Les Lolo (Version vietnamienne)

Version française

彝族  (Dân tộc Lô Lô)

Được biết ở Trung Quốc với tên Yi và còn được gọi là Mùn Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Mà bởi người Việt, dân tộc Lô Lô  thuộc  nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến. Họ sống  phân bố ở các vùng núi của Trung Quốc (Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu và Quảng Tây) trừ một  thiểu số  đến từ  Vân Nam định cư ở thượng bắc bộ  Việt Nam (Hà Giang, Cao Bằng, Đồng Văn, Lào Cai) với hai   luồng di trú diễn ra ở thế kỷ 15  và  thế kỷ 18. Hiện nay,  dân số của dân tộc này có khoảng 4.300  người ở Việt Nam. Theo các nhà dân tộc học, người Lô Lô là hậu duệ của những người du mục và người chăn cừu Khương tộc di cư từ miền đông nam Tây Tạng đến định cư ở Tứ Xuyên (Sichuan) rồi xuống Vân Nam.

 


Vào thời Xuân Thu,  dân tộc LôLô vẫn còn chiến tranh với cư dân ở Hoàng Hà, tổ tiên của người Hoa. Sự bành trướng của họ bị chặn đứng  lạ bởi quốc quân  Tần Mục Công của nước Tần trong khoảng từ -660 đến -621 và là một trong năm bá chủ nổi tiếng ở thời kỳ này nhờ sự hỗ trợ của tướng quốc tài ba Bách Lý Hệ còn được gọi là  Ngũ Cổ đại phu.
dantoc_lolo_1
Người dân Lô Lô chia ra hai nhóm: Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen. Chúng ta có thể phân biệt các nhóm nầy vì mỗi nhóm mặc quần áo hơi khác nhau. Trang phục nữ tính của Lô Lô Hoa được  gồm có áo cổ tròn xẻ ngực mà hoa văn ghép vải hình tam giác hay vuông màu thì rất sặc sở có đỏ xanh tím dọc theo ngực và sau lưng cùng mũ được trang trí khéo léo và  quần ống què  trong khi đó các phụ nữ Lô Lô Đen thì mặc váy,  áo cổ vuông với tay áo màu sọc vàng, hồng hoặc xanh lá cây và khăn quàng cổ. Còn nam giớ thì trang phục rất giản dị. Tất cả sống trồng lúa nước và làm nương rẫy chủ yếu là ngô, gạo nếp và gạo tẻ được tìm thấy ở các vùng Đồng Văn,  Mèo Vạc, Bảo Lạc (Cao Bẳng) hay  Mường Khương (Lào Cai). Có nơi  họ sử dụng các ruộng bậc thang. Thức ăn chính của họ vẫn là bột ngô xay được đun cách thủy. Canh không thể thiếu trong bữa ăn của họ vì vậy họ phải sử dụng bát thìa bằng gỗ.

Một trong 53 dân tộc thiểu số Việt Nam

Nói chung, các ngôi nhà Lô Lô nằm ở những nơi vừa cao vừa khô trên các thung lũng. Họ thích sống ven những khu rừng rậm rạp vì đối với họ, rừng và suối được coi là nơi sinh sống của các thổ thần. Đây là những người thích sống hòa hợp với thiên nhiên. Họ thích sử dụng gùi có hai dây đai làm bằng mây hoặc loại tre (giang) để vận chuyển đồ đạc Họ thích kết hôn với người dân tộc của họ. Họ có một tục kết hôn kỳ lạ  gọi là chế độ ngoại hôn trong trường hợp hôn nhân diễn ra giữa những người có dòng dõi khác nhau. Người Lô Lô  thường là một vợ một chồng. Cô dâu sống  bên gia đình chồng. Ngoại tình bị lên án trong truyền thống của họ. Mặt khác, việc hôn nhân anh em chồng  được dung thứ vì em trai của người quá cố có thể lấy chị dâu làm vợ. Tương tự, con trai của cô bên nội được phép kết hôn với con gái của cậu ruột (cô cậu) nhưng nghiêm cấm làm điều trái ngược lại.
    Nghệ thuật tạo hoa văn

Trong gia đình, mọi việc đều do người chồng quyết định. Con gái thừa hưởng trang sức từ mẹ và nhận của hồi môn ở thời điểm kết hôn. Về phần thừa kế hợp lý, tất cả thuộc về  các đứa con trai của gia đình. Khi một người qua đời, gia đình tổ chức một nghi lễ để giúp linh hồn của người quá cố  tìm thấy con đường dẫn họ trở về đoàn tụ với tổ tiên của họ. Được biết đến như là « điệu nhảy của các hồn ma », vũ điệu nhịp nhàng này được dẫn dắt bởi con  rể mang trên vai một chiếc túi chứa một quả bóng bằng vải tượng trưng  cái đầu của người quá cố. Đôi khi thay vì quả bóng chúng ta tìm thấy một miếng gỗ hoặc một quả bí đao được vẽ hình người quá cố. Điều này cho thấy dấu ấn của phong tục săn đầu người vẫn còn tồn tại  ở  dân tộc Lô Lô. Trong đám tang,  người con rể này phải  phụ khiêng một góc cạnh của quan tài và cùng các anh em của người góa phụ  còn phải ném những nắm đất đầu tiên vào mộ của người quá cố.

Người Lô Lô phân biệt rất rõ ràng giữa tổ tiên gần (dưới 5 thế hệ) và tổ tiên xa. (kể từ thế hệ thứ sáu). Đối với các tổ tiên gần gũi, có luôn một bàn thờ sạch sẽ trong mỗi gia đình trong khi đối với các tổ tiên xa, các nghi thức được diễn ra trong ngôi nhà của người đứng đầu dòng dõi ( hay trưởng tộc). Tương tự như người  dân Việt, người Lô Lô có trống đồng mà họ chỉ sử dụng khi có các đám tang. Những chiếc trống này luôn có cặp: một nam và một nữ được đặt đối diện nhau trên cái giá khiêng nằm ở bên cạnh chân của người chết. Sau đó, có một người đánh trống đứng giữa và đánh xen kẽ với một cái dùi. Một nhịp cho trống nam, một nhịp khác cho trống nữ, toàn bộ được đánh  với nhịp điệu đều đặn.

Người đánh trống phải là một người độc thân hoặc một người đàn ông đã có vợ mà vợ không có thai ở thời điểm tang lễ. Được coi là một nhạc cụ thiêng liêng, trống được chôn hoặc giấu ở một nơi vừa sạch sẽ vừa kín đáo. Chỉ người đứng đầu dòng họ biết nơi chôn giấu. Đối với người Lô Lô, có một truyền thuyết liên quan đến trống đồng:

Có một lần có môt trận lụt dìm ngập đất nước và  các cư dân. Trời thương xót  người chị lớn  cùng đứa em trai sắp chết và giúp họ bằng cách trợ người chị lớn vào cái trống đồng lớn và người em  trai  vào cái trống  nhỏ. Các chiếc trống không bị  chìm bởi trận lụt này, nhờ  thế  cứu được hai  chị em nầy. Sau trận lụt, họ  lánh nạn trên núi và kết hôn. Do đó, họ trở thành tổ tiên của loài người được hồi sinh.

Tương tự như người  dân Việt  và người Hoa,  người Lô Lô cũng ăn mừng năm mới  và có thêm  các lễ hội và các nghi thức khác như  lễ được lúa mới. Chúng ta cũng đừng quên nhắc đến điệu nhảy dưới  ánh trăng, một điệu nhảy có thể kéo dài suốt đêm và tập hợp một phần lớn các cô gái và các cậu trai trong làng hoặc một nhóm các cô gái trẻ  hay nhóm phụ nữ đã kết hôn. Điệu nhảy bắt đầu sự thành hình một vòng tròn với các vũ công và vũ nữ. Họ đặt tay mỗi người  lên vai người khác và họ được kèm theo các bài hát và họ nhảy múa gỉa vờ làm lại các tác động hàng ngày như giã gạo, hái trái cây hoặc thêu vân vân … Là  một trò tiêu khiển của giới trẻ, điệu nhảy dưới ánh trăng diễn ra ở giữa làng hay ở vùng đất gần đó, đôi khi còn có thể kéo dài cho đến bình minh.

butviet Dân tộc Lô Lô  tuy không có đông ở Việt Nam, nhưng  họ được phân biệt dễ dàng  với các nhóm dân tộc khác  nhờ các trang phục hoa văn sặc sở  và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên.

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.