháp, ông Henri Parmentier, địa điểm Đồng Dương dường như cũng có luôn nơi ở của nhà vua được nằm tại vùng mà được chỉ định ngày nay dưới tên gọi là « ao vuông ». Có vẻ như có một dòng nước bí mật có thể giao tiếp với một cái giếng nằm cách đó một cây số theo hướng đông của địa điểm. Việc xây dựng công trình này cho thấy ý định canh tân trong việc tập hộp lại các tòa nhà biệt lập  để  thực hiện một kiến ​​trúc hùng vĩ mà  sự hiện diện của ảnh hưởng Trung Hoa và Ấn Độ là không thể phủ nhận được. Đây là những gì chúng ta tìm thấy trong kế hoạch chung của địa điểm này. Nói về kiến ​​trúc và điêu khắc của địa điểm nầy thì có một số khía cạnh được mượn từ nghệ thuật Trung Hoa ở mức độ hoành tráng và quyền lực trong khi đó trong bố cục của các cảnh lễ nghi và các bảng tường thuật  thì có một sự trung thực không thể chối cãi đối với các quy ước trang trí được tìm thấy ở những ngôi đền ở phía tây nước  Ấn Độ. © Đặng Anh Tuấn

Phật viện này  được xây dựng dọc theo trục đông-tây dài 1300 mét với nhiều tòa nhà bằng gạch được phân bổ trong ba vòng đai liên tiếp, mỗi tòa nhà có một lối vào và được bảo vệ bởi một vị thần bằng đá mặt mày dị họm và đáng sợ (Dvàrapàla). Theo sự  mô tả của Henri Parmentier,  chính ở nửa vòng đai phía tây đầu tiên mà  ông đã tìm thấy vào năm 1905 một  chính điện quan trọng nhất (1) có lẽ là nơi mà nhà vua  Indravarman II dành riêng vào năm 875 để thờ bức tượng của Laksmindra-Lokesvara.Chính điện này có ở phiá trước một tòa tháp được  cho ánh sáng vào bốn phía (tháp sáng) và được bao chung quanh bởi 9 đền thờ được phân bổ theo sự xếp đặt có trật tự. Đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam, kiệt tác vĩ đại của nghệ thuật đồ đồng mà một người nông dân đã  luợm được tình cờ vào năm 1978 trong khi cố nhặt  vài viên gạch từ đống đổ nát gần vòng đai đầu tiên và thường được gọi là bồ tát Tara, không ai khác chính là bức tượng của Laksmindra-Lokesvara (Quan Âm chuẩn đề). Đây  là Quán Thế Âm Bồ Tát bởi vì trong hai bàn tay tìm thấy có một bông sen và một con ốc  ở thời điểm phát hiện.

[Phật giáo Chămpa: Phần ba]

Phật giáo Chămpa: Phần 1

 

 

Version française

Phật giáo Chămpa

Mặc dù Ấn Độ giáo được thừa nhận khi người Chămpa bắt đầu thành lập quốc gia, Phật giáo thể hiện có được lúc đó ảnh hưởng đáng kể ở giới thượng lưu địa phương và các nhà lãnh đạo. Họ đã tìm thấy ở nơi tôn giáo này các lợi thế không ít cho phép họ có thể  tăng cường không chỉ tính hợp pháp và sức mạnh mà còn cho họ có được một tính chất thần thánh thiết yếu trong việc cai trị thông qua các khái niệm dharmaraja (vua đức hạnh) và cakravartin (quốc vương toàn cầu).

Được xem là hiện thân sức mạnh của giaó pháp (Dharma), họ được  có một nhiệm vụ thiêng liêng để duy trì trật tự và  bảo đảm đức tin tôn giáo trong vương quốc. Họ rất gắn bó với tính chất thiêng liêng mà sứ mệnh đã giao phó cho họ. Tương tự như các vị vua Khơ Me, họ đặc biệt chú trọng đến việc thần thánh hóa nhằm để người ta tìm thấy được trong tên truy tặng của họ có tên của một vị thần tối cao được  đồng nhất  với Phật dưới dạng bồ tát. Đây là trường hợp của vua Indravarman II với tên truy tặng « Paramabuddhaloka » (Phật hiệu).
gardien

Do đó, họ trở thành « siêu nhân » giữa quần chúng ngay cả khi họ không có nguồn gốc thần thánh. Phật giáo đã không bao lâu quyến rũ và làm cho họ tuân thủ các khía cạnh cơ bản của đạo Phật: tinh thần khoan dung, tính tự do, sự tập hợp của đạo vào văn hóa địa phương, sự coi trọng về đạo đức. Họ mời các nhà truyền giáo  Phật giáo đến qua các con tàu buôn bán vì vương quốc Chămpa thu hút rất sớm các thương nhân Ấn Độ.Vương quốc nầy từ lâu đã nổi tiếng với các sản phẩm rừng núi (trầm hương, ngà voi, gia vị, vân vân..). Chúng ta không biết chính xác ngày tháng mà Phật giáo xâm nhập vào Champa nhưng chúng ta biết rằng theo các văn bản của Trung Hoa thì Phật giáo được có sự thịnh vượng vào năm 605 sau Công nguyên khi đạo binh của tướng Lưu Phương dưới triều đại nhà Tùy đã cướp phá thủ đô Điền Xung  của Champa  dưới thời vua Phàn Chí (Cambhuvarman)  và mang đem về nước 1350 văn bản Phật giáo kết hợp thành 564 tập sau khi tái chiếm lại Bắc Kỳ. 

Vương triều Indrapura

Sự hiện diện của Phật giáo  được nhận thức rất sớm ở Champa cũng như ở Việt Nam qua đường biển bởi vì theo học giả Việt Nam Phan Lạc Tuyên, các thầy tu Ấn Độ đã đến Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Kitô giáo dựa trên chuyện của Chu Đồng Tử. Ông nầy kết nạp với Phật giáo  khi gặp được một thầy tu Ấn Độ. Các nhà truyền giáo tôn giáo phải đổ bộ ở  Champa trước khi họ mới có thể đến Giao Chỉ (hoặc Việt Nam) và Trung Quốc.Dưới sự bảo hộ của các nhà lãnh đạo, Chămpa ưu đãi rất sớm sự thành lập Phật giáo vì chuyện nầy đã được nhà sư nổi tiếng Nghĩa Tịnh nhắc đến khi  ông trở về từ chuyến hải hành ở Đông Ấn. Chămpa được xem  như là một quốc gia trong những  nước ở Đông Nam Á xem trọng học thuyết của Đức Phật vào cuối thế kỷ thứ 7 dưới sự ngự trị của Vũ Tắc Thiên ở thời triều đại nhà Đường. Nhờ các di tích khảo cổ được tìm thấy ở miền trung Việt Nam, chúng ta biết rằng Phật giáo Đại thừa  đã có được giờ đây một chỗ đứng vững  từ giữa thế kỷ thứ 7. Đạo nầy còn khai sinh ra các mô hình Bồ Tát mới được  kết hợp với các truyền thống địa phương cùng các  yếu tố phong cách  đến từ nước ngoài và phục vụ từ đó như là các tài liệu tham khảo cho  cả nước.

[ Phật giáo Chămpa: Phần hai]

[ Phật giáo Chămpa: Phần ba]

 

 

Phật giáo Champa (Phần 3)

Version française

Vương triều chàm Indrapura

Hình vẻ bệ đá sa thạch ở trong chính điện của  Henri Parmentier

sanctuaire_dongduong

so sánh với những gì được thấy ngày nay ở viện bảo tàng điêu khắc Chămpa ở Đà Nẵng

img_9731

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thật không may vì một lý do nào  không được rõ, đóa sen và con ốc đặc biệt của pho tượng bị  gãy lúc khai quật và bị tịch thu bởi ủy ban nhân dân Bình Định mà  Phật viện  Đồng Dương bị lệ thuộc hiện nay. Đến giờ phút nầy, các hiện vật nầy cũng vẫn chưa được trở về lại với bảo tàng  điêu khắc ở Đà Nẵng mặc dù  pho tượng đồng nầy đã được trưng bày cho công chúng xem  đã có mấy năm rồi. Đây là lý do tại sao pho tượng đồng vẫn còn tiếp tục là chủ đề của nhiều cuộc tham luận nhất về mặt tiểu tượng học (iconographie). Dựa vào  các thông tin  được cung cấp qua hình ảnh  trong  một  cuộc nghiên cứu sâu sắc vào năm 1984, Jean Boisselier đã nghĩ đến bồ tát Tara. Ông dựa vào các  tượng thần Đại Hữu,  việc  pháp điển hóa các cử chỉ của thần linh (Mudra), cấp bậc  chư thần trong đền Phật giáo, cách trang trí trên pho tượng (Nànàlankàravati), sự quan trọng ở  cái nhìn và sự hiện diện của con mắt thứ ba để mà xác định  được vị thần linh nầy. Một số nhà nghiên cứu Việt Nam nhận thấy  ở pho tượng này là phu nhân Laksmi của Vishnu vì một trong hai hiện vật đặc biệt  được tìm thấy là con ốc. Đối với nhà nghiên cứu Việt Ngô văn Doanh thì không còn sự nghi vấn nào nửa. Đây là  Laksmindra-Lokesvara vì mỗi hiện vật  có một ý nghĩa đặc biệt. Hoa sen tượng trưng cho vẻ đẹp và sự tinh khiết. Còn con ốc, nó tượng trưng cho sự truyền bá  giáo lý của Đức Phật và sự thức tỉnh sau giấc ngủ vô minh. Đây cũng là giả thuyết được các nhà nghiên cứu Việt Nam chấp nhận trước đây. Theo chuyên gia nghiên cứu người Thái Nanda Chutiwongs, pho đồng tuyệt đẹp này được gọi là Prajnàpàramità (Trí Độ/Trí Huệ Bát Nhã)(Sự hoàn hảo của trí tuệ). Nhưng không vì thế mà làm mất đi niềm tin của các  nhà khảo cứu như Jean Boisselier  vì ông lúc nào cũng tiếp tục nhận thấy ở pho tương đồng đặc biệt nầy là bồ tát Tara vì ngài có một bộ ngực nặng nề nhất. Đấy là một trong những đặc điểm nổi bật ở thời niên thiếu của ngài. Ngài vẫn là phối ngẫu của Bồ tát Quán Thế Âm.

Gần đây, trong hôi nghị thông báo khảo cổ học năm 2019 tại Hà Nội, các nhà nghiên cứu Trần Kỳ PhươngNguyễn Thị Tú Anh có xác định lại danh hiệu của  pho tượng đồng nầy là Tara  dựa trên  hình tượng Phật nhỏ trang trí trên tóc của pho tượng, hai  pháp khí (đóa sen và con ốc) ở trong tay cùng cử chỉ của bàn tay. Theo các nhà nghiên cứu Việt nầy , Tara là biến thân nữ của Amoghasiddhi,  người kế thừa từ đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni trong Phật giáo Mật Tông (Tây Tạng). Ngài thường ngồi dưới tán dưới  tán rắn bảy đầu Mucalinda được gọi là Bất Không Thành Tựu Phật. Trong tiểu tượng học, ngài  thường cầm một thanh kiếm ở  tay trái  và tay phải thủ ấn Vô Úy Thí (Abhayamudra) khi lúc tĩnh tọa. Bởi vậy trên tóc của pho tượng đồng nầy có một hình tượng Phật nhỏ trang trí đúng như những gì miêu tà. Hơn nửa pho tượng  bồ tát nầy  mang sắc thân màu xanh lục đúng là sắc thân của vị Phật Amoghasiddhi. Nếu đoá sen tiêu biểu cho sự tinh khiết thì hai hình tượng con ốc và cử chỉ cũa bàn tay dưới con ốc xem như là chuyển pháp luân thủ ấn (dharmacakra mudra)  cả hai đều tượng trưng cho sự truyền bá Phật pháp. Theo các nhà nghiên cứu Trần Kỳ PhươngNguyễn Thị Tú Anh, Vân Nam là cửa ngõ chuyển giao tôn giáo và nghệ thuật Tây Tạng đến khắp vùng Đông Nam Á thông qua con đường « Trà Mã Cổ Đạo »  mà còn là nơi mà Phật giáo  Mật Tông được sùng bái nhất  từ dân đến vua và nơì có sản xuất nhiều tượng bồ tát Lokesvara và Tara bằng đồng cho Đông Nam Á từ thế kỷ thứ 7 hay 8 trở đi. Bởi vậy chuyên sùng bái bồ tát Tara hay Lokesvara ở Chămpa cũng không ngoài lê. Cho đến nay chưa có sự xuất hiện của  hình tượng Lokesvara  nào ở Đồng Dương nhất là ở Phật viện vì chính ở nơi nầy vua Indravarman II dựng lên một đền để thờ Lokesvara, một vị Phật  bảo hộ ngài và còn dùng tên riêng của ngài ghép cùng tên bồ tát-Lokesvara để đăt tên cho Phật viện nầy với cái tên là Laksmindra-Lokesvara.  Bởi vậy không thể nào không có pho tượng Lokesvara  ở Phật viện. Đây là một nghi vấn mà chưa có sự giải đáp nào cả. Theo nhà khảo cứu Trần Kỳ Phương có thể pho tượng Lokesvara cũng đúc băng kim loại như pho tương Tara và được thờ song song với pho tượng nầy.  Có lẽ sau cuộc khai quang, pho tượng nầy được dời đi nơi khác hay là vẫn được chôn ở dưới lòng đất vì chiến tranh. 

TARA

Bồ Tát Tara

Trong vòng đai thứ hai có một phòng chờ  đợi (hoặc mandapa)  mà Henri Parmentier gọi là « căn phòng có cửa sổ » khi ông mô tả nơi nầy. Sau đó, trong vòng đai thứ ba  có một căn phòng dài khoảng ba mươi mét. Đây có lẽ là phòng cầu nguyện của các nhà sư (vihara) nơi mà có uy nghi tượng đài Đức Phật được đặt trên bàn thờ thứ hai được trang trí phù điêu và được bao quanh bởi hai tu sĩ cầu lễ có vầng hào quang quanh đầu. Địa điểm Phật giáo này đã được chính quyền Việt Nam công nhận là di sản quốc gia của đất nước vào tháng 5 năm 2001. Sự hủy diệt mù quáng do việc thả bom của Mỹ gây ra trong những năm chiến tranh  chỉ để lại cho địa điểm này một tòa tháp gopura nguyên vẹn độc đáo mà dân cư địa phương chỉ định  với danh từ « Tháp sáng »  vì nó cho phép ánh sáng đi vào từ bốn phương. Mặc dù vậy, địa điểm này vẫn tiếp tục làm sống lại một quá khứ huy hoàng của tu viện rộng lớn nầy,  đã từng là một trong những trung tâm trí tuệ tôn giáo nổi tiếng ở Đông Nam Á.

Chính tại đây, sau chiến thắng vẻ vang  ở Champa  vào năm 985, vua Việt  Lê Đại Hành (hay Lê Hoàn) đã mang về Việt Nam một tu sĩ tôn giáo Ấn Độ (Thiên Trúc) đang cư ngụ tại tu viện này. Năm 1069, vị vua vĩ đại của Việt Nam Lý Thánh Tôn đã bắt được một nhà sư nổi tiếng của Trung Hoa Thảo Đường  đang ở đó sau khi chiến thắng  Chămpa. Nhưng cũng chính tại đây, vào năm 1301, vị vua sáng lập  trường phái Trúc Lâm Yên Tử ở Việt Nam, Trần Nhân Tôn đã  đến  cùng với một thầy tu  Đại Việt và được  tiếp đón nồng hậu bởi vua Chàm tài ba  Chế Mân (hay Jaya Simhavarman),  người chồng tương lai của Công chúa Huyền Trân. Ngài dành 9 tháng  để thiền định tại trung tâm Phật giáo này.

Đối với nhà nghiên cứu người Pháp Jean Boisselier, điêu khắc chàm luôn luôn gắn bó với lịch sử. Những thay đổi quan trọng đã được ghi nhận trong quá trình phát triển điêu khắc chàm, đặc biệt là các bức tượng với các sự kiện lịch sử, sự thay thế các triều đại hay các mối quan hệ mà Chămpa có với các nước láng giềng (Việt Nam hoặc Cao Miên). Bởi vậy  chúng ta không thể không  biết  rằng sự thay đổi  triều đại thúc đẩy một động lực sáng tạo mới trong sự phát triển của điêu khắc chàm  được minh họa qua một phong cách đặc biệt mới mà ngày nay chúng ta thường gọi  dưới danh từ « Đồng Dương« .


icones_dongduong2icones_dongduong1Phong cách  Đồng Dương


© Đặng Anh Tuấn

Đây là phong cách mà các nhà điêu khắc  chú ý đến nhiều về khuôn mặt,  diện mạo rất điển hình. Những nét chung thường thấy ở phong cách nầy như sau: hàng long mầy lồi lên thường nối liền bỡi một đường dài, quằn quẹo và đi lên đụng tóc, môi dày với mép vểnh lên, môi trên thường được tô điểm bằng một bộ râu  lớn quăn lên và lỗ mũi tẹt, nở ra bề mặt và khoằm khi nhìn nghiên, trán  hẹp và cằm cụt. Các thần thánh thường có con mắt ngay giữa trán.  Không bao giờ có nụ cười ở  trên khuôn mặt. Phong cách này tiếp tục phát triển cùng với Phật giáo mahàyàna ở các vùng khác của Champa dưới thời trị vì của những người kế vị trực tiếp của vua Phật giáo Indravarman II. Họ kiên trì tôn thờ đặc biệt Quán Thế Âm và chấp nhận Phật giáo là quốc giáo.

Đây là những gì chúng ta học được từ các văn khắc của hoàng gia. Đây là trường hợp của đền thờ Ratna-Lokesvara  được cháu trai của vua Indravarman II, vua Jaya Simhavarman I,  bảo trợ. Khu bảo tồn này nằm ở Đại Hữu ở vùng Quảng Bình. Tại nơi linh thiêng này, một số lượng lớn của các tác phẩm điêu khắc Phật giáo đã được khai quật. Sau đó, xung quanh Mỹ Đức ở cùng tỉnh Quảng Bình, chúng ta phát hiện ra một khu vực  Phật giáo có những điểm tương đồng giống như ở Đại Hữu và Đồng Dương về mặt kiến ​​trúc và trang trí. Phật giáo cũng được thấy ở Phong Nha. Ở  nơi nầy, một số hang động được sử dụng làm nơi thờ cúng và vẫn giữ  được dấu ấn của Phật giáo  theo những năm qua. Cuối cùng, có một ngôi đền dành riêng cho thần linh Mahïndra-Lokesvarà đã được dựng lên vào năm 1914 tại Kon Klor (Kontum) bởi một vị thủ lĩnh tên là Mahïndravarman. Thậm chí, có hai cuộc hành hương được tổ chức bởi một vị chức sắc cao theo lệnh của vua Yàvadvipapura (Chà Và) với mục đích thông hiểu sâu sắc kiến ​​thức thần bí (Siddhayatra), được báo cáo lại bởi những  văn bản của Nhan Biểu vào năm 911 sau Công Nguyên.

Vương triều chàm Indrapura


Tượng Phật, Thăng Bình, Quảng Nam

icones_dongduong5

854-898     Indravarman II (Dịch-lợi Nhân-đà-la-bạt-ma)
898-903     Jaya Simharvarman I (Xà-da Tăng-gia-bạt-ma)
905-910     Bhadravarman III (Xà-da Ha-la-bạt-ma)
910-960     Indravarman III (Xà-da Nhân-đức-man)
960-971     Jaya Indravarman I (Dịch-lợi Nhân-di-bàn)
971-982     Paramesvara Varman I (Dịch-lợi Bế- Mĩ Thuế)
982-986     Indravarman IV (Dịch-lợi Nhân-đà-la-bạt-ma)
986-988     Lưu Kế Tông
989-997     Vijaya shri Harivarman II (Dịch-lợi Băng-vương-la)
997-1007   Yan Pu Ku Vijaya Shri (Thất-ly Bì-xà-da-bạt-ma)
1007-1010  Harivarman III (Dịch-lợi Ha-lê-bạt-ma)
1010-1018  Paramesvara Varman II (Thi Nặc Bài Ma Diệp)
1020-1030  Vikranta Varman II (Thi Nặc Bài Ma Diệp)
1030-1044  Jaya Simhavarman II (Sạ Đẩu)
 

Lòng tin vào Phật giáo này bắt đầu bị lay chuyển nghiêm trọng trước sự xâm lăng của các người dân phương Bắc (Việt Nam) vừa được giải thoát khỏi ách đô hộ của Trung Hoa. Những người này, dưới sự lãnh đạo của  vua mới Lê Đại Hành   đã không ngần ngại  cướp phá thủ đô Indrapura vào năm 982 sau khi vua chàm Parameçvaravarman I (Ba Mĩ Thuế)  vụng về cầm  giữ lại hai vị sứ giả Việt Nam Từ Mục Ngô Tử Cảnh và công khai ủng hộ Ngô Tiên, con trai của tướng Ngô Quyền người giải phóng dân tộc Việt Nam trong cuộc tranh dành quyền lực. Phật giáo Đại thừa không  giúp các vị vua Chàm  tìm thấy được  mọi thứ họ cần  có trong cuộc chiến chống lại  quân thù Việt Nam. Họ bắt đầu nghi ngờ triết lý của  Phật giáo này khi tôn giáo nầy không còn thuyết phục được  người dân địa phương  nửa.

Phật giáo  vẫn tiếp tục là  một tôn giáo ưa thích của giới thượng lưu và các vị vua Chàm. Những vị vua nầy  cần có được  sự cứu rỗi trong việc thờ phụng vị thần hủy diệt Shiva nhầm  bảo vệ chiến thắng và giúp  họ chống lại những kẻ xâm lược nước ngoài (Trung Quốc, Môn Khmer và Việt Nam)  để mong có thể duy trì và  bảo đảm đất nước họ được tồn tại lâu dài.

Sự hiếu chiến vĩnh cửu của dân tộc Chàm, có lẽ từ ảnh hưởng của đạo Shiva,  trở thành một lý lẽ quan trọng và đem lại một biện minh chính đáng cho người Trung Hoa,  sau đó đến người Việt Nam, để  họ có dịp  thực hiện các  cuộc can thiệp quân sự và thôn tính dần dần các lãnh thổ của dân tộc Chàm  trong cuộc Nam Tiến. 
icones_dongduon4

 

[Trở về trang Phật giáo Chămpa]

Tài liệu tham khảo

Du khảo Văn Hoá Chăm – Pérégrinations culturelles au Chămpa (Nguyễn văn Kự- Ngô văn Doanh- Andrew Hardy) Ecole française d’Extrême Orient
L’art du Chămpa Jean François Hubert
Boisselier, Jean (1984). ‘Un bronze de Tara du Musee de Đà-Nẵng et son importance pour l’histoire de l’art du Champa’. Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient (BEFEO), 73(1984):319-38.
Chuttiwongs, Nandana (2005). ‘Le Bouddhism du Champa.’ Trésors d’art du Vietnam: La Sculpture du Champa, V-XV siècle (eds. Pierre Baptiste and Thierry Zéphir), Page 65-87. Paris: Musée Guimet.
Ngô Văn Doanh (1980). ‘Về pho tượng đồng phát hiện năm 1978 tại Đồng Dương (Quảng Nam-Đà Nẵng)’. Những Phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1979, trang 195-96. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội.


 

Thành Thái (Version vietnamienne)

 

Version française

Để tưởng nhớ một người đã cống hiến cả cuộc đời cho đất nước và người dân Việt qua bốn câu thơ Lục Bát:

Ta điên vì nước vì dân
Ta nào câm điếc một lần lên ngôi
Trăm ngàn tủi nhục thế thôi
Lưu đày thể xác than ôi cũng đành

Trước khi trở thành vua Thành Thái, ông được biết đến với cái tên Bửu Lân. Ông là con trai của vua Dục Đức, người đã bị hai vị quan nho giáo sát hại là Tôn Thất ThuyếtNguyễn Văn Tường và cháu trai của danh thần Phan Đinh Bình. Khi ông nầy vụng về chống lại sự lên ngôi của vua Ðồng Khánh bởi chính quyền thực dân, Ðồng Khánh  nhanh chóng trả thù sau đó bằng cách bức tử  một các hèn nhát vị quan này và quản thúc tại gia Bửu Lân và mẹ của ông ta trong nội cung ở điện Trần Võ để tránh mọi mầm mống của cuộc nổi dậy. Bởi vậy sau cái chết của Đồng Khánh và việc lựa chọn con trai của mình làm người kế vị  được thông báo bởi  chính quyền thực dân, mẹ của Bửu Lân rất ngạc nhiên và bật khóc vì bà vẫn còn  bị ám ảnh bởi ý tưởng rằng con trai của bà sẽ  có một  số phận tương tự như chồng bà, vua Dục Đức và cha bà  Phan Đình Bình. Nếu Bửu Lân được chọn thay thế các hoàng tử khác thì chắc chắn điều đó nhờ đến tài khéo léo của Diệp Văn Cương, người tình nhân của cô của ông, công chúa  công nữ Thiện Niệm bởi vì Diệp Văn Cương là thư ký riêng của khâm sứ Trung kỳ Rheinart. Ông nầy  được  khâm sứ giao trách nhiệm tìm kiếm  một thỏa hiệp với triều đình  trong việc chọn người để kế vị vua Ðồng Khánh.

Do đó, ông vô tình trở thành vị vua mới của chúng ta được gọi là Thành Thái. Ông sớm nhận ra quyền lực của  ông rất bị hạn chế.  Hiệp ước Patenôtre không bao giờ được tôn trọng. Ông cũng không có quyền hành chi cả  trong việc cai trị và điều khiển đất nước. Khác với vua Ðồng Khánh, người gần gũi với chính quyền thực dân, ông  thường  kháng  cự  thụ động bằng cách chống đối  triệt để chính sách của chính quyền qua  những nhận xét khiêu khích và  những cử chỉ không thân thiện.  Người ta ghi nhận được một cuộc chạm trán đầu tiên của ông với  khâm sứ Alexis Auvergne ở thời điểm khánh thành cái cầu mới bắc qua sông Hương. Tự hào về  kỳ công kỹ thuật và sự vững chắc của cái cầu, Alexis Auvergne không ngần ngại  trả lời với thái độ ngạo  nghễ: Khi nào cầu nầy sụp đổ thì nước ngài sẻ được độc lập.

Pont Tràng Tiền

© Đặng Anh Tuấn

Để cho thấy sự quan trọng mà chính quyền thực dân đã dành cho cái cầu mới này, họ đặt cho nó một cái tên mới là cầu « Thành Thái ». Điều này khiến làm Thành Thái tức giận vô cùng vì ông viện cớ rằng từ nay mọi người có thể giẫm đạp lên đầu ông ta qua  cái cầu này. Ông cấm mọi người  gọi  cầu nầy bằng tên mới và xúi giục họ sử dụng tên cũ « Tràng Tiền ». Vài năm sau, trong một cơn bão dữ dội năm thìn, cái cầu nầy bị sập. Thành Thái nhanh chóng nhắc nhở lại câu nói của  Alexis Auvergne với sự hài hước  hóm hỉnh của ông. Alexis Auvergne đỏ mặt xấu hổ và buộc phải lánh trốn trước những lời  nói khó chịu này. Sự bất đồng ý kiến với chính quyền càng ngày càng gia tăng với sự thay thế đổi khâm sứ cũ  bởi ông Sylvain Levecque. Ông nầy không lãng phí thời gian nhiều trong việc thiết lập một mạng lưới giám sát chặt chẽ kể từ khi ông biết rằng Thành Thái tiếp tục gần gũi người dân thông qua các cuộc cải cách và việc cải dạng thường xuyên làm người dân  thường. Ông là vị vua đầu tiên của Việt Nam chủ động cắt tóc ngắn và mặc y phục theo phương cách của người châu Âu. Điều này đã làm kinh ngạc rất nhiều quan lại và quần chúng khi ông xuất hiện lần đầu tiên. Nhưng đó cũng là vị vua  đầu tiên khuyến khích người dân nên theo đuổi  học tiếng Pháp. Ông là  người đề xướng ra một số thành tựu kiến ​​trúc (chợ Đông Ba,  Quốc học Huế, bắc cầu Trường Tiền vân vân..). Ông cũng là  vị vua đầu tiên của triều Nguyễn quan tâm nhiều  đến cuộc sống và thấu hiểu những khó khăn hàng ngày của người dân. Được biết, trong một chuyến du ngoạn mà ông được hộ tống, ông gặp một người nghèo trên đường đang gánh nặng các bó củi. Vệ sĩ của ông dự định dọn lối đi cho ông nhưng ông ta ngăn lại mà nói:

Chúng ta  đâu có được làm công dân hay hoàng đế ở đất nước này đâu. Tại sao chúng ta phải đuổi  người ta đi? Trong những chuyến du ngoạn  ở ngoài thành ông thường ngồi trên chiếu, được bao xung quanh bởi dân làng và  tranh luận cùng họ về bất cứ câu hỏi nào. Đó là cũng một trong những chuyến du ngoạn nầy mà ông mang về Tử Cấm Thành một người phụ nữ trẻ tuổi đồng ý kết hôn và trở thành sau đó một cung phi của ông. Thành Thái rất nổi tiếng và xuất sắc trong việc chơi trống. Đây là lý do tại sao ông không ngần ngại  triều tất cả những tay trống giỏi nhất trong cả nước đến nội cung, yêu cầu họ chơi trống giữa triều đình và ban thưởng tiền cho họ rất nhiều. Được biết, một ngày trời đẹp ông bắt gặp một tay trống  hay  thường lắc đầu khi lúc chơi trống. Muốn giúp anh chàng sửa chữa cái thói quen này, ông mới nói đùa với anh chàng nầy: Nếu ngươi tiếp tục chơi theo cách này một lần nữa, trẩm phải mượn đầu của ngươi đấy.Từ đó trở đi, tay trống nầy  không ngừng lo sợ được triệu tập lần sau khiến  lo lắng và chết đi sau đó vì một cơn đau tim. Khi  biết cái chết của tay trống này, Thành Thái rất hối hận, triệu tập gia đình của tay trống và cho họ một khoản tiền lớn để đáp ứng lại nhu cầu hàng ngày. Cách nói đùa, việc ngụy trang thường xuyên, các cử chỉ đôi khi kỳ lạ và khó hiểu của ông khiến chính quyền thực dân  và các quan ở trong triều có cơ hội  để nói là ông bị mất trí.

Tương tự như Tôn Tẩn sống ở thế kỷ thứ nhất của thời Chiến Quốc (Trung Quốc) và nhờ sự giả điên mà đã trốn thoát khỏi người bạn vô ơn Bàng Quyên và đánh bại  Ngụy quốc trong vài năm sau, Thành Thái, thay vì tự bảo vệ mình trước sự vu khống có chủ ý này, cũng nghĩ rằng điên rồ là  một phương tiện che chở và ngăn chặn có hiệu quả nhất chính sách của chính quyền thực dân qua các hành động điên rồ của mình. Nhờ vậy ông mới có thể hành động đằng sau hậu trường bằng cách tuyển mộ một đội quân gồm các cô gái trẻ, vai trò của họ không bao giờ được làm sáng tỏ và  chờ đợi thời điểm thuận lợi cho cuộc nổi dậy nhân dân. Nhưng ông không bao giờ có thời gian để thực hiện tham vọng của mình bởi vì được sự đồng ý của  thượng thư  bộ lai thời đó, Trương Như Cương, chính quyền thực dân đã lợi dụng sự điên rồ trá hình của ông mà buộc ông phải thoái vị và nhờ thượng thư Trương Như Cương lo việc thành lập  một phụ nhiếp chính dưới sự điều khiển của khâm sứ Pháp. Trước sự từ chối quyết liệt của Trương Như Cương,  lòng trung thành  vững chắc của ông đối với triều Nguyễn và yêu sách của ông tôn trọng tuyệt đối hiệp ước Patenôtre, chính quyền thực dân buộc lòng phải chọn một trong những đứa con của Thành Thái lên làm vua được  biết về sau dưới cái tên “Duy Tân”.

Về phần Thành Thái, ông bị  đày đầu tiên đến Vũng Tàu (Cap St Jacques cũ) vào mùa thu năm 1907 và sau đó đến đảo La Réunion cùng con trai của ông, vua Duy Tân vào năm 1916.  Ông chỉ được phép trở về Việt Nam vào năm 1945 sau cái chết của vua Duy Tân và bị cầm giữ lại ở Vũng Tàu miền Nam Việt Nam trong những năm cuối đời.
Có thể nào xem ông  như là kẻ mất trí  khi chúng ta biết rằng qua bài thơ của ông có tựa đề « Hoài Cổ« , Thành Thái rất minh mẫn và không ngừng  bày tỏ nổi đau trước tình trạng nghiêm trọng của  đất nước? Những bài thơ  thất ngôn bát cú như Vịnh trận bão năm thìn hay Cảm hoài không những  thể hiện sự  thông thạo hoàn hảo của ông trong việc sử dụng các quy tắc chặt chẽ và khó làm của thơ ca Việt Nam  mà còn là niềm tự hào của một vị vua yêu nước.  Dù bị lưu đày gần nửa thế kỷ (1907-1954) bởi chính quyền thực dân, ông vẫn tiếp tục thể hiện niềm tin vững chắc trong cuộc giải phóng đất nước và dân tộc. Chúng ta đã cảm nhận được thông qua ông, ở trên mảnh đất huyền thoại  nầy,  sự thành hình các công cụ của cuộc nổi dậy trong tương lai.

Đối với ông, căn bệnh nan y của ông chỉ nhằm mục đích muốn đạt được ý đồ vĩ đại, muốn khôi phục lại  phẩm cách cho người dân Việt chờ đợi từ lâu nay và muốn thể hiện cho hậu thế sự hy sinh và cái giá mà ngay cả người được xem là mất trí  bởi chính quyền thực dân phải trả cho đất nước này với 47 năm lưu đày. Ông không thể nào khôi phục lại được từ « căn bệnh điên » này trong bối cảnh chính trị thời bấy giờ.

Cho đến ngày hôm nay, không có tài liệu lịch sử nào chứng minh sự  điên rồ của vua Thành Thái mà nó chỉ cho chúng ta thấy được sự mất trí của một vị vua vĩ đại vì quá yêu thương đất nước và dân tộc và nổi thống khổ muôn thưở của một nhà yêu nước trước  vận mệnh quốc gia.

 

 

 

 

 

Les Lolo (Version vietnamienne)

Version française

彝族  (Dân tộc Lô Lô)

Được biết ở Trung Quốc với tên Yi và còn được gọi là Mùn Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Mà bởi người Việt, dân tộc Lô Lô  thuộc  nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến. Họ sống  phân bố ở các vùng núi của Trung Quốc (Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu và Quảng Tây) trừ một  thiểu số  đến từ  Vân Nam định cư ở thượng bắc bộ  Việt Nam (Hà Giang, Cao Bằng, Đồng Văn, Lào Cai) với hai   luồng di trú diễn ra ở thế kỷ 15  và  thế kỷ 18. Hiện nay,  dân số của dân tộc này có khoảng 4.300  người ở Việt Nam. Theo các nhà dân tộc học, người Lô Lô là hậu duệ của những người du mục và người chăn cừu Khương tộc di cư từ miền đông nam Tây Tạng đến định cư ở Tứ Xuyên (Sichuan) rồi xuống Vân Nam.

 


Vào thời Xuân Thu,  dân tộc LôLô vẫn còn chiến tranh với cư dân ở Hoàng Hà, tổ tiên của người Hoa. Sự bành trướng của họ bị chặn đứng  lạ bởi quốc quân  Tần Mục Công của nước Tần trong khoảng từ -660 đến -621 và là một trong năm bá chủ nổi tiếng ở thời kỳ này nhờ sự hỗ trợ của tướng quốc tài ba Bách Lý Hệ còn được gọi là  Ngũ Cổ đại phu.
dantoc_lolo_1
Người dân Lô Lô chia ra hai nhóm: Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen. Chúng ta có thể phân biệt các nhóm nầy vì mỗi nhóm mặc quần áo hơi khác nhau. Trang phục nữ tính của Lô Lô Hoa được  gồm có áo cổ tròn xẻ ngực mà hoa văn ghép vải hình tam giác hay vuông màu thì rất sặc sở có đỏ xanh tím dọc theo ngực và sau lưng cùng mũ được trang trí khéo léo và  quần ống què  trong khi đó các phụ nữ Lô Lô Đen thì mặc váy,  áo cổ vuông với tay áo màu sọc vàng, hồng hoặc xanh lá cây và khăn quàng cổ. Còn nam giớ thì trang phục rất giản dị. Tất cả sống trồng lúa nước và làm nương rẫy chủ yếu là ngô, gạo nếp và gạo tẻ được tìm thấy ở các vùng Đồng Văn,  Mèo Vạc, Bảo Lạc (Cao Bẳng) hay  Mường Khương (Lào Cai). Có nơi  họ sử dụng các ruộng bậc thang. Thức ăn chính của họ vẫn là bột ngô xay được đun cách thủy. Canh không thể thiếu trong bữa ăn của họ vì vậy họ phải sử dụng bát thìa bằng gỗ.

Một trong 53 dân tộc thiểu số Việt Nam

Nói chung, các ngôi nhà Lô Lô nằm ở những nơi vừa cao vừa khô trên các thung lũng. Họ thích sống ven những khu rừng rậm rạp vì đối với họ, rừng và suối được coi là nơi sinh sống của các thổ thần. Đây là những người thích sống hòa hợp với thiên nhiên. Họ thích sử dụng gùi có hai dây đai làm bằng mây hoặc loại tre (giang) để vận chuyển đồ đạc Họ thích kết hôn với người dân tộc của họ. Họ có một tục kết hôn kỳ lạ  gọi là chế độ ngoại hôn trong trường hợp hôn nhân diễn ra giữa những người có dòng dõi khác nhau. Người Lô Lô  thường là một vợ một chồng. Cô dâu sống  bên gia đình chồng. Ngoại tình bị lên án trong truyền thống của họ. Mặt khác, việc hôn nhân anh em chồng  được dung thứ vì em trai của người quá cố có thể lấy chị dâu làm vợ. Tương tự, con trai của cô bên nội được phép kết hôn với con gái của cậu ruột (cô cậu) nhưng nghiêm cấm làm điều trái ngược lại.
    Nghệ thuật tạo hoa văn

Trong gia đình, mọi việc đều do người chồng quyết định. Con gái thừa hưởng trang sức từ mẹ và nhận của hồi môn ở thời điểm kết hôn. Về phần thừa kế hợp lý, tất cả thuộc về  các đứa con trai của gia đình. Khi một người qua đời, gia đình tổ chức một nghi lễ để giúp linh hồn của người quá cố  tìm thấy con đường dẫn họ trở về đoàn tụ với tổ tiên của họ. Được biết đến như là « điệu nhảy của các hồn ma », vũ điệu nhịp nhàng này được dẫn dắt bởi con  rể mang trên vai một chiếc túi chứa một quả bóng bằng vải tượng trưng  cái đầu của người quá cố. Đôi khi thay vì quả bóng chúng ta tìm thấy một miếng gỗ hoặc một quả bí đao được vẽ hình người quá cố. Điều này cho thấy dấu ấn của phong tục săn đầu người vẫn còn tồn tại  ở  dân tộc Lô Lô. Trong đám tang,  người con rể này phải  phụ khiêng một góc cạnh của quan tài và cùng các anh em của người góa phụ  còn phải ném những nắm đất đầu tiên vào mộ của người quá cố.

Người Lô Lô phân biệt rất rõ ràng giữa tổ tiên gần (dưới 5 thế hệ) và tổ tiên xa. (kể từ thế hệ thứ sáu). Đối với các tổ tiên gần gũi, có luôn một bàn thờ sạch sẽ trong mỗi gia đình trong khi đối với các tổ tiên xa, các nghi thức được diễn ra trong ngôi nhà của người đứng đầu dòng dõi ( hay trưởng tộc). Tương tự như người  dân Việt, người Lô Lô có trống đồng mà họ chỉ sử dụng khi có các đám tang. Những chiếc trống này luôn có cặp: một nam và một nữ được đặt đối diện nhau trên cái giá khiêng nằm ở bên cạnh chân của người chết. Sau đó, có một người đánh trống đứng giữa và đánh xen kẽ với một cái dùi. Một nhịp cho trống nam, một nhịp khác cho trống nữ, toàn bộ được đánh  với nhịp điệu đều đặn.

Người đánh trống phải là một người độc thân hoặc một người đàn ông đã có vợ mà vợ không có thai ở thời điểm tang lễ. Được coi là một nhạc cụ thiêng liêng, trống được chôn hoặc giấu ở một nơi vừa sạch sẽ vừa kín đáo. Chỉ người đứng đầu dòng họ biết nơi chôn giấu. Đối với người Lô Lô, có một truyền thuyết liên quan đến trống đồng:

Có một lần có môt trận lụt dìm ngập đất nước và  các cư dân. Trời thương xót  người chị lớn  cùng đứa em trai sắp chết và giúp họ bằng cách trợ người chị lớn vào cái trống đồng lớn và người em  trai  vào cái trống  nhỏ. Các chiếc trống không bị  chìm bởi trận lụt này, nhờ  thế  cứu được hai  chị em nầy. Sau trận lụt, họ  lánh nạn trên núi và kết hôn. Do đó, họ trở thành tổ tiên của loài người được hồi sinh.

Tương tự như người  dân Việt  và người Hoa,  người Lô Lô cũng ăn mừng năm mới  và có thêm  các lễ hội và các nghi thức khác như  lễ được lúa mới. Chúng ta cũng đừng quên nhắc đến điệu nhảy dưới  ánh trăng, một điệu nhảy có thể kéo dài suốt đêm và tập hợp một phần lớn các cô gái và các cậu trai trong làng hoặc một nhóm các cô gái trẻ  hay nhóm phụ nữ đã kết hôn. Điệu nhảy bắt đầu sự thành hình một vòng tròn với các vũ công và vũ nữ. Họ đặt tay mỗi người  lên vai người khác và họ được kèm theo các bài hát và họ nhảy múa gỉa vờ làm lại các tác động hàng ngày như giã gạo, hái trái cây hoặc thêu vân vân … Là  một trò tiêu khiển của giới trẻ, điệu nhảy dưới ánh trăng diễn ra ở giữa làng hay ở vùng đất gần đó, đôi khi còn có thể kéo dài cho đến bình minh.

butviet Dân tộc Lô Lô  tuy không có đông ở Việt Nam, nhưng  họ được phân biệt dễ dàng  với các nhóm dân tộc khác  nhờ các trang phục hoa văn sặc sở  và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên.

Nguyễn Trãi (Version vietnamienne)

Version française

Người anh hùng dân tộc

Nước mấy trăm thu còn vậy
Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn này.

Mạn thuật (Nguyễn Trãi)

Chúng ta có thể tóm tắt cuộc đời của danh nhân lỗi lạc này qua câu 3248 trong  tác phẩm kinh điển văn học  Kim Vân Kiều  của Nguyễn Du  ở vào thế kỷ 18:
Chữ Tài liền với chữ Tai một vần
để nói lên không chỉ tài năng phi thường của ông mà cả thảm họa mà ông phải chịu,  được nuối tiếc bởi nhiều thế hệ Việt Nam. Phải đối mặt với quân nhà Minh tàn bạo của hoàng đế Minh Thành Tổ  (Chu Đệ) do tướng Trương Phụ lãnh đạo trong cuộc xâm lược Đại Việt vào tháng chín của năm Bình Tuất (1406), Nguyễn Trãi đã biết cách đưa ra một khái niệm xuất sắc dựa trên những gì mà Lão Tử nói đến trong cuốn Đạo Đức Kinh :

Không có gì linh hoạt và yếu hơn nước ở trên đời
Tuy nhiên, muốn  ăn mòn  những gì cứng và mạnh
Không có gì vượt qua nổi nó và không ai có thể ví bằng nó
Có thể yếu mềm trội hơn vũ lực
Có thể linh động  trội hơn cứng rắn
Mọi người đều biết điều đó.
Nhưng không ai dùng việc hiểu biết này mà áp dụng cả.

và soạn thảo một chiến lược khéo léo khiến giúp người dân Việt, dù kém về số lượng, chiến thắng trong cuộc chiến này và giành lại độc lập cho dân tộc sau mười năm đấu tranh. Cùng với một thân hào dũng cảm Lê Lợi, được biết về sau này là Lê Thái Tổ và 16 bạn đồng hành liên kết bởi lời thề Lũng Nhai (1406) và 2000 nông dân ở phía tây vùng núi Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa, Nguyễn Trãi đã xoay sở để biến cuộc nổi dậy thành một cuộc chiến tranh giải phóng và chuyển đổi một nhóm nông dân nghèo nàn thiếu trang bị thành một đội quân lính tinh nhuệ 200.000 người vài năm sau đó. Chiến lược này, được gọi là « du kích », được chứng minh rất có hiệu quả vì Nguyễn Trãi thành công trong việc đưa vào thực hành học thuyết của Clausewitz Trung Hoa, Tôn Tử ở vào thời  Xuân Thu, chủ yếu dựa trên năm yếu tố sau đây: đức hạnh, thời gian, địa thế, chỉ huy và kỷ luật trong cách điều khiển chiến tranh. Nguyễn Trãi đã có cơ hội nói rằng ông thích chinh phục lòng dân hơn là thành trì. Khi có sự hòa thuận giữa người dân và các nhà lãnh đạo thì người dân đồng ý chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng. Chính nghĩa cũng được lắng nghe và đựợc thắng lợi bởi vì Trời luôn luôn sát cánh với nhân dân, mà Đức Khổng Tử đã có cơ hội nhắc lại trong các sách kinh điển:

Thiên căng vụ dân, dân chi sở dục, thiên tất tòng chí
Trời thương dân, dân muốn điều gì Trời cũng theo.

Chúng ta  nhận thấy ở nơi Nguyễn Trải  có   sự phát triển toàn diện tư tưởng nhân nghĩa trong học thuyết Nho giáo. Để đảm bảo sự ủng hộ của người dân trong cuộc chiến giành độc lập, ông không ngần ngại lợi dụng sự mê tín và cả tin của người dân. Ông nhờ  các người thân trèo lên cây, khắc chữ trên lá bằng mật ong với cây tăm câu văn sau đây:

Lê Lợi vì dân, Nguyễn Trãi vì thân
Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi

khiến kiến ​​ăn mật ong và khoét lá rỗng để lại thông điệp này trên lá. Các lá nầy rụng được gió mang theo trên các dòng suối và các nguồn nước.  Nhờ  thu hồi  các lá nầy, người dân tin rằng thông điệp nầy xuất phát từ ý  Trời và không ngần ngại tuân thủ tham gia đông đảo vào cuộc chiến giải phóng này. 

Là một người theo chủ nghĩa nhân đạo, ông ta luôn nghĩ không chỉ có  những đau khổ của dân tộc mà  còn có luôn của quân thù. Ông đã có cơ hội nhấn mạnh trong một lá thư gửi cho thống tướng Vương Thông rằng nhiệm vụ của một thủ lĩnh là dám lấy quyết định, làm bớt đi hận thù, cứu lấy  người dân và bảo vệ thế giới bằng những lợi ích để lại một  tên tuổi  cho hậu thế (Quân Trung Từ Mệnh Tập). Ông cho phép  các tướng  nhà Minh bại trận  là Vương Thông, Mã Anh, Phương Chính, Mã Kỳ được trở về Trung Quốc với 13.000 binh lính bị bắt, 500 thuyền và hàng ngàn con ngựa. Lúc nào cũng quan tâm đến hòa bình và hạnh phúc của người dân, trong kiệt tác « Bình Ngô Đại cáo » (Tuyên ngôn về sự bình định giặc Ngô)  mà ông viết sau khi chiến thắng và đánh đuổi  giặc  Minh ra khỏi Việt Nam, ông nhắc nhở rằng đã đến lúc phải hành động khôn ngoan cho những người dân còn lại.

Để cho phép Trung Quốc không cảm thấy bị sỉ nhục bởi  sự thất bại chua cay này và khôi phục lại hòa bình và hạnh phúc lâu dài  cho người dân, ông  đề xuất một hiệp ước chư hầu với một cống phẩm ba năm gồm hai bức tượng có kích thước làm bằng kim loại tốt  nhằm đền bù cái chết của hai tướng Trung Quốc Liễu ThăngLương Minh ở trận chiến. Trong những năm đầu tiên của cuộc đấu tranh, Nguyễn Trãi đã phải chịu nhiều lần thất bại đẫm máu (cái chết của Lê Lai, Đinh Lễ vân vân…) khiến ông phải lánh nạn ba lần ở Chí Linh cùng với Lê Lợi và những người ủng hộ ông . Mặc dù vậy, ông không bao giờ cảm thấy nản lòng vì ông biết rằng mọi người đã ủng hộ ông. Ông thường so sánh con người với đại dương. Nguyễn Trãi đã có cơ hội nói với người thân tín của ông:

Dân như nước có thể chở mà có thể lật thuyền.

Những lời nói  của cha ông Nguyễn Phi Khánh, khi bị bắt và  bị đày về Trung Quốc cùng các học giả Việt Nam khác trong đó có Nguyễn An, người xây dựng  về sau Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, lúc chia tay ở biên giới Trung-Việt, vẫn tiếp tục in sâu  vào trong tâm trí khiến ông quyết tâm hơn bao giờ  đặc hết  niềm tin vào  cuộc đấu tranh chính nghĩa của ông:

Hữu qui phục Quốc thù, khóc hà vi dã
Hãy trở về mà trả thù cho nước, khóc lóc làm gì 

Ông đã trải qua nhiều đêm không ngủ để tìm kiếm một chiến lược  chống lại quân  giặc nhà Minh đang ở đỉnh cao của sức mạnh với sự khủng bố của chúng.  Được  biết sự bất đồng trong hàng ngũ kẻ thù, những khó khăn mà tân hoàng đế Minh Tuyên Tông gặp ở biên thùy phía bắc với Hung nô sau  cái chết của  Minh Thái Tông (Chu Đệ)  vào năm 1424 và những thiệt hại mà quân  nhà Minh phải chịu trong thời gian sau  nầy dù  giặc có thành công  ở chiến trường, Nguyễn Trãi đã không ngần ngại đề nghị đình chiến với tướng Mã Kỳ. Điều này được chấp nhận từ hai phía vì mọi người đều nghĩ rằng  tận dụng thời gian nghỉ ngơi này để củng cố quân binh của họ trong khi chờ quân tiếp viện từ Quảng Tây và Vân Nam và một cuộc giao chiến quân sự quy mô lớn  (phiá nhà Minh) hoặc để tái lập lại  một đội nghĩa quân đã  bị nhiều lần tổn thất quan trọng và thay đổi chiến lược trong cuộc chiến tranh giải phóng (phiá Việt Nam). Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về địa hình của quân tiếp viện Trung Quốc từ Quảng Tây,  ông nhanh chóng điều khiển  quân bằng cách thực hiện học thuyết  « đầy và  rỗng »  mà Tôn Tử chủ trương. Ông đã nói trong tác phẩm « Nghệ thuật chiến tranh »: Quân đội cũng như nước. Khi nước tránh được các nơi cao và lao vào các hốc thì quân đội phải  tránh  các nơi có đông quân và tấn công các nơi  ít quân. Nhờ thế  ông mới  giết được Liễu Thăng  và quân đội của ông nầy ở « khoảng rỗng » Chi Lăng được xác định bởi Tôn Tử, trong một đọan đèo vùng núi lầy lội gần Lạng Sơn. Ông không để người kế nhiệm của Liễu Thăng là  Lương Minh có thời giang để tập hợp lại tàn quân Minh bằng cách  gài bẫy chết  ở xung quanh thành phố Cần Trạm. Sau đó, ông tận dụng sự thành công đạt được để đánh bại quân đội tăng cường của tướng quân  Minh Mộc Thanh, buộc ông nầy phải bỏ trốn và trở về một mình ở  Vân Nam.

Trân đánh Chi Lăng

Vì sợ sự tổn thất của nghĩa quân trong cuộc đối đầu lâu dài và vì muốn  tiết kiệm xương máu của dân tộc, ông dùng chính sách cô lập các thành phố lớn Nghệ An, Tây Ðô, Ðồng Quan (tên cũ của thủ đô Hà Nội) bằng cách chiếm giữ  tất cả các đồn lũy và tất cả các thị trấn nhỏ ở xung quanh các thành, quấy nhiễu không ngừng  các đội quân tiếp tế lương thực và  làm vô hiệu hóa tất cả các đội quân tiếp viện. Để ngăn chặn sự trở lại có thể của những kẻ xâm lược và làm xáo trộn cơ cấu hành chính của chúng, ông thiết lập lại ở các thị trấn giải phóng một chính quyền mới do các học giả trẻ được tuyển dụng lãnh đạo. Ông đã không ngừng gửi sứ giả cho các quan Trung Quốc hoặc Việt Nam trấn giữ ở các thị trấn nhỏ này để thuyết phục họ đầu hàng  nếu không sẻ bị đưa ra công lý và bị kết án tử hình trong trường hợp kháng cự.  Việc này tỏ ra có kết quả và có lợi  khiến Vương Thông và các  tướng lãnh  buộc lòng  phải đầu hàng vô điều kiện vì họ nhận thấy rằng họ không thể giữ  được Đồng Quang lâu  nửa nếu không có viện binh và tiếp tế. Đó không chỉ là cuộc  giải phóng mà còn là cuộc chiến  tranh tâm lí mà Nguyễn Trãi đã  thành công để chống lại giặc Minh.

Một khi  độc lập được dành lại, ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ nội vụ và là thành viên của hội đồng bí mật. Được biết  tính cương trực của ông khiến ông trở thành không lâu mục tiêu chính của các cận thần của vua Lê Thái Tổ làm  vua sau này cũng bắt đầu nghi vực ông. Cảm thấy nguy cơ  sẻ cùng chung  số phận như người bạn đồng hành của ông, Trần Nguyên Hãn và noi theo gương  Trương Lương, cố vấn của hoàng đế nhà Hán, Lưu Bang, ông  yêu cầu vua Lê Lợi cho phép ông được nghỉ hưu ở núi Côn Sơn, nơi mà ông đã dành trọn tuổi trẻ của ông với ông ngoại của Trần Nguyên Ðán, cựu bộ trưởng nhiếp chính của triều đại nhà Trần, Trần Phế Đại và cháu chắt của đại tướng Trần Quang Khải, một trong những anh hùng Việt Nam trong cuộc chiến chống quân Mông của Hốt Tất Liệt (Kubilai Khan). Chính tại  nơi đây, ông viết ra một loạt  tác phẩm sáng tác gợi lại không chỉ sự gắn bó sâu sắc  của ông với thiên nhiên mà còn sự khao khát mãnh liệt muốn từ bỏ danh dự và vinh quang để đổi lấy lại sự nhàn rỗi. Cũng qua những bài thơ này, chúng ta tìm thấy ở nơi ông một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, một sự đơn giản phi thường, một trí tuệ mẫu mực và một xu hướng ẩn dật và cô đơn. Ông thường nhấn mạnh đời người có được là bao giỏi lắm chỉ kéo dài một trăm năm. Sớm muộn gì chúng ta cũng quay về với cát bụi. Điều quan trọng đối với con người là phẩm giá và danh dự như tấm chăn màu xanh (biểu tượng phẩm giá) mà học giả Trung Hoa Vương Hiền Chi của triều đại nhà Tấn đã  bào chữa lúc  kẻ trộm vào nhà qua bài thơ  « Hạ Nhật Mạn Thành » hay tự do mà hai ẩn sĩ Trung Hoa Sào Phủ và Hứa  Do có ở thưở xưa trong bài thơ mang tựa đề Côn Sơn Ca. Mặc dù  về hưu  rất sớm, nhưng ông ta bị buộc tội giết vua vài năm sau đó và bị tra tấn vào năm 1442 cùng với tất cả họ hàng  trong gia đình bởi  cái chết bất ngờ của vị vua trẻ Lê Thái Tông say mê một người vợ trẻ của ông Nguyễn Thị Lộ ở vườn vải. Chúng ta có thể biết tất cả mọi thứ ngoại trừ trái tim con người vẫn không thể nào đo được, đây là những gì ông đã nói trong bài thơ Mạn Thuật nhưng đó cũng là những gì đã xảy ra với ông dù ông có dự đoán trước đó. Ký ức của ông  được phục hồi chỉ khoảng hai mươi năm sau bởi vị vua vĩ đại Lê Thánh Tôn. Người ta có thể ghi nhận ở nơi  học giả này không chỉ tình yêu mà ông ta luôn luôn dành cho người dân và đất nước mà còn có sự tôn trọng mà ông  ta lúc nào cũng có  đối với các địch thủ và thiên nhiên. Đối với học giả tài năng Việt Nam này, để tôn vinh ký ức của ông tốt nhất là lấy lại câu văn mà nữ văn hào Pháp  Yveline Féray đã viết trong lời tựa cho cuốn tiểu thuyết của bà « Mười ngàn năm mùa xuân (Dix mille printemps) »:

Bi kịch của ông là bi kịch của một một vĩ nhân sống trong một thời đại mà xã hội quá nhỏ bé.

 

 

Doanh thiếp (Version vietnamienne)

 

 

Doanh thiếp

Version francaise

Một trong những nét duyên dáng của thi ca Việt Nam nằm ở trong việc sử dụng các câu đối. Chúng ta tìm thấy trong các câu đối nầy không những có các ý nghĩa tương phản nhờ các từ sử dụng mà còn có sư thích hợp trong việc dùng các câu đối nầy. Bởi vậy các câu đối nầy trở thành một trong những khó khăn lớn đối với những người chưa thành thạo dùng nhưng vẫn có sự lôi cuốn khó chối cãi đối với các nhà  thi sĩ nổi tiếng Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Tự Đức, Cao Bá Quát, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Đình Chiễu vân vân…
Các nhà thi si nầy có cơ hội sử dụng các câu đối nầy một cách tài tình khéo léo. Họ để lại cho chúng ta những câu đối xứng đáng với tài năng của họ khiến làm chúng ta lúc nào cũng  khâm phục và  được xem luôn như một tài liệu tham khảo trong  thi ca Việt Nam. Nhờ sự tương phản của các danh từ hay ý nghĩa trong một câu văn hay từ một đoạn thơ nầy đến đoạn thơ khác, thi sĩ thường hay nhấn mạnh một lý do hay một phê bình nào nhằm làm nổi bật chính xác sự suy nghĩ của mình. Những câu đối này được đặc ra từ các quy tắc đối chữ được thiết lập chủ yếu dựa trên sự xen kẽ các thanh điệu bằng và trắc (1) nhất là dựa vào sức mạnh kết hợp của các danh từ hài hòa được sử dụng mà còn được gia tăng thêm đó bởi tính âm điệu của ngôn ngữ Viêt Nam và các ý nghĩa tương phản hay tương quan và không trái ngược với nhau.


(1)  bằng hai dấu: huyền và không dấu. Trắc: 4 dấu: hỏi, ngã, sắc, nặng


Các câu đối nầy tạo thành trò tiêu khiển trí tuệ, một nghệ thuật mà các nhà thơ nổi tiếng không thể nào bỏ qua được và sáng tác ra các câu đối với sự dễ dàng đáng kinh ngạc và sự khéo léo tài tình. Các câu nầy phản ánh chính xác những gì  thi sĩ cảm nhận và nhìn  thấu  được trong cuộc sống hàng ngày.
Cũng không có gì ngạc nhiên khi thấy sự ngưỡng mộ của người dân Việt về luật làm các câu đối tế nhị nầy qua bao nhiêu thế hệ. Luật nầy không chỉ trở thành niềm vui không ít của người dân mà còn là vũ khí hữu hiệu chống lại chính sách ngu dân, áp bức và khiêu khích.

Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.

Người dân Việt không thể nào thiếu các câu đối nầy trong dịp lễ Tết. Đây cũng là những câu đối nói lên sự gắn bó sâu sắc và quen thuộc mà người dân Việt thường dành cho luật làm thơ bình dân nầy trước thềm năm mới. Giàu hay nghèo, thi sĩ hay không, mọi người đều cố gắng có được những câu đối này để đặt trước  bàn thờ của tổ tiên hoặc treo ở lối vào nhà. Tự mình sáng tác các câu đối hay nhờ đến các nhà nho để bày tỏ những khát vọng cá nhân của mình.
Các câu đối nầy có thể có nguồn gốc trong văn học Trung Quốc và  được gọi là Doanh thiếp trong tiếng Việt (1) (các bản thảo đựợc treo trên cột nhà). Các câu đối nầy chia ra hai  câu văn lúc nào cũng đi chung với nhau và được gọi là vế trênvế dưới. Vế trên là vế ra và  được người phát ra câu văn đầu. Còn vế dưới thì là vế đối khi một người  khác phải đối lại qua câu văn sau. Có một số đặc điểm chung ở  2 vế này:

Số lượng từ phải giống nhau.
Nội dung phải phù hợp về mặt ý nghĩa khi nói đến sự tương phản hay tương quan của  các ý tưởng.
Hình thức phải được tôn trọng khi nói đến sự tương phản của các từ được sử dụng trong hai vế (tôn trọng thứ tự vị trí của các  danh từ, tính từ và động từ, quan sát các quy tắc đối lập của các thanh bằng và trắc).

Với ví dụ sau đây :

Gia bần tri hiếu tử
Quốc loạn thức trung thần.
Nhà nghèo mới biết con hiếu thảo
Nước loạn mới biết rõ tôi trung

Chúng ta nhận thấy rằng hai vế nầy có cùng số lượng từ (5 chữ trong mỗi vế), sự tương đồng của các ý tưởng và sự quan sát chặt chẽ của các thanh âm bằng và trắc được sử dụng trong hai vế. Thay cho thanh bằng (bần) của vế trên, chúng ta tìm thấy thanh trắc (loạn) ở cùng vị trí ở câu vế dưới. Tương tự, các thanh trắc còn lại của vế trên (hiếu) và (tử) được thay thế tương ứng bằng hai thanh bằng (trung) và (thần) ở vế dưới. 

Các câu đối gồm có   từ ba cho đến 6 chữ trong mỗi câu được gọi là các câu đối nhỏ (hoặc tiểu đối trong tiếng Việt). Khi có hơn bảy từ và tuân theo các quy tắc của thơ, thì được gọi là  « thi đối ». Đây là trường hợp của ví dụ được trích dẫn ở trên.  Trong trường hợp có được « sự song song » của các ý tưởng thì được gọi là câu đối xuôi  trong tiếng Việt. Trong trường hợp này, không có sự tương phản nào về ý nghĩa được phát hiện ở trong câu đối cả. Mặt khác, có thể có một sự liên hệ  và tương quan về ý nghĩa giữa hai vế, được tìm thấy trong ví dụ sau đây:

Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.
Không cần có khoá cửa trời mưa vẫn lưu giữ được khách
Người mỹ nữ không làm được sóng biển vẫn có thể nhận chìm người say mê.

Nếu  có tương phản, chúng ta gọi là câu đối ngược. Trong các loại câu đối này, sự tương phản của ý nghĩa hoặc ý tưởng được thấy rõ rệt như trong ví dụ sau đây:

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng 

Có duyên dù ở xa ngàn dậm cũng có thể gặp nhau mà còn không có duyên dù có đối mặt vẫn không găp nhau.

Những câu  đối nầy được thi sĩ lỗi lạc Cao Bá Quát sử dụng thường xuyên. Có một giai thoại về ông khi Hoàng đế Minh Mạng đến thăm ngôi làng của ông ta và khi ông còn là một cậu bé bướng bỉnh. Thay vì trốn, ông ta ném mình xuống ao để bơi. Trước  thái độ ngông cuồng, ông ta bị trói và  dẫn đến trước hoàng đế  Ming Mạng dưới mặt trời ngột ngạt. Ngạc nhiên trước sự táo bạo và tuổi trẻ của ông,  vua đề nghị thả ông ta với một điều kiện là ông ta  phải sọan vế đáp lại thích hợp với vế đối mà  hoàng đế đưa ra. Thấy con cá lớn đuổi theo con cá nhỏ trong ao, hoàng đế bắt đầu nói:

Nước trong leo lẽo, cá đóp cá

Không một chút lưỡng lự, Cao Bá Quát đáp lại với sự dễ dàng không tưởng tượng được:

Trời nắng chan chan, người trói người

Kinh ngạc trước sự nhanh trí và tài năng phi thường, hoàng đế buộc  lòng phải thả ông ta. Vì có tính  độc lập, suy đoán và khinh miệt  đối với hệ thống quan liêu mà Cao Bá Quát được biết đến, ông thường phải chấp nhận mọi thách thức mà những kẻ thù của ông đưa ra. Một ngày đẹp trời,  ông ta  không ngớt làm trò hề trong buổi thuyết trình về thơ được tổ chức bởi một vị quan nhất là khi  ông  nầy đưa ra những lời giải thích đơn giản về những câu hỏi của công chúng. Bực mình vì sự khiêu khích liên tục của ông,  ông quan buộc phải phải thách thức ông ta với ý định trừng phạt ông  ngay lập tức bằng cách yêu cầu ông đưa ra  vế  đáp  phải thích hợp với vế đối  của quan:

Nhi tiểu sinh hà cứ đác lai, cảm thuyết Trình, Chu sự nghiệp
Mầy là gả học trò ở đâu đến mà dám nói đến sự nghiệp của Trương Công và Chu Công?
Etant un élève venant de quel coin, oses-tu citer les œuvres de Trương Công et Chu Công?

Cũng như mọi lần, không luỡng lự, ông đáp lại với  cách ngạo mạn:

Ngã quân tử kiên cơ nhi tác, dục ai Nghiêu Thuấn quân dân
Ta là bậc quân tử, thấy cơ mà dấy, muốn làm vua dân trở nên vua dân đời vua Nghiêu vua Thuấn.

Các câu đối  nầy tạo thưở xưa một nơi ưa thích mà người Trung Quốc và người Việt Nam hay thường chọn để  đối đầu công khai.Vế đối của thám quan Giang Văn Minh, được lưu giữ trong ký ức của cả một dân tộc và tồn tại qua nhiều thế hệ:

Ðằng giang tự  cổ huyết do hồng
Dòng sông Bạch Đằng tiếp tục nhuốm máu đỏ.

 tiếp tục minh họa cho sự quyết tâm không thể sai lầm của ông  trước sự khiêu khích của hoàng đế nhà Minh với vế ra:

Ðồng trụ chí kim đài dĩ lục
Cây cột đồng tiếp tục bị rêu xanh xâm chiếm.

Cũng có những nhà thơ vô danh đã để lại cho chúng ta những câu đối  đáng nhớ. Đây là những  câu được tìm thấy trên bàn thờ của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Biểu  ở xã Bình Hồ ở miền Bắc Việt Nam. 

Năng diệm nhơn đầu năng diệm Phụ
Thượng tồn ngô thiệt thượng tôn Trần
Ăn được đầu người thì co’ thể ăn cả Trương Phụ
Còn lưỡi của ta thì còn nhà Trần

Nhờ hai câu đối nầy, nhà thơ ẩn danh muốn vinh danh người anh hùng dân tộc. Ông đã bị chết bởi tướng quân Trung Quốc Trương Phụ sau khi tổ chức một bữa tiệc xa hoa để vinh danh ông. Để hăm dọa Nguyễn Biểu, Trương Phụ đã không ngần ngại tặng ông một món ăn mà người ta tìm thấy  có cái đầu bị chém của một kẻ thù. Thay vì sợ hãi trước trước món ăn nầy, Nguyễn Biểu vẫn bình tĩnh, dùng đũa để  gấp  cặp mắt và ăn đi một cách ngon lành.

Sau  khi chính quyền  Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975, một người vô danh đã sáng tác hai câu  đối sau đây:

Nam Kì Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Ðồng Khởi vùng lên mất Tự Do.

bởi vì tên của hai đại lộ Công Lý Tự Do đã được thay thế lần lượt bởi Nam Kì Khởi Nghĩa Đồng Khởi ở thành phố nhộn nhịp của miền Nam nầy.

Mượn nhờ hai câu này mà nhà thơ ẩn danh muốn nêu bật những lời chỉ trích gay gắt của ông đối với chế độ.

Lợi dụng sự tinh tế  tìm thấy trong các câu đối và  nghĩa bóng trong tiếng Việt, các chính trị gia Việt Nam, đặc biệt là hoàng đế Duy Tân, đã có cơ hội sử dụng nó thường xuyên để thăm dò hay  mỉa mai đối thủ.

Ngồi trên nước không ngăn được nước
Trót buôn câu đã lỡ phải lần

Qua hai câu  đối này, Duy Tân muốn biết ý định chính trị của bộ trưởng Nguyễn Hữu Bài vì chữ « nước » trong tiếng Việt chỉ định nước và  đất nước. Ông muốn biết ý kiến ​​của Nguyễn Hữu Bài có đồng ý với ông hay  hay là ông  vẫn theo chính quyền thực dân Pháp. Biết được tình hình chính trị và gần gũi với chính quyền thực dân, Nguyễn Hữu Bài  lựa chọn chính sách bất động và  hợp tác bằng cách ra câu đối   như sau: 

Ngẫm việc đời mà ngán cho đời
Liệu nhắm mắt đến đâu hay đó

Qua câu đối

Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế

của Đặng Trần Thường  người  được phép phán xét ông có tội đi theo Hoàng đế Quang Trung, Ngô Thời Nhiệm  trả lời một cách mĩa mai với câu đối sau đây:

Ai Công hầu, ai Khanh tướng, trên trần ai, ai dễ biết ai

Ông  ta không chỉ thể hiện được  bản lĩnh mà còn khinh miệt những người theo thời như Đặng Trần Thường. Bị kích thích bởi những lời miệt mài này,  Đăng Trần Thường  ra lệnh cho cấp dưới của mình quất ông cho đến chết trước đền văn miếu. Ngô Thời Nhiệm  không sai khi nhắc nhở  Đặng Trần Thường về nhận xét này vì sau đó ông lại bị hoàng đế Gia Long kết án tử hình. 

Phú  là tên tiếng Việt của các câu đối mà mỗi vế có ít nhất ba đoạn. Đây là trường hợp ví dụ về  các câu đối được sử dụng bởi Ngô Thời Nhiêm và Đặng Trần Thường. Khi  vế gồm ba đoạn hay nhiều hơn trở lên (trong ví dụ được trích dẫn ở trên), ở giữa có một đoạn rất ngắn được chèn vào trong như cái đầu gối  của ống chân con hạc nên vì thế được gọi là phú gối hạc.

Trải qua năm tháng, các câu đối nầy nó trở thành biểu hiện bình dân chân chính của cả một dân tộc trong cuộc đấu tranh vĩnh cửu chống lại chính sách ngu dân và áp bức. Bằng cách cho họ có cơ hội thể hiện được  tính cách,  bản chất và tâm hồn, các câu đối nầy đã biện minh được những gì bà tiểu thuyết  gia Staël đã  từng nói: Bằng cách học âm điệu của một ngôn ngữ, người ta mới đi sâu vào tâm trí của quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó. Chính với những câu đối nầy mà người ta mới có thể hiểu và cảm nhận được Việt Nam hơn. Người ta sẽ có thể gần gũi hơn với con người và văn hóa của  đất nước nầy.