Rùa (Qui)

Rùa (Qui)

Version française

Trong kho tàng thần thoại Việt Nam, chúng ta thường thấy thần hay biến hoá thành rùa. Loại vật sống nầy rất hiếm  ở đất nước ta nhất là rùa có mai mềm ở sông Hồng và được xem coi là một linh vật trong tứ linh (Long, Li, Qui, Phụng). So với ba con vật kia, rùa là con vật duy nhất có thật  trong tự nhiên. Vã lại, nó có tuổi thọ rất  cao và có thể sống trong một thời gian dài không cần thức ăn nên được tượng trưng cho cuộc sống thanh tao thoát tục và thể hiện được sự trường thọ vĩnh cửu. Trong lĩnh vực tâm linh thì rùa được xem là một loại động vật hội tụ trời và đất hay là Âm và Dương. Bụng thì bằng phẳng  nên tượng trưng cho mặt đất (Âm)  còn phần gù (hay mai) của nó thì cho vòm trời (Dương). Nó thường được dân ta xem là một loại vật thiêng biết tiên tri và được thần thánh hóa trong tâm trí của người dân Việt. Dân tộc ta là một trong những dân tộc sống gần sông biển ở vùng Đông Nam Á và phiá nam sông Dương Tử. Bởi vậy  theo sự nhận xét của nhà khảo cứu Pháp Jean Przyluski thì trong các truyền thuyết của các dân tộc nầy thì thường thấy được các loại vật hiển linh của miền sông nước giúp đỡ các vua chúa chống giặc ngọai xâm hay dựng nước mà trong đó có rùa, rồng, rắn hay cá. Ngược lại không có ở trong các truyền thuyết của các dân tộc sống ở lục đia như Trung Hoa và Ấn Độ những loại vật hiển linh nầy.  Bởi vậy rùa thần đã hai ba lần xuất hiện trong truyền thuyết của dân tộc ta. Lần đầu rùa được ghi chép lại trong sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp, một tập sách viết bằng chữ Hán thu thập lại những chuyện kỳ lạ ở nước ta, có lẽ có từ đời nhà Trần.

 Sau khi Thục Phán diệt được nước Văn Lang của Hùng Vương, Thục Phán lấy tên là  An Dương Vương và đổi tên nước thành Âu Lạc và xây thành ở đất Việt Thường. Nhưng vua  không thành công trong dự án vì thành nầy đã nhiều lần bị băng lở. Một hôm trên mặt biển hiện lên một  con rùa vàng tự xưng sứ Thanh Giang , nói sõi tiếng người  và biết về tương lai. Nhờ sự giúp đỡ của rùa nên vua xây  thành xong  trong nửa tháng sau khi  Thanh Giang bày kế giết được con yêu quái Bạch Kê Tinh (một con gà trống  tu luyện được nghìn năm thành tinh). Thành nầy rộng hơn ngàn trượng xoán như hình trôn ốc nên được gọi là Loa Thành. Trước khi từ biệt vua thì rùa thần có dặn vua rằng xã tắc an nguy đều do mệnh trời nhưng nếu vua có thể tu đức thì kéo dài được thời vận. Sau đó còn tặng cho vua một cái vuốt để làm lẫy nỏ và để giử thành rồi trở về sông. Nhờ có nỏ thần nầy mà An Dương Vương giử được thành lúc tướng Triệu Đà cử binh sang đánh. Nhưng sau đó bị trúng kế của Triệu Đà mà An Dương Vương mới mất nước về sau khi gả nàng công chúa Mỵ Châu cho Trọng Thủy, con của Triệu Đà.

Rùa vàng còn giúp vua Lý Thái Tông khôi phục lại ngai vàng sau khi Lý Thái Tổ qua đời. Lý Thái Tông lên ngôi nhưng  chưa được bao lâu phải bỏ kinh thành phải ẩn trốn trong một hang động ở Tuyên Quang vì các em của ngài làm phản và tranh giành cướp ngôi (loạn Tam Vương). Rùa vàng hiện lên trong giấc mơ cho ngài biết sẽ giúp ngài lấy lại được ngôi vua. Bởi vậy  sau khi  dẹp loạn và nhớ đến công ơn của rùa nên vua phong cho rùa tước hiệu là Minh Phúc Đại Vương. Cho đến ngày nay còn thấy có miếu thờ rùa vàng tại làng Nghiêm Sơn ở tỉnh Tuyên Quang.

Rùa vàng còn được nhắc đến thời giặc Minh xâm chiếm nước ta ở đầu thế kỷ 15. Một người tên là Lê Thận có một hôm chài được một thanh gươm và rồi đem tặng thanh gươm nầy cho Lê Lợi sau khi ông theo Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh cùng Nguyễn Trãi. Sau khi đuổi được giặc Minh, một hôm vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng (nay là Hồ gươm ở Hà Nội) thì tự nhiên giữa hồ nhô lên khỏi mặt nước một con rùa to lớn. Vua thấy lạ nên truyền lệnh cho thuyền đi chậm lại. Rùa không chút chi sợ sệt cả  mà ngóng cổ nói: Bê hạ hoàn gươm lại cho ta để ta đem về cho Long quân.  Chính Long quân giúp ngài  ổn định lấy lại được đất nước. Vua vừa rút thanh gươm ra thì nhanh như chớp rùa hé miệng đớp lấy ngang lưỡi gươm. Rồi rùa lặn xuống nước biến mất. Rùa được xem là cận thần của Lạc Long Quân, người cha của dân tộc Việt trong các truyền thuyết và có nhiệm vụ giúp đỡ luôn luôn các  con cháu Việt tộc.  Từ đó hồ nầy được lấy tên là Hồ Hoàn Kiếm.  

Trong tín ngưỡng dân gian, thường thấy có cặp hạc hay cặp phụng  đứng trên lưng mai rùa ở hai bên cạnh án hương trong các chùa và các đình. Đây là  một cặp biểu tượng cho sự điều hoà Âm Dương. Còn ở Văn Miếu thì có 82  tượng rùa đội bia tiến sĩ trên lưng. Đây là  thể hiện sự trường tồn vì các tên của tiến sĩ được ghi danh từ đời nầy qua đời khác  theo thời gian  mà  còn biểu tựợng cho sức mạnh mà họ có vì họ là hiền tài,  là nguyên khí của quốc gia. Không vua nào không xây dựng chăm lo hiền tài vì khi nguyên khí mạnh thì quốc gia mới được  thịnh vượng. Còn nguyên khí suy thì nước sẽ yếu.

Rùa được xem là loại động vật rất linh ứng nên người Việt cho rằng rùa thường  mang lại sự may mắn cho ai gặp được. Họ hay thường gọi rùa bằng “cụ” và thương hại bản thân của cụ qua câu ca dao như sau:

Thương thay cái kiếp con rùa
Lên đình đội hạc, xuống đình đội bia.

Hiện nay giống rùa khổng lồ nầy được  liệt kê như  cấp cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ IUCN từ năm2006 và được biết với cái tên khoa học là Rafetus swinhoei. Đây là loại rùa mai mềm sống ở sông Dương Tử hay ở sông Hồng. Sau khi cụ rùa ở Hồ Gươm qua đời thì trên thế giới hiện nay còn lại ba cá thể, một con đực già sống ở Trung Quốc và ở Việt Nam  một cá thể cái của loài này ở hồ Đồng Mô (Ba Vì) và một cá thể nữa ở hồ Xuân Khanh (Sơn Tây) gần đó. Hy vọng có  cơ hội ghép đôi sinh sản theo cơ quan chức năng bảo tồn nếu cá thể ở hồ Xuân Khanh là con đực còn không thì loại nầy sẽ bị tuyệt chủng trong tương lai.

Galerie des photos

TORTUE

La tortue géante à carapace molle

 Dans le trésor de la mythologie vietnamienne, on voit souvent le dieu de la mer se transformer en tortue marine. Cette espèce aquatique géante  est rare dans notre pays, en particulier la tortue à carapace molle du fleuve Rouge (sông Hồng) et elle  fait partie des quatre animaux au pouvoir surnaturel (dragon, licorne, tortue, phénix). Par rapport aux trois autres animaux, la tortue est le véritable animal existant dans la nature. En outre, elle a une durée de vie plus longue  et peut vivre longtemps sans nourriture. C’est pour cela elle est synonyme de l’évasion de la vie trépidante et de la longévité éternelle.

Dans le domaine spirituel, la tortue est considérée comme  l’animal symbolique de l’union du ciel et de la terre ou du Yin et du Yang. Son abdomen est tellement plat qu’il représente la terre (Yin) et sa carapace représente le dôme du ciel (Yang). Elle est souvent considérée par les Vietnamiens  comme un quadrupède sacré sachant faire des prophéties et elle est sanctifiée dans leur esprit. Celui-ci est l’un des peuples vivant tout près des fleuves et des mers de l’Asie du Sud-est et dans le sud du fleuve Yangzi. C’est pourquoi le chercheur français  Jean Przyluski est amené à conclure dans ses études qu’on voit souvent dans leurs légendes, des héros ou  des forces sacrées (ou esprits sous la forme des poissons, tortues, reptiles, tortues etc…) issus des eaux, aider les rois à consolider leur nation ou à résister aux envahisseurs. Par contre on ne trouve pas ces animaux sacrés dans les légendes venant des peuples vivant sur le continent comme la Chine ou l’Inde.

C’est pourquoi  on constate l’apparition de la tortue deux ou trois fois dans les légendes vietnamiennes. Pour la première fois, la tortue est  rapportée dans le livre intitulé « Histoires extraordinaires de Lĩnh Nam » de Trần Thế Pháp écrit en caractères Han et paru probablement à l’époque des Trần. Après avoir conquis le royaume Văn Lang des rois Hùng, Thục Phán décida de prendre le titre An Dương Vương et décida de construire la citadelle dans le territoire Việt Thường. Mais il ne réussit pas à achever son projet car la citadelle continua à s’éroder à plusieurs reprises. Un jour, à la surface de la mer, apparût une tortue d’or prétendant être l’ambassadeur Thanh Giang. Celui-ci savait  parler couramment  le langage humain et prédire l’avenir. Le roi réussit à construire la citadelle après que la tortue d’or lui avait suggéré un stratagème pour tuer le monstre Bạch Kê Tinh (un coq blanc réussissant à se métamorphoser en un être humain après mille ans). Cette citadelle était assez large et portait le nom « la citadelle en colimaçon » à cause de la présence de neuf spirales de terre. Avant de dire au revoir au roi, la Tortue d’Or recommanda  au roi de gouverner avec sagesse et vertu car cela permit de prolonger son règne. Puis elle lui remit une griffe dont le roi se servait pour faire la gâchette de son arbalète et retourna à la mer. Grâce à cette arme magique, le roi réussit à garder la citadelle et résister à l’armée d’invasion de Zhao Tuo (ou Triệu Đà). Mais An Dương Vương fut plus tard victime de la ruse de Zhao Tuo et perdit son royaume en acceptant de laisser sa fille Mỵ Nương épouser Trọng Thủy, le fils de son adversaire. La Tortue d’Or aida également le roi Lý Thái Tông à reprendre son trône après la mort de son père, le roi Lý Thái Tổ. Monté sur le trône, Lý Thái Tông dut abandonner bientôt la capitale et se réfugier dans une grotte à Tuyên Quang parce que ses jeunes frères s’étaient révoltés pour lui disputer le trône. La Tortue d’Or fut apparue dans son rêve pour lui faire savoir qu’elle l’aidera à reprendre le trône. Après avoir maté la révolte, le roi se souvint du mérite de la tortue, il n’hésita pas à accorder à  cette dernière le titre de « Minh Phúc Đai Vương ». À ce jour, il existe encore le sanctuaire dédié à cette Tortue d’Or dans le village de Nghiêm Sơn de la province de Tuyên Quang.

 La tortue d’Or  fut mentionnée également lors de l’invasion des Ming (ou Chinois) au début du XVe siècle. Un pêcheur  nom de Lê Thân repêcha un jour une épée et la donna à Lê Lợi, le futur roi de la dynastie des Lê postérieurs  lors de son soulèvement contre les envahisseurs chinois. Après avoir chassé les Ming, le roi Lê Lợi entama un jour une promenade sur un bateau-dragon autour du lac Tã Vọng (connu aujourd’hui sous le nom « Lac de l’épée restituée »). Au milieu du lac, une énorme tortue émergea subitement de la surface de l’eau. Le roi  trouva étrange cette apparition. Il ordonna à ses subordonnés de ralentir la barque royale.  La tortue s’en approcha et lui dit avec sa voix humaine: Seigneur, vous devez me rendre l’épée pour que je puisse la ramener au roi Dragon (*). C’est lui qui vous a donné cette épée pour pacifier le pays. Juste au moment où le roi sortit son épée,  la tortue d’or ouvrit sa bouche, la happa d’une rapidité effarante et disparut immédiatement sous l’eau. La tortue d’or est considérée toujours dans les légendes vietnamiennes comme le prétorien du roi Dragon, le père du peuple vietnamien et elle est chargée de veiller à la protection des Vietnamiens.  De ce jour, le lac Tã Vọng devient le lac Hồ Hoàn Kiếm (ou le lac de l’épée restituée). 

Dans les croyances populaires, on est habitué à trouver une paire de grues ou phénix debout sur le carapace des  tortues rangées de chaque côté du brûleur d’encens dans les temples et les maisons communales. C’est un couple d’animaux reflétant le rôle du fonctionnement de l’harmonie du Yin et du Yang. Dans le temple de la littérature (Văn Miếu) à Hànội, il y a 82 statues de tortues portant les stèles des lauréats sur leur carapace. C’est une façon d’immortaliser les noms des gens ayant obtenu le titre tiến sĩ (degré de docteur)  ainsi que ceux de leurs villages où ils étaient nés  car ceux-ci continuent à rester honorés au fil des générations et des années et ils symbolisent la force qu’ils ont  car ils sont les hommes de talent et la source de vie de la nation.  Aucun roi ne pense à négliger le recrutement de ces  hommes de talent car la source jaillissante fait la force d’un pays. Une source tarissant l’affaiblit.

On est habitué à considérer la tortue comme un quadrupède sacré. C’est pourquoi quand quelqu’un a l’occasion de la rencontrer sur le chemin, on dit qu’il est chanceux. On l’appelle sous le nom « Cụ (Oncle) » pour marquer le respect. On prend pitié de son sort à travers l’adage suivant:

Thương thay cái kiếp con rùa
Lên đình đội hạc, xuống đình đội bia.

On ne cesse pas de se lamenter sur le sort de la tortue
Obligée de porter les grues dans les maisons communales et les stèles ailleurs.

Actuellement, cette espèce aquatique géante est classée en danger critique d’extinction sur la liste rouge de l’UICN depuis 2006 et connue sous le nom scientifique « Rafetus swinhoei ». C’est une espèce de tortue à carapace molle vivant dans le fleuve Yanzi (Chine) ou le fleuve Rouge du Vietnam. Après le décès de la tortue du lac de l’épée restituée, il existe actuellement 4 individus dont l’un est très vieux et mâle vivant en Chine, le deuxième (une femelle confirmée grâce à l’analyse du gène) et le troisième (en cours de récupération)  sont au lac Đồng Mô (Ba Vì) et le dernier vit dans le lac Xuân Khanh tout proche (Sơn Tây). L’organisme vietnamien chargé de protéger les espèces entretient l’espoir de réaliser la fécondation avec succès si l’individu récupéré au lac Đồng  Mô ou Xuân Khanh est un mâle sinon cette espèce sera éteinte dans l’avenir.

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.