Nguyễn Trãi (Version vietnamienne)

Version française

Người anh hùng dân tộc

Nước mấy trăm thu còn vậy
Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn này.

Mạn thuật (Nguyễn Trãi)

Chúng ta có thể tóm tắt cuộc đời của danh nhân lỗi lạc này qua câu 3248 trong  tác phẩm kinh điển văn học  Kim Vân Kiều  của Nguyễn Du  ở vào thế kỷ 18:
Chữ Tài liền với chữ Tai một vần
để nói lên không chỉ tài năng phi thường của ông mà cả thảm họa mà ông phải chịu,  được nuối tiếc bởi nhiều thế hệ Việt Nam. Phải đối mặt với quân nhà Minh tàn bạo của hoàng đế Minh Thành Tổ  (Chu Đệ) do tướng Trương Phụ lãnh đạo trong cuộc xâm lược Đại Việt vào tháng chín của năm Bình Tuất (1406), Nguyễn Trãi đã biết cách đưa ra một khái niệm xuất sắc dựa trên những gì mà Lão Tử nói đến trong cuốn Đạo Đức Kinh :

Không có gì linh hoạt và yếu hơn nước ở trên đời
Tuy nhiên, muốn  ăn mòn  những gì cứng và mạnh
Không có gì vượt qua nổi nó và không ai có thể ví bằng nó
Có thể yếu mềm trội hơn vũ lực
Có thể linh động  trội hơn cứng rắn
Mọi người đều biết điều đó.
Nhưng không ai dùng việc hiểu biết này mà áp dụng cả.

và soạn thảo một chiến lược khéo léo khiến giúp người dân Việt, dù kém về số lượng, chiến thắng trong cuộc chiến này và giành lại độc lập cho dân tộc sau mười năm đấu tranh. Cùng với một thân hào dũng cảm Lê Lợi, được biết về sau này là Lê Thái Tổ và 16 bạn đồng hành liên kết bởi lời thề Lũng Nhai (1406) và 2000 nông dân ở phía tây vùng núi Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa, Nguyễn Trãi đã xoay sở để biến cuộc nổi dậy thành một cuộc chiến tranh giải phóng và chuyển đổi một nhóm nông dân nghèo nàn thiếu trang bị thành một đội quân lính tinh nhuệ 200.000 người vài năm sau đó. Chiến lược này, được gọi là « du kích », được chứng minh rất có hiệu quả vì Nguyễn Trãi thành công trong việc đưa vào thực hành học thuyết của Clausewitz Trung Hoa, Tôn Tử ở vào thời  Xuân Thu, chủ yếu dựa trên năm yếu tố sau đây: đức hạnh, thời gian, địa thế, chỉ huy và kỷ luật trong cách điều khiển chiến tranh. Nguyễn Trãi đã có cơ hội nói rằng ông thích chinh phục lòng dân hơn là thành trì. Khi có sự hòa thuận giữa người dân và các nhà lãnh đạo thì người dân đồng ý chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng. Chính nghĩa cũng được lắng nghe và đựợc thắng lợi bởi vì Trời luôn luôn sát cánh với nhân dân, mà Đức Khổng Tử đã có cơ hội nhắc lại trong các sách kinh điển:

Thiên căng vụ dân, dân chi sở dục, thiên tất tòng chí
Trời thương dân, dân muốn điều gì Trời cũng theo.

Chúng ta  nhận thấy ở nơi Nguyễn Trải  có   sự phát triển toàn diện tư tưởng nhân nghĩa trong học thuyết Nho giáo. Để đảm bảo sự ủng hộ của người dân trong cuộc chiến giành độc lập, ông không ngần ngại lợi dụng sự mê tín và cả tin của người dân. Ông nhờ  các người thân trèo lên cây, khắc chữ trên lá bằng mật ong với cây tăm câu văn sau đây:

Lê Lợi vì dân, Nguyễn Trãi vì thân
Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi

khiến kiến ​​ăn mật ong và khoét lá rỗng để lại thông điệp này trên lá. Các lá nầy rụng được gió mang theo trên các dòng suối và các nguồn nước.  Nhờ  thu hồi  các lá nầy, người dân tin rằng thông điệp nầy xuất phát từ ý  Trời và không ngần ngại tuân thủ tham gia đông đảo vào cuộc chiến giải phóng này. 

Là một người theo chủ nghĩa nhân đạo, ông ta luôn nghĩ không chỉ có  những đau khổ của dân tộc mà  còn có luôn của quân thù. Ông đã có cơ hội nhấn mạnh trong một lá thư gửi cho thống tướng Vương Thông rằng nhiệm vụ của một thủ lĩnh là dám lấy quyết định, làm bớt đi hận thù, cứu lấy  người dân và bảo vệ thế giới bằng những lợi ích để lại một  tên tuổi  cho hậu thế (Quân Trung Từ Mệnh Tập). Ông cho phép  các tướng  nhà Minh bại trận  là Vương Thông, Mã Anh, Phương Chính, Mã Kỳ được trở về Trung Quốc với 13.000 binh lính bị bắt, 500 thuyền và hàng ngàn con ngựa. Lúc nào cũng quan tâm đến hòa bình và hạnh phúc của người dân, trong kiệt tác « Bình Ngô Đại cáo » (Tuyên ngôn về sự bình định giặc Ngô)  mà ông viết sau khi chiến thắng và đánh đuổi  giặc  Minh ra khỏi Việt Nam, ông nhắc nhở rằng đã đến lúc phải hành động khôn ngoan cho những người dân còn lại.

Để cho phép Trung Quốc không cảm thấy bị sỉ nhục bởi  sự thất bại chua cay này và khôi phục lại hòa bình và hạnh phúc lâu dài  cho người dân, ông  đề xuất một hiệp ước chư hầu với một cống phẩm ba năm gồm hai bức tượng có kích thước làm bằng kim loại tốt  nhằm đền bù cái chết của hai tướng Trung Quốc Liễu ThăngLương Minh ở trận chiến. Trong những năm đầu tiên của cuộc đấu tranh, Nguyễn Trãi đã phải chịu nhiều lần thất bại đẫm máu (cái chết của Lê Lai, Đinh Lễ vân vân…) khiến ông phải lánh nạn ba lần ở Chí Linh cùng với Lê Lợi và những người ủng hộ ông . Mặc dù vậy, ông không bao giờ cảm thấy nản lòng vì ông biết rằng mọi người đã ủng hộ ông. Ông thường so sánh con người với đại dương. Nguyễn Trãi đã có cơ hội nói với người thân tín của ông:

Dân như nước có thể chở mà có thể lật thuyền.

Những lời nói  của cha ông Nguyễn Phi Khánh, khi bị bắt và  bị đày về Trung Quốc cùng các học giả Việt Nam khác trong đó có Nguyễn An, người xây dựng  về sau Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, lúc chia tay ở biên giới Trung-Việt, vẫn tiếp tục in sâu  vào trong tâm trí khiến ông quyết tâm hơn bao giờ  đặc hết  niềm tin vào  cuộc đấu tranh chính nghĩa của ông:

Hữu qui phục Quốc thù, khóc hà vi dã
Hãy trở về mà trả thù cho nước, khóc lóc làm gì 

Ông đã trải qua nhiều đêm không ngủ để tìm kiếm một chiến lược  chống lại quân  giặc nhà Minh đang ở đỉnh cao của sức mạnh với sự khủng bố của chúng.  Được  biết sự bất đồng trong hàng ngũ kẻ thù, những khó khăn mà tân hoàng đế Minh Tuyên Tông gặp ở biên thùy phía bắc với Hung nô sau  cái chết của  Minh Thái Tông (Chu Đệ)  vào năm 1424 và những thiệt hại mà quân  nhà Minh phải chịu trong thời gian sau  nầy dù  giặc có thành công  ở chiến trường, Nguyễn Trãi đã không ngần ngại đề nghị đình chiến với tướng Mã Kỳ. Điều này được chấp nhận từ hai phía vì mọi người đều nghĩ rằng  tận dụng thời gian nghỉ ngơi này để củng cố quân binh của họ trong khi chờ quân tiếp viện từ Quảng Tây và Vân Nam và một cuộc giao chiến quân sự quy mô lớn  (phiá nhà Minh) hoặc để tái lập lại  một đội nghĩa quân đã  bị nhiều lần tổn thất quan trọng và thay đổi chiến lược trong cuộc chiến tranh giải phóng (phiá Việt Nam). Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về địa hình của quân tiếp viện Trung Quốc từ Quảng Tây,  ông nhanh chóng điều khiển  quân bằng cách thực hiện học thuyết  « đầy và  rỗng »  mà Tôn Tử chủ trương. Ông đã nói trong tác phẩm « Nghệ thuật chiến tranh »: Quân đội cũng như nước. Khi nước tránh được các nơi cao và lao vào các hốc thì quân đội phải  tránh  các nơi có đông quân và tấn công các nơi  ít quân. Nhờ thế  ông mới  giết được Liễu Thăng  và quân đội của ông nầy ở « khoảng rỗng » Chi Lăng được xác định bởi Tôn Tử, trong một đọan đèo vùng núi lầy lội gần Lạng Sơn. Ông không để người kế nhiệm của Liễu Thăng là  Lương Minh có thời giang để tập hợp lại tàn quân Minh bằng cách  gài bẫy chết  ở xung quanh thành phố Cần Trạm. Sau đó, ông tận dụng sự thành công đạt được để đánh bại quân đội tăng cường của tướng quân  Minh Mộc Thanh, buộc ông nầy phải bỏ trốn và trở về một mình ở  Vân Nam.

Trân đánh Chi Lăng

Vì sợ sự tổn thất của nghĩa quân trong cuộc đối đầu lâu dài và vì muốn  tiết kiệm xương máu của dân tộc, ông dùng chính sách cô lập các thành phố lớn Nghệ An, Tây Ðô, Ðồng Quan (tên cũ của thủ đô Hà Nội) bằng cách chiếm giữ  tất cả các đồn lũy và tất cả các thị trấn nhỏ ở xung quanh các thành, quấy nhiễu không ngừng  các đội quân tiếp tế lương thực và  làm vô hiệu hóa tất cả các đội quân tiếp viện. Để ngăn chặn sự trở lại có thể của những kẻ xâm lược và làm xáo trộn cơ cấu hành chính của chúng, ông thiết lập lại ở các thị trấn giải phóng một chính quyền mới do các học giả trẻ được tuyển dụng lãnh đạo. Ông đã không ngừng gửi sứ giả cho các quan Trung Quốc hoặc Việt Nam trấn giữ ở các thị trấn nhỏ này để thuyết phục họ đầu hàng  nếu không sẻ bị đưa ra công lý và bị kết án tử hình trong trường hợp kháng cự.  Việc này tỏ ra có kết quả và có lợi  khiến Vương Thông và các  tướng lãnh  buộc lòng  phải đầu hàng vô điều kiện vì họ nhận thấy rằng họ không thể giữ  được Đồng Quang lâu  nửa nếu không có viện binh và tiếp tế. Đó không chỉ là cuộc  giải phóng mà còn là cuộc chiến  tranh tâm lí mà Nguyễn Trãi đã  thành công để chống lại giặc Minh.

Một khi  độc lập được dành lại, ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ nội vụ và là thành viên của hội đồng bí mật. Được biết  tính cương trực của ông khiến ông trở thành không lâu mục tiêu chính của các cận thần của vua Lê Thái Tổ làm  vua sau này cũng bắt đầu nghi vực ông. Cảm thấy nguy cơ  sẻ cùng chung  số phận như người bạn đồng hành của ông, Trần Nguyên Hãn và noi theo gương  Trương Lương, cố vấn của hoàng đế nhà Hán, Lưu Bang, ông  yêu cầu vua Lê Lợi cho phép ông được nghỉ hưu ở núi Côn Sơn, nơi mà ông đã dành trọn tuổi trẻ của ông với ông ngoại của Trần Nguyên Ðán, cựu bộ trưởng nhiếp chính của triều đại nhà Trần, Trần Phế Đại và cháu chắt của đại tướng Trần Quang Khải, một trong những anh hùng Việt Nam trong cuộc chiến chống quân Mông của Hốt Tất Liệt (Kubilai Khan). Chính tại  nơi đây, ông viết ra một loạt  tác phẩm sáng tác gợi lại không chỉ sự gắn bó sâu sắc  của ông với thiên nhiên mà còn sự khao khát mãnh liệt muốn từ bỏ danh dự và vinh quang để đổi lấy lại sự nhàn rỗi. Cũng qua những bài thơ này, chúng ta tìm thấy ở nơi ông một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, một sự đơn giản phi thường, một trí tuệ mẫu mực và một xu hướng ẩn dật và cô đơn. Ông thường nhấn mạnh đời người có được là bao giỏi lắm chỉ kéo dài một trăm năm. Sớm muộn gì chúng ta cũng quay về với cát bụi. Điều quan trọng đối với con người là phẩm giá và danh dự như tấm chăn màu xanh (biểu tượng phẩm giá) mà học giả Trung Hoa Vương Hiền Chi của triều đại nhà Tấn đã  bào chữa lúc  kẻ trộm vào nhà qua bài thơ  « Hạ Nhật Mạn Thành » hay tự do mà hai ẩn sĩ Trung Hoa Sào Phủ và Hứa  Do có ở thưở xưa trong bài thơ mang tựa đề Côn Sơn Ca. Mặc dù  về hưu  rất sớm, nhưng ông ta bị buộc tội giết vua vài năm sau đó và bị tra tấn vào năm 1442 cùng với tất cả họ hàng  trong gia đình bởi  cái chết bất ngờ của vị vua trẻ Lê Thái Tông say mê một người vợ trẻ của ông Nguyễn Thị Lộ ở vườn vải. Chúng ta có thể biết tất cả mọi thứ ngoại trừ trái tim con người vẫn không thể nào đo được, đây là những gì ông đã nói trong bài thơ Mạn Thuật nhưng đó cũng là những gì đã xảy ra với ông dù ông có dự đoán trước đó. Ký ức của ông  được phục hồi chỉ khoảng hai mươi năm sau bởi vị vua vĩ đại Lê Thánh Tôn. Người ta có thể ghi nhận ở nơi  học giả này không chỉ tình yêu mà ông ta luôn luôn dành cho người dân và đất nước mà còn có sự tôn trọng mà ông  ta lúc nào cũng có  đối với các địch thủ và thiên nhiên. Đối với học giả tài năng Việt Nam này, để tôn vinh ký ức của ông tốt nhất là lấy lại câu văn mà nữ văn hào Pháp  Yveline Féray đã viết trong lời tựa cho cuốn tiểu thuyết của bà « Mười ngàn năm mùa xuân (Dix mille printemps) »:

Bi kịch của ông là bi kịch của một một vĩ nhân sống trong một thời đại mà xã hội quá nhỏ bé.

 

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.