Phần 2
Dân tộc M’nông
Khi người M’nông quyết định ra nước ngoài (tức là đến các làng lân cận khác) thì người M’nông cần phải đi cùng với một người mai mối tốt nhất là được tuyển chọn từ các kuang ở trong làng. Người kuang trên thực tế là một người đàn ông mạnh mẽ và nổi tiếng, không được so sánh qua các tài sản tích lũy mà qua số hiến sinh các trâu mà anh ta tổ chức và hoàn thành. Nhờ những chi phí hoành tráng mà anh chịu chi trong việc hiến tế trâu cho người thân, khách jok và làng của mình, anh mới có được uy tín. Điều này cho phép anh ta dần dần có được một mạng lưới quan hệ, có uy lực trong các cuộc thảo luận ở làng và trở thành một « rpuh kuang » (hoặc trâu đực) về khả năng tình dục. Ngay cả các sừng của hêeng rpuh « linh hồn của trâu » mà anh ta có, nuôi dưỡng bởi các thần linh được dài ra tùy theo số lượng tế trâu được hoàn thành. Quan tài của anh sẻ nặng hơn khi những chiếc sừng này đã đạt được kích thước khổng lồ. Một kuang vĩ đại là một người dám thực hành chiến lược mắc nợ. Anh ta càng dám chi tiêu cho việc hiến tế trâu và mua hàng thì uy tín của anh ta càng tăng. Anh ta vẫn còn một số nợ chậm trễ phải trả. Anh ấy không cần phải chờ đợi để hoàn trả tất cả các giao dịch mua bán của mình làm cho người khác bởi vì tác động nầy mang lại cho anh sự ngưỡng mộ và nổi tiếng.
Một dân làng M’nông trở thành người kuang với sự hiến sinh trâu đầu tiên. Do đó, anh ta trở thành người đàn ông « cần thiết » mà chúng ta dựa vào nhằm để đảm bảo không chỉ sự an toàn lúc đi đường mà cònđược sự thành công trong các giao dịch thương mại khi rời khỏi làng. Chính với anh ta mà chúng ta lên kế hoạch cuộc hành trình. Chính nhờ mạng lưới quan hệ, anh ta sẽ giới thiệu người jook địa phương của làng đến, người biết tất cả cư dân ở nơi nầy và biết những ai quan tâm đến các hàng hóa của cuộc giao dịch nầy với sự bảo đảm về khả năng thanh toán.
Tương tự như các người dân tộc Bà Na, người M’nông theo thuyết duy linh. Họ nghĩ rằng mọi thứ đều có linh hồn ngay cả trong các dụng cụ để sử dụng nghi lễ (ví dụ như ché rượu cần). Vũ trụ được tạo ra bởi các thần yaang. Đây là lý do vì sao lời kêu gọi các vị thần không chỉ ở một nơi nào đặc biệt mà có thể nằm rải rác ở khắp mọi nơi trong làng hoặc trong rừng hoặc trên núi hay ở vùng biển. Không có ngõ ngách nào được tránh cả. Thần linh sẽ được gọi tập thể hoặc được vinh danh qua một nghi lể riêng trong một hoàn cảnh đặc biệt. Đây là trường hợp của thần lúa có một bàn thờ nhỏ được dành riêng ở giữa đồng. Trong mùa gieo hạt, người M’nông sẽ đến để cúng dường. Thu hoạch tập thể không thể bắt đầu được nếu không có nghi thức đặc biệt gọi là « Muat Baa ». Vì lúa thóc có linh hồn, nên cần tránh làm thần linh tức giận và chạy trốn nên cần có các biện pháp phòng ngừa: tránh huýt sáo, khóc, hát trên cánh đồng hoặc cãi vã, ăn dưa chuột, bí ngô, trứng, những sinh vật trơn trượt vân vân …
Một con gà mái sẽ hiến sinh gần túp lều nhỏ của linh hồn lúa nằm ở trên một thân tre được bao chung quanh bởi những cây tre mang theo các tổ chim. Đối với thần mưa, người M’nông cung cấp trứng trên chiếc mâm nhỏ. Để làm dịu cơn giận dữ của các thần rừng trước khi khai khẩn một phần đất, việc chăm sóc và cầu nguyện nghi lễ tuyệt vời phải được thực hiện. Một cọc tre dài cùng với một con cá được câu và được treo, cắm ở giữa vùng đất khai hoang. Khi ngọn lửa bắt đầu bùng phát, hai « người đàn ông thiêng liêng » hay croo weer cầu xin sự bảo vệ của các thần linh trong khi một người thứ ba xức dầu cây cọc và gọi thần linh. Thậm chí có những vị thần được cho là người bảo vệ linh hồn của cá nhân. Linh hồn nầy bao gồm một cơ thể vật chất và một số linh hồn hoặc heêng dưới nhiều dạng: một linh hồn trâu được nuôi dưỡng ở một tầng trời bởi các thần linh, một linh hồn nhện trong đầu của con người, một linh hồn thạch nằm ngay sau trán. Thậm chí còn có hồn chim sẻ hay kuulêel được biểu tượng bằng một sợ dây làm bằng các sợi bông màu đỏ và trắng và trải dài trên cơ thể của người chết giữa hai cây tre để phân biệt kuulêel với chim ưng thông thường. Linh hồn chim ưng này bay đi khi con người qua đời. Một điều ác phạm từ một trong những linh hồn này sẻ có ảnh hưởng đến các linh hồn khác. Các thần có thể khiến làm ai đó bị bệnh bằng cách trói linh hồn trâu của họ vào cột hiến tế của họ. Việc nhờ pháp sư rất cần thiết bởi vì chỉ có ông nầy mới có thể thiết lập một cuộc đối thoại với các thần linh trong phiên điều trị (mhö). Ông nầy cố gắng mặc cả về giá mà các thần linh đòi hỏi cho việc giải thoát linh hồn trâu của người bệnh nếu không khi người bệnh chết, một trong những linh hồn khác của ông ta sẻ xuống tầng một của địa ngục. Linh hồn sẻ biến mất hoàn toàn khi đến tầng thứ bảy của địa ngục sau cái chết lần thứ bảy. Thế giới bên kia được xem như ở dưới lòng đất. Nghi thức chữa bệnh không có khiá cạnh lễ hội. Điều này đòi hỏi ít chi phí phải trả ngoài con trâu bị giết và lệ phí phải trả (tương đương với số lượng gùi lúa thóc) cho pháp sư. Ông nầy cũng nhận được một đùi của con vật được hiến sinh. Đối người dân tộc M’nông, việc linh hồn bất tử là không có. Mặt khác, khái niệm luân hồi có trong truyền thống người Mnong. Nó có thể xảy ra với tổ tiên được giữ ở tầng một của địa ngục, họ có thể tái sinh lại thành một trong những người hậu duệ của mình.
Musée d’ethnologie du Vietnam (Hanoi)
Trong truyền thống của người dân tộc M’mông, trâu là một con vật linh thiêng. Người M’nông sử dụng trâu làm tiền tệ định giá. Cũng trong hệ thống tín ngưỡng của người Mnông, con trâu được tương đương với con người. Một trong những linh hồn của nó là linh hồn trâu hay hêeng rput được nuôi dưỡng trên thiên đàng bởi các thần linh khi sinh ra và có một vai trò tiên quyết trên các linh hồn khác của cá nhân. Trước khi được chôn cất, người quá cố được đặt trong một cỗ quan tài có hình con trâu. Người M’nông không có tổ chức tang lễ và họ từ bỏ ngôi mộ sau một năm chôn cất. Nói chung, nhà tang lễ được xây dựng trên một ngọn đồi và được trang trí bằng những bức tượng gỗ chạm khắc hoặc các hoa văn khác nhau được sơn màu đen, đỏ hoặc trắng. Sức mạnh của một cá nhân được đo bằng số lượng các đầu trâu hiến sinh được chất chồng lên các cột trụ. Theo truyền thuyết người M’nông, con trâu được thay thế người trong lễ hiến sinh. Đây là lý do tại sao chúng ta thấy trong sự hiến sinh này là kết quả cuối cùng của tất cả các nghi thức mà được tách ra bởi một lễ hội huy hoàng với các diễu hành cồng chiêng và các trò đánh trống để kêu gọi các thần linh, các bài hát vân vân… và kèm theo các cuộc chiêu đãi rượu cần. Đây là một sự kiện quan trọng và đặc biệt trong cuộc sống ở làng quê. Không ai có thể tránh khỏi sự kiện này. Ngôi làng trở thành một khu vực thiêng liêng, nơi mà phải vui chơi tập thể, uống rượu, ăn ngon và tránh đánh lộn với nhau vì có thể chọc giận các thần linh.
Dân tộc Mnong được chia thành nhiều nhóm nhỏ (Mnông Gar, Mnông Chil, Mnông Nông, Mnông Preh, Mnông Ku Sự, Mnông Prâng, Mnông Rlam, Mnông Bu đâng, Mnông Bu Nor, Mnông Din Bri, Mnông Bu Ðêh, Mnông Si Tô, Mnông Káh, Mnông Phê Dâm). Mỗi nhóm có một phương ngữ khác nhau, nhưng nói chung, người Mnong từ các nhóm khác nhau này có thể nói chuyện với nhau mà không gặp bất kỳ sự khó khăn nào cả.
Tự hào có tứ chi dài và thân hình trần trụi và rám nắng bất chấp những đau khổ trong một cuộc sống bấp bênh, người đàn ông người M’nông thường đóng khố, một loại vải dài màu chàm, được quấn tựa vào phần thắt lưng và phần cuối được có viền tua bằng đồng và len đỏ rơi xuống giữa đùi của họ như một chiếc tạp dề nhỏ (suu troany tiek) (3). Vành đai tạp dề này được sử dụng để mang tất cả các loại đồ vật như dao, hộp thuốc lá, dao găm và bùa hộ mệnh (hoặc đá thiên). Họ sử dụng áo khoác ngắn hoặc dài hoặc chăn làm áo khoác trong mùa lạnh. Tìm thấy trên đầu của họ một chiếc khăn xếp màu đen hoặc trắng hoặc một búi tóc, nơi họ thường cắm một con dao bỏ túi bằng thép với cán cong. Họ thường quen sử dụng rìu để chặt các thân cây. Phụ nữ Mnong ngực trần mặc váy ngắn (suu rnoôk) quấn quanh ở dưới bụng. Người Mnong ngưỡng mộ các đồ trang trí. Họ đeo ở cổ ngực, các dây chuyền ngọc trai bằng sắt hoặc thủy tinh hoặc răng chó sau khi một nghi thức trừ quỷ mang lại cho các đồ vật trang trí có đặc tính bảo vệ trừ tà. Thường thấy ở dái tai các xoán ốc bằng ngà voi. Phụ nữ đặc biệt thích các dây chuyền thủy tinh ngọc trai. Các dái tai của của họ thường bị căng bởi các đĩa gỗ lớn màu trắng. Chúng ta vẫn thấy ở các nhóm nhỏ người Mnông hầu hết có tục lệ mài răng cửa ở hàm trên. Cả đàn ông và phụ nữ đều hút thuốc lá và dùng rất nhiều rượu cần. Nó không chỉ là một yếu tố thiết yếu trong tất cả các bữa tiệc và các nghi lễ mà còn là một thức uống để chiêu đãi khách. Để vinh danh chủ nhà, một chum rượu cần được mở ra trong vài phút trước khi được phục vụ khách. Sự tiêu thụ nầy được thực hiện tập thể bằng cách sử dụng một hoặc nhiều ngọn đuốc tre (hay cần) được cắm vào chum rượu. Số lượng uống »cóng » (hay đơn vị) được áp đặt cho mỗi người uống theo tập tũc của mỗi dân tộc. (2 cóng uống với người dân tộc Mnongs Gar, 1 cóng với người Ê Đê). Để duy trì mức độ của ché rượu, cần phải đổ nước vào ché, làm loãng dần chất cồn trong rượu cần và biến nó trở thành một thức uống không có hại cho sức khoẻ.
Tựa như người dân tộc Bà Na, người dân Mnông rất tự hào là người tự do. Đây là những gì nhà cố dân tộc học Pháp nổi tiếng G. Condominas tìm thấy ở nơi người dân Mnong Gar. Tại ngôi làng Sar Luk, nơi mà ông đã thực hiện một năm sống hoàn toàn với các người dân tộc Mnong Gar thì không có trưởng làng mà chỉ có một nhóm ba hoặc bốn người đàn ông có nhiệm vụ « thiêng liêng ». Đấy là những người hướng dẫn nghi lễ, đặc biệt là trong các vấn đề nông nghiệp. Đối với họ, mất đi tự do có thể là một thảm họa mà người dân tộc Mnong hằng lo sợ. Chúng ta luôn tìm thấy ở họ hai đặc thù khác biệt với các dân tộc khác ở Việt Nam: tinh thần đoàn kết và bkhông màng quyền lợi và tự nguyện không làm giàu một cách ích kỷ. Bất chấp nỗi đau khổ trong cuộc sống bấp bênh, người dân tộc M’nông vẫn còn biết khái niệm chia sẻ mà chúng ta, những người được gọi là những người văn minh, đã quên từ lâu rồi.
Tham khảo tài liệu
De la monnaie multiple.
G. Condominas. Communications 50,1989,pp.95-119
Essartage et confusionisme: A propos des Mnong Gar du Vietnam Central. Revue Civilisations. pp.228-237
Les Mnong Gar du Centre Vietnam et Georges Condominas. Paul Lévy L’homme T 9 no 1 pp. 78-91
La civilisation du Végétal chez les Mnong Gar. Pierre Gourou. Annales de géographie. 1953. T.62 pp 398-399
Tiễn đưa Condo của chúng ta, của Tây Nguyên. Nguyên Ngọc
Chúng tôi ăn rừng …Georges Condominas ở Việtnam. Editeur Thế Giới 2007
Ethnic minorities in Vietnam. Đặng Nghiêm Vạn, Chu Thái Sơn, Lưu Hùng . Thế Giới Publishers. 2010
Mosaïque culturelle des ethnies du Vietnam. Nguyễn Văn Huy. Maison d’édition de l’Education. Novembre 1997
Les Mnongs des hauts plateaux. Maurice Albert-Marie 1993. 2 tomes, Paris, L’Harmattan, Recherches asiatiques.