English version
Khi nhắc đến tên Hồ Xuân Hương thì làm khơi dậy ở mỗi chúng ta không chỉ sự ngưỡng mộ nồng nhiệt mà còn có sự ngẫm nghĩ đến một thời kỳ mà Nho giáo tiếp tục làm cạn kiệt mọi động lực sống còn của một xã hội khép kính và các sĩ phu, cội nguồn của uy tín xã hội vẫn còn là đặc quyền của nam giới trong các cuộc thi tuyển quan lại được kéo dài ba năm. Trước khi tên của bà được nổi bật trong lịch sử văn học chính thức do Viện Văn học Việt Nam công nhận vào năm 1980, Hồ Xuân Hương trong quá khứ đã là một đề tài tranh cãi không hồi kết cuộc giữa những người nhìn thấy ở nơi người phụ nữ tuyệt vời nầy dám nói không hổ thẹn đến quyền tình dục và tình yêu xác thịt ở thời kỳ phong kiến và những người khác cho rằng thơ của bà quá chú trọng đến việc tôn vinh bản năng tình dục nên gây ra sự thất vọng cho văn học Việt Nam và đây cũng là một sự tổn thương và một vết nhơ đến cho người phụ nữ gương mẫu Việt Nam.
Phải công nhận rằng Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ đi trước thời đại, một người phụ nữ biết dùng trí thông minh của mình để tố cáo những thói đạo đức giả và những điều phi lý ở thời điểm mà xã hội bị cai trị bởi đạo đức Nho giáo bất di bất dịch, một người phụ nữ dám vươn mình lên chống lại những điều cấm kỵ để giải phóng người phụ nữ luôn cả thể xác lẫn đạo đức. Bà thích đối mặt và đánh bại những người người đàn ông có học bằng vũ khí riêng tư của họ. Bà đã thành công thoát khỏi các niêm luật chặt chẽ, tránh được sự kiểm duyệt chính thức với kỹ năng khác thường của mình qua những lời thơ nói bóng gíó và phép ẩn dụ. Có thể nói thơ của bà có « thanh thanh tục tục ». Bà còn được nhà thơ Xuân Diệu cho bà với danh hiệu là « Bà chúa thơ nôm ».
Thiếu nữ ngủ ngày
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc lỏng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Ðôi gò Bông đảo sương còn ngậm
Môt lạch đào nguyên suối chưa thông
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Ði thì cũng dở ở không xong.
Hang Cắc Cớ
Trời đất sinh ra đá một chòm
Nứt ra đôi mảnh hỏm hòm hom
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn
Luồng gió thông reo vỗ phập phồng
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm
Con đường vô ngạn tối om om
Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc
Khéo hớ hênh ra lắm kè dòm
Trích từ quyển sách mang tên « Các con cò trên sông » của giáo sư Lê Thành Khôi.
Vịnh cái quạt
Mười bảy hay là mười tám đây
họ ta yêu dâ’u chẩng rời tay
Mỏng dày chừng ấy, chành ba góc
Rộng hẹp dường nào, cắm một cây.
Càng nóng bao nhiêu thời càng mát
Yêu đêm không phỉ lại yêu ngày
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu vua yêu một cái nầy.
Để nói về những điều thô thiển nhất ở trong xã hội, đặc biệt là có tính cách khêu gợi, bà hay thường nhờ đến sự miêu tả tự nhiên các phong cảnh và những đồ vật quen thuộc. Quả mít, cái bánh trôi nước, cái quạt, hang Cắc Cớ, dệt đêm, thiếu nữ ngủ gật giữa ban ngày là những bài thơ nổi tiếng nhất của bà và minh chứng tài năng và thiên phú mà bà đã có trong việc biết cách tạo nhịp điệu so với nhịp điệu của các bài ca dao (ca dao) và sử dụng vốn từ ngữ dung dị đáng ngạc nhiên trong thơ. Một bản thảo chữ nôm của thư viện Khoa học ghi nhận năm 1912 chỉ có 23 bài thơ, nhưng chúng ta lưu ý rằng số lượng bài thơ của Hồ Xuân Hương càng tăng dần theo thời gian. Đây là lý do dẫn đến có một câu hỏi trong quá khứ về sự hiện hữu của bà. Ít ai biết rõ thật sự vê Hồ Xuân Hương. Cuộc đời của bà được mang nhiều giai thoại phóng túng và phong tình.
Tương truyền Hồ Xuân Hương quê ở làng Quỳnh Ðôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, cha là Hồ Phi Ðiền xuất thân trong một gia đình khoa bảng, họ Hồ (Hồ Phi). Theo nhà nghiên cứu người Pháp Maurice Durand, bà không được thiên nhiên ưu ái cho lắm trên bình diện vật chất, ông chỉ dựa vào hai câu thơ của Hồ Xuân Hương khi bà miêu tà quả mít:
Thân em như quả mít trên cây,
Da nó sù sì, múi nó dày
Sự suy đoán nầy có vẻ không thuyết phục chi cho mấy vì bà tuy không xinh đẹp nhưng lại rất có duyên cho nên bà đã hai lần kết hôn rồi sau đó góa phụ. Bà còn có nhiều danh kĩ nổi tiếng như Chiêu Hồ (Phạm Ðình Hồ). Vì có lối làm thơ phóng túng, mĩa mai và châm chọc, một số người coi bà như một kẻ mê tình dục, một thiên tài về sắc dục. Đây là trường hợp của nhà văn Nguyễn văn Hạnh và nhà nghiên cứu người Pháp Maurice Durand trong quyển sách có tựa là « Công trình của thi sĩ Hồ Xuân Hương » của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp, Adrien Maisonneuve, Paris 1968. Tuy nhiên cũng có những người khác không ngần ngại lên tiếng bênh vực bà bởi nhận thấy bà không chỉ một nhà nữ quyền sơ khai mà còn là một phụ nữ có đủ can đảm để sống và thách thức một xã hội của những người lạc hậu. Đây là trường hợp của nhà văn Nguyễn Đức Bình trên nguyệt san Văn nghệ số 62.
Dệt cửi
Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau
Con cò mấp máy suốt đêm thâu
Hai chân đạp xuô’ng năng năng nhắc
Mô.t suốt đâm ngang thích thiích nhau
Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả
Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau
Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ
Chờ đến ba thu mới dãi màu
Nếu Hồ Xuân Hương là bông hồng có gai, một tiếng nói đơn độc gần như độc nhất vô nhị trong văn học Việt Nam, thì bà vẫn đủ dũng khí và táo bạo, còn dám ném đá và gieo rắc rối ren vào cái vũng nước đọng tồi tệ mà xã hội Việt Nam đã lâm vào cuối thế kỷ 18. Không giống như các học giả lớn khác thích tìm kiếm sự cô độc để đắm mình trong việc chiêm ngưỡng thiên nhiên và suy ngẫm trong men rượu, Hồ Xuân Hương thích chiến đấu một mình ở thời đại của mình bằng cách sử dụng lối viết những bài thơ để nói lên nỗi căm hờn của một người phụ nữ phẫn nộ và cương quyết trước sự bất công của xã hội Việt Nam. Bà rất xứng đáng với sự tôn vinh mà nhà văn hào Mỹ Henry Miller dành tặng hai thế kỷ sau đó cho một nữ văn hào thế kỷ 20 Erica Jong trong lời tựa của của quyển sách mang tựa đề « Complexe d’Icare » của nhà xuất bản Robert Laffont vào năm 1976:
Bà ấy viết như một người đàn ông. Tuy nhiên, bà ấy là một phụ nữ 100%. Về nhiều mặt, bà ấy bộc trực và thẳng thắn hơn nhiều các tác giả của nam giới.