Làng Việt Nam (Village vietnamien)

Portail du village

Version française

Version anglaise

Làng (), từ nầy  nó dùng để chỉ  một đơn vị cư trú mà nó còn là  một hình thức tổ chức xã hội quan trọng ở nông thôn Việt Nam. Nó được thành hình từ những người trong gia tộc cùng huyết thống hoặc đến từ cộng đồng cư dân cùng làm một nghề chung. Từ thưở ban đầu, Việt Nam là môt nước nông nghiệp nên lúc nào cũng chịu nhiều  ảnh hưởng thiên nhiên. Lũ lụt hay thường có  không ai tránh khỏi nên cần có nỗ lực chung của cộng đồng mới có thể có  kết quả hữu hiệu. Bởi vậy mới có câu tục ngữ nầy nói lên tình láng giềng đôi khi còn quí trọng hơn tình anh em xa. (Bán anh em xa mua láng giềng gần).  Còn  đến mùa gặt lúa thì cần có nhân lực, cần có sự trợ giúp của cộng đồng. Vì thế làng cần có tổ chức chặt chẽ nên có những đặc thù riêng,  có sự  gần gũi và  gắn bó với nhau giữa  cư dân  làng hơn. Bao giờ cũng thường nghe gọi một câu «  Ối làng nước ơi » một khi phụ nữ bực tức phẫn nộ chi đó ở nông thôn miền Bắc. Luôn luôn nhớ đến làng trước khi nhắc đến nước.

Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm, không  phải có sự ngẫu nhiên trùng hợp trong tiếng nước ta lại có khái niệm « làng nước »[ibid 238]  còn « nhà nước » chỉ là  sự chuyển  đổi tóm tắt của khái niệm Trung Hoa « quốc gia » hay « nhà nước ». Có nói đến gia đình từ khi đạo Khổng du nhập vào xứ ta. Ta cũng thường nghe nói đến các tổ hợp từ đình làng, ao làng, giếng làng, hương ước làng vân vân. Đây cũng là những nét đặc tính làng ta đều có cả. Uy quyền của vua tuy lớn nhưng quá ở xa nên không có hiệu lực bằng  tục lệ làng nên mới có câu tục ngữ  nầy: Phép vua thua lệ làng hay là  Áo cứ tràng, làng cứ xã  để khẳng đinh vai trò chính yếu của làng, chỗ nương tựa cần thiết trong việc giải quyết mọi việc hằng ngày  tuy ảnh hưởng nó nhỏ và lấy nó làm căn cứ như  vạt áo khi cắt may trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Làng ̣được xem có tính tự trị, khép kín, độc lập, là một vương quốc nhỏ trong vương quốc lớn nên mới có câu « Hương đảng (), tiểu triều đình ». Chính vì có tính tự  trị nên lúc đầu có những qui ước miệng sơ sài nhưng về sau trở thành hương ước đôi khi còn nặng nề  và đối lập với  luật của triều đình. Vì thế nhà nước phong kiến hạn chế lại việc lập tư ước với đạo dụ của vua Lê Thánh Tôn. Luật nhà nước đối với làng  như nước đổ lá khoai theo lời trích dẫn của  nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến [ibid 33]. Tục lệ  hay hương ước được chép thành văn bản và được khắc trên bia và được phổ  biến rộng rải từ thế kỷ 17. Có nhiều tục lệ lạ thường trớ trêu như thách cưới bằng bánh giầy. Làng có bao nhiêu gia đình thì bên đàn trai phải biếu bao nhiêu cái bánh. Còn có tục lệ gái đi lấy chồng thiên hạ để bắt cheo có nghĩa là muốn cưới vợ phải nộp cho làng gạch đế lát đường. Có nhiều tục lệ bám con người từ lúc trẻ cho đến khi qua đời khiến làm người nghèo càng nghèo thêm khiến đôi khi nhân phẩm của họ bị chà đạp nên phải bỏ làng mà đi như ở làng Chèm. Ngay nay với những qui định của nhà  nước và sự hiểu biết  của người dân trong xã hội tân tiến nên tục lệ trong làng cũng được rút gọn để  phù hợp với nguyện vọng của  cư dân ở trong làng.

Làng có một tổ chức độc đáo gọi là « giáp » chỉ dành cho nam giới và có đặc tính là cha truyền con nối.Trong  tổ chức nội bộ, có ba giai cấp : tì ấu (đến 18 tuổi), đinh tráng  và lão (từ 60 tuổi trở lên). Khi đứa trẻ mới sinh, người cha có nhiệm vụ thông báo với giáp và xin gíáp thừa nhận cháu bé vào cấp tì ấu với một quà nhỏ. Đến lúc 18 tuổi, có một buổi lễ công nhận đứa bé được đổi cấp, sang thành hội viên chính thức của cấp đinh tráng. Còn công việc làm cho làng, ai cũng như nhau và hưởng tất cả quyện lợi của cấp nầy cũng như có  miếng đất của công xã để trồng trọt và  một phần lợi tức thu hoạt phải đóng cho làng xã. Còn một khi sang cấp lão thì có một danh dự không nhỏ, được xem là người nhiều kinh nghiệm và được ngồi ngang hàng  vớc các bậc tú tài, cử nhân và tiến sĩ của triều đình. Bởi vậy mới có câu tục ngữ như sau: Triều đình trọng tước, hương đảng trọng xỉ (xỉ là răng  tức là những nguời lớn tuổi trong làng  bị mất răng) nhưng ngược lại  mất đi quyền hưởng thụ đất ai của làng, không còn làm những việc nhọc nhằn  mà làng giao phó. Chỉ có những người chính cư hay nội tịch mới có quyền vào tổ chức nầy chớ  những người ngụ cư hay ngoại tịch thì không có quyền, chỉ làm những nghề thấp kém.

Đây cũng  là ví dụ điển hình của sự phân biệt  đối xử dưới thời phong kiến trong làng.Theo nhà khảo cứu Trần Ngọc Thêm, đây là một  phương tiện để đảm bảo sự ổn định của các làng mạc.[ Trần Ngọc Thêm , ibid 248]. Cụ thể sự khác biệt được thấy rõ trong viêc cưới hỏi. Nếu cô dâu chú rể cùng chung  làng thì tiền cheo đóng cho làng rất tối thiểu và tượng trưng  (cheo nội) còn không thi tiền cheo có thể gấp đôi hay gấp ba lần. Cư dân ở làng chia ra thành năm hạng: chức sắc, chức dịch, lão, đinh tráng và tì ấu.Những nguời thuộc  ba hạng trên được chọn cử vào Hội đồng kì mục để có nhiệm vụ quản trị làng qua các hương ước sau khi có sự đồng ý của các hội nghị và thảo luận chung. Việc thu thuế cũng được rỏ ràng.Thay vì có sổ thuế má cho mỗi cá nhân thì làng đây có tính cách cộng đồng và của một nhóm người nên chỉ  cần đặt mức thuế cho làng và làng tự lo liệu trong việc nầy. [ Trần Ngọc Thêm, ibid 253]

Chính nhờ có tính cộng đồng cùng các hương ước, tính tự trị của làng xã được thể hiện được  tính độc lập và  sự đa dạng về  các quyết định liên quan đến  đời sống xã hội và tâm linh của  dân làng. Ngoài các đặc trưng mà làng Việt nào cũng  có như cổng làng, đình, giếng nước, thành hoàng thì làng  lại còn được biết đến nhờ lễ hội mỗi năm. Thông thường lễ hội thường hay tổ chức ở cửa đền, đình hay miếu chớ ở chùa thì ít có lắm chỉ dành cho lễ Phật. Trong lễ hội, làng hay diễn lại sử tích hay hành vi đặc trưng nào của thành hoàng chính đó là tiết mục chính cho nghi lễ. Ngoài nét đặt thù của làng, làng còn là một thành lũy tự trị, độc lập và kép kính sau lũy tre xanh. Nó còn là « yếu tố cơ bản » trong việc  xây dựng » quốc gia. Bởi vậy nhà Đông Phương học Pháp Paul Mus mới nói rằng Việt Nam là xã hội làng mạc.

Village (), ce mot est utilisé pour désigner une unité résidentielle mais il est également une structure importante d’organisation sociale dans le Vietnam rural. Il est formé des gens issus  d’une même lignée ou d’une communauté de résidents  partageant un métier commun. Dès le début, le Vietnam est un pays agricole, il a donc toujours été influencé par les aléas de la nature. Les inondations sont fréquentes et  inévitables. Cela  nécessite évidemment un effort conjoint de la communauté pour obtenir des résultats efficaces. C’est pourquoi il existe un  proverbe rappelant  que l’amour  réservé aux gens vivant  à proximité est parfois plus précieux que celui donné aux frères et sœurs vivant trop lointain.  À l’approche de la saison de la récolte du riz, on a besoin de la main-d’œuvre et du soutien de la communauté. Le village doit donc être bien  organisé, afin qu’il ait ses propres caractéristiques et qu’il y ait plus de cohésion et d’attachement entre les villageois. Il est courant d’entendre la phrase « Oh village-pays » lorsque la femme est  en colère ou contrariée par quelque chose dans la campagne du Nord. Elle pense tout de suite à son village avant de mentionner son pays.

Selon le chercheur Trần Ngọc Thêm, ce n’est pas par hasard que dans notre langue il y a la notion  « village-pays » [ibid 238] tandis que  «nhà nước » n’est qu’une transposition  sommaire de la notion chinoise  « quốc gia » . On parle de la famille depuis l’introduction du confucianisme dans notre pays. On entend aussi souvent parler de la combinaison  des mots   « maison communale -village »,  « étang- village », « puits -village », « règlements internes-village » etc. Ce sont aussi les caractéristiques que possède notre village. L’autorité du roi, bien que elle soit  grande, est trop éloignée pour être aussi efficace que les coutumes du village. C’est pourquoi il y un  proverbe: L’autorité du roi cède devant les coutumes du village ou « La tunique  suit son corps, le village la commune » pour affirmer le rôle important du village et le soutien nécessaire dans la résolution de toutes les difficultés quotidiennes. Malgré que  son influence soit faible dans la vie matérielle et spirituelle du peuple mais il est  utilisé comme le point de repère  dans   la coupe et  la couture d’une tunique.

Le village est toujours considéré comme autonome, fermé et indépendant. C’est  un petit royaume dans un grand royaume. C’est pourquoi on dit « Hương đảng (鄉黨), petite cour« . En raison de son autonomie, il n’existe au début que des accords oraux simples mais ils deviennent plus tard des règlements internes  parfois trop lourds et contraires aux lois de la cour impériale.  C’est pourquoi l’état féodal a restreint l’établissement des règlements privés par l’édit du roi Lê  Thánh Tôn. La loi de l’État pour le village est considérée  comme l’eau versée glissant  sur le dos d’une feuille (inefficace) , selon la  citation de l’écrivain Nguyen Ngoc Tien [ibid 33]. Les coutumes ou les règlements internes étaient  consignés et gravés sur des stèles et furent largement diffusés à partir du XVIIème  siècle.

Il existe de nombreuses coutumes étranges et ironiques, comme la dot de gâteaux de riz. En fonction du nombre de familles dans le village,  le marié doit donner autant de gâteaux de riz. Il existe également une coutume selon laquelle si une fille veut épouser quelqu’un venant de l’extérieur, elle doit offrir au  village des briques pour  paver la route. Il existe de nombreuses coutumes qui suivent les gens depuis l’enfance jusqu’à la mort, ce qui appauvrit encore les pauvres,  piétine parfois leur dignité et  les force à quitter le village comme dans le village de Chem. De nos jours, avec les réglementations de l’État et la compréhension des gens dans la société moderne, les coutumes villageoises sont également moins contraignantes  pour répondre aux souhaits des villageois.

Le village possède une organisation unique appelée « giáp » qui est réservée uniquement aux hommes et qui a un caractère héréditaire. Dans l’organisation interne, il existe trois classes: les benjamins (jusqu’à 18 ans), les hommes d’âge moyen et les hommes âgés (60 ans et plus). À la naissance de l’enfant, le père a le devoir d’informer le « giáp »  et de lui demander d’inscrire  l’enfant  à la première classe avec un petit cadeau. À l’âge de 18 ans, une cérémonie a lieu pour reconnaître le changement de classe de l’enfant. Il  devient ainsi un membre officiel de la classe  des « hommes forts et utiles ». En ce qui concerne le travail pour le village, tout le monde est égal et bénéficie de tous les avantages à ce niveau ainsi que la possession d’un lopin  de terre communale pour la culture. Une partie  des revenus lors de la récolte doit être versée au village. Une fois entré dans la dernière classe, on a le  grand honneur d’être considéré comme une personne expérimentée et on a le droit de s’asseoir au même niveau que  les bacheliers, les licenciés et les docteurs de la cour royale. C’est pourquoi il existe un proverbe : La cour royale honore les grades, le village les personnes âgées (ce sont les personnes âgées du village ayant perdu leurs dents) mais en contrepartie, elles perdent le droit de jouir des terres communales du village et ne peuvent plus faire le dur travail assigné par le village. Seuls les natifs et les résidents ont le droit d’entrer dans cette organisation, tandis que les immigrants ou les étrangers n’ont pas ce droit et ne peuvent occuper que des emplois subalternes.

C’est aussi l’exemple typique de  la discrimination féodale dans le village. Selon le chercheur Trần Ngọc Thêm, il s’agit d’un moyen d’assurer la stabilité des villages. [Trần Ngôc Thêm, ibid 248]. Cette discrimination  est particulièrement visible dans le mariage. Si les mariés sont du même village, la dot du mariage  « cheo » versée au village est minime et symbolique (cheo nội), sinon la somme  d’argent (cheo) peut être doublée  ou triplée.

Les habitants du village sont divisés en cinq classes : les dignitaires diplômés (Chức sắc), les dignitaires administrateurs (Chức dịch), les anciens (lão), les actifs et les benjamins. Les gens  des trois  premières classes ci-dessus sont élus au conseil des notables  ayant la mission d’administrer le village par le biais des règlements internes  après avoir reçu l’approbation unanime lors des réunions  et des discussions générales. La collecte des impôts est également claire.   Au lieu d’avoir un livre d’impôts pour chaque individu, il suffit donc de fixer un taux d’impôt pour le village car il a le caractère communautaire et il appartient   à un groupe de personnes.  Il doit  s’en charger lui-même. [Trần Ngọc Thêm, ibid 253]

Grâce au caractère communautaire et aux règlements internes, l’autonomie du village s’exprime dans son indépendance et sa diversité dans les décisions liées à la vie sociale et spirituelle des villageois. En plus les caractéristiques possédées par  chaque village vietnamien, telles que le portail, la maison commune, le puits et le génie tutélaire, il est également connu pour son festival annuel.

Les festivals ont généralement lieu à l’entrée des temples, des maisons communales ou des sanctuaires, mais rarement dans les pagodes réservées  uniquement pour vénérer Bouddha. Durant le festival, le village reconstitue souvent des événements historiques ou des actions typiques du génie tutélaire, ce qui constitue le numéro principal du rituel.

Outre ses caractéristiques uniques, le village est également une citadelle autonome, indépendante et fermée derrière la haie de bambous  à la végétation luxuriante. C’est aussi un « élément fondamental » dans la formation de la  nation.

C’est pourquoi l’orientaliste français Paul Mus a l’occasion de dire que

le Vietnam est une société des villages.

Village (廊), this word is used to refer to a residential unit but it is also an important structure of social organization in rural Vietnam. It is formed by people from the same lineage or a community of residents sharing a common occupation. From the beginning, Vietnam has been an agricultural country, so it has always been influenced by the vagaries of nature. Floods are frequent and inevitable. This obviously requires a joint effort from the community to achieve effective results.

This is why there is a proverb reminding us that love for a neighbor nearby is sometimes more precious than that given to brothers and sisters living too far away. As the rice harvest season approaches, the community’s workforce and support are needed. The village must therefore be well organized, so that it has its own characteristics and there is more cohesion and attachment among the villagers. It is common to hear the phrase « Oh village-country » when a woman is angry or upset about something in the northern countryside. She immediately thinks of her village before mentioning her country.

According to researcher Trần Ngọc Thêm, it is not by chance that in our language there is the notion « village-country » [ibid 238] while « nhà nước » is only a summary transposition of the Chinese notion « quốc gia ». We have been talking about the family since the introduction of Confucianism in our country. We also often hear about the combination of the words « communal house-village », « pond-village », « well-village », « internal regulations-village » etc. These are also the characteristics that our village has. The authority of the king, although it is great, is too distant to be as effective as the customs of the village. This is why there is a proverb: The authority of the king yields to the customs of the village or « The tunic follows its body, the village the commune » to affirm the important role of the village and the necessary support in solving all daily difficulties. Although its influence is weak in the material and spiritual life of the people, it is used as a reference point in the cutting and sewing of a tunic.

The village is always considered autonomous, closed and independent. It is a small kingdom within a large kingdom. That is why we say « Hương đảng (鄉黨), small court ». Due to its autonomy, at first there were only simple oral agreements but later they became internal regulations that were sometimes too cumbersome and contrary to the laws of the imperial court. That is why the feudal state restricted the establishment of private regulations by the edict of King Lê Thánh Tôn. The state law for the village is considered like poured water sliding down the back of a leaf (inefficiency), according to the quote from the writer Nguyen Ngoc Tien [ibid 33]. Customs or internal regulations were recorded and engraved on steles and were widely disseminated from the 17th century.

There are many strange and ironic customs, such as the rice cake dowry. Depending on the number of families in the village, the groom must offer that many rice cakes. There is also a custom that if a girl wants to marry someone from outside, she must offer the village bricks to pave the road. There are many customs that follow people from childhood until death, making the poor even poorer, sometimes trampling on their dignity, and forcing them to leave the village, as in Chem Village. Nowadays, with state regulations and people’s understanding of modern society, village customs are also less restrictive in meeting the villagers’ wishes.

The village has a unique organization called « giáp » which is reserved exclusively for men and is hereditary. Within the internal organization, there are three classes: the youngest (up to 18 years old), the middle-aged, and the elderly (60 years and older). Upon the birth of a child, the father is responsible for informing the « giáp » and asking him to enroll the child in the first class with a small gift. At the age of 18, a ceremony is held to recognize the child’s change of class. He thus becomes an official member of the « strong and useful men » class. Regarding work for the village, everyone is equal and enjoys all the benefits at that level, as well as the possession of a plot of communal land for cultivation. A portion of the harvest proceeds must be paid to the village. Once one reaches the last grade, one has the great honor of being considered an experienced person and is entitled to sit on the same level as the bachelors, licentiates, and doctors of the royal court. Therefore, there is a proverb: The royal court honors the ranks, the village the elderly (these are the elderly people of the village who have lost their teeth), but in return, they lose the right to enjoy the village’s communal land and can no longer do the hard work assigned by the village. Only natives and residents are entitled to join this organization, while immigrants or foreigners do not have this right and can only hold menial jobs.

This is also a typical example of feudal discrimination in the village. According to researcher Trần Ngọc Thêm, it is a way to ensure village stability. [Trần Ngôc Thêm, ibid 248]. This discrimination is particularly visible in marriage. If the bride and groom are from the same village, the marriage dowry « cheo » paid to the village is minimal and symbolic (cheo nội), otherwise the sum of money (cheo) can be doubled or tripled.

The villagers are divided into five classes: qualified dignitaries (Chức sắc), administrative dignitaries (Chức dịch), elders (lão), active members, and youngest members. The people in the first three classes above are elected to the council of notables whose mission is to administer the village through internal regulations after receiving unanimous approval at meetings and general discussions. Tax collection is also clear. Instead of having a tax book for each individual, it is sufficient to set a tax rate for the village because it has a community character and belongs to a group of people. It must take care of it itself. [Tran Ngoc Them, ibid 253].

Thanks to its community-based nature and internal regulations, the village’s autonomy is expressed in its independence and diversity in decisions related to the villagers’ social and spiritual lives. In addition to the characteristics that each Vietnamese village possesses, such as the village gate, the communal house, the well, and the guardian spirit, the village is also known for its annual festival. Festivals usually take place in temples, communal houses, or shrines, but rarely in pagodas reserved solely for worshipping Buddha. During the festival, the village often reenacts historical events or typical actions of the guardian spirit, which constitutes the ritual’s number one feature.

In addition to its unique characteristics, the village is also an autonomous citadel, independent and enclosed behind a hedge of green bamboo. It is also a « fundamental element » in the formation of the nation.

This is why the French orientalist Paul Mus has the opportunity to say that

Vietnam is a village society.

Tài liệu tham khào

Bibliography

Nguyễn Ngọc Tiến: Làng làng phố phố Hà Nội. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2024
Trần Ngọc Thêm: Recherche sur l’identité de la culture vietnamienne . Editions Thế Giới. 2008.
[10] Paul Mus: Sociologie d’une guerre. Editions Seuil 1952.

Le tatouage (Tập tục xăm minh)

Tục lệ xăm mình

Version française

English version

Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái, tục lệ  xăm mình có từ thời Hồng Bàng. Lúc đó dân ta thường sống trong nước để đánh cá hay bắt sò nên thường bị giống giao long làm hại bèn tâu với vua. Vua ta mới nói giống sơn man và giống thủy man có thù với nhau, thưòng  ghét nhau cho nên hại nhau đó. Nhờ lấy mực xăm vào mình theo hình Long Quân dạng thủy quái nên từ đó không bị hại. Tục xăm mình có từ lâu từ thời dân tộc ta thuộc  đại tộc Bách Việt và  còn cư trú ở vùng hạ và trung lưu  của sông Dương Tử, nơi có một loại cá sấu lớn  thích sống ở những khúc sông nước chảy chậm mà dân ta gọi là giao long. Ngày nay loại cá sấu nầy trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng. Tục xăm mình chỉ là một hình thức văn hóa tâm linh trong việc ghép cho vật tổ của họ, Tiên-Rồng với  quan niệm song trùng lưỡng hợp (hai thành một) của tộc Việt nên mới có việc vẽ hình Rồng trên người và đội mũ lông chim.(Con Rồng Cháu Tiên).

Tục xăm mình vẫn được duy trì dưới hai triều  đại nhà Lý và Trần. Dưới thời nhà Lý thì chỉ có qúi tộc mới có quyền vẽ hình rồng trên ngực và đùi. Đến đời nhà Trần, để  tỏ ra ý chí can đảm diệt quân Nguyên  với tinh thần bất khuất, dân ta không ngần ngại thích xăm  trên cánh tay hai chữ  Sát Thát  như Trần Quốc Toản dưới thời nhà Trần.  Tục lệ nhà Trần, khi lên ngôi  vua phải xăm hình rồng ở đùi để nhớ nguồn gốc của mình nhưng vua Trần Anh Tôn không thích nên tục lệ nầy  bị mất dần từ đó trong giới hoàng tộc. Xăm mình ngày nay ở  Việt Nam được giới trẻ  xem như là một phương pháp làm đẹp cơ thể theo sở thích  của mình và thể hiện được cá tính dù xã hội ngày nay đôi khi có cái nhìn không thân thiện nhất là còn ảnh hưởng đạo Khổng ít nhiều. Điều nầy cũng không  quan trọng chi cho mấy  trong cuộc sống hiện nay nhất là ta biết  ta,  sống cho ta và ta có quyền tự chủ  con người của ta. Với cái ý nghĩ nầy , hình xăm đã được dân chủ hóa phần lớn và đã trở thành một hiện tượng xã hội thực sự.

Selon le livre intitulé  « Sélection des contes étranges à Lingnan », le tatouage remonte à la période de la dynastie des Hồng Bàng. À cette époque, notre peuple vivait souvent dans l’eau pour pêcher ou attraper des palourdes. Ils étaient donc souvent attaqués par les alligators. Alors ils le signalaient au roi.  Ce dernier venait de leur dire que les gens des montagnes et ceux de l’eau étaient  hostiles les uns envers les autres, se détestaient souvent et se faisaient donc du mal. Grâce au tatouage effectué « en forme de monstre marin » avec de l’encre, ils n’étaient plus blessés depuis lors. Le tatouage exista depuis l’époque où notre peuple faisant partie de la  grande tribu « Cent Yue ( Bai Yue) » vivait encore dans les cours inférieur et moyen du fleuve Yang Tse.  Il y avait  un grand type de crocodile aimant  vivre dans les cours d’eau  à débit lent de ce fleuve. Notre peuple l’appelait souvent sous le nom Giao Long. Aujourd’hui cette espèce vivant dans ce fleuve est menacée d’extinction. Le tatouage n’est qu’une forme de culture spirituelle dans l’association du couple (Oiseau /Dragon)(Fée-Dragon)   à leur totem avec la notion de dualité (deux en un) des Proto-Viet. C’était pour cela qu’ils aimaient à se faire tatouer le dragon sur leur corps et porter le chapeau à plumes (Enfants du Dragon et Grands Enfants de l’Immortelle).

Cette coutume continuait à exister sous les deux dynasties des Lý et des Trần. Sous la dynastie des Lý, il n’y avait que les gens de la noblesse ayant le droit de  se faire tatouer le dragon au niveau de la poitrine et des cuisses.  Puis sous la dynastie des Trần, afin de montrer le courage de vaincre les Mongols avec l’esprit indomptable de résistance, les Vietnamiens n’hésitaient pas à se faire tatouer sur le bras deux mots « Sát Thát (Tuer les Mongols) comme le jeune général Trần Quốc Toản. Selon la tradition des Trần, une fois monté au trône, le roi devait  se faire tatouer sur les cuisses  le dragon pour rappeler son origine. Mais le roi Trần Anh Tôn n’appréciait pas cette coutume et refusait de le faire. Le tatouage disparut ainsi auprès de la noblesse.

Aujourd’hui, le tatouage est  considéré au Vietnam par les jeunes comme une méthode d’embellissement de leur corps selon la préférence et la possibilité d’exprimer leur personnalité  bien que la société ait parfois une vision défavorable car elle est encore influencée dans une certaine mesure par le confucianisme.  Ce n’est pas si important dans la vie d’aujourd’hui car on sait qu’on peut vivre pour soi-même et on a le droit de disposer librement de son corps. Avec cette idée, le tatouage réussit  à se démocratiser largement  et devient ainsi un phénomène de société.

 

According to the book entitled “Selection of Strange Tales in Lingnan”, the tattoo dates back to the period of the Hồng Bàng dynasty. Back then, our people often lived in the water to fish or catch clams. So they were often attacked by alligators. So they reported it to the king.  The king had just told them that the mountain people and the water people were hostile to each other, often hated each other and therefore did each other harm. Thanks to a tattoo in the shape of a “sea monster” with ink, they have not been hurt since. The tattoo has existed since the time when our people, part of the great “Cent Yue ( Bai Yue)” tribe, still lived in the lower and middle reaches of the Yang Tse River.

There was a large type of crocodile that liked to live in the slow-moving streams of this river. Our people often called it Giao Long. Today this species living in this river is threatened with extinction. Tattooing is only a form of spiritual culture in the association of the couple (Bird / Dragon) (Fairy-Dragon) to their totem with the notion of duality (two in one) of the Proto-Viet. That was why they liked to have the dragon tattooed on their body and wear the feathered hat (Children of the Dragon and Great Children of the Immortal).

This custom continued to exist under both the Lý and Trần dynasties. Under the Lý dynasty, only the nobility were allowed to have the dragon tattooed on their chest and thighs. Then under the Trần dynasty, in order to show the courage to defeat the Mongols with the indomitable spirit of resistance, the Vietnamese did not hesitate to have two words « Sát Thát (Kill the Mongols) » tattooed on their arms like the young general Trần Quốc Toản. According to Trần tradition, once ascended to the throne, the king had to have the dragon tattooed on his thighs to recall his origin. But King Trần Anh Tôn did not appreciate this custom and refused to do so. The tattoo thus disappeared among the nobility.

Today, tattooing is considered by young people in Vietnam as a method of beautifying their bodies according to their preferences and the possibility of expressing their personality, although society sometimes has an unfavorable view of it because it is still influenced to some extent by Confucianism. This is not so important in today’s life because we know that we can live for ourselves and we have the right to freely dispose of our bodies.

With this idea, tattooing has managed to become widely democratized and thus becomes a social phenomenon.

Tài liệu tham khảo:

Lĩnh Nam Chích Quái . Trần Thế Pháp. Nhà xuất bản Hồng Bàng.
Đai Việt Sử Ký Toàn Thư Toàn Bộ. Nhà xuất bản Thời Đại.
Văn Lang Dị Sử. Nguyễn Lang. Lá Bối.

Tại sao Việt Nam ta không bị đồng hóa?

Tại sao Việt Nam ta không bị đồng hóa?

Version française 

Rất hiếm có trong lịch sử loài người  một nước như Việt Nam chúng ta bị thống trị bởi người Hoa có một ngàn năm mà không bị đồng hóa. Làm thế nào một dân tộc chỉ có  mãnh đất « Đồng Bằng Bắc Bộ » không bị chinh phục bởi một đế chế rộng lớn  “Trung Quốc” cai quản một lãnh thổ  ngày nay tương đương  với Âu Châu?  Chúng ta cần tìm hiểu những lý lẽ  nào ông cha ta đã thành công trong việc thoát khỏi sự thống trị và dành lại độc lập chớ theo nhà Hán học Christine Nguyen Tri  [1], giảng viên của trường INALCO (Paris)  thì Trung Quốc là một ma trận kì ảo: nó thu hút các lãnh thổ xung quanh và cư dân. Những người nầy từ lúc bước vào ma trận thì vĩnh viễn ở mãi mãi trong đó. 

Dù có xâm chiếm  và cai trị được Trung Hoa một thời như các dân tộc hiếu chiến  Nữ Chân (nhà Liêu), Mông Cổ (nhà Nguyên) hay Mãn Châu (nhà Thanh) rồi cũng bị đồng hóa bởi người Hán.  Còn ta có gì  để thoát khỏi được sự Hán hóa nhất là dân tộc ta thường được xem kém cỏi về dân số chỉ vỏn vẹn một triệu người so với dân số thời vua Hán Vũ Đế (50 triệu) chưa kể nói đến lễ nghĩa còn phải học với sách vở của Khổng Phu Tử, còn  lại không biết cày cấy cần nhờ các  thái thú  Cửu Chân thời nhà Tây Hán Tích Quan (Si Kouang) và Nhâm Diên (Ren Yan) dạy dân khai khẩn ruộng đất, hàng năm cày trồng để  cho trăm họ no đủ trong  Hậu Hán Thư.  Thời đó những bộ tộc sống bên ngoài nền văn minh Trung Quốc như Yi, Rong, Di, Man thì được viết với bộ thủ của một con vật để nói lên sự khinh khi và miệt thị. Như vậy những dân tộc Nữ Chân, Mông Cổ hay Mãn Châu dù có sức mạnh lúc đó  để thống trị nước Trung Hoa nhưng văn hóa họ kém nên bị đồng hóa.

Còn ta không bị đồng hóa tức là phải có  một văn hóa  tương đương với nền văn hoá của họ. Điều nầy đã được rõ từ khi có  các cuộc nghiên cứu di truyền trong thời gian qua.  Với nghiên cứu của Huang et al. 2020 [2] thì cho thấy  người Việt cổ là hậu duệ của văn hóa Đồng Sơn  vì các mẫu di truyền cổ của văn hóa Đông Sơn là của người Việt hiện đại trùng lặp với nhau. Đây cũng là  một  văn hoá độc lập cuối cùng trước khi nước ta mất  quyền tự chủ và bị rơi vào thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc. Chính nó là văn hóa thừa kế  từ văn hóa Phùng Nguyên và các văn hóa ở  vùng hạ và trung lưu của  sông Dương Tử  (Lương Chử và Thạch Gia Hà) tức là văn hóa trồng lúa nước mà nhà khảo cổ Pháp Madeleine Colani khám phá ra được ở  làng Hoà Bình (Việt Nam) vào năm 1922 và cho nó với cái tên Hòa Bình. Văn hóa nầy cách ngày nay 15.000 năm, kéo dài cho đến 2.000 năm trước Công Nguyên ở Đông Nam Á.

Theo tác giả Lang Linh[4] ý thức Việt có thể nói là cốt lõi của người Việt, đó chính là ý thức dân tộc, bắt đầu xuất hiện từ thời văn hóa Lương Chử ở  hạ lưu sông Dương Tử, tiếp tục được tộc Việt sử dụng và kế thừa  khoảng chừng 3000 năm  trước Công Nguyên và bị thất bại về sau  trong những cuộc chiến chống xâm lược của các triều đại Sở – Tần – Hán. Văn hóa Lương Chử  là văn hóa đầu tiên hình thành nên cộng đồng tộc Việt, mà trong đó, người Việt thuộc ngữ hệ Nam Á [5] ngày nay đóng một vai trò rất quan trọng. Tên Việt được hình thành từ hình chiếc rìu rồi sau đó đến  thủ lĩnh cầm rìu  với ý nghĩa đại diện tộc Việt trong  nghi lễ [6]. Đến thời kỳ văn hóa Thạch Gia Hà ở vùng trung lưu Dương Tử thì thấy hình ảnh thủ lĩnh đội mũ lông chim cầm rìu và sau đó hình ảnh thủ lĩnh cầm rìu xuất hiện rất phổ biến trên các trống đồng Đồng Sơn khoảng chừng 500 năm trước Công nguyên.

Văn hóa Thạch Gia Hà  nằm ở trong địa bàn của nước Sở. Qua sự mô tả địa lý trong truyền thuyết thì được biết nước Văn Lang thời đó đóng đô ở Phong Châu, có đất đai rộng lớn giáp ranh bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục (Tứ Xuyên). Theo nhà Hán học Pháp Léonard Aurousseau, Văn Lang  nằm trong địa bàn của nước Sở gồm có hai tỉnh Hồ  Bắc (Hubei) và Hồ  Nam (Hunan)  thời Xuân Thu. Cư dân nước Sở thời đó có thói xăm  mình, ưa ở trong nước, cắt tóc để tựa  giống các cá sấu con tránh sự  tấn công của các con sấu lớn theo lời tường thuật của Tư Mã Thiên trong sử ký mà được  nhà khảo cổ Pháp Edouard Chavannes [7] dịch lại (ibid 216).

Hơn nữa theo Léonard Aurousseau, các lãnh tụ của người Việt cổ và nước Sở đều có tên thị tộc chung là Mị (hay tiếng dê  con kêu trong tiếng Hán-Nôm)  như vậy họ cùng chung  tổ tiên. Theo Léonard Aurousseau [8], ở thế kỷ IX trước Công Nguyên, một nhóm người của lãnh chúa phong kiến nước  Sở có tên thị tộc Mị  di cư dọc theo sông Dương tử và xâm  chiếm vùng đất phì nhiêu ở Chiết Giang lập nên một vương quốc Việt chỉ được nói đến  trong biên niên sử Trung Hoa ở  vào thế thế kỷ VI trước Công Nguyên (ibid 261).Tại sao có cuộc di cư diễn ra như vậy ? Điều nầy Léonard Aurousseau  không giải thích nhưng theo tác giả Lang Linh thì vua nước Sở không còn phải là ngưòi Việt mà là người Hoa được nhà Châu phong chức sau khi diệt được nhà Thương ở đất của đại tộc Bách Việt. Chính vì vậy có cuộc di cư dẫn đến sự thành hình nước Việt của Câu Tiễn ở cuối thời Xuân Thu  ở bắc Chiết Giang mà trước đó  không nghe nói đến trong sử Trung Hoa. Tại sao Léonard Aurousseau khẳng định tổ tiên của chúng ta cùng  một gốc với nguời Việt của vương quốc Câu Tiễn? Trong sử sách của ta lúc nào cũng dùng bộ thủ Việt để chỉ  định người Việt, nước Việt chúng ta còn trong sử ký Trung Hoa cũng dùng bộ thủ nầy để nói đến vương quốc của Câu Tiễn.

Cũng theo Léonnard Aurousseau thì  ngoài tên Lo Yue (Lạc Việt)  dưới thời  nhà Châu, Si ngeou (Tây Âu) hay Ngeou-Lo (Âu Lạc) dưới nhà Tần, tổ tiên của dân tộc ta cùng gốc với dân tộc Việt của Câu Tiễn  ở vùng Ôn Châu (Chiết Giang).  Trước  hết cả hai dân tộc đều có cùng một nhánh Ngeou  chung trong tộc Việt. Dân tộc ta thi được gọi là  Si Ngeou (tộc Việt ở phương Tây)  còn dân tộc ở Ôn Châu, Chiết Giang  (Wen-tcheou, Tchô-kiang) thì Tong Ngeou (tộc Việt ở phương Đông). Nhánh Ngeou trong tộc Việt rất quan trọng để nói lên mối họ hàng thân thiết, từ nhánh đó họ xuất thân. Sau đó ông còn chứng  minh rằng hai tộc Việt  nhánh Ngeou nầy có những tập tục giống nhau như cắt tóc, xăm mình, khoanh tay, gài vạt áo bên tay trái vân vân (ibid 248)  Tập tục khoanh tay hay thường thấy ở người Việt chúng ta để bày tỏ sự kính trọng chớ không có trong nghi lễ của người Hoa.

Dựa trên các luận điểm trên, Léonard Aurousseau khẳng định tổ tiên của ta cùng cư dân của vương quốc Việt của Câu Tiễn cùng chung một thị tộc. Nước Việt của Câu Tiển bị thôn tính bởi nước Sở vào  năm 333 TCN  (trước  Công Nguyên) và sau đó nước Tần diệt Sở,  thống nhất Trung Hoa thì có một cuộc di tản  trọng đại của các tộc Việt trong đó  có cả tổ  tiên  của chúng ta (người Kinh) quay trở  về  Đông Nam Á bằng cách đi vòng theo các ngọn núi ở  ven bờ biển Đông từ Thái Châu (Chiết Giang)  để  về cư trú ở  Quảng Đông,  Quảng Tây và châu thổ sông Hồng.

Theo sử ký thì có sự thành hình nhiều tiểu quốc tộc Việt dọc theo bờ biển Đông trong cuộc di tản nầy nên mới gọi là Bách Việt rồi từ từ các tiểu quốc nầy thôn tính lẫn nhau để thành hình các nước lớn trong đó có nước Mân Việt, Đông Âu, Tây Âu, Âu Lạc của An Dương Vương (Thục Phán) và Nam Việt của tướng Triệu Đà nhà Tần. Nói tóm lại chỉ có Quảng Đông, Quảng Tây và châu thổ sông Hồng  là  nơi mà các tộc Việt ngữ hệ Nam Á cùng gốc với tổ tiên  của chúng ta cư ngụ dựa theo  các tâp quán và các cuộc  khảo  cứu di truyền và ngôn ngữ  còn các  tộc  Việt khác bị Trung Quốc đồng  hóa. Bởi vậy khi có cuộc nổi dậy của hai Bà Trưng dưới thời nhà Tây Hán thì hai bà rất  thành công trong việc chiếm được khoảng thời gian đầu 65 thành trì từ Lưỡng Việt (Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay) đến Mũi nậy được 9 quận: Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Giao Chỉ,  Cửu Chân và Nhật Nam. Chính cũng các nơi nầy còn tìm thấy về sau các trống đồng mà  Trung quốc nói là thuộc về họ.

Sự việc nầy nói  lên các vùng nầy có một thời thuộc về tộc Việt chúng ta. Theo Leonard Aurousseau  thì cư dân ở châu thổ sông Hồng thời đó tức là thời Hùng Vương gồm có Việt tộc (người Kinh và người Mường), người Tày-Thái-Nùng và người  bản xứ gốc Nam Đảo. Chính nhóm gốc Nam Đảo nổi loạn về sau lập nước Lâm Ấp (Lin Yi) ở thế kỷ thứ 2 SCN  (sau Công Nguyên). Chính trong nhóm Tày-Thái –Nùng có một người Tày tên là Thục Phán (Cao Bằng)  lập ra nước Âu Lạc thay thế họ Hồng Bàng. Vương quốc của Thục Phán hay An Dương Vương chỉ có tồn tại 50 năm bị Triệu Đà tướng nhà Tần diệt lâp nên nước Nam Việt vào năm 207 TCN. Trong thời gian ông cai trị nước Nam Việt, ông dùng chính sách « hoà tập Bách Việt » nhằm thống nhất các bộ tộc Bách Việt và chính sách « Hoa – Việt dung hợp » nhằm đồng hoá  người Hoa ở Lĩnh Nam và ở lãnh thổ nước Nam Việt.

Chính sách nầy  làm các  tộc Việt qui thuận và được xem như là vua nước Việt trong sử sách Việt dưới thời phong kiến chớ ông không phải là đại diện tộc Việt với các sử gia hiện nay. Chính nhờ triều đại mà ông thành lâp có được gần một trăm năm, Việt tộc  của chúng ta  mới  có thời gian thuận lợi để định cư vĩnh viễn ở châu thổ sông Hồng. Họ không bị cuốn  hút bởi khối người Hán tộc và còn tồn tại lại sau mười một thế kỷ thống trị gần như không bị gián đoạn.

Dân tộc ta rất coi trọng việc trồng lúa nước. Từ ngàn xưa, dân ta  khai khẩn trồng lúa nhờ xem thủy triều lên xuống mà thu hoạch được hai lần một năm từ đất. Dân tộc ta rất gắn bó mật thiết với  Đất và Nước, hai nguyên liệu cần thiết trong việc trồng lúa. Vì vậy tổ tiên ta mới dùng hai chữ Đất Nước để ám chỉ Nước, nơi mà họ sinh ra và có liên kết tình cảm sâu sắc với làng mạt. Chính đây cũng là cái nôi của dân tộc Việt, nơi gìn giữ tất cả tập quán và truyền thuyết được phổ biến ở  các đền thờ cúng  tổ tiên mà cũng là nơi bất khả xâm phạm được dưới thời thống trị của người phương Bắc. Phần lớn các làng Việt là của nông dân nên đều có đình, nơi thờ các thành hoàng và những người có công với làng. Các làng Việt được có những đặc quyền bên cạnh quyền lực tuyệt đối của kẻ xâm lăng và có cấu kết cộng động rất chặt chẽ như một đại gia đình. Người nông dân có quyền nói tiếng mẹ đẻ không cần học viết chữ Hán vì đâu có tiếp cận thường ngày với  người Hán chỉ nhờ đến các hương chức ở trong làng. Còn nếu có học chữ Hán thì chỉ  có giới tinh hoa học cần  hiểu văn bản kinh thư tiếng Hán để thi cử còn nói thì vẫn dùng âm Hán Việt. Như vậy hoàn toàn không thể biến tiếng Việt thành một phương ngữ của Hán ngữ vì ta vẫn hoàn toàn nói và nghe bằng tiếng mẹ đẻ dù viết chữ Hán. Nhờ đó việc Hán hóa về ngôn ngữ trở thành vô dụng vì theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Hoành [7], tiếng ta còn thì nước ta còn. Ông cha ta  đã sớm nghĩ tới việc mượn thứ chữ này làm chữ viết cho dân tộc ta từ thời Sĩ Nhiếp. Mỗi chữ Hán đều  có một âm tiếng Hán, muốn học chữ Hán tất phải đọc được âm của nó. Mỗi chữ Hán đều được đặt cho một (hoặc vài) cái tên tiếng Việt xác định, gọi là từ Hán-Việt.Thứ chữ Hán đọc bằng âm Hán-Việt này được dân ta gọi là chữ Nho. Chỉ cần học mặt chữ, nghĩa chữ và cách viết văn chữ Hán mà không cần học phát âm cũng như học nghe/nói tiếng Hán.

Theo nhà nghiên cứu Pháp  Bernard Philippe Groslier (CNRS) [9], làng Việt  xem như là một tế bào được nuôi dưởng  trong mỗi lô đất của đồng bằng phù hợp với phương pháp canh tác mà nó còn là một hộ gia đình độc lập về chính trị và đồng nhất về mặt xã hội khiến nó trở thành một công cụ hiệu quả chống ngoại xâm và bành trướng lãnh thổ. Như vậy làng  ta  có sức sống mãnh liệt mà cũng là sức mạnh cho sự bành trướng không thể tưởng tượng trong cuộc hành trình về phương nam. (Chiêm Thành và Chân Lập).

Chính nhà Đông Phương học Pháp Paul Mus [10] cũng đã nhận thấy ra điều nầy nên ông  mới viết như sau: Việt Nam là xã  hội làng mạc. Làng là « yếu tố cơ bản » vì nó đã « xây dựng » quốc gia  Việt Nam (ibid.: 329). Làng là « thành trì của cuộc kháng chiến thắng lợi chống Trung Quốc » (ibid.: 279) và rộng hơn, nó là lò nung đốt  của « tính không phân nhường quốc gia » để chống lại « các  cuộc  chia rẻ và chinh phục » (ibid.: 19). Người Hán chỉ nắm quyền đến cấp huyện còn làng xã ta do người Việt đứng đầu quản lý. Có lẽ người Hán quá tự tin họ nhất là họ đồng hóa dễ dàng dân Bách Việt  phía Nam sông Dương Tử nên họ nghĩ có thể đồng hóa tổ tiên của chúng ta (Âu Lạc) như vậy. Chắc hẳn người Hán  dựa lên câu nói của nhà triết gia Mạnh Tử của họ  như sau: Tôi đã nghe nói về những người  sử dụng học thuyết của đất nước chúng ta để thay đổi những kẻ man rợ, nhưng tôi chưa bao giờ nghe nói về những người chúng ta bị những kẻ man rợ thay đổi. Chính vì họ không thấu hiểu người Việt chúng ta nên mới có  sự khinh khi miệt thị. Có một thời họ còn gọi dân ta là những người đi chân trần chớ đâu có biết rất tiện leo cây và suốt ngày tay lấm chân bùn trong nước cho việc trồng lúa. Họ quên rằng dân tộc ta xuất thân từ hạ lưu sông Dương Tử  với văn hóa Lương Chử, một văn hóa tương đương  với văn hóa họ có 3000 năm TCN di tản chịu nhiều  gian khổ để định cư cuối cùng ở đồng bằng sông Hồng  qua nhiều thế kỷ. Họ quên rằng dân tộc ta là dân tộc có sức sống mãnh liệt và một tộc còn lại duy nhất gồm tựu lại tất cả thành phần ưu tú của các tộc Việt trong đại tộc Bách Việt không bị họ Hán hóa và không  chịu qui phục trước bạo lực dù bị họ thống trị suốt một ngàn năm. Họ quên rằng dân tộc ta thà mất đất chớ lúc nào cũng muốn thoát  ảnh hưởng họ nên trong bộ thủ « Việt » của tự  điển Hán-Nôm về sau  có thêm ý  nghĩa « thoát » và dùng chử Hán để phổ biến tiếng nôm của ta một cách tuyệt vời. Họ quên rằng làng xã của dân ta là một thành trì kiên cố bất khả xâm phạm không những để chống họ mà còn là một công cụ bành trướng  hữu hiệu trong cuộc hành trình về phương nam.  Làm sao có thể không hiểu  thâm ý  của họ  một khi  thông hiểu  tường  tận binh thư Tôn Tử của họ trong suốt thời gian bị đô hộ.

Lấy lại câu nói kết luận của Léonard Aurousseau, sau hai mươi hai thế kỷ đấu tranh, người dân Việt  dừng lại, nhận thức  mình đã  tôn vinh  những nỗ lực ban đầu của tổ tiên từ bờ biển Đông và đã mãn nguyện có được môt quê hương dường như điều mong  muốn nó phù hợp với  trí tuệ của giống nòi.   

Il est très rare dans l’histoire de l’humanité qu’un pays comme le Vietnam ait été dominé par les Chinois pendant mille ans sans être assimilé. Comment une nation ne possédant qu’une portion de territoire appelée « Delta du Tonkin » aurait- elle pu ne pas être conquise par un vaste empire appelé  la « Chine » qui régnait sur un territoire aujourd’hui équivalent à l’Europe ? Il est nécessaire de comprendre les raisons qui ont poussé nos ancêtres à échapper à la domination et à retrouver leur indépendance, car selon la sinologue Christine Nguyen Tri [1], maître de conférences à l’INALCO (Paris), la Chine est une matrice magique : elle attire les territoires et leurs habitants. Ces derniers, dès leur entrée dans la matrice, y demeurent à jamais.

Bien qu’ils aient réussi à  envahir et gouverner  la Chine durant une période comparable à celle des guerriers Jurchen (dynastie Liao), des Mongols (dynastie Yuan) ou des Mandchous (dynastie Qing), ils étaient  néanmoins  assimilés  par les Han. Comment  pouvons-nous faire pour échapper à la sinisation, surtout quand notre peuple est souvent considéré comme inférieur, seulement un million d’habitants comparés à la population de l’empereur Wu Di des Han (50 millions) en termes de population, sans compter que nous devons encore apprendre les bonnes manières  dans les livres de Confucius, et que nous ne savons ni labourer ni cultiver les champs de riz? Nous avons donc besoin de l’aide des préfets de Cửu Chân sous la dynastie des Han occidentaux, Si Kouang et Ren Yan, qui ont appris à notre population à mettre en valeur  la terre, à la labourer et à la cultiver chaque année pour subvenir aux besoins de la population selon  le Livre des Han postérieurs. À cette époque, les tribus vivant en dehors de la civilisation chinoise, comme les Yi, Rong, Di et Man, étaient désignées par les Han à l’aide du radical d’un animal pour exprimer leur mépris et leur dédain. Ainsi, les Jurchens, les Mongols  et les  Mandchous, malgré leur pouvoir de dominer la Chine à cette époque, avaient une culture inférieure et ils étaient donc assimilés.

 Si nous ne sommes pas assimilés, nous devons avoir une culture équivalente à la leur. Cela est clairement apparu depuis des études génétiques récentes. Selon les recherches de Huang et al. 2020 [2], il est démontré que les anciens Vietnamiens sont les descendants de la culture Dong Son, car les anciens échantillons génétiques de cette culture sont ceux du peuple vietnamien moderne. Il s’agit également de la dernière culture indépendante avant que notre pays perde son autonomie et  tombe dans une période de 1 000 ans sous la domination chinoise. Il s’agit de la culture héritée de la culture de Phùng Nguyên et des cultures des cours inférieur et moyen du fleuve Yangtsé (Lianzhu et Shijiahé), c’est-à-dire la culture du riz inondé que l’archéologue française Madeleine Colani a découverte dans le village de Hoa Bình (Vietnam) en 1922 et lui a donné le même nom. Cette culture vieille de 15 000 ans a perduré jusqu’à 2 000 ans avant J.-C. en Asie du Sud-Est.

 Selon l’auteur Lang Linh [4], la conscience Yue (Việt)  peut être considérée comme le noyau du peuple Yue (Việt), c’est-à-dire la conscience nationale apparue à partir de la culture  de Liangzhu dans le cours inférieur du fleuve Yangtsé, a continué à être utilisée et héritée par le peuple Yue  (Việt)  environ 3000 ans avant J.-C. et a été vaincue plus tard dans les guerres contre l’invasion des dynasties Chu-Qin-Han. La culture de Liangzhu a été la première culture à former la communauté ethnique Yue (Việt), dans laquelle le Proto-Vietnamien appartenant à la famille linguistique sud-asiatique [5] jouait à cette époque un rôle très important. Le nom Yue (Việt) a été formé à partir de l’image d’une hache, puis celle d’un chef tenant la hache dans le but de représenter le peuple Yue (ou Việt)  dans les rituels [6]. Pendant la période de la culture Shijiahé dans le moyen fleuve Yangtsé, l’image du chef portant un chapeau de plumes tenant une hache était apparue  très couramment sur les tambours en bronze de Dong Son environ 500 ans.

La culture de Shijiahé était située sur le territoire de l’État de Chu. La description géographique de la légende indique que l’État de Văn Lang avait alors sa capitale à Phong Châu, avec une zone très vaste  bordant le lac Dongting au nord, Hồ Tôn (Champa) au sud, la mer de Chine méridionale à l’est et Ba Thục (Sichuan) à l’ouest. Selon le sinologue français Léonard Aurousseau, Văn Lang était située sur le territoire de l’État de Chu, comprenant en gros les deux provinces du Hubei et du Hunan pendant la période des Printemps et Automnes. Les habitants de l’État de Chu avaient alors l’habitude de se tatouer, de rester dans l’eau, et de se couper les cheveux pour ressembler à des petits crocodiles afin d’éviter les attaques des grands crocodiles, selon les archives historiques de Sima Qian, traduites par l’archéologue français Édouard Chavannes [7] (ibid. 216).

De plus, selon Léonard Aurousseau, les dirigeants de l’ancien Vietnam et de l’État Chu portaient tous le même nom de clan, Mị (ou le bêlement du mouton en sino-nôm), partageant ainsi les mêmes ancêtres. Selon Léonard Aurousseau [8], au IXème siècle avant J.-C., un groupe important de gens issus de l’État Chu portant le nom de clan Mị migra le long du fleuve Yangtze et envahit les terres fertiles du Zhejiang, établissant un royaume Yue (Việt) qui n’était mentionné dans les chroniques chinoises qu’au VIème siècle avant J.-C. (ibid. 261). Pourquoi cette migration a-t-elle eu lieu ? Léonard Aurousseau n’a pas donné l’explication mais d’après l’auteur Lang Linh, l’état Chu était gouverné désormais par un roi  chinois nommé par la dynastie des Chou (Nhà Châu)   sur le territoire des Bai Yue après avoir éliminé la dynastie des Shang, ce qui expliquait la naissance du royaume Yue de Goujian (Câu Tiễn)  à la fin de la période des Printemps et Automnes dans le nord du Zhejiang.  Ce royaume  n’avait jamais été mentionné auparavant dans l’histoire chinoise. Pourquoi Léonard Rousseau a-t-il affirmé que nos ancêtres avaient la même origine que le peuple Yue du royaume de Goujian (Câu Tiễn) ? Dans nos livres d’histoire, le radical Viet est toujours utilisé pour désigner le peuple vietnamien, notre pays Viet, et dans les livres d’histoire chinois, ce radical est également utilisé pour désigner le royaume de Goujian (Câu Tiễn).

Selon Léonard Aurousseau, outre le nom Lo Yue (Lạc Việt) sous la dynastie Zhou, Si ngeou (Tây Âu) ou Ngeou-Lo (Âu Lạc) sous la dynastie Qin, les ancêtres de notre peuple ont la même origine que le peuple Yue de Goujian (Câu Tiễn) dans la région de Wenzhou  (Ôn Châu)(Zhejiang). Tout d’abord, les deux peuples ont la même branche commune Ngeou au sein du peuple Yue(Việt). Notre peuple est appelé Si Ngeou (peuple Yue de l’Ouest) tandis que les habitants de Wenzhou, Zhejiang (Wen-tcheou, Tchô-kiang) sont appelés Tong Ngeou (peuple Yue  de l’Est). La branche Ngeou au sein du peuple Yue (Việt)  est très importante pour montrer la parenté étroite dont ils sont issus. Il a ensuite prouvé que les deux groupes ethniques Yue (Việt) de la branche Ngeou avaient des coutumes similaires telles que se couper les cheveux, se tatouer, croiser les bras, mettre le pan de chemise sur le bras gauche, etc. (ibid 248). La coutume de croiser les bras est souvent observée chez les Vietnamiens pour montrer du respect, mais elle ne se retrouve pas dans les rituels chinois.

En s’appuyant  sur ces arguments, Léonnard Aurousseau affirmait que nos ancêtres et les habitants du royaume Yue de  Goujian (Câu Tiễn) appartenaient au même clan. Le royaume Yue de Goujian (Câu Tiễn)  fut annexé par le royaume Chu (Sờ) en 333 av. J.-C. (avant notre ère), puis le royaume Qin détruisit Chu et unifia la Chine. Il y eut une importante migration des ethnies Yue, dont nos ancêtres (les Kinh), retournant en Asie du Sud-Est en contournant les montagnes de la côte est depuis Taizhou (Thái Châu (Zhejiang) pour s’installer dans le Guangdong, le Guangxi et le delta du fleuve Rouge.

Selon les archives historiques, de nombreuses petites nations Yue se formèrent le long de la côte de la mer de l’Est lors de cette migration, d’où leur nom de Bai Yue (Bách Việt). Ces petites nations s’annexèrent ensuite progressivement pour donner naissance à des royaumes, dont Man Yue, Đông Âu, Tây Âu, Âu Lạc d’An Dương Vương (Thục Phán) et Nam Việt (Nan Yue) du général Zhao To de la dynastie Qin. En résumé, seuls Guangdong,  Guangxi et le delta du fleuve Rouge abritaient des groupes ethniques Yue de même origine que nos ancêtres, d’après les coutumes et les recherches génétiques et linguistiques, tandis que d’autres groupes ethniques Yue étaient  assimilés par la Chine. Ainsi, lors du soulèvement des deux sœurs Trưng sous la dynastie des Han occidentaux, elles réussirent à s’emparer avec succès des 65 premières citadelles de Lưỡng Việt (aujourd’hui Guangdong et Guangxi) jusqu’à Mũi Này, conquérant ainsi 9 districts : Nam Hải, Uất Lâm, Thượng Ngô, Giao Chi, Cửu Chân et Nhật Nam. C’est également à ces endroits que furent découverts plus tard des tambours de bronze que les Chinois prétendaient leur appartenir. Ce fait prouve que ces zones appartenaient autrefois à notre peuple vietnamien.

Selon Léonard Aurousseau, les habitants du delta du fleuve Rouge comprenaient à l’époque du roi Hùng les Proto-Vietnamiens  (peuples Kinh et Mường), les peuples Tày-Thái-Nùng et les peuples autochtones d’origine austronésienne. Ce sont ces derniers  austronésiens  qui établirent plus tard le royaume de Lâm Ấp (Lin Yi) au IIème siècle après J.-C lors de leur révolte. C’est dans le groupe Tày-Thái-Nùng qu’il y avait un Tày nommé Thục Phán (Cao Bằng) qui réussit à fonder  le royaume Au Lac pour remplacer le royaume  Văn Lang de la dynastie des Hồng Bàng. Le royaume de Thục Phán (ou An Dương Vương) ne dura que 50 ans et il fut détruit par Triệu Đà (Zhao To), un général de la dynastie des Qin et le fondateur  du  royaume de Nan Yue  en 207 avant J.C. Durant son règne, il a adopté une  politique de réconciliation de toutes  les tribus Yue et il a mené en même temps une  autre politique de « fusion Han-Yue  » dans le but  d’assimiler tous les Han vivant à Lingnan et dans le  territoire de son royaume. Cette politique a réussi à obtenir  la soumission de tous les Yue et lui a permis d’être considéré comme le roi du Vietnam dans les livres d’histoire vietnamiens à l’époque féodale mais par contre  il n’était pas un représentant légal du peuple vietnamien pour les historiens actuels. C’est grâce à la dynastie qu’il a fondée durant près de cent ans que notre peuple vietnamien  a eu la durée propice à l’installation définitive dans le delta du fleuve Rouge. Il n’a pas été  absorbé par les  Han malgré leur nombre important  et a réussi à survivre durant onze siècles de domination presque ininterrompue.

Notre peuple attachait  une grande importance à la riziculture inondée. Depuis l’Antiquité, notre peuple cultivait le riz en observant le flux et le reflux des marées, ce qui lui permettait  de récolter deux fois par an. Il était profondément attaché à la Terre et à l’Eau, deux ingrédients essentiels à la riziculture. C’est pourquoi nos ancêtres utilisaient les deux mots « Terre » et « Eau » pour désigner leur pays, leur lieu de naissance et montrer le  profond attachement à leur village. Ce dernier était aussi le berceau du peuple vietnamien, où étaient préservées toutes les coutumes et les  légendes orales  dans les temples ancestraux et un lieu inviolable sous la domination des gens du Nord. La plupart des villages vietnamiens appartenaient  à des agriculteurs ; ils possédaient donc tous des maisons communales où étaient vénérés les génies tutélaires  et les gens  ayant eu le mérite de contribuer à leur développement. Les villages vietnamiens bénéficiaient  des privilèges particuliers, malgré le pouvoir absolu des envahisseurs, et possédaient  une structure communautaire très soudée comme  une grande famille.

Les agriculteurs avaient  le droit de parler leur langue maternelle sans apprendre à écrire les caractères chinois, car ils n’étaient  pas en  contact quotidien avec les Han et dépendaient  uniquement des responsables locaux du village.  L’étude des caractères chinois était réservée seulement  pour  l’élite qui avait  besoin de  comprendre les Classiques chinois pour les examens.  À part cela, on continuait à parler  et à écouter avec la langue vietnamienne. Il  est donc absolument impossible de transformer le vietnamien en dialecte chinois, car nous parlons et nous écoutons toujours dans notre langue maternelle, même si nous écrivons les caractères chinois. Par conséquent, la sinisation de la langue devient inutile, car selon le chercheur Nguyen Hai Hoanh [7], tant que notre langue continue à être parlée et écoutée, notre pays continue à  exister. Nos ancêtres avaient envisagé d’emprunter ce type d’écriture chinoise comme système d’écriture pour notre peuple depuis l’époque de Shi Xie. Chaque caractère chinois a une sonorité chinoise. Pour apprendre les caractères chinois, il faut savoir les lire. Chaque caractère chinois porte un ou plusieurs noms vietnamiens spécifiques, appelés des mots sino-vietnamiens. Ce type de caractère chinois lu avec une prononciation sino-vietnamienne est appelé « caractère Nho » par notre peuple.  Il suffit de mémoriser les caractères chinois, leur signification et savoir les écrire correctement  sans avoir besoin d’apprendre la prononciation en chinois.

Selon le chercheur français Bernard Philippe Groslier (CNRS) [9], le village vietnamien est considéré comme une cellule cultivée dans chaque parcelle du delta selon le mode d’agriculture, mais c’est aussi un foyer politiquement indépendant et socialement homogène, ce qui devient en fait un instrument  efficace contre l’invasion étrangère et l’expansion territoriale. Ainsi, notre village possède une forte vitalité et constitue également la force d’une expansion inimaginable lors de la migration vers le sud. (Champa et Chenla).

L’orientaliste français Paul Mus [10] l’a également compris, et il a écrit : « Le Vietnam est une société des villages. Le village est l’« élément fondamental » car il a « construit » la nation vietnamienne (ibid. : 329). Le village est « la citadelle de la résistance victorieuse contre la Chine » (ibid. : 279) et, plus largement, il est le creuset de « l’indivisibilité nationale » pour lutter contre « la division et la conquête » (ibid. : 19). Les Han ne détenaient le pouvoir qu’au niveau du district, tandis que nos villages étaient gérés par les Vietnamiens. Peut-être les Han étaient-ils trop confiants dans leur capacité d’assimiler facilement le peuple Bai Yue au sud du fleuve Yangtsé, et pensaient-ils à pouvoir assimiler ainsi nos ancêtres (Âu Lac)?

Les Han devaient se fier à la parole de leur philosophe Mencius : « J’ai entendu parler de ceux qui ont utilisé les doctrines de notre pays pour changer les barbares, mais je n’ai jamais entendu dire que notre peuple ait été changé par les barbares. C’est parce qu’ils ne nous comprennent pas, nous les Vietnamiens, qu’ils nous méprisent.» Il y avait  un temps où ils nous traitaient comme  des gens aux « pieds nus » car ils  ignoraient  qu’il était très pratique de grimper aux arbres et de passer toute la journée avec  les mains  sales et les pieds remplis de boue dans l’eau pour cultiver du riz. Ils ont oublié que notre peuple était originaire du cours inférieur du Yangtsé, avec la culture de Liangzhu, une culture équivalente à celle qu’ils avaient eue 3 000 ans avant J.-C. et migrait au travers de nombreuses épreuves pour s’installer finalement dans le delta du fleuve Rouge au fil des siècles. Ils ont oublié que notre peuple était un peuple doté d’une forte vitalité inébranlable, le seul peuple restant formé de toutes les élites des groupes ethniques de Bai Yue qui n’a pas été sinisé par eux et qui n’a pas cédé à la violence malgré leur domination millénaire. Ils ont oublié que notre peuple préférait de perdre ses terres et vouloir échapper à leur influence. C’est pourquoi, plus tard,  dans le radical « Việt » du dictionnaire Hán-Nôm  on voit apparaître le sens du mot« fuir (Thoát) ». Grâce  aux caractères chinois, notre langue Nôm  était diffusée de manière remarquable. Ils ont oublié que nos villages étaient une forteresse imprenable, non seulement pour les combattre, mais aussi un puissant instrument  d’expansion vers le sud. Comment ne pas comprendre leur mauvaise intention   après avoir parfaitement appris  le livre de guerre de Sun Tzu durant la période de leur domination ?

En reprenant la conclusion de Léonard Aurousseau, après vingt deux siècles de lutte, les Vietnamiens s’arrêtent et sont conscients d’avoir fait honneur aux premiers efforts de leurs ancêtres du littoral de la mer de l’Est et satisfaits d’avoir crée une patrie qui semblait faite à souhait pour le génie de leur race.

Paris ngày 7/5/2025

 

Tài liệu tham khào :     

[1] Christine Nguyễn Tri: La conquête de l’espace chinois sous les Qin et les Han 221 avant notre ère. Cahiers  CEHD, n°34

[2] Huang, X., Xia, Z., Bin, X., He, G., Guo, J., Lin, C., Yin, L., Zhao, J., Ma, Z., Ma, F., Li, Y., Hu, R., Wei, L., & Wang, C. (2020). Genomic Insights into the Demographic History of Southern Chinese. bioRxiv.

[3] Léonard Aurousseau : La première conquête chinoise des pays annamites (IIIe siècle avant notre ère), Bulletin de l’Ecole française  d’Extrême-Orient. Tome 23, 1923. pp. 136-264

 [4] Lang Linh: Người Việt có bị đồng hóa hay không ? Lược Sử Tộc Việt.

[5] Norman Jerry- Mei tsulin 1976 The Austro asiatic in south China : some lexical evidence, Monumenta Serica 32 :274-301

[6] Đổng Sở Bình 董楚平; “Phương Việt hội thi” “方钺会矢” – Một trong những diễn giải về các nhân vật Lương Chử 良渚文字释读之一[J];东南文化;2001年03期.

[7] Edouard Chavannes: Mémoires historiques. Tome 1

[8] Nguyễn Hải Hoành: Tiếng ta còn thì  nước ta còn.  Bản sắc  văn hóa Việt Nam.

[9] Bernard Philippe Groslier : Indochine. Carrefour .Editions Albin Michel. 1960.

[10] Paul Mus: Sociologie d’une guerre. Editions Seuil 1952.

 

 

Le kouffa (Thuyền thúng)

Thuyền thúng

Version française

Version anglaise

Thuyền thúng là một loại thuyền được trọng dụng ở miền biển Việt Nam nhất là ở miền trung từ Hà Tịnh đến Bình Thuận. Ngoài màu sắc vui tươi,  các thuyền thúng  hay thường dập  dềnh ngoài biển khơi hay nằm phơi nắng trên các bãi cát. Chúng còn là  một phương tiện rất cần thiết với các ngư dân trong việc sử dụng để chuyên chở các hàng hóa từ các tàu thuyền lớn  đánh cá ngoài biển vào bờ hoặc dùng với mục đích khác nhau như  câu tôm hay mực, lặn ngắm xem san hô cho các du khách nước ngoài hay là cứu sinh trong trường hợp khẩn cấp. Không chì tiện dụng  cưởi sóng dễ dàng, mà còn vững chắc thuyền thúng  ít khi bị lật đổ  vì nó nhẹ so với các thuyền thân dài.

Thuyền thúng có hai kích cở, một loại lớn với đường kính là 2,2m và một loại nhỏ là 1,8m. Việc đóng thuyền thúng đòi hỏi người thợ phải có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết. Nếu có bất trắc, thuyền bị thắm nước và lật úp thì hậu quả sẽ khó đo lường. Loại tre dùng để đan  không quá non và cũng không già quá. Chỉ dùng cật từ thân tre trở xuống. Ít nhất cũng cần  từ 5 đến 7 cây tre loại đặc.

Thuyền thúng là một minh chứng cuộc sống hằng ngày vất vả của các ngư dân miền trung với khát vọng mong muốn có được một tương lai rực rỡ trong một môi trường sống quá khắc nghiệt.

Le  kouffa est un type de bateau très apprécié sur la côte vietnamienne, en particulier dans la région centrale de Hà Tịnh à Bình Thuận. Outre  leurs couleurs gaies, on voit souvent les kouffas flotter sur la mer ou prendre un bain de soleil sur la plage de sable. Ils sont un moyen  indispensable pour les pêcheurs de pouvoir  transporter les marchandises depuis de grands bateaux de pêche en mer jusqu’au rivage ou à d’autres fins telles que la pêche aux crevettes ou aux calmars, la plongée pour observer les coraux  ou le sauvetage en cas d’urgence. 

Le kouffa  est non seulement maniable pour surfer facilement sur les  vagues mais aussi stable pour éviter d’être renversé car il est léger  par rapport au bateau de dimension importante. Le bateau panier est disponible en deux tailles, l’un grand d’un diamètre de 2,2 m et l’autre petit d’un diamètre de 1,8 m.

La construction d’un bateau-panier nécessite de la part de l’artisan beaucoup d’expérience et de dévouement. En cas de problème, le bateau sera inondé  et chaviré et  les conséquences seront difficiles à prévoir. Le type de bambou utilisé pour le tissage n’est ni trop jeune ni trop vieux. Seuls les nœuds du milieu du bambou jusqu’à la racine sont utilisés. Il faut se servir au moins de 5 à 7 troncs solides de bambous à maturité pour la réalisation de ce bateau-panier.

Le bateau-panier témoigne de la dureté de la vie quotidienne des pêcheurs du Centre qui rêvent d’avoir toujours  un avenir radieux dans un environnement extrêmement rude.

The kouffa is a popular type of boat on the Vietnamese coast, particularly in the central region from Hà Tịnh to Bình Thuận. In addition to their cheerful colors, kouffas are often seen floating on the sea or sunbathing on the sandy beach. They are an indispensable means for fishermen to be able to transport goods from large offshore fishing boats to shore or for other purposes such as shrimp or squid fishing, diving to observe corals or rescue in case of emergency.

The kouffa is not only maneuverable for easy wave riding, but also stable to avoid being knocked over, as it is lightweight compared to the larger boat. The basket boat is available in two sizes, a large one with a diameter of 2.2 m and a small one with a diameter of 1.8 m.

Building a basket boat requires a great deal of experience and dedication on the part of the craftsman. If something should go wrong, the boat will flood and capsize, and the consequences will be difficult to predict. The type of bamboo used for weaving is neither too young nor too old. Only knots from the middle of the bamboo to the root are used. At least 5 to 7 solid, mature bamboo trunks are needed for this basket boat.

The kouffa bears witness to the harsh daily life of the fishermen of the Centre, who dream of a bright future in an extremely harsh environment.

 

Folk songs (Ca Dao)

 

 

 

Vietnamese version

French version

Folk songs are an oral tradition that the Vietnamese people have preserved for four thousand years of their history behind the bamboo hedges of the village. They are often used as a popular expression reflecting the daily life and thoughts of the peasants in opposition to the scholars imposing morality and enclosing the individual in morality and in the imperative network of rites and obligations with their scholarly literature written in nôm.

According to writer Thuần Phong, folk song is considered by Vietnamese intellectuals to be the most characteristic and specifically Vietnamese literary genre, because it is oral literature, anonymous and originating in the rural world. Moreover, ca dao is a song without verse divisions and without musical accompaniment.  Six-eight is the metre for folk songs. Different types of ca dao are performed from North to South:

lullaby (ru con) in the North, (hát đưa em) in the South, sampan song (đò đưa), war drum songs (trống quân) and so on. Despite this, folk song is expounded with a view to respecting the established order on the five duties and three relationships (Ngũ Thường and  Tam Cang) of Confucian and feudal society and manifesting common sense, wisdom, love of life, optimism, satire of feudal society.

As Vietnam is an agricultural country, the peasant’s daily life is always dominated by factors he cannot control in advance, such as floods, droughts, typhoons and so on. His existence is a perpetual struggle. What’s more, in the event of a foreign invasion, the peasant must take up arms and defend the land. From then on, it’s the wife who has to take over from him, replacing him in all the daily chores. These day-to-day difficulties are often cited in folk song, where the peasant not only enjoys a certain freedom, however restricted, to express his human feelings, but also has the opportunity to create a verbal world in which villains are castigated and sneered, and to depict his beloved animals with realism and precision. Such is the case with familiar animals like the egret, the buffalo and the pig.

As a hunter-gatherer animal that looks noble and innocent in the rice fields and closer to the peasants, the egret has to search hard for food day and night, but it can fly away freely at any time towards the blue sky, as so many peasants dream of always having faith in the future and optimism as opposed to the scholar.  For the peasant, freedom is priceless, despite the daily toil he is accustomed to sharing with the buffalo. As for the pig, it’s synonymous with wealth and prosperity.

The folk song quoted below evokes the fate of peasants in the face of calamity under feudal rule. Analogous to the egret, the peasant does not escape death, but she wishes to die with dignity rather than in dishonor. This is the essence of the folk song that has won the admiration of generations of Vietnamese.

Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nào,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

The egret searching for food at night
From a flexible branch has fallen into the pond
Sir, please fish me out of here
If I’ve done wrong, you can cook me with bamboo shoots.
But if it’s done, it’s better to do it in clear water
Cloudy water would hurt the little egret’s heart

The image of the buffalo is closely linked to Vietnam’s rural landscape. Buffalo are often seen harrowing the soil after ploughing in rice fields.  This is why the buffalo’s arduous task is described in the following folk songs:

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cầy cấy vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

O my buffalo, listen to what I say
You go to the rice field and plough with me; 
Ploughing and transplanting is a ploughman’s trade
Here I am, here you are, who of us pities his pain.

Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng bừa vợ cấy con trâu đi cày.

In the low rice field and in the deep rice field,
The husband harrows, the wife transplanting, the buffalo ploughing.

Analogous to the buffalo, the pig is also an animal often cited in Vietnamese folk songs. It is first used to describe the situation of a polygamous person in Vietnam:

Một vợ nằm giường lèo,
Hai vợ nằm chèo queo,
Ba vợ thì xuống chuồng heo mà nằm.

With one woman, you have the right to sleep in the bed in a decent way,
With two wives, you start sleeping on your own.
But with three wives, you deserve to be in the pigsty.

The criticism is scathing for people who mistreat their colleagues when they are poor and destitute, and who bow their heads and show their docility to powerful and wealthy people:

Mèo tha miếng thịt xôn xao,
Hùm tha con lợn thì nào thấy chi

We become agitated when the cat snatches a piece of meat,
We remain impassive when the tiger devours a pig.

We use physiognomy to give an indication about a person we meet:

Trông mặt mà bắt hình dong,
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

By looking at someone’s face, you already have an idea of his personality, just as in the case of a fat pig, you know that it always has delicious guts.

It’s also through popular song that we come to know the farmer’s deep attachment to his native land. The water of his pond is the most pleasant despite the vagaries of nature and the ups and downs of the life he has had.

Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Let’s go back home and bathe in our pond.
Whether the water is clear or turbid, our pond is always better.

Ca Dao (Chansons populaires)

 

Chansons populaires (Ca Dao)

Version vietnamienne

English version

Les chansons populaires sont une tradition orale que le peuple vietnamien a su conserver depuis quatre mille ans de son histoire derrière les haies de bambou du village. Elles sont employées souvent comme une expression populaire reflétant la vie quotidienne  et la pensée des paysans  en opposition  aux lettrés imposant la morale et enserrant l’individu dans la morale et dans le réseau impératif de rites et d’obligations  avec leur littérature  savante écrite en nôm.

Selon l’écrivain Thuần Phong, la chanson populaire est considérée par les intellectuels vietnamiens comme le genre littéraire le plus caractéristique et le plus spécifiquement vietnamien car elle est la littérature orale, anonyme et issue du monde rural. De plus ca dao est un chant non soumis à des divisions en couplets et sans accompagnement de musique.  Le Six-Huit est le mètre des chansons populaires. Différents genres de ca dao sont divulgués  du Nord jusqu’au Sud: berceuse (ru con) dans le Nord, (hát đưa em) dans le Sud, chant des sampaniers (đò đưa), chants du tambour de guerre (trống quân) etc. Malgré cela, la chanson populaire est exposée dans  le souci de respecter l’ordre établi sur les cinq devoirs et les trois relations (Ngũ Thường Tam Cang) de  la société confucéenne et féodale et de manifester le bon sens, la sagesse, l’amour de la vie, l’optimisme, le satire de la société féodale.

Comme le Viêt-Nam est un pays agricole, la vie quotidienne  du paysan  est toujours dominée par des facteurs qu’il n’arrive pas à  maîtriser  à l’avance comme  l’inondation, la sécheresse, le typhon etc. Son existence est une lutte perpétuelle. De plus, lors d’une invasion étrangère, le paysan doit prendre les armes et défendre la terre. Dès lors  c’est la femme qui doit assumer la relève et le remplacer dans tous les travaux journaliers. Ces difficultés journalières sont souvent citées dans la chanson populaire où le paysan jouit non seulement d’une certaine liberté même restreinte pour exprimer ses sentiments humains mais aussi de la possibilité de créer un monde verbal où les méchants sont fustigés et ricanés et  de dépeindre ses animaux proches avec réalisme et précision. C’est le cas des animaux familiers comme l’aigrette , le buffle et le cochon.

Etant un animal chasseur-cueilleur ayant l’air noble et innocent dans les rizières et plus proche des paysans, l’aigrette doit chercher durement de jour comme de nuit la nourriture mais elle peut s’envoler librement  à tout moment vers le ciel bleu comme tant de paysans rêvent avoir toujours la foi en l’avenir et l’optimisme  en opposition aux lettrés.  Pour le paysan, la liberté n’a pas de prix en dépit du labeur journalier qu’il est habitué à partager avec le buffle. Quant au cochon, il est synonyme de richesse et de prospérité.

La  chanson populaire  citée ci-dessous  évoque le sort  des paysans face à la calamité sous le régime féodal. Analogue à l’aigrette, le paysan n’échappe pas à la mort mais elle souhaite mourir avec dignité au lieu d’être  décédé dans le déshonneur. C’est là qu’on trouve l’essence de la chanson populaire qui a suscité l’admiration de plusieurs générations des Vietnamiens.

Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nào,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

L’aigrette qui la nuit cherche sa nourriture
D’une branche flexible est tombée dans la mare
Monsieur, repêchez-moi d’ici
Si j’ai mal fait, vous pourrez me faire cuire aux pousses de bambou.
Mais si c’est fait, il vaut mieux le faire dans une eau limpide
Une eau trouble ferait mal au cœur de la  petite aigrette.

L’image du buffle est liée étroitement au paysage rural du Vietnam. On a l’habitude de voir souvent les buffles herser le sol  après le labourage dans les rizières.  C’est pourquoi la tâche pénible du buffle est décrite dans les chansons populaires suivantes :

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cầy cấy vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Ô mon buffle, écoute ce que je te dis
Tu vas à  la rizière, tu  laboures avec moi;  
Labourer et repiquer c’est le métier des laboureurs
Moi que voici, toi que voilà, qui de nous plaint sa peine.

Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng bừa vợ cấy con trâu đi cày.

Dans la rizière basse  et dans la rizière profonde,
Le mari herse, la femme repique, le buffle laboure.

Analogue au buffle, le cochon est aussi un animal souvent cité dans les chansons populaires vietnamiennes. Il est employé d’abord pour décrire la situation d’une personne polygame au Viêt-Nam:

Một vợ nằm giường lèo,
Hai vợ nằm chèo queo,
Ba vợ thì xuống chuồng heo mà nằm.

Avec une femme, on a le droit de dormir dans le lit d’une manière convenable,
Avec deux femmes, on commence à dormir tout seul
Mais avec trois femmes, on mérite d’être à la porcherie.

La critique est acerbe pour  les gens qui maltraitent leurs collègues quand ceux-ci sont pauvres et sans ressources et qui courbent leur tête et montrent leur docilité face à des gens puissants et riches :

Mèo tha miếng thịt xôn xao,
Hùm tha con lợn thì nào thấy chi.

On s’agite quand le chat happe un morceau de viande,
On reste impassible quand le tigre dévore un cochon.

On se sert de la physionomie pour donner une indication sur une personne rencontrée :

Trông mặt mà bắt hình dong,
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

En regardant le visage de quelqu’un, on a déjà une idée sur sa personnalité comme dans le cas d’un cochon gras, on sait qu’il a toujours des boyaux délicieux.

C’est aussi par la chanson populaire ci-dessous qu’on connait l’attachement profond du paysan à sa terre natale. L’eau de son étang est la plus agréable malgré les aléas de la nature et les hauts et les bas de la vie qu’il a eus.

Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Retournons chez nous et baignons nous dans notre étang.
Que l’eau soit limpide ou trouble, l’étang de chez nous est toujours meilleur.

Version vietnamienne

Ca dao là truyền thống truyền miệng (truyền khẩu) mà người  dân Việt đã gìn giữ trong suốt bốn ngàn năm lịch sử sau những hàng tre của ngôi làng. Chúng thường được dùng như một  câu nói  phổ biến phản ánh đời sống và suy nghĩ thường ngày của những  người nông dân, không giống như các sĩ phu áp đặt đạo đức và ràng buộc cá nhân vào mạng lưới của các nghi lễ và nghĩa vụ bằng văn học uyên bác của họ được viết bằng chữ Nôm.

Theo nhà văn Thuần Phong, ca dao được giới trí thức Việt Nam coi là thể loại văn học đặc trưng và riêng biệt nhất của Việt Nam vì đây là thể loại văn học truyền miệng, vô danh và có nguồn gốc đến  từ nông thôn. Hơn nữa, ca dao là một bài hát không chia ra thành từng câu và không có nhạc đệm. Thể thơ Lục Bát hay thường dùng trong các bài ca dao. Có  rất nhiều loại ca dao khác nhau từ Bắc đến  Nam: hát ru con ở miền Bắc, hát đưa em  ở miền Nam, hát đò đưa, hát trống quân… Mặc dù vậy, ca dao  quan tâm đến việc tôn trọng trật tự đã được thiết lập dựa trên ngũ thường và tam cang trong xã hội phong kiến và nho giáo, đồng thời  nó  còn thể hiện sự lương tri, trí tuệ, tình yêu cuộc sống, sự lạc quan, châm biếm xã hội phong kiến.

Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp nên  cuộc sống hàng ngày của người nông dân luôn bị chi phối bởi những yếu tố mà họ không thể kiểm soát trước, chẳng hạn như lũ lụt, hạn hán, bão vân vân. Sự tồn tại của họ là một cuộc đấu tranh triền miên. Hơn nữa, khi có cuộc xâm lược  từ bên ngoài, người nông dân phải cầm vũ khí và bảo vệ đất đai. Từ đó trở đi, người phụ nữ phải là người thay thế chồng trong mọi công việc hàng ngày. Những khó khăn thường ngày này thường được nói  đến  trong những ca dao, nơi người nông dân hưởng quyền tự do tối thiểu  để thể hiện không chỉ cảm xúc của mình mà còn tạo ra cho  mình một thế giới mà có thể  dùng lời nói để  chế giểu và trừng phạt những kẻ độc ác và  để miêu tả những con vật gần gũi của mình một cách chân thực và chính xác. Đây là trường hợp của con cò, con trâu và con heo.

Là loài động vật săn bắt và hái lượm trông vẻ cao quý và ngây thơ trên những cánh đồng lúa và gần gũi với người nông dân, con cò phải vất vả kiếm ăn ngày đêm nhưng nó có thể lựợn  bay tự do bất cứ lúc nào hướng về bầu trời xanh cũng như bao nhiêu người nông dân hay thường mơ ước có được niềm tin trong tương lai và sự lạc quan, không giống như các  sĩ phu.  Đối với người nông dân, tự do là vô giá bất chấp công việc nhọc nhằn  hàng ngày mà họ phải chia sẻ với con trâu. Còn với con lợn, nó đồng nghĩa với sự giàu có và thịnh vượng.

Bài ca dao dưới đây  gợi lên cảnh ngộ khốn khổ của người nông dân phải đối mặt với tai ương dưới chế độ phong kiến. Tương tự như loài cò, người nông dân không thoát khỏi cái chết nhưng muốn chết với danh dự thay vì qua đời trong tủi nhục. Đây chính là nơi mà chúng ta tìm thấy được  bản chất thật sự của bài ca dao  nầy.  Nó đã khơi dậy sự ngưỡng mộ của nhiều thế hệ người dân Việt.

Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nào,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Hình ảnh con trâu  thường được gắn liền với phong cảnh nông thôn của nước Việt. Chúng ta hay  quen nhìn thấy trâu thường xới đất sau khi cày trên ruộng lúa. Đây là lý do việc  cực nhọc vất vả của con trâu được miêu tả trong những bài ca dao sau đây:

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cầy cấy vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

hay là

Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng bừa vợ cấy con trâu đi cày.

Tương tự như trâu, lợn cũng là loài vật thường được nhắc đến nhiều  trong các ca dao. Trước hết,  lợn được sử dụng để mô tả tình trạng của một người đa thê ở Việt Nam:

Một vợ nằm giường lèo,
Hai vợ nằm chèo queo,
Ba vợ thì xuống chuồng heo mà nằm.

Những lời chỉ trích nặng nề đối với những người đối xử tệ bạc với đồng nghiệp khi họ nghèo khổ, túng thiếu và cúi đầu, tỏ ra ngoan ngoãn trước những người quyền lực và giàu có:

Mèo tha miếng thịt xôn xao,
Hùm tha con lợn thì nào thấy chi.

Người ta cũng dùng ngoại hình để đoán  ra được  người mà ta gặp:

Trông mặt mà bắt hình dong,
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

Khi nhìn vào khuôn mặt của một người, chúng ta đã có ý niệm về tính cách của họ, cũng giống như chúng ta biết về một con lợn béo thì nó luôn có ruột ngon.

Cũng nhờ qua bài ca dao dưới đây  người ta mới biết sự gắn bó sâu sắc  của  người nông dân  với đất nước. Nước ao nhà vẫn dễ chịu  dù có sự biến đổi thất thường của thiên nhiên và sự thăng trầm trong cuộc sống của họ.

Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Bibliographie:
Thuần Phong: Ca dao giãng luân.  Explication et commentaire des chansons populaires. Editions Á Châu, Saigon, 1958, 196 pages
Lê Thành Khôi: Aigrettes sur la rizière. Chants et poèmes classiques du Vietnam. Connaissances de l’Orient. Gallimard

 

Củ Chi (Tây Ninh)

 

 

 

 

Le culte de la baleine (Tục lệ thờ cá Ông)

Tục lệ thờ cá Ông

The whale cult

Version française

Version anglaise

Ai đến miền trung và miền nam Việt Nam sẽ  khám phá một tập quán mà theo nhà nghiên cứu Charles J.C. MacDonald  (CNRS Marseille) là một đặc tính của người Việt ở vùng biến  chớ ở miền Bắc thì không có, đó là tục lệ thờ cá Ông (hay cá voi (poisson éléphant) ).  Cho đến giờ nầy  các nhà học giả Việt như Thái Văn Kiểm, Trần văn Phước hay Trần Hàm Tấn thì nghĩ rằng đây là một tập quán cũa người Chàm mà người Việt tiếp nhận  cũng như ở Nha Trang với thánh mẫu Po Nagar nhưng cho đến giờ không có sách vỡ nào chứng minh là tập quán nầy  thuộc về dân tộc Chàm. Theo cố cả Léopold Cadière thì đúng hơn là người dân Việt  theo thuyết duy linh và đa thần nên chuyện thờ cá Ông cũng không ngoại lệ. Ở  đảo Cù lao chàm có hẵn hòi luôn  một đền thờ cá Ông. 

 Người dân Việt ở miền Trung và miền Nam kính nể cá Ông như  cha mẹ  và thần thánh. Còn gọi cá Ông với các tên như sau : ông Chung, ông Khơi, ông Lớn  vân vân…Mỗi khi gặp cá Ông « lụy (chết) » dạt vào bờ, ngư dân đầu tiên thấy được thì  dân làng cử làm trưởng tang, phải chịu tang như là con của cá Ông dù  được cả làng đứng ra tổ chức mai táng và xây mộ.

Theo lời nhà học giả Thái văn Kiểm, dưới thời vua Gia Long, cá Ông được chứng chỉ sắc phong làm thống chế của các biển phía nam vì cá Ông đã giúp vua Gia Long thoát chết đuối. Dưới thời vua Tự Đức (1848-1883) cá voi được tôn xưng là Đức Ngư có nghĩa là cá có đức độ. Theo sách « Gia Định thành thông chí » của Trịnh Hoài Đức thì  thấy chép như sau : Những khi tàu bè găp sóng gió lớn thường thấy cá Ông dìu đỡ mạn thuyền và bảo vệ người dân được yên ổn. Cũng thường đưa người vào bờ khi thuỳền bị chìm đắm hay lúc có sóng gió thần.

Chỉ có từ Linh Giang đến Hà Tiên ở nứớc Nam ta mới có hiện tượng nầy mà thôi chớ ở các biển  khác thì không có sự  giúp đỡ  kỳ diệu nầy. Cũng có phần đúng với sự nhận xét của học giả Anh Quốc  Ruddle Kenneth như sau: chuyện thờ cúng cá Ông cũng là một thể thức nhẳm cố liên kết chặt chẻ các ngư dân Việt sống ở vủng biển.

Version française

Quiconque débarque  dans le centre et le sud du Vietnam va découvrir  une coutume que le chercheur Charles J.C. MacDonald (CNRS Marseille) a considérée comme une caractéristique typique trouvée chez les Vietnamiens vivant le long de la côte  vietnamienne  car les gens du Nord ne l’ont pas eue. C’est le culte de la baleine. Selon certains érudits vietnamiens tels que Thái Văn Kiểm, Trần văn Phước ou Trần Hàm Tấn, ce culte appartenait aux Chams. Lors de l’occupation de leur territoire par les Vietnamiens, ceux-ci n’hésitaient pas à l’adopter comme la déesse Po Nagar à Nha Trang. Mais cette hypothèse n’est pas très convaincante dans la mesure où aucun document n’apporte jusqu’aujourd’hui la certitude à propos de cette appartenance  chame.

Selon le père Léopold Cadière, cette coutume n’est pas une exception car les Vietnamiens étaient animistes et polythéistes. C’est dans l’île Poulo Cham qu’on découvre un temple dédié carrément au culte de la baleine. Ce mammifère marin est vénéré comme  les parents ou un génie. On l’appelle parfois avec les noms suivants : Monsieur Chung, Monsieur Khơi, Monsieur Lớn etc. Chaque fois que  le pêcheur  découvre en premier  une baleine échouée morte  sur le rivage, il sera nommé d’office par les villageois comme l’organisateur des funérailles car il est considéré comme le fils du cétacé malgré les frais des funérailles et de la construction de sa tombe à la charge de tous les  gens du village.  

Selon l’érudit Thái văn Kiểm, sous le règne de l’empereur Gia Long, la baleine reçut un brevet de génie et le titre d’amiral des mers du Sud car l’empereur Gia Long dut sa vie à ce mammifère marin lors d’une noyade. Sous le règne du roi Tự  Đức (1848-1883), les baleines étaient honorées sous le nom de Đức Ngư, ce qui signifie  « poisson vertueux ». Selon le livre «Gia Định thành thông chí» de Trịnh Hoài Đức, il est écrit ce qui suit: Lorsque le bateau  rencontre  de grosses vagues et le vent violent, on voit souvent la baleine soutenir le bateau et protéger les gens. Elle les ramène souvent  sur terre sains et saufs  lors du naufrage du bateau ou durant la tempête.  Dans notre pays, ce phénomène  se produit uniquement de Linh Giang jusqu’à Hà Tiên, mais dans d’autres mers, cette aide miraculeuse n’existe pas. 

Rien ne contredit pas ce que le chercheur anglais Ruddle Kenneth a remarqué dans son livre: le culte de la baleine renforce la cohésion de la communauté des pêcheurs vietnamiens vivant le long de la côte du centre et du Sud Vietnam.

Version anglaise

Anyone arriving in central and southern Vietnam will discover a custom that researcher Charles J.C. MacDonald (CNRS Marseille) considered a typical feature found among Vietnamese living along the Vietnamese coast. MacDonald (CNRS Marseille) considered a typical characteristic found among Vietnamese living along the Vietnamese coast, because the people of the North didn’t have it. It’s the cult of the whale. According to some Vietnamese scholars such as Thái Văn Kiểm, Trần văn Phước or Trần Hàm Tấn, this cult belonged to the Chams. When the Vietnamese occupied their territory, they didn’t hesitate to adopt it as the goddess Po Nagar in Nha Trang. But this hypothesis is not very convincing, as no document to date provides any certainty about this Chame affiliation.

According to Father Léopold Cadière, this custom is no exception, as the Vietnamese were animists and polytheists. On the island of Poulo Cham, we discovered a temple dedicated to the cult of the whale. This marine mammal is revered as a parent or a genie. It is sometimes called by the following names: Monsieur Chung, Monsieur Khơi, Monsieur Lớn etc. Whenever a fisherman is the first to discover a whale washed up dead on the shore, he is automatically appointed by the villagers as the organizer of the funeral, as he is considered the son of the cetacean, despite the fact that the costs of the funeral and the construction of its grave are borne by all the people of the village

According to scholar Thái văn Kiểm, during the reign of Emperor Gia Long, the whale was awarded a patent of genius and the title of Admiral of the South Seas, as Emperor Gia Long owed his life to this marine mammal during a drowning incident. During the reign of King Tự Đức (1848-1883), whales were honored as Đức Ngư, meaning “virtuous fish”. According to the book “Gia Định thành thông chí” by Trịnh Hoài Đức, it says the following: When the boat encounters big waves and strong wind, the whale is often seen supporting the boat and protecting the people. It often brings them safely ashore when the boat sinks or during a storm.  In our country, this phenomenon only occurs from Linh Giang to Hà Tiên, but in other seas, this miraculous help does not exist.

Nothing contradicts what English researcher Ruddle Kenneth noted in his book: whale worship strengthens the cohesion of the Vietnamese fishing community living along the coast of central and southern Vietnam.

Ngô Quyền (Version anglaise)

Ngô Quyền

Version  vietnamienne

Version française

Faced with the Chinese army, which is accustomed to resorting to force and brutality during its conquest and domination of other countries, the Vietnamese must find the ingenuity to emphasize flexible and inventive tactics adapted essentially to the battlefield in order to reduce its momentum and its material superiority in men and numbers. One must never throw oneself headlong into this confrontation, as in this case one seeks to oppose the hardness of egg to that of stone (lấy trứng chọi đá) but one must fight the long with the short, such is the military art employed by the talented generalissimo Ngô Quyền. This is why he had to choose the place of the confrontation at the mouth of the Bạch Đằng River, anticipating the intention of the Southern Han to want to use it with their war fleet led by Crown Prince Liu Hung-Ts’ao (Hoằng Thao) ordered by his father Liu Kung (Lưu Cung) as King of Jiaozhi to quickly facilitate the landing in Vietnamese territory.

This celestial fleet entered the river mouth as planned. Ngô Quyền had pointed iron-covered stakes planted in the riverbed and invisible during high water prior to this confrontation.  He tried to lure the celestial fleet beyond these iron-covered pointed stakes by incessantly harassing them with flat-bottomed boats. At low tide, the Chinese ships retreated in disarray in the face of attacks from Vietnamese troops, and were besieged on all sides and now hindered by the barrage of emergent piles, resulting not only in the annihilation of Chinese ships and troops, but also the death of Hung-Ts’ao.

 Bạch Đằng river

Ngô Quyền was a fine strategist as he managed to perfectly synchronize the movement of the tides and the appearance of the celestial fleet in a time frame requiring both great precision and knowledge of the place. He knew how to turn the superiority of the opposing force to his advantage, for the army of the Southern Han was known to be excellent in maritime matters, and always made water or the river Bạch Đằng its ally in the fight against its adversaries. Water is the vital principle for the Vietnamese flooded rice civilization, but it is also the lethal principle, as it can become an incomparable force in their battles.  As a high-ranking Chinese mandarin, Bao Chi, later noted in a confidential report to the Song emperor: the Vietnamese are a race well-suited to fighting on water.

If the Vietnamese fled to the sea, how could Song’s soldiers fight them, as the latter were afraid of the wind and the wave (1). Ngô Quyền knew how to refer to the three key factors: Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa (being aware of weather and propitious conditions, knowing the terrain well and having popular support or national concord) to bring victory to his people and to mark a major turning point in Vietnam’s history. This marked the end of Chinese domination for almost 1,000 years, but not the last, as Vietnam continued to be a major obstacle to Chinese expansion to the south.  The leading figure of Vietnamese nationalism in the early 20th century Phan Bội Châu regarded him as the first liberator of the Vietnamese nation (Tổ trùng hưng).

How could he succeed in freeing his people from the Chinese yoke when we knew that at that time our population was about a million inhabitants facing a Chinese behemoth estimated at more than 56 million inhabitants. He must have had courage, inventive spirit and charisma to succeed in freeing himself from this yoke with his supporters. But who is this man that the Vietnamese still consider today as the first in the list of Vietnamese heroes?

Đường Lâm village

Ngo Quyen was born in 897 in Đường Lâm village, located 4 kilometers west of the provincial town of Sơn Tây. He was the son of a local administrator, Ngo Man. When he was young, he had the opportunity to show his character and his willingness to serve the country. In 920, he served Dương Đình Nghệ, a general from the family of Governor Khúc of Ái Châu (Thanh Hóa) province. Dương Đình Nghệ had the merit of defeating the Southern Han by taking the capital Đại La (formerly Hànội) from them in 931 and now declared himself governor of Jiaozhi. He entrusted Ngo Quyen with the task of administering the Ái Châu province. Finding in him great talent and determination to serve the country, he decided to grant him the hand of his daughter. During his 7 years of governance (931-938), he proved to bring peaceful life to this region.

In 937, his father-in-law Dương Đình Nghệ was assassinated by his subordinate Kiều Công Tiễn to take the post of governor of Jiaozhi. This heinous act provoked the anger of all sections of the population. Ngô Quyền decided to eliminate him in the name of his in-laws and the nation because Kiều Công Tiễn asked for help from the Southern Han emperor, Liu Kung. For the latter it was a golden opportunity to reconquer Jiaozhi.

Unfortunately for Liu Kung, this risky military operation ended a long Chinese domination in Vietnam and allowed Ngô Quyền to found the first feudal dynasty in Vietnam. In 939, he proclaimed himself king of Annam and established the capital at Cổ Loa (Phúc Yên). His reign lasted only 5 years. He died in 944. His brother-in-law Dương Tam Kha took advantage of his death to seize power, which provoked the anger of the entire population and led to the breakup of the country with the appearance of 12 local warlords (Thập nhị sứ quân).This political chaos lasted until the year 968 when a brave boy from Ninh Binh, Dinh Boy Linh, succeeded in eliminating them one by one and unifying the country under his banner. He founded the Dinh Dynasty and was known as « Dinh Tien Hoang ». He settled in Hoa Lu in the Red River region and Vietnam at that time was known as « Dai Co Việt (Great Việt) ».

Bibliography

Hoàng Xuân Hãn: Lý Thường Kiệt, Univisersité bouddhique de Vạn Hạnh Saigon 1966 p. 257
Lê Đình Thông: Stratégie et science du combat sur l’eau au Vietnam avant l’arrivée des Français. Institut de stratégie comparée.
Boudarel Georges. Essai sur la pensée militaire vietnamienne. In: L’Homme et la société, N. 7, 1968. numéro spécial. 150° anniversaire de la mort de Karl Marx. pp. 183-199.
 Trần Trọng Kim: Việtnam sử lược, Hànội, Imprimerie Vĩnh Thanh 1928

Sacrifice (Version vietnamienne)

 
 sacrifice_1f
Version française
Version anglaise

Cuộc đời  giống như một trò chơi cờ bạc. Chúng ta không có may mắn. Tốt hơn là chết vì đất nước này và để lại tấm gương của sự hy sinh.

Nguyễn Thái Học

 
Việt Nam không chỉ là vùng đất của  các truyền thuyết  và  sĩ phu, mà còn là vùng đất mà con người đã chinh phục từng mẫu đất một, với một  thiên nhiên khắc nghiệt  từ bốn nghìn năm. Cái nôi của dân tộc Việt là đồng bằng Bắc Bộ. Nó được bao bọc ở phía Bắc bởi những ngọn đồi thoai thoải của Bách Vạn Sơn của Trung Quốc và bị  thắt lại ở phía Nam bởi dãy Trường Sơn, một dãy núi gần như không thể xuyên thủng qua được. Nó bị  thu hẹp lại chỉ  còn 15.000 cây số vuông nhưng lắm bùn do sông Hồng lôi  cuốn và nó vẫn tiếp tục bị đe dọa bởi lưu lượng dòng chảy thất thường  thay đổi từ 500 m3 khi nước thấp đến 35.000m3  trong  những ngày có các cơn  lũ lớn.
Để kiềm chế  những trận tấn công dữ  dội của sông Hồng, người dân Việt  phải dùng đến biện pháp xây đê  để ngăn chặn, đòi hỏi họ không chỉ phải tăng cường giám sát đê thường trực mà họ còn phải đấu tranh triền miên. Đối mặt với thời tiết xấu liên miên của thiên nhiên, sự thất thường của Sông Hồng và tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, người dân Việt phải trả giá cho sự cứu rỗi họ bằng công sức và lòng dũng cảm cũng như sự hy sinh của họ trong cuộc hành trình dài  đầy gian nan hướng về đất phương Nam.

Sự hy sinh này không còn xa lạ  hầu hết với  người dân Việt, đặc biệt là những người có cá tính. Nó cũng trở thành một giáo phái mà người ta thích duy trì và ca ngợi không ngừng ở Việt Nam  để tôn vinh cả một dân tộc trước mối đe dọa từ bên ngoài.

Hy sinh là cách an toàn nhất để duy trì sự hoàn hảo của tổ quốc nhưng nó cũng đồng nghĩa với lòng trung thành và nhân phẩm. Một người đàn ông vĩ đại là người dám chịu trách nhiệm trong những thời điểm khó khăn của cuộc đời, nhưng cũng là người biết hy sinh bản thân vì mục đích tốt đẹp, đặc biệt là vì đất nước. Sự hy sinh không thể tách rời khỏi chữ “danh dự” ở Việt Nam.

Hùm chết để da, người chết để tiếng.

Lịch sử của Việt Nam cũng là lịch sử của sự hy sinh.Nhiệm vụ của một người dân Việt là phục vụ quê hương của mình bằng cả trái tim. Những nguy hiểm càng lớn, thì lòng trung thành được thể hiện càng tốt hơn.

 

 Po Klong Garai (Phan Thiết)

Người anh hùng hy sinh thân mình vì quê hương. Dù có chuyện gì xảy ra, danh dự cũng sẽ không bao giờ bị hoen ố. Đây là trường hợp của sĩ phu  Phan Thanh Giản, người ký kết hiệp ước Pháp-Việt năm 1868. Sau khi thất bại trong nỗ lực chống lại người Pháp để bảo vệ ba tỉnh phía tây đồng bằng sông Cửu Long (Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên), ông đã đầu hàng và quyết định tự tử vào năm 1867 vì ông nghĩ rằng đó là cách duy nhất để cứu dân và thể hiện lòng trung thành của mình với vua Tự Đức. Tương tự như vậy, Nguyễn Tri Phương (1873) và Hoàng Diệu (1882), những đối thủ tương ứng của Francis GarnierHenri Rivière, đã chọn cách tự tử sau khi thất bại trong việc bảo vệ thành phố Hà Nội.

Trong thời kỳ Pháp đô hộ, sự hy sinh đã trở thành ngọn đuốc hy vọng được thắp sáng bởi những con người vô danh như Nguyễn Trung TrựcPhạm Hồng Thái. Người đầu  đã đồng ý chết thay thế  mẹ mình bị bắt sau khi ông thành công làm nổ tàu  « Espérance » trong  cuộc hành trình trên sông « Nhựt Tảo » ở Long An trong khi người sau, bị cảnh sát Trung Quốc truy đuổi trong  cuộc chạy trốn, đã chọn cách nhảy xuống sông tự tử sau khi ông không thành công trong nỗ lực ám sát thống đốc Pháp Martial Merlin trong cuộc viếng thăm của ông nầy ở Quảng Châu vào năm 1924. Ngưỡng mộ lòng dũng cảm và sự hy sinh của ông vì quê hương, sau đó thống đốc Quảng Châu đã chôn cất hài cốt của ông trong một nghĩa trang chỉ dành riêng cho 72 anh hùng Trung Quốc và được gọi là « Hoàng Hoa Cương » trong tiếng Việt.

Nếu  sự hy sinh không phải là một từ vô ích  đối với đàn ông, nó cũng mang một ý nghĩa đặc biệt đối với  ng ư ời phụ nữ Việt Nam. Công chúa Huyền Trân của nhà Trần được cầu hôn vào năm 1306 với vua Chiêm Thành là Chế Mân (Jaya Simhavarman) để đổi lấy hai vùng đất Chiêm Thành là Châu Ô và Châu Ri’. Bà đã phải hy sinh mạng sống và tình yêu của mình vì lợi ích quốc gia. Tương tự như vậy, ba thế kỷ sau, một công chúa của triều Nguyễn tên là Ngọc Vạn, người thường được gọi bằng cái tên « Cochinchina » hay (Cô chín Chin), đã sớm nối gót Huyền Trân để trở thành phi tần của vua Cao Mi ên  Prea Chey Chetta II vào năm 1618 để  đánh đổi lấy sự thuận lợi cho người Việt được  định cư  dễ dàng ở vùng Đồng Nai-Mô Xoài, chính là vùng Sài Gòn – Chợ Lớn ngày nay.

Em gái của bà, công chúa Ngọc Khoa, được gả cho vị vua cuối cùng của Chăm Pa, Po Rômê vào năm 1630 vài năm sau đó. Mối quan hệ này khiến bà trở thành mục tiêu chính của người Chàm  trong mối hận thù đối người Việt Nam. Sự hiện diện của bà trên đất Chàm là cái cớ để Chúa Nguyễn Phúc Tần tiến hành cuộc viễn chinh và sáp nhập lãnh thổ cuối cùng của Chăm Pa vào năm 1651. Không thể trách người Chàm vì lúc đó căm ghét công chúa Ngọc Khoa và vì bà mà họ mất quê hương. Nhưng ngược lại, những người dân Việt  như chúng ta thì Ngọc Khoa  minh họa sự hy sinh cao cả mà bà đã dành cho đất nước và dân tộc.