Thành Thái (Version vietnamienne)

 

Version française

Để tưởng nhớ một người đã cống hiến cả cuộc đời cho đất nước và người dân Việt qua bốn câu thơ Lục Bát:

Ta điên vì nước vì dân
Ta nào câm điếc một lần lên ngôi
Trăm ngàn tủi nhục thế thôi
Lưu đày thể xác than ôi cũng đành

Trước khi trở thành vua Thành Thái, ông được biết đến với cái tên Bửu Lân. Ông là con trai của vua Dục Đức, người đã bị hai vị quan nho giáo sát hại là Tôn Thất ThuyếtNguyễn Văn Tường và cháu trai của danh thần Phan Đinh Bình. Khi ông nầy vụng về chống lại sự lên ngôi của vua Ðồng Khánh bởi chính quyền thực dân, Ðồng Khánh  nhanh chóng trả thù sau đó bằng cách bức tử  một các hèn nhát vị quan này và quản thúc tại gia Bửu Lân và mẹ của ông ta trong nội cung ở điện Trần Võ để tránh mọi mầm mống của cuộc nổi dậy. Bởi vậy sau cái chết của Đồng Khánh và việc lựa chọn con trai của mình làm người kế vị  được thông báo bởi  chính quyền thực dân, mẹ của Bửu Lân rất ngạc nhiên và bật khóc vì bà vẫn còn  bị ám ảnh bởi ý tưởng rằng con trai của bà sẽ  có một  số phận tương tự như chồng bà, vua Dục Đức và cha bà  Phan Đình Bình. Nếu Bửu Lân được chọn thay thế các hoàng tử khác thì chắc chắn điều đó nhờ đến tài khéo léo của Diệp Văn Cương, người tình nhân của cô của ông, công chúa  công nữ Thiện Niệm bởi vì Diệp Văn Cương là thư ký riêng của khâm sứ Trung kỳ Rheinart. Ông nầy  được  khâm sứ giao trách nhiệm tìm kiếm  một thỏa hiệp với triều đình  trong việc chọn người để kế vị vua Ðồng Khánh.

Do đó, ông vô tình trở thành vị vua mới của chúng ta được gọi là Thành Thái. Ông sớm nhận ra quyền lực của  ông rất bị hạn chế.  Hiệp ước Patenôtre không bao giờ được tôn trọng. Ông cũng không có quyền hành chi cả  trong việc cai trị và điều khiển đất nước. Khác với vua Ðồng Khánh, người gần gũi với chính quyền thực dân, ông  thường  kháng  cự  thụ động bằng cách chống đối  triệt để chính sách của chính quyền qua  những nhận xét khiêu khích và  những cử chỉ không thân thiện.  Người ta ghi nhận được một cuộc chạm trán đầu tiên của ông với  khâm sứ Alexis Auvergne ở thời điểm khánh thành cái cầu mới bắc qua sông Hương. Tự hào về  kỳ công kỹ thuật và sự vững chắc của cái cầu, Alexis Auvergne không ngần ngại  trả lời với thái độ ngạo  nghễ: Khi nào cầu nầy sụp đổ thì nước ngài sẻ được độc lập.

Pont Tràng Tiền

© Đặng Anh Tuấn

Để cho thấy sự quan trọng mà chính quyền thực dân đã dành cho cái cầu mới này, họ đặt cho nó một cái tên mới là cầu « Thành Thái ». Điều này khiến làm Thành Thái tức giận vô cùng vì ông viện cớ rằng từ nay mọi người có thể giẫm đạp lên đầu ông ta qua  cái cầu này. Ông cấm mọi người  gọi  cầu nầy bằng tên mới và xúi giục họ sử dụng tên cũ « Tràng Tiền ». Vài năm sau, trong một cơn bão dữ dội năm thìn, cái cầu nầy bị sập. Thành Thái nhanh chóng nhắc nhở lại câu nói của  Alexis Auvergne với sự hài hước  hóm hỉnh của ông. Alexis Auvergne đỏ mặt xấu hổ và buộc phải lánh trốn trước những lời  nói khó chịu này. Sự bất đồng ý kiến với chính quyền càng ngày càng gia tăng với sự thay thế đổi khâm sứ cũ  bởi ông Sylvain Levecque. Ông nầy không lãng phí thời gian nhiều trong việc thiết lập một mạng lưới giám sát chặt chẽ kể từ khi ông biết rằng Thành Thái tiếp tục gần gũi người dân thông qua các cuộc cải cách và việc cải dạng thường xuyên làm người dân  thường. Ông là vị vua đầu tiên của Việt Nam chủ động cắt tóc ngắn và mặc y phục theo phương cách của người châu Âu. Điều này đã làm kinh ngạc rất nhiều quan lại và quần chúng khi ông xuất hiện lần đầu tiên. Nhưng đó cũng là vị vua  đầu tiên khuyến khích người dân nên theo đuổi  học tiếng Pháp. Ông là  người đề xướng ra một số thành tựu kiến ​​trúc (chợ Đông Ba,  Quốc học Huế, bắc cầu Trường Tiền vân vân..). Ông cũng là  vị vua đầu tiên của triều Nguyễn quan tâm nhiều  đến cuộc sống và thấu hiểu những khó khăn hàng ngày của người dân. Được biết, trong một chuyến du ngoạn mà ông được hộ tống, ông gặp một người nghèo trên đường đang gánh nặng các bó củi. Vệ sĩ của ông dự định dọn lối đi cho ông nhưng ông ta ngăn lại mà nói:

Chúng ta  đâu có được làm công dân hay hoàng đế ở đất nước này đâu. Tại sao chúng ta phải đuổi  người ta đi? Trong những chuyến du ngoạn  ở ngoài thành ông thường ngồi trên chiếu, được bao xung quanh bởi dân làng và  tranh luận cùng họ về bất cứ câu hỏi nào. Đó là cũng một trong những chuyến du ngoạn nầy mà ông mang về Tử Cấm Thành một người phụ nữ trẻ tuổi đồng ý kết hôn và trở thành sau đó một cung phi của ông. Thành Thái rất nổi tiếng và xuất sắc trong việc chơi trống. Đây là lý do tại sao ông không ngần ngại  triều tất cả những tay trống giỏi nhất trong cả nước đến nội cung, yêu cầu họ chơi trống giữa triều đình và ban thưởng tiền cho họ rất nhiều. Được biết, một ngày trời đẹp ông bắt gặp một tay trống  hay  thường lắc đầu khi lúc chơi trống. Muốn giúp anh chàng sửa chữa cái thói quen này, ông mới nói đùa với anh chàng nầy: Nếu ngươi tiếp tục chơi theo cách này một lần nữa, trẩm phải mượn đầu của ngươi đấy.Từ đó trở đi, tay trống nầy  không ngừng lo sợ được triệu tập lần sau khiến  lo lắng và chết đi sau đó vì một cơn đau tim. Khi  biết cái chết của tay trống này, Thành Thái rất hối hận, triệu tập gia đình của tay trống và cho họ một khoản tiền lớn để đáp ứng lại nhu cầu hàng ngày. Cách nói đùa, việc ngụy trang thường xuyên, các cử chỉ đôi khi kỳ lạ và khó hiểu của ông khiến chính quyền thực dân  và các quan ở trong triều có cơ hội  để nói là ông bị mất trí.

Tương tự như Tôn Tẩn sống ở thế kỷ thứ nhất của thời Chiến Quốc (Trung Quốc) và nhờ sự giả điên mà đã trốn thoát khỏi người bạn vô ơn Bàng Quyên và đánh bại  Ngụy quốc trong vài năm sau, Thành Thái, thay vì tự bảo vệ mình trước sự vu khống có chủ ý này, cũng nghĩ rằng điên rồ là  một phương tiện che chở và ngăn chặn có hiệu quả nhất chính sách của chính quyền thực dân qua các hành động điên rồ của mình. Nhờ vậy ông mới có thể hành động đằng sau hậu trường bằng cách tuyển mộ một đội quân gồm các cô gái trẻ, vai trò của họ không bao giờ được làm sáng tỏ và  chờ đợi thời điểm thuận lợi cho cuộc nổi dậy nhân dân. Nhưng ông không bao giờ có thời gian để thực hiện tham vọng của mình bởi vì được sự đồng ý của  thượng thư  bộ lai thời đó, Trương Như Cương, chính quyền thực dân đã lợi dụng sự điên rồ trá hình của ông mà buộc ông phải thoái vị và nhờ thượng thư Trương Như Cương lo việc thành lập  một phụ nhiếp chính dưới sự điều khiển của khâm sứ Pháp. Trước sự từ chối quyết liệt của Trương Như Cương,  lòng trung thành  vững chắc của ông đối với triều Nguyễn và yêu sách của ông tôn trọng tuyệt đối hiệp ước Patenôtre, chính quyền thực dân buộc lòng phải chọn một trong những đứa con của Thành Thái lên làm vua được  biết về sau dưới cái tên “Duy Tân”.

Về phần Thành Thái, ông bị  đày đầu tiên đến Vũng Tàu (Cap St Jacques cũ) vào mùa thu năm 1907 và sau đó đến đảo La Réunion cùng con trai của ông, vua Duy Tân vào năm 1916.  Ông chỉ được phép trở về Việt Nam vào năm 1945 sau cái chết của vua Duy Tân và bị cầm giữ lại ở Vũng Tàu miền Nam Việt Nam trong những năm cuối đời.
Có thể nào xem ông  như là kẻ mất trí  khi chúng ta biết rằng qua bài thơ của ông có tựa đề « Hoài Cổ« , Thành Thái rất minh mẫn và không ngừng  bày tỏ nổi đau trước tình trạng nghiêm trọng của  đất nước? Những bài thơ  thất ngôn bát cú như Vịnh trận bão năm thìn hay Cảm hoài không những  thể hiện sự  thông thạo hoàn hảo của ông trong việc sử dụng các quy tắc chặt chẽ và khó làm của thơ ca Việt Nam  mà còn là niềm tự hào của một vị vua yêu nước.  Dù bị lưu đày gần nửa thế kỷ (1907-1954) bởi chính quyền thực dân, ông vẫn tiếp tục thể hiện niềm tin vững chắc trong cuộc giải phóng đất nước và dân tộc. Chúng ta đã cảm nhận được thông qua ông, ở trên mảnh đất huyền thoại  nầy,  sự thành hình các công cụ của cuộc nổi dậy trong tương lai.

Đối với ông, căn bệnh nan y của ông chỉ nhằm mục đích muốn đạt được ý đồ vĩ đại, muốn khôi phục lại  phẩm cách cho người dân Việt chờ đợi từ lâu nay và muốn thể hiện cho hậu thế sự hy sinh và cái giá mà ngay cả người được xem là mất trí  bởi chính quyền thực dân phải trả cho đất nước này với 47 năm lưu đày. Ông không thể nào khôi phục lại được từ « căn bệnh điên » này trong bối cảnh chính trị thời bấy giờ.

Cho đến ngày hôm nay, không có tài liệu lịch sử nào chứng minh sự  điên rồ của vua Thành Thái mà nó chỉ cho chúng ta thấy được sự mất trí của một vị vua vĩ đại vì quá yêu thương đất nước và dân tộc và nổi thống khổ muôn thưở của một nhà yêu nước trước  vận mệnh quốc gia.

 

 

 

 

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.