Les Bahnar (Version vietnamienne)

 
peuple_bana

 

Première partie
Version française

Người Bà Na là một thành phần của nhóm dân tộc Môn-Khmer thuộc về gia đình ngôn ngữ học Nam Á. Họ  sống riêng biệt  cách xa người Việt (hay người  Kinh) và thường tập trung thành nhóm tọa lạc ở phía bắc của vùng cao nguyên miền trung Việt Nam (Kontum, Gia Lai, Bình Định vân vân..) mà có một thời  họ vẫn được xem là những người man rợ (hay Mọi theo tiếng Việt). Điều này do sự thiếu hiểu biết về văn hóa họ khiến dẫn đến có một thái độ đáng trách và tầm nhìn lố bịch này. Ngay cả các nhà thám hiểm người Pháp đã không ngừng gọi họ là Mọi trong các câu chuyện  thám hiểm được tường thuật lại ở thời kỳ Pháp thuộc.

Chỉ có những nhà dân tộc học như Georges Condominas  mới  công nhận họ là những người tôn trọng thiên nhiên và môi trường, những người có tình cảm sâu sắc với môi trường, nơi họ sống và nơi mà tạo vật (thực vật và động vật),  sông núi  đều có linh hồn giống như họ. Người Bahnar sống ở các nơi vùng núi với nhiều độ cao khác nhau. Họ trồng lúa trên ruộng khô hoặc trên  rãy. Những điều này thường đòi hỏi họ phải di chuyển các đồn điền và làng mạc vì từ việc đốt rẫy làm tro bụi không cho phép đất rẫy được màu mỡ  khiến phải ít nhất mất  hơn hai hoặc ba năm vì tất cả bị cuốn trôi đi mỗi lần khi có mưa. Sự thu  hoạch mùa màng rất lợi nhuận cho lần đầu với việc đốt rẫy.

dantoc_bana1

Năm thứ hai, sự thu thập bắt đầu tồi tệ hơn. Với điều kiện xấu nầy, họ không thể giữ lĩnh vực quá thời gian hai năm. Đây là lý do tại sao người Bahnar có xu hướng sử dụng các cánh đồng khô hạn  được bố trí lại  ở ven sông. Cái cuốc là công cụ chính được sử dụng trong nông nghiệp của họ nhưng từ đầu thế kỷ 20, việc sử dụng cái cày trên ruộng lúa ngập nước ngày càng nhiều hơn.

Niềm tin tôn giáo và truyền thuyết của họ tương tự như các tín ngưỡng của các dân tộc khác được gặp ở Việt Nam. Là những người theo thuyết duy linh, người Bahnar rất tôn kính các loài thực vật như cây đa và cây sung. Cây gạo được coi là thần hộ mệnh và  thường đóng vai trò như một cây cột hiến tế trong việc cử hành các nghi lễ và tập tục. Mỗi con sông, mỗi nguồn nước, mỗi ngọn núi hay mỗi khu rừng, đều có thần tài (hay iang) của riêng mình. Người Bahnar phân chia các vị thần thành hai loại: các thần cấp trên và  cấp dưới hơn. Các thần cấp trên là những vị thần đã tạo ra thế giới và trông nôm các hoạt động của con người. Trong số các vị thần này, chúng ta có thể kể đến Bok Kơi Dơi (Đấng tạo hóa của Nam), Iă Kon Keh (Đấng tạo hóa của Nữ), Bok Glaih (Thần sấm chớp), Iang Xơri (Thần lúa), Iang Dak (Thủy thần) vân vân … Đối với các thần cấp dưới, hầu hết các  thần tài nầy là thần tài động vật, cây cối hoặc đồ vật bao gồm có Bok Kla (Hổ), Roih (Voi), Kit drok (con cóc), Iang Long (cây cối), Iang Xatok (chum) vân vân …     

Đối mặt với tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan này, các nhà truyền giáo Công giáo gặp rất nhiều khó khăn với sứ mệnh cải đạo người Bahnar theo Cơ đốc giáo. Họ buộc phải làm sai lệch ngay cả truyền thuyết của họ để xác  thực cho kinh thánh. Người Bahnar theo Cơ đốc giáo đã gắn bó với niềm tin vật linh của họ đến nỗi họ đã đồng hóa Cơ đốc giáo bằng thế nào cũng được qua nhiều năm.

Đối với người Bahnar, chết không phải là kết thúc cuộc sống này mà là sự khởi đầu của  một cuộc sống khác trong tương lai. Linh hồn mà người Bahnar gọi là pôngơl, sẽ trở thành một vong  linh hay hồn ma (hoặc atâu theo tiếng bahnar) và trở về với tổ tiên trong thế giới thần linh (dêh atâu). Người Bahnar tin rằng con người bao gồm thể xác (akao) và linh hồn. Sự sống chỉ có thể có được nhờ linh hồn chứ không phải nhờ thể xác. Nhưng linh hồn không thể thấy được đối với con người. Chỉ  có pháp sư mới có thể xem thấy dưới dạng  một con nhện, con dế hay con châu chấu. Mỗi con người đều có ba linh hồn: một linh hồn chính (pơngơl xok ueh) phải gắn trên đỉnh đầu và hai linh hồn bổ sung (pơngơl kơpal kolpơngơl hadang), một cái nằm trên trán và một cái nằm trong cơ thể. Trong trường hợp linh hồn chính tạo  hơi thở cần thiết cho con người mà  rời bỏ khỏi cơ thể vì một lý do nào đó không rõ và không trở lại, con người sẽ bị bệnh và sẽ chết. Các linh hồn bổ trợ  chỉ tạm thời thay thế linh hồn chính.  Chính nó thay đổi thành vong linh sang ở thế giới thần linh. Nó cần thức ăn, quần áo và cả một ngôi nhà để che mưa chống nắng. Đây là quan niệm của thuyết duy linh cho rằng những người đã khuất vẫn tiếp tục có những nhu cầu tương tự ở thế giới bên kia. Đây cũng là lý do tại sao trong lễ tang của người đã khuất, gia đình  hay dựng một cái chòi trên mộ người chết: đó là nhà của vong linh (h’nam atâu, bang atâu). Đối với người Bahnar, vong linh tiếp tục sống trong túp lều này và đi lang thang xung quanh nghĩa trang. Còn nhận được một phần thịt lợn và gà thường xuyên hàng tháng từ gia đình của mình. Thời gian bảo trì lăng mộ này có thể kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm. Nó liên quan đến tình hình tài chính của gia đình người đã khuất. Nó kết thúc bằng một nghi lễ  thường gọi là  lễ bỏ mả mà mục đích là để cho vong linh được gia nhập thế giới  thần linh (đêh atâu) một cách dứt khoát  và cắt đứt mọi ràng buộc của người đã khuất với các người sống. Vì vậy, vong linh này trở thành “thần ông hoặc thần bà” (atâu bok ja). Khác với người dân Việt, người Nùng, người Mường, người Bahnar không thờ cúng tổ tiên.

Nghi lễ này diễn ra mỗi năm một lần và thường bắt đầu vào cuối mùa mưa. Người ta thường chọn khoảng thời gian khi có trăng tròn. Lễ này  được xem như là  một tang lễ  phụ. Nó được chuẩn bị rất tĩ mĩ  và vui vẻ. Nó được chọn vào một ngày tốt lành bởi tất cả những người đứng đầu của các gia đình có tang lễ  cùng sự tham khảo ý kiến ​​của các già làng và nó thường kéo dài ba ngày ba đêm. Có ba giai đoạn thiết yếu trong nghi lễ này: nghi thức xây dựng, từ bỏ và phóng sinh. Mỗi giai đoạn được tương ứng với một ngày trọn vẹn. Trong giai đoạn đầu, túp lều che mộ được dỡ bỏ và xây dựng lại tại vị trí của nó, một nhà tang lễ bằng vật liệu xây dựng (tre, gỗ, cỏ tranh) được thu thập từ nhiều tuần. Ngày đầu tiên xây dựng được người Bahnar gọi là « dong boxàt« . Công việc xây dựng nầy luôn đi kèm với vũ điệu và âm nhạc trong niềm hân hoan khó tả. 

Giai đoạn thứ hai, nghi lễ luôn bắt đầu vào chiều tối. Đây là bước bỏ mồ mả. Đối với người Bahnar, đó là nar tuk (hay ngày bị bỏ rơi). Bắt đầu làm lễ cúng rượu và thịt cho người đã khuất trong nhà tang lễ. Sau đó, người đứng đầu gia đình bắt đầu cầu nguyện và làm lễ khi những người thân yêu của ông ta có thể vào nhà tang lễ và than thở lần cuối trước sự ra đi vội vàng của người đã khuất. Sau khi nghi thức hoàn thành, gia đình người quá cố phải đi vòng quanh nhà tang lễ bảy vòng ngược chiều kim đồng hồ. Trong các vòng này, gia đình được đi cùng với những người đàn ông mang trên vai một ngôi nhà thu nhỏ (hoặc ngôi nhà của vong linh) và những bức tượng nhỏ bằng gỗ có kích thước khác nhau và được kích hoạt bằng một bộ dây nhầm mô phỏng lại mọi hoạt động của con người: giã gạo, dệt vải vân vân … Ngay cả  bức tượng nhỏ giao hợp  cũng không được vắng mặt. Người Bahnar cho rằng việc trang trí những bức tượng nhỏ này trước cửa nhà của vong linh chỉ nhằm mục đích giải trí nhưng một số nhà dân tộc học cho rằng chắc chắn có ý nghĩa khác so với  các phong tục của các dân tộc khác trong vùng (như phong tục của dân tộc Bataks ở Bắc Sumatra).  Cuộc diễu hành được đi kèm cùng với điệu múa của các phụ nữ theo nhịp cồng chiêng đánh bỡi những người đàn ông mặc quần áo đẹp và mỗi người mang trên tóc một chiếc lông vũ. Là đỉnh cao của nghi lễ, cuộc diễu hành này nhằm đưa vong linh của người đã khuất vào thế giới thần linh.

Đọc tiếp theo ( Phần nhì)

 

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.