Musée d’ethnographie (Hànội)

 

Bảo tàng dân tộc học (Hà Nội).

Version française

Mặc dù  ở cách xa phố cổ, viện bảo tàng nầy vẫn là nơi  mà các du khách ngoại quốc không để mất cơ hội đến tham quan vì chính ở nơi đây nguồn gốc của người dân Việt được thấy rõ hơn hết. Họ không chỉ là người Kinh ngày nay, con cháu của người Việt cổ không mà còn có  hơn 53 dân tộc khác cùng chung sống rải rác ở trên mảnh đất hình chữ S nầy. Tất cả phần đông thuộc về đại tộc Bách Việt và có mặt trên bán đảo Đông Dương qua nhiều niên kỷ. Họ thuộc về văn hoá Hòa Bình mà nhà khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani đã phát hiện vào năm 1922. Bảo tàng viện nầy là kết quả của sự hợp tác Pháp Việt. Công trình thiết kế thì do kiến trúc sư Việt  Hà Đức Lịnh gốc Tày  đảm nhận mà  còn phần nội thất  thì thuộc phần của  nữ kiến trúc sư người Pháp  Véronique Dollfus. Bảo tàng nầy được xây cất vào năm 1987 và được khánh thành mười năm sau vào năm 1997 với sự hiện diện của cố tổng thống Pháp Jacques  Chirac lúc có hội nghị thượng đỉnh  cộng đồng Pháp ngữ.  

Tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Huyên, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, bảo tàng nầy gồm có 3 khu: một  khu chính  có  một  toà nhà hình dáng Trống Đồng, nơi nầy  hay thường trưng bày các tập tục và phổ biến  các dụng cụ  của 54 dân tộc ở Việt Nam  trên 2 tầng qua  các chi tiết, rất thú vị và cách bố trí  nội dung rất hợp lí. Đôi khi còn có sự trưng bày đặc biệt như các hình  ảnh trắng đen của nhà nhiếp ảnh Jean Marie Duchange ở những năm 50 của thế kỷ 20 chẳng hạn.  Còn một khu thì ở ngoài trời  với các ngôi nhà đặc trưng của người Việt hay các dân tộc anh em như dân tộc Dao, dân tộc Ê Đê, dân tộc Bà Na vân vân và có cả nhà mộ của người Gia Lai (Jarai). Khu cuối cùng  dùng để trưng bày  các hiện vật của các quốc gia ở Đông Nam  Á.  Có  thể  nói đây là một địa điểm du lịch có một không hai và không thể thiếu cùng với phố  cổ  khi có dịp đến tham quan thủ  đô Hànội.

Version française

Eloigné du vieux quartier de Hanoï, ce musée n’en reste pas moins un lieu que les touristes étrangers ne manquent pas l’occasion de visiter car c’est ici que l’on peut voir plus clairement l’origine du peuple vietnamien. Celui-ci est  constitué non seulement des descendants des Proto-Vietnamiens,  les Kinh d’aujourd’hui  mais aussi de 53 autres groupes ethniques vivant  dispersés sur cette terre en forme de S. Tous appartenaient au groupe austro-asiatique ou Bai Yue (Cent Yue) et  ils étaient présents sur la péninsule indochinoise depuis de nombreux siècles. Ils étaient les héritiers de la culture Hoà Bình que l’archéologue française Madeleine Colani eut découverte en 1922. Ce musée est le fruit d’une coopération franco-vietnamienne. Le projet d’architecture a été  conçu par l’architecte vietnamien d’origine Tày,  Hà Đức Linh tandis  le design intérieur revient à l’architecte française Véronique Dollfus. Ce musée fut construit en 1987 et inauguré dix ans plus tard en 1997 en présence du feu président français Jacques Chirac lors du sommet de la Francophonie.

Galerie des photos noir et blanc de Jean-Marie Duchange
sur les Hauts Plateaux du Vietnam  dans les années 50.

Étant situé à la rue Nguyen Van Huyen du quartier Quan Hoa, district Cau Giay de la ville de Hanoï, ce musée se compose de 3 zones:
-une zone principale a un bâtiment en forme du tambour de bronze où on a l’habitude de présenter souvent les us et coutumes et  de faire connaître  les outils de 54 groupes ethniques au Vietnam sur 2 étages à travers les détails très intéressants et la disposition de la présentation tout à fait rationnelle. Parfois il y a aussi des expositions spéciales comme les photos  en noir et blanc du photographe Jean Marie Duchange dans les années 50 du XXème siècle, par exemple.
– Une autre zone est en plein air avec la maison typique des Vietnamiens ou celle d’autres ethnies telles que les Yao, les Ede, les Bahnar, etc., et même la maison funéraire des Jarai.
– La dernière zone est destinée à la présentation des artefacts de pays d’Asie du Sud-Est.

On peut dire que c’est une destination touristique unique et incontournable avec le vieux quartier de 36 rues et corporations lorsqu’on a l’occasion de visiter la capitale Hanoï. 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.