Lý Thái Tổ
Lý Thái Tổ tên là Công Uẩn , người làng Cổ Pháp, tỉnh Bắc Ninh, mẹ họ Phạm, sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974). Ông là một vị hoàng đế để lại cho đến ngày hôm nay nhiều cuộc tranh cãi và gây ra nhiều thắc mắc về nguồn gốc sinh thành cũng như việc lên ngôi của ông với cái chết đột ngột của vua Lê Long Đĩnh được xem như một bạo chúa trong sử. Tuy nhiên ông là một vị vua có công trạng rất lớn đối với đất nước trong việc ổn định chính trị, kinh tế và văn hóa. Ông không những đem lại hoà bình cho muôn dân mà còn lại là một vị vua hiền đức ít ai có thể so sánh bằng. Ông lên ngôi thiên tử thuận ý trời (niên hiệu thuận thiên), được lòng dân và được sự ủng hộ của tổ chức Tam giáo nhất là Phật giáo dưới sự chỉ dẫn của thiền sư tài năng Vạn Hạnh.
Một cuộc cách mạng không đổ máu, một tham vọng cho vận nước được lâu dài và tính kế cho con cháu được muôn vạn thế hệ và muôn vật được phồn thịnh và phong phú với chiếu dời đô và một triều đại nhân ái và khoang dung khiến sử gia Ngô Sĩ Liên không ngớt lời khen ngợi về sau nầy. Trước ông, các vua đều là những bậc võ biền, nhân loạn mà nắm được chính quyền. Học thức của vua rất kém nên không được có như ông văn võ song toàn với sự dạy dỗ của sư Vạn Hạnh theo lời nhận xét của giáo sư Hoàng Xuân Hãn trong bài tựa đề «Đạo Phật đời Lý ».
Vậy ông là người thể nào? Ông có phải con của thần như được kể ở trong truyền thuyết hay không? Tại sao ông cần phải giấu lý lịch để rồi cho đến ngày hôm nay. Ông là một vị vua có mang nhiều huyền thoại nhất mà còn để lại một câu hỏi khiến làm cho các sử gia phải bồn chồn, phải cố gắng tìm lời giải đáp để hợp lí trong tinh thần khoa học.
Theo Phan Kế Bính trong quyển sách « Nam Hải dị nhân » thì thân sinh của ông nghèo khổ làm ruộng thuê ở chùa Tiêu Sơn phải lòng một người tiểu nữ có mang thai khiến nhà chùa thấy thế đuổi đi chổ khác và cha ngài sau đó bị té giếng mà chết ở rừng Báng khiến mẹ phải xin tá túc ở chùa Ứng Tâm vài tháng rồi lâm bồn và sinh ngài ra rồi qua đời nhưng trong sử thì nói bà mẹ của ông thì nằm mơ thấy giao cảm với thần núi Tiêu Sơn mà sinh ra ông. Rồi sau đó mẹ ông nhờ sư ở chùa Cổ Pháp tên là Lý Khánh Vân nhận làm con nuôi trước khi bà qua đời. Vì thế ông lấy theo họ Lý và khi ông 7, 8 tuổi thì ông được theo học với sư Vạn Hạnh ở chùa Tiêu Sơn. Có một lần học không thuộc bài, ông bị sư Vạn Hạnh trừng phạt trói lại bắt nằm dưới đất. Có một đêm ông mới ngâm câu thơ rằng :
Canh khuya không dám giang chân ruỗi
Vì ngại non sông Xã tắc xiêu.
Vạn Hạnh nghe thế đem lòng kính trọng vì thấy ông có khẩu khí thiên tử. Có lắm câu chuyện thần thoại thêu dệt về ông từ lúc còn nhỏ. Chẳng hạn như ông mới sinh ra trên tay có bốn chữ « Sơn hà xã tắc » hay là chuyện báo mộng của Long Thần. Một hôm, nhà sư nhờ ông lúc còn bé đem bánh oản dân cúng Long Thần, ông khoét lấy ruột ăn oản mất đi. Tối lại nhà sư bị Long Thần báo lại trong mộng. Sáng lại ông bi qưở bởi nhà sư nên ông bực tức mà hỏi nhà sư rằng: Ai nói với thầy như thế ? Nhà sư mới kể lại chuyên báo mộng của Long Thần. Ông không nói chi cả mà lên nơi thờ Long thần, đánh vào lưng của Long Thần một đấm rồi viết: Lưu tam thiên lý. (Đày đi ba ngàn dậm). Về đêm, Thần về nói với sư là Thần bị đuổi phải đi thôi. Sáng sớm, sư lại ở nơi thờ Thần thì thấy có các chữ ấy nhờ chú tiểu rửa mà không sạch. Sư đành bảo ông rửa. Ông chỉ nhổ ít nước bọt rồi lại chùi thì sạch ngay.
Còn có nhiều bài kệ (như kệ cây gạo bị sét đánh) và các chuyện thần thoại khác như chuyện con chó trắng trên lưng có chữ thiên tử, chuyện rồng bay lên trời khi lúc dời đô vân vân… nhầm làm hợp lý với chân dung của Lý Công Uẩn để thuận lòng dân ý trời và trở thành thiên tử nhất là ở thời đó dân ta rất còn mê tín, theo tín ngưỡng dân gian nên các nhà sư học thức uyên bác như nhà sư Vạn Hạnh phải lên kế hoạch để Phật giáo với tính cách ôn hoà và thần bí chóng mới ăn sâu vào lòng tín ngưỡng của người dân Việt.
Các sư được sống gần dân rất biết rõ dân chúng không có vật lực để vun bồi giáo dục và chậm phát triển dưới ách đô hộ của phong kiến phương bắc nên có khát vọng muốn từ lâu đất nước có được một nền độc lập tự chủ và tự cường. Trong thời loạn lạc, những bậc võ biền khi có được chính quyền hay thường truy nã và diệt tận gốc những kẻ đối địch nguy hiểm của mình luôn cả con cháu qua những cực hình ghê gớm như cột đồng đốt nóng, vạc dầu đun sôi, chuồng hổ báo vân vân …
Bởi vậy khi Ngô Quyền dành được độc lập và qua đời thì em vợ là Dương Tam Kha không ngần ngại soán ngôi tìm con của Ngô Quyền, Ngô Xuân Ngập mà giết mà luôn cả con cháu. Vì vậy một đứa con trưởng của Ngô Xuân Ngập phải ẩn thân vào chùa làm sư, đó là thiền sư Ngô Chấn Lưu tức là đại sư Khuông Việt được phong làm tăng thống đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam và là quốc sư dưới triều đại nhà Đinh. Cho đến Lý Công Uẩn thì chuyện ẩn náu trong chùa cũng không phải ngoại lệ. Trong sử, ông là con nuôi của sư Lý Khánh Vân nên giữ họ Lý cũng đúng thôi. Nếu có cha thì cha chết sớm còn không cha thì con của thần đó là các lời được kể trong sử. Vậy ông con của ai ? Ông không phải con của thần vì khi lên ngôi vua thì ông liền ban tước Vũ Uy Vương cho anh và Dục Thánh Vương cho em. Ông có một người chú ruột còn sống và được phong làm Vũ Đạo Vương và con của người chú nầy tên là Lý Trung Hiển đựợc giử chức Thái úy trong triều. Như vậy ông có gia tộc hẳn hoi. Ông còn tôn tạo ngôi mộ cho cha và xây lăng cho mẹ ở rừng Báng không xa chùa Thiên Tâm và Dương Lôi và truy phong cha là Hiển Khánh Vương và mẹ là Minh Đức Thái Hậu. Ông không phải con của thiền sư Vạn Hạnh vì ông có cha có anh em mà còn có chú. Vã lại nếu ông là con ruột của sư Vạn Hạnh thì giả thuyết nầy càng không nghiêm túc nhất là nghĩ rằng sư Vạn Hạnh vì vụ lợi riêng tư cho con mình nên mới có tác đông như vậy chớ không hiểu rằng ông là một người xuất gia đi tu từ thưở nhỏ, một nhà trí thức uyên thâm nên hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của quần chúng sau một ngàn năm đô hộ của người phương bắc thì Lý Công Uẩn là người được thiền sư chọn lựa vì trước là ở thời đó Phật giáo giử một vai trò chủ đạo và ông là học trò gương mẫu được thiền sư nuôi và dạy dỗ.
Như vậy Lý Công Uẩn phải có mối quan hệ huyết thống với một gia tộc nào mà bị hai triều Đinh Lê truy nã. Theo nhà nghiên cứu Trần Viết Điền ông là cháu nội của Lý Khuê, một vị sứ quân chiếm cứ vùng Siêu Loại, nơi có trung tâm Phật giáo Thuận Thành- Lũy Lâu, nơi đào tạo tăng tài Tiêu Sơn, đã phát triển hằng trăm năm với nhiều ngôi chùa cổ, với các vị sư tầm cỡ như Định Không, Thông Thiện, Đinh La Quí, Thiền Ông, Vạn Hạnh vân vân…
Đấy là sứ quân Lý Lãng Công, một vị hùng trưởng của miền đất nằm hai bờ sông Đuống được lực lượng tín đồ Phật giáo ủng hộ mà bị tướng Lưu Cơ của Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư đánh bại. Dòng họ Lý của sứ quân Lý Khuê một số bị giết, nhưng số còn lại phải đi ẩn, phải vào rừng sinh sống, phải vào tu ở các chùa trong núi sâu thẳm nhằm mai danh ẩn tích. Lý Vạn Hạnh mặc dầu họ Lý nhưng cũng có thời kỳ phải mang họ Nguyễn. Theo nhà nghiên cưú Trần Viết Điền thì Thiền uyển tập anh ngữ lục là chìa khoá để giải mã bí ẩn tông tích của Lý Công Uẩn thì có ghi chép thiền sư Định Không (730-808) từ thời thuộc nhà Đường, người họ Nguyễn (thực ra là họ Lý), thuộc hương Diên Uẩn rất giỏi thuật số và biết được họ Lý của ngài sẽ có người làm vua về sau nầy và nước Việt được độc lập và Phật giáo được chấn hưng.
Vì thế các sư Thiền Ông-Vạn Hạnh-Khánh Vân phải trợ tiếp đám con cháu của Lý Khuê, tạo điều kiện cho cha, bác, chú của Lý Công Uẩn mai danh ẩn tích để tránh sự bố ráp gắt gao của hai triều Đinh và Tiền Lê. Đây là cuộc vận đông qui mô nhầm để đưa dòng họ Lý lên ngôi, phải được tiến hành cả trăm năm từ khi thiền sư Đinh La Qúi ở chùa Châu Minh, rất giỏi về phong thủy trồng cây gạo để bổ cứu long mạch đế vương của hương Cổ Pháp (Diên Uẩn) và dự đoán họ Lý ở Cổ Pháp sẽ có người làm vua. Như vậy Lý Công Uẩn đã được thế lực Phật giáo ủng hộ từ lâu và bảo trợ. Chỉ cần thời cơ và đúng lúc để mà hành sự mà thôi nhất là để pháp hoá việc soán ngôi, một cuộc cách mạng không bạo động theo ý trời thuận lòng dân với sự vận động quần chúng tài tình của sư Vạn Hạnh qua các bài kệ ly kỳ và các truyền thuyết về Lý Công Uẩn. Nhờ cái nhìn thực tiễn của sư Vạn Hạnh và cái đức độ vô song của Lý Công Uẩn thì mới thấy có được ở đất nước chúng ta một triều đại nhân ái, một triều đại được kéo dài 216 năm. (Lý Bát Đế)
Chiếu dời đô
De son vrai nom Lý Công Uẩn, Lý Thái Tổ, est né le 8 Mars 974 et mort le 31 Mars 1028. Le fondateur de la dynastie des Lý postérieurs est originaire du village de Cổ Pháp dans la province de Bắc Ninh. Il est l’empereur ayant soulevé jusqu’à aujourd’hui beaucoup de discussions passionnées et des interrogations concernant l’origine de sa naissance comme la montée sur le trône avec la disparition subite du roi Lê Long Đĩnh taxé d’être un roi cruel dans l’histoire. Cependant il est intronisé pour répondre à la volonté du Ciel et au souhait du peuple avec le soutien des trois religions importantes du pays (bouddhisme, taoïsme, confucianisme), en particulier le bouddhisme sous la direction du moine zen talentueux Vạn Hạnh.
C’est une révolution sans effusion de sang, une ambition pour la stabilité politique et la prospérité économique à long terme pour le pays et pour des milliers de générations avec le transfert de la capitale et une dynastie de bienveillance et de tolérance que l’historien Ngô Sĩ Liên n’a pas cessé de féliciter. Avant lui, les rois étaient tous des soudards et des rebelles profitant du désordre politique pour prendre le pouvoir. Leur éducation était très limitée et ne pouvait pas égaler celle donnée par le moine zen Vạn Hạnh à Lý Công Uẩn selon la remarque du professeur Hoàng Xuân Hãn dans son article intitulé « Le bouddhisme de la dynastie des Lý »
Alors quel genre de personne est-il? Est-il le fils d’une divinité comme cela a été dit dans la légende? Pourquoi a-t-il besoin de cacher son identité jusqu’à ce jour? Il est le roi ayant suscité bien plus de légendes mais il laisse aussi une question qui rend les historiens perplexes de trouver une réponse appropriée et logique dans l’esprit scientifique.
Dans le livre intitulé « Les personnages talentueux et extraordinaires de Nam Hải » de Phan Kế Bính, son père était tellement pauvre qu’il travaillait en tant que fermier pour le compte de la pagode Tiêu Sơn. Il était tombé amoureux d’une gonzesse devenue enceinte. C’est pour cela qu’ils furent obligés de se réfugier ailleurs. Son père fit une chute un jour dans un puits et il fut décédé dans la forêt de Báng. Sa mère dut demander un abri dès lors à la pagode Ứng Tâm durant quelques mois avant de lui donner naissance. Mais dans la version de l’histoire, on a dit que sa mère fut en relation avec le génie de la montagne Tiêu Sơn dans le rêve pour lui donner naissance. Puis, elle demanda au moine responsable de la pagode Cổ Pháp, nommé Lý Khánh Vân, de l’adopter avant sa mort. Il prit ainsi le nom de famille Lý et à l’âge de 7 ou 8 ans, il fut autorisé à recevoir l’enseignement et l’éducation auprès du moine Vạn Hạnh à la pagode Tiêu Sơn. Une fois, alors qu’il ne réussit pas à rappeler la leçon, il fut puni et ligoté par ce dernier. Il fut forcé de s’allonger par terre. Dans la nuit, il commença à s’exclamer:
Je ne peux pas m’étirer les jambes durant la nuit car j’ai la crainte de voir disparaître mon royaume …
En entendant cela, Vạn Hạnh ne cessa pas de le respecter car il trouva en lui la stature d’un roi. Il existe de nombreuses histoires mythiques élaborées à son nom depuis son enfance. Par exemple, il est né avec quatre mots « Sơn Hà Xã Tắc » trouvés dans les paumes de ses mains ou le message laissé par Dieu-Dragon (Long Thần) dans le rêve du bonze. Un jour, le moine de la pagode lui demanda de déposer de petits gâteaux « oảnh » sur l’autel de ce Dieu-Dragon quand il était encore enfant. La nuit, le moine fut rapporté dans son rêve par Dieu-Dragon que la plupart de ces gâteaux n’avaient plus la garniture. Le lendemain, il reçut des reproches de la part du bonze. Agacé, il lui demanda: Qui vous a dit ça? Le bonze commença à raconter sa rencontre avec Dieu Dragon dans le rêve. Il ne broncha pas mais il alla tout de suite sur le lieu où se trouvait l’autel du Dieu-Dragon. Il donna un coup de poing sur le dos de sa statue et y écrit ensuite: Exilé à trois mille mètres. Dans la nuit, Dieu Dragon avertit au bonze responsable qu’il dut s’exiler à trois mille mètres. Le lendemain, le moine effectua la vérification sur place et demanda à un garçonnet d’essuyer ces mots écrits sur le dos de la statue avec de l’eau sans obtenir satisfaction. Il fut obligé de redemander à Lý Công Uẩn de le faire. Celui-ci réussit à les enlever avec un peu de son salive.
Il existe également de nombreuses stances (comme celle du kapokier frappé par la foudre) et d’autres mythes tels que le chien blanc ayant le mot « roi » sur son dos, l’histoire d’un dragon volant dans le ciel lors du transfert de la capitale Thăng Long etc… Cela permet de coller au profil de Lý Công Uẩn pour répondre à la volonté divine et celle du peuple et devenir l’empereur car à cause de la croyance populaire, notre peuple était très superstitieux à cette époque. Les moines savants comme Vạn Hạnh devaient en tenir compte. Le bouddhisme, avec son caractère pacifique et mystique pouvait être ancré ainsi dans les croyances des Vietnamiens.
Proches du peuple, les moines savent très bien qu’il n’a pas les moyens pour améliorer l’éducation et les connaissances et il tarde à évoluer sous le joug féodal des gens du Nord mais il a donc un désir ardent d’avoir depuis longtemps un pays indépendant et autonome. Dans la période de troubles, les soudards traquent et éliminent souvent leurs ennemis et leurs descendants dangereux lors de la prise du pouvoir en se servant des tortures extrêmement horribles comme l’utilisation des poteaux en cuivre chauffés, du chaudron plein d’huile bouillante ou bien de la cage du tigre etc …
C’est pourquoi lorsque Ngô Quyền obtient l’indépendance du pays et il est décédé, son beau-frère Dương Tam Kha n’hésite pas à usurper le trône. Puis il tente de retrouver ensuite les descendants de Ngô Quyền pour les éliminer, en particulier Ngô Xuân Ngập et ses enfants. Le fils aîné de Ngô Xuân Ngập doit se cacher dans une pagode et devenir ainsi le moine connu sous le nom de Ngô Chấn Lưu. C’est le grand moine Khuông Việt qui a été désigné comme le chef suprême du clergé bouddhiste vietnamien sous la dynastie des Đinh. Lý Công Uẩn ne se fait pas exception non plus car il doit se cacher aussi dans la pagode dès son jeune âge. Dans l’histoire, il a été adopté par le moine Lý Khánh Vân. C’est pour cela qu’il peut garder le nom de la famille Lý.
S’il a un père biologique, celui-ci mourra tôt. Par contre, sans père, il doit être le fils d’un génie cité dans l’histoire. Alors qui est-il exactement? Il n’était pas le fils d’un génie car lors de son intronisation, il accorda immédiatement le titre de Vũ Uy Vương à son grand frère et celui de Dục Thánh Vương à son petit frère. Il avait un oncle vivant nommé Vũ Đạo Vương et le fils de ce dernier, Lý Trung Hiển, avait le grade de sous-lieutenant à la cour. Il avait donc vraiment une famille. Il rénova ensuite la tombe de son père et construisit un mausolée pour sa mère dans la forêt de Báng non loin des pagodes Thiên Tâm et Dương Lôi et attribua respectivement à son père et à sa mère le titre posthume Hiển Khánh Vương et Minh Đức Thái Hậu. Il n’est pas le fils du moine zen Vạn Hạnh car il a un père avec ses deux frères mais aussi un oncle. D’ailleurs, s’il est le fils biologique du moine Vạn Hạnh, cette hypothèse n’est pas sérieuse du tout car on peut penser que Vạn Hạnh doit agir ainsi pour ses intérêts personnels. Mais on oublie qu’il devient moine très jeune et qu’il connait les aspirations du peuple après mille ans de domination chinoise en tant qu’un érudit illustre. Lý Công Uẩn est choisi par Vạn Hạnh car à cette époque, le bouddhisme joue un rôle de premier plan et il est le disciple exemplaire élevé, éduqué et guidé par lui-même.
Lý Công Uẩn doit avoir un lien de sang avec une famille recherchée et poursuivie activement par les deux dynasties Đinh et Lê postérieur. Selon le chercheur vietnamien Trần Viết Điền, il est le petit-fils de Lý Khuê, un seigneur féodal ayant occupé la région de Siêu Loại où se trouve à cette époque le centre bouddhiste Thuận Thành-Lũy Lâu. C’est ici que les moines de Tiêu Sơn ont été formés et on a vu depuis une centaine d’années la construction d’un grand nombre de pagodes antiques avec des moines illustres comme Định Không, Thông Thiện, Đinh La Qúi, Thiền Ông, Vạn Hạnh etc ..
C’est le seigneur Lý Lãng Công (ou Lý Khuê), un chef du territoire localisé sur les deux rives de la rivière Đuống. Il est soutenu par les forces bouddhistes et vaincu par le général Lưu Cơ de l’empereur Đinh Bộ Lĩnh à Hoa Lư. Certaines des lignées Lý de ce seigneur Lý Khuê ont été tuées, mais d’autres ont dû aller se cacher, vivre dans la forêt, rester dans les pagodes ou dans les montagnes profondes. Bien que Vạn Hanh porte bien le nom de famille Lý, il y a une époque où il devait prendre le nom de famille Nguyễn. Selon le chercheur Trần Viết Điền, le livre intitulé Thiền Uyển Tập Anh (Floriflège du jardin du Thiền) est la clé pour décoder le mystère de l’identité de Lý Công Uẩn. On révèle dans ce livre qu’à l’époque des Tang en Chine, le moine zen Đinh Không (730-808) dont le nom de famille est Nguyễn, vivant à Diên Uẩn a un don de divination. Il prévoit que dans sa lignée Lý il y a plus tard quelqu’un qui sera roi. Le pays sera indépendant et le bouddhisme aura le renouveau.
C’est pourquoi les moines Thiên Ông-Vạn Hạnh-Khánh Vân doivent aider et protéger les descendants de Lý Khuê, créant ainsi les conditions idéales pour que le père, les oncles de Lý Công Uẩn et lui-même ne soient pas traqués et restent anonymes sous les deux dynasties Đinh et Tiền Lê. On peut dire qu’il s’agit d’une campagne à grande échelle pour amener l’une de la lignée des Lý sur le trône. Elle doit être menée presque cent ans depuis que le bonze zen Đinh La Qúy de la pagode Châu Minh, expert en Feng-Shui a planté le kapokier pour fortifier l’énergie Qi de l’artère royal du sol de Cổ Pháp (Diên Uẩn) et a prédit que la lignée des Lý de Cổ Pháp aura un descendant devenu roi.
Lý Công Uẩn a ainsi le soutien et la protection par les forces bouddhistes depuis longtemps. Il a besoin de l’opportunité et du moment opportun pour agir et pour légitimer notamment l’usurpation. C’est une révolution non violente qui se prête à la volonté du peuple acquise grâce au mouvement de masse animé avec ingéniosité par le talentueux bonze Van Hanh à travers les stances mystiques et les histoires légendaires sur Lý Công Uẩn. Grâce au regard réaliste de Vạn Hạnh et à la vertu inégalée de Lý Công Uẩn, on peut voir naître dans notre pays une dynastie de clémence, une dynastie qui a duré 216 ans.
Bibliographie
Phan Kế Bính : Nam Hải Dị Nhân. Nhà Xuất Bản Trẻ. Hanội. Năm 2011
Hoàng Xuân Hãn: Đạo Phật đời Lý.
Nguyễn Lang: Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
Mùa xuân Paris 2021