Dân tộc Mnông (Version vietnamienne)

 

 

dantoc_mnong

Dân tộc M’nông

Version française

Tưởng nhớ đến  nhà dân tộc học Georges Condominas.

Condo, bạn là người  dân tộc M’nông cuối cùng. Khi bạn ra đi vĩnh viễn, văn hóa của chúng tôi cũng sẽ ra đi. Đây là lời mà trưởng làng ở Sar Luk hiện tại đã nói với Georges Condominas lúc gặp ông lại khi ông nầy quay trở về làng vào năm 2006. Điều này cho thấy mức độ mà người dân tộc M’nông đồng ý, xem ông ta không chỉ là một người trong cộng đồng của họ mà còn là người đại diện cuối cùng bảo vệ không biết mệt  mỏi văn hóa của họ và làm thế giới biết cách sống của họ mà hầu hết mọi người  còn sợ ở một thời điểm nhất định. Họ có thực sự là những người « rừng rú », những người làm nương rẫy, những người đốt rừng mà chúng ta tiếp tục thường nghĩ trong quá khứ? Từ đây họ có được tên mới là « dân tộc thiểu số » và họ là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam? Những người nầy mà nhà dân tộc học Georges Condominas đã dành hai cuốn sách chuyên khảo « Chúng tôi ăn rừng » và « Cái xa lạ là cái hàng ngày« . Họ có xứng đáng được sự chú ý và nghiên cứu của ông ấy không khi chúng ta biết rằng ở tuổi 27, ông phải trả giá bằng sức khỏe, ông phải cố gắng hòa mình sống trong môi trường của họ, để được đồng hóa dần dần và học ngôn ngữ mẹ đẻ của họ để biết họ rõ hơn và mô tả họ trong các tác phẩm tuyệt vời của ông với một lối viết văn rõ ràng và trôi chảy khiến ông được xem coi là ông Proust của dân tộc học.

Georges Condominas thừa nhận rằng với người Đông Dương cổ (2) ông ta được có thiểt yếu để học làm người. Đối với ông, dân tộc học có khác thường ở nơi  nó vừa là một lối sống mà cũng vừa là một môn khoa học. Theo nhà văn Việt Nguyễn Ngọc được biết đến  nhờ các nghiên cứu văn hóa, một nhà nghiên cứu dù ở lĩnh vực khoa học nào đi nửa, cũng có thể có hai lối sống riêng biệt, một dành cho việc nghiên cứu khoa học và một dành riêng cho cuộc sống riêng tư của mình. Không nhất thiết phải liên kết cái này với cái kia. Đây không phải là trường hợp của một nhà dân tộc học như Georges Condominas. Ông ta chỉ có một cách sống duy nhất tương ứng với cuộc sống riêng tư và lĩnh vực khoa học của ông ta. Dân tộc học là một hình thức của cuộc sống mà ông bị đồng hóa hoàn toàn ở nơi ông ấy sống và cũng là ngành khoa học mà ông cống hiến cả cuộc đời. © Đặng Anh Tuấn

Những người dân tộc M’nông này là ai? Họ rất đông vào đầu thế kỷ XX với dân số ước tính khoảng chừng 1.200.000 người (1) nhưng họ bị tàn sát trong các cuộc chiến tranh Đông Dương bởi một chính sách cưỡng chế mà nhà dân tộc học Georges Condominas gọi là « diệt tộc« .Theo số liệu thống kê được thực hiện vào năm 1999, dân số của họ được có vào khoảng 120.000 người, 20.000 người ở Cao Miên thuộc tỉnh Mondulkiri, gần biên giới Việt Nam ở các tỉnh Đắk Lak và Đắk Nông. Người M’nông chiếm ở hai bờ của con sông Serepok hùng mạnh (hay Daak Kroong theo tiếng m’nông) đổ nước xuống từ vùng cao nguyên miền trung Việt Nam về phía sông Mê Kông. Người M’nông thuộc nhóm tộc Môn-Khmer thuộc gia đình dân tộc học Nam Á. Họ thường đốt phá các bụi rậm hoặc họ ăn rừng theo cách nói riêng của họ. Họ chọn một phần đất ở khu rừng, sau đó họ khai hoang và đốt lửa trước khi gieo lúa qua các lỗ trên mãnh đất bị đốt cháy và được bón phân nhờ đống tro tàn. Nhưng phương pháp này không cho phép họ thu hoạch thêm sau hai năm gặt lúa. Đây là lý do tại sao họ buộc lòng phải liên tục thay đổi vị trí của các lĩnh vực của họ (miir) cứ sau hai năm để cho rừng được tái sinh. Họ có thể sử dụng lại nó chỉ mười hoặc hai mươi năm sau. Do từ cách thức cày cấy nầy, họ buộc lòng thường xuyên di chuyển ngôi làng của họ. Chính trong việc bành trướng địa phận đích thực này, có những ngôi nhà dài mà mỗi ngôi  thường có nhiều hộ. Đôi khi sự di chuyển nầy từ dịch bệnh gây ra khiến có  các người chết trong làng. Sự lựa chọn và xây dựng lại một ngôi làng mới ở một địa điểm khác (hoặc rngool) thường đòi hỏi các nghi thức lễ mà một số lượng lớn trâu cần phải hiến  sinh. Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, số người chết tương đương với số lượng trâu phäi hiến sinh. Tuy nhiên, thời gian lưu trú trên cùng một địa điểm không vượt quá bảy năm liên tiếp, khoảng thời gian tối đa ngăn cách hai lễ hội lớn cúng thần Đất.

Nơi mà họ ưa thích trồng các cây là vị trí của ngôi làng cũ của họ. Ở đây, chúng ta không chỉ tìm thấy cây thực phẩm (kê, vừng, khoai lang, khoai tây, sắn vân vân …) mà còn cả những cây không phải thực phẩm (thuốc lá, bông gòn, nghệ, vân vân…). Ngoài trồng trọt, việc hái lượm tiếp tục chiếm một vị trí quan trọng ở người M’nông. Rừng cung cấp cho họ các cây dược liệu hoang dã,  các cây độc dược, các cây trái ăn được (măng tre, tim của cây mây, quế, vân vân…) và các vật liệu xây dựng. Người M’nông không dựa vào lịch âm trong việc khai thác đất mà họ nhớ từng giai đoạn khai thác bằng các từ vựng rất đặc biệt:

ntôih:  khai hoang cho đến khi đốt.

miir: cánh đồng gieo cho đến khi thu hoạch

mpôh: miir bị bỏ rơi trong năm đầu tiên

mpôh laak: miir bị bỏ rơi năm thứ hai.

Theo nhà dân tộc học G. Condominas, người M’nông không chờ đợi Minkowski hay Einstein mới có khái niệm về không gian và thời gian. Bằng cách sử dụng một từ ngữ liên quan đến không gian, họ chỉ ra được thời gian. Đây là những gì chúng ta thấy trong việc khai thác đất của họ với các từ vựng họ dùng. Họ nói ra một cách phỏng chừng tuổi của ai đó liên quan đến một sự kiện nổi bật.

Ngôi làng của họ là một không gian xã hội rất nhỏ. Trưởng làng (hoặc rnut) chịu trách nhiệm quản lý các công việc của làng xã. Kích thước của ngôi làng thường có khoảng một trăm người. Khi vượt qua giới hạn của ngôi làng, một cư dân có thể trở thành người  xa lạ, kẻ thù hoặc người khách mà được họ quen chỉ định dưới cái tên « nec ». Những ngôi nhà của họ, có mái cỏ  xuống thấp đến mức thường che giấu những bức tường gỗ, là những túp lều hình chữ nhật dài (mnong gar) hoặc nhỏ (mnong rlam). Các nhà nầy  nằm trên sàn đất sét thuộc về người Mnong Gar trong khi đó người Mnong Rlam sống ở nhà sàn.  Trung tâm chính của xã hội là gia đình. Tổ chức xã hội là  chế độ mẫu hệ và ngoại hôn. Trẻ em được đặt tên theo gia tộc của mẹ. Việc truyền lại tài sản diễn ra từ mẹ sang con gái. Người chồng đến sống với bố mẹ vợ. Những dấu ấn của tục lệ tái hôn với anh em chồng  hay với các chị em vợ vẫn còn có thấy. Mặt khác, sự vi phạm quy tắc ngoại hôn được xem coi là tội phạm nghiêm trọng nhất và  cũng có các biện pháp trừng phạt của xã hội. Một chàng trai trẻ cần nên tìm hiểu cặn kẽ về gia tộc của cô gái trước khi bước đến việc hôn nhân. Việc ngoại hôn củng cố mối quan hệ họ hàng và tạo nên một mạng lưới liên minh cho phép không gian xã hội nhỏ của ngôi làng được  dễ thở. Điều này tạo thuận lợi cho sự hiếu khách khi một người rời khỏi làng trong các chuyến đi mậu dịch.

Mối quan hệ này có thể được thiết lập và duy trì bởi một tổ chức có uy tín được gọi là trao đổi hy sinh (hay tam bôh), điều này có thể tạo ra một liên minh đặc quyền giữa hai cá nhân (hoặc joôk) và gia đình của họ. Có một nghi thức trong đó không chỉ có các joôks (bạn bè thân thiết) mà  có luôn các làng tương ứng của họ được tham gia. Mối quan tâm về sự bình đẳng trong việc thương mại có thể thấy rõ trong nghi lễ: số lượng trâu bị hiến sinh trong làng của một người phải bằng với số lượng  mà người kia sẽ biếu lại khi trở về làng của mình. Tương tự như vậy, những món quà mà người ta đã nhận phải có giá trị tương đương và tương tự như những món quà mà anh ta sẽ tặng lại cho người kia. Ngay cả trong bữa tiệc, các phần thịt lợn do chủ nhà cung cấp cúng tế phải có cùng kích thước với phần được cung cấp bởi « chủ nhà đối tác » của mình trong buổi lễ trao đổi đầu tiên được tổ chức để vinh danh ông ở làng bên kia. Để đạt đến giai đoạn quan hệ này, các jooks phải sử dụng một người mai mối. Trong khái niệm trao đổi, người M’nông luôn cần có một người mai mối, cho dù đây  là trao đổi giữa người đàn ông hay giữa con người và các thần linh. Trong trường hợp nầy, người mai mối không ai khác chính là pháp sư (hay njau mhö). Đôi khi cần đến một người chữa bệnh bình thường (njau) cho một căn bệnh nhẹ.

Với người M’nông, từ « trao đổi (hoặc tam) » được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ hàng ngày của họ. Từ « tam » luôn được dùng theo sau bởi một từ khác để chỉ định loại trao đổi.

tam töor: trao đổi tình yêu, đang yêu.

tam löh: trao đổi  các cú trong cuộc chiến đấu.

tam boo, tam sae: trao đổi vợ chồng, liên minh hôn nhân, kết hôn

tam boôh: trao đổi nảy lữa,  lễ hiến sinh quan trọng  của cuộc liên minh

tam toong: trao đổi bài hát vân vân…

Trao đổi đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân tộc Mnong. Chúng ta nhận thấy rằng việc trao đổi không chỉ ở cấp độ hàng hóa mà còn ở cấp độ lao động dưới hình thức hỗ trợ lẫn nhau trong công việc xây dựng cũng như trong công việc nông nghiệp (khai quang, thu gặt vân vân..). Luôn luôn có sự quan tâm cho  việc trao đổi bình đẳng. Mỗi đội bên phải dành số thời gian bằng nhau trên ruộng đồng của mỗi  thành viên trong nhóm. Nếu việc trao đổi lao động được đơn giản hóa cùng số giờ mà mỗi đội bên phải cung cấp, thì nó sẽ phức tạp hơn khi nói đến hàng hóa vì người Mnong không có một tiêu chuẩn duy nhất như đồng euro hoặc đô la. Trong việc đánh giá các món đồ  trao đổi, họ có phải sử dụng đến các tiêu chuẩn có nhiều giá trị được sử dụng trong xã hội của họ: ché nhỏ không có cổ (yang dam), các chum cũ, váy suu sreny, lợn, trâu, cồng chiêng vân vân.. Đây cũng là những phương tiện trao đổi và thanh toán các hàng hóa có được.  Người ta định giá món đồ trau đổi theo giá thỏa thuận để rồi tất cả các món nhận lại trong việc trao đổi cũng được có  giá trị tương đương với giá này. Đôi khi với một giá trị thỏa thuận, chúng ta có thể kết thúc với hai con trâu cỡ trung bình, hoặc một con trâu và một cái ché cũ hoặc thậm chí một cái chăn lớn và mười hai cái hũ nhỏ không cổ  vân vân…). Điều này rất giống với hệ thống mà chúng ta dùng để trả giá hàng hóa bằng các tiền giấy to lớn hay các đồng tiền. Được sử dụng như là một tiêu chuẩn giá trị và một phương tiện thanh toán, những hàng hóa này là tiền tệ thực sự mà nhà dân tộc học G. Condominas đã chỉ định dưới tên « nhiều loại tiền tệ ». Mặc dù vậy, những tài sản này vẫn tiếp tục giữ được sử dụng như buổi ban đầu trước khi xem xét đến tiền bạc. Những ché thường dùng để chứa rượu cần được làm và và uống trong khi đó cồng chiêng là nhạc cụ được dùng cho những dịp đặc biệt. Tương tự như vậy, váy, chăn và nồi kim loại là một trong những đồ vật thường dùng trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù  sư trao đổi có nhiều hình thức nhưng vẫn có một sự phân biệt rất rõ ràng trong từ vựng mnong cho các khái niệm mua (ruat) và bán (tec). Một khi kết thúc sự trao đổi, thì có giá môi giới mà người mua (croo ruat) phải trả cho bên trung gian. Người bán (croo tec) không tặng gì cho người mai mối (ndraany) cả đôi khi  họ nhận được một món quà khiêm tốn từ người bán chỉ vì thái độ tử tế và lòng biết ơn. Có hai chum trong số tiền môi giới: một chum để trả cho người mai mối và  chum kia ít có giá trị hơn cho việc an toàn  khi đi đường bộ qua một nghi lễ. Trong trường hợp bán được một bộ cồng chiêng, chum thứ nhất (yang mei) sẽ to lớn và chum thứ hai nhỏ không có cổ. Ngoài ra, người mua phải tặng quà cho người khiêng (hoặc bạn đồng hành) để mang về các hàng được mua. Có một nghi thức còn được tôn  trọng việc ký kết hợp đồng. Điều này được thể hiện bằng cách hiến sinh một con vật được tiêu thụ tại chỗ và mở liền hai ché rượu cần, một ché dùng để  khấu trừ các vật  được tính trong việc thanh toán (qua  trò chơi các cành cây gãy) và một  ché còn lại nhằm tránh sự lăng mạ.

Người trung gian chịu trách nhiệm cho việc hợp đồng bằng cách nhận một chiếc vòng tay bằng đồng quấn quanh cổ tay, đây là một dấu hiệu của một  cuộc cam kết chắc chắn. Người trung gian vừa là người môi giới, người bảo lãnh của người mua, người phát ngôn của người bán và người làm chứng cho cuộc giao dịch. Trong một công ty của người M’nong không có văn bản chi cả, vai trò của người trung gian là rất quan trọng bởi vì nhờ  lời nói và cam kết của ông ta, điều này đảm bảo tính công khai của hợp đồng  vừa được ký kết. Tất cả các chi phí bổ sung được đề cập ở trên (hai ché, một con thú được tiêu thụ tại chỗ, một  món quà tặng cho người mang và  người môi giới ndraany) không được tính vào việc đánh giá tổng quát của giá trị tài sản mà có được. Trong trường hợp có  sự tranh chấp, mỗi bên có một ndraany đóng vai trò làm luật sư. Trong một vụ kiện nầy, các người ndraany của hai bên cần nói chuyện với nhau, thảo luận lại và làm sáng tỏ những lời nói của họ về công lý.

Có một trường hợp cụ thể trong đó có sự trao đổi  tương đương tuyệt đối (caan). Sự hiến sinh một con trâu là việc cần thiết trong cuộc đối thoại giữa pháp sư và vị thần linh sẵn sàng từ bỏ nạn nhân bị bệnh. Thật không may, gia đình bệnh nhân không có tiền liền để tôn vinh nhanh chóng sự hiến sinh này. Họ phải mua một con trâu theo cách caan từ một người dân địa phương hoặc ở  làng khác và trả lại một con thú có cùng kích thước trong vòng một hoặc hai năm mà không phải bồi thường chi cả. Trong trường hợp này, sự  trao đổi xem như là việc buôn bán  không có tiền lời.

[ Dân tộc Mnông: Phần 2]


(1): Source Encyclopédie Universalis.
(2): un néologisme assez laid employé par G. Condominas pour désigner les Mnongs à la place du mot péjoratif « Mọi (ou Sauvage) ».

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.