Les Bahnar (Dân tộc Bà Na): 2ème partie (version vietnamienne)

peuple_bana1

Version française

Giai đoạn cuối tương ứng với ngày cuối cùng. Đây không chỉ là ngày giải thoát cho người góa chồng hay góa vợ mà còn là ngày rửa nồi và dọn dẹp (xlah go). Một bữa ăn cơm chung được tổ chức để vinh danh các vị khách tại nhà của chủ nhân hoặc ở nhà rông. Sau đó, có được một nghi thức rảy nước lên người góa phụ hay góa vợ và cha mẹ của những người đã khuất bởi mỗi quan khách được mời. Sự kiện này chính thức hóa việc cắt đứt mối liên hệ cuối cùng giữa người sống và người đã khuất. Vì vậy, người vợ góa chồng (hoặc góa vợ) được phép tái hôn. Nhà tang lễ bây giờ là một cái nhà xác không còn linh hồn. Nó sẽ phân hủy tự nhiên theo năm tháng.

Nhưng nó vẫn  còn được sự lưu ý đến ở phương diện nghệ thuật và văn hóa vì hàng rào bao xung quanh có một đặc điểm độc đáo với các tác phẩm điêu khắc động vật và chim. Dưới mái nhà tranh nhỏ, người ta có thể nhìn thấy vũ khí, quần áo, thức ăn được cúng cho vong linh người đã khuất. Một số nhà tang lễ được rào quanh bởi các tác phẩm điêu khắc liên quan đến khả năng sinh sản hoặc tái sinh: đàn ông và phụ nữ giao cấu, đàn ông và phụ nữ thể hiện bộ phận sinh dục không cân xứng của họ, hình người trong tư thế bào thai vân vân… Những bức tượng thô thiển này không phải là các con người mà là một loài khỉ rất xấu xí trong thế giới thần linh nơi mà mọi thứ đều đảo ngược lại  với  thế giới của người sống. Cây cột của nhà tang lễ khó mà không thấy được vì nó được chạm khắc và trang trí toàn bộ thân cây.

Đối với người Bahnar, linh hồn của người đã khuất tiếp tục sống như một người có linh hồn trong thế giới thần linh. Nơi nầy có tổ chức tương tự như thế giới của người sống. Người cai trị ở đây bất tử và là một phụ nữ có tên là Brôu. Thế giới  thần linh (hay mang lung)  không thể nhìn thấy được đối với người sống vì nó được  ở bên trong hang động, trong rừng sâu hoặc ở một vùng biển rất xa xôi. Các linh hồn sống ở nơi nầy  thường sống thành nhóm ở các ngôi làng. Họ đảm nhận mọi hoạt động của con người. Họ biết hạnh phúc và đau khổ như con người sống và họ cũng sẽ chết như họ. Mặt khác, họ làm việc về đêm và ngủ ban ngày. Tương tự như vậy, họ sử dụng một ngôn ngữ đối lập với ngôn ngữ của người sống: « xấu xí » có nghĩa là « đẹp », « cùn » có nghĩa là « bén » vân vân… Mang Lung trông giống như thế giới của chúng ta, nhưng nó hoàn toàn ngược lại. Khi trời tối là ban ngày ở Mang lung. Những ngôi nhà ở đó có nhà sàn hướng lên trên và mái nhà hướng xuống dưới. Tuổi thọ của một linh hồn ở đây cũng bị giới hạn bởi vì nó cũng kết thúc bằng cái chết. Sau đó, linh hồn biến thành sau bốn mươi hoặc năm mươi năm, một giọt sương (dak ngop) tan vào đất. Đây là một vòng đời khép kín được kết thúc: đất- con người- linh hồn – đất. Chỉ có thần linh tối cao (Bia Brôu), người có công trông coi việc sinh nở của những sinh vật mới bằng cách tạo hình những đứa trẻ với đất và đưa chúng vào tử cung của những phụ nữ mang thai.

Đối với người Bahnar, một vòng đời gồm có hai lần tồn tại: một lần sống với thế giới  người sống và một lần với thế giới thần linh.

Nói đến kiểu tóc của người Bahnar, chúng ta thấy nam giới thường tiếp xúc với người Kinh và người nước ngoài nên  việc cắt tóc ngày càng nhiều. Thông thường, người đàn ông Bahnar quấn trên đầu một chiếc khăn xếp bằng vải và kéo qua búi tóc. Ngược lại, người phụ nữ không đội khăn xếp mà thay bằng dây hoặc băng đô hạt thủy tinh. Đó là hành động tuyên bố tình yêu khi một cô gái cởi bỏ khăn xếp của một chàng trai trẻ ở nơi công cộng hoặc khi một người đàn ông đưa cho phụ nữ hoặc cô con gái thuốc lá hoặc điếu thuốc lào của chàng  ta. Cuộc sống của người Bahnar được điều chỉnh theo chu kỳ truyền thống hàng năm với mười tháng để sản xuất nông nghiệp và hai tháng dành cho lễ hội và các hoạt động khác nhau trong làng: cưới xin, sửa nhà, may quần áo … Trong xã hội truyền thống của họ, khái niệm tiền không có ý nghĩa quan trọng. Những sản phẩm có giá trị của họ như chiêng, ché, trâu, voi, ngựa được dùng làm hàng trao đổi trong quá khứ. Sự giàu có của họ được đo bằng số lượng chiêng, ché, nô lệ được tìm thấy trong mỗi gia đình. 

Người Bahnar dùng gạo làm thức ăn cơ bản. Gạo được nấu hầm hoặc hấp. Cho gạo và nước vào một cây tre lớn rồi treo trên bếp lửa. Bằng cách đốt cháy cây tre chứa thì sẽ nấu chín cơm. Họ dùng gạo nếp để làm thức nước uống lên men (hoặc rượu gạo) (tiếng Việt gọi là rượu cần). Họ hút chất lỏng này qua các cây tre thon dài. Họ thêm nước vào khi mức chất lỏng giảm xuống. Như vậy thức uống nầy ngày càng ít có đặc hơn với sự bổ sung. Người Bahnar ở cả hai giới thường xỏ khuyên tai để đeo chứ không kéo dài ra để đeo vòng bản lớn như các dân tộc khác ở trong vùng. Khoảng mười bốn hoặc mười lăm tuổi, chúng được làm phẳng răng. Tục phẳng răng này đã giảm dần trong những năm qua. Tuy nhiên, xăm mình không được sử dụng. Đối với các đứa con trai, đến tuổi bắt đầu giúp cha làm ruộng thì phải ngủ lại ở nhà rông vì ở đây các em được giáo dục, huấn luyện và sử dụng vũ khí do các già làng đảm nhiệm trong việc học làm người. Chúng chỉ có thể về nhà ăn cơm hoặc được điều trị trong trường hợp ốm đau.  Với người Bahnar, chúng ta nhận  thấy rằng vợ chồng không tuân theo chế độ phụ hệ cũng như mẫu hệ. Đó là một vấn đề thuận tiện liên quan đến quyết định của hai vợ chồng. Mặt khác, giữa hai vợ chồng có sự phân công lao động: chồng lo việc làng, vợ lo việc nhà. Với người Bahnar, bạn có thể tự do chọn vợ hoặc chồng. Hôn nhân có thể được cử hành khi mỗi người (vợ cũng chồng) đáp ứng các điều kiện sau đây: 

1 °) Họ phải đủ tuổi làm ruộng (15 đến 16 tuổi). Đây là điều kiện tiên quyết để nuôi sống gia đình họ vì không ai sẵn sàng hỗ trợ kể cả cha mẹ họ.

2 °) Bắt buộc phải ký hợp đồng hôn nhân đầu tiên đối với một cô gái trẻ ngay cả khi cô ấy đã vượt quá ngưỡng ba mươi tuổi. Mặt khác, cô ấy có thể kết hôn với tư cách là một người vợ chính hoặc một người vợ thứ. Nhưng đối với một người góa bụa, một người độc thân hoặc một người đã ly hôn thì không thể ký kết hôn nhân loại hạng hai.

3 °) Không có liên hệ bà con giữa những người trở thành vợ chồng. Đây là trường hợp mà sự đồng ý của cha mẹ sẽ bị từ chối khi có sư liên hệ. Nói chung, mục đích của sự tham gia của cha mẹ nhầm để đảm bảo và  tôn trọng các  nguyên tắc truyền thống.

Đọc tiếp phần chót 


dantoc_bana1

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.