Chiếu dời đô
Sau cuộc cách mạng không đổ máu, Lý Công Uẩn lên ngôi thiên tử và sáng lập một triều đại nhân ái được có 8 đời vua thường gọi là « Lý Bát Đế » trong lịch sử Việt Nam. Trước nhà Lý các cuộc chiến đấu để giải phóng dân tộc, dành độc lập, mở mang bờ cõi, dẹp loạn nhị thập sứ quân, thì có Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đã thực hiện và hoàn tất rồi. Sự việc dùng quân sự để bảo vệ nền độc lâp của một nước Đại Việt đuợc lâu dài chỉ xem đây là điều cần thiết chớ chưa phải là điều kiện đủ. Hoa Lư chỉ là một vùng đất hiểm hóc để phòng thủ kiên cố chớ nó không phải là nơi để phát triển kinh tế cho vận nước được lâu dài và tính kế cho con cháu được muôn vạn thế hệ và muôn vật được phồn thịnh và phong phú được.
Việc phát triển kinh tế cũng như việc muốn có được một nền tảng văn hóa Đại Việt khác hẵn với văn hóa Đại Hán nhất là chúng ta bị đô hộ có mười thế kỷ là những thách thức trọng đại mà các hào kiệt như Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn là những bậc võ biền thì không thể nào có đủ bản lĩnh để mà hoàn tất. Bởi vậy trong bối cảnh nầy, sự xuất hiện của một nhân vật kiệt xuất như Lý Công Uẩn, đạo đức vô song, văn võ song toàn rất quan trọng và cần thiết để thuận lòng trời, phù hợp với khát vọng của người dân Việt để xây dựng một đất nước bền vững, tự chủ và hùng mạnh.
Chính sư Vạn Hạnh cũng có nhìn sâu sắc nầy từ lâu nên nói với Lý Công Uẩn một hôm như sau: « Thiên hạ tuy có nhiều họ Lý nhưng xem ra thì không ai bằng ngài có bụng nhân từ khoan thứ vả lại lòng dân tin mến nhiều, thì phi ngài không ai làm nổi ». Có thể nói là Lý Công Uẩn là người duy nhất mới có thể lãnh được trách nhiệm trọng đại nầy mà thôi. Qua tầm nhìn vượt thời gian của ngài thì chuyện dời đô cũng là cốt lõi chính để ngài có thể đổi mới được đất nước, biến đổi một bộ máy quyền lực của các thủ lĩnh quân sự thành một bộ máy quan lại dân sự để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triến kinh tế ở một mức độ cao hơn nhất là ở trong thời bình.
Chính vì vậy mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ quyết đinh dời đô về Đại La. Đây là thủ phủ của chính quyền của hai nhà Tùy và Đương gần ba thế kỷ từ năm 607. Đại La ở một địa thế có lợi cho việc phòng thủ củng như việc phát triển kinh tế. Ở phiá bắc thành Đai La thì có sông Nhị (hay Sông Hồng). Nó có thể không những tỏa đi khắp hệ thống sông ngòi vùng châu thổ mà là con hào tự nhiên để chận hiểm hoạ xâm lăng từ phương bắc. Chính ở đây ngài mới thực hiên một loạt cải cách toàn diên về chính trị, kinh tê và văn hóa.
Về chính trị thì thể chế Đại Việt được mô phỏng theo Trung Hoa vì ở thời điểm nầy thể chế chính trị nước nầy được xem là văn minh nhất và phù hợp nhất cho việc trị nước an dân. Nhưng ông dựa trên Phật Giáo có tỗ chức và ăn sâu dân chúng để mà cai trị. Nói đúng hơn ngài kết hợp pháp trị và đức trị. Ngài có chính sách ngọai giao độc lập với nhà Tống và khoan hoà với các nước láng giềng như Champa và Chân Lạp. Ngài thay thế dần bộ máy quân sự bằng bộ máy dân sự dựa trên các cuộc thi cử chọn lựa nhân tài.
Về mặt kinh tế, ngài cho xây dựng nhiều chợ, cho lâp nhiều bến thuyền và xây nhiều kênh để tạo thuận lợi cho việc giao thông buôn bán và xem trọng hoạt động công thương nghiệp.
Cũng là lúc ông phải tạo ra sự khác biệt với văn hóa Trung Hoa để có được một văn hoá độc lập và có bản sắc riêng tư cho dân tộc Việt. Chỉ nhìn qua cách chọn lựa tên Thăng Long cho quốc đô Đại Việt thì cũng nhận thấy ông đä chọn con rồng làm một biểu tượng quốc gia tựa như lá cờ cho một quốc gia độc lập và tự chủ nhất là nó có liên quan đến « thủy tổ », đến huyền thoại cuả dân tộc Việt (Con Rồng Cháu Tiên). Làm sao con rồng thời nhà Lý nó có khác chi với rồng Trung Hoa ? Cần nên nhớ lại con rồng nó mang nguồn gốc Bách Việt. Nó là loại động vật hư cấu từ rắn, cá sấu hay thuồng luồng mà ra và thích sống ở môi trường nước của phương nam. Một khi bị Trung Hoa đồng hoá được dân Bách Việt thì con rồng cũng là sản phẩm của họ nhất là qua chữ Thìn họ vay mượn từ ngôn ngữ của dân Bách Việt trong thập nhị địa chi để chỉ rồng. Bởi vậy con rồng Việt Nam thường vẫn được xem là hậu duệ của rồng Trung Hoa. Thế mà rồng thời Lý có sự khác biệt rõ ràng. Theo nhà nhân học Đinh Hồng Hải, rồng thời Lý có tiếp thu và giử các yếu tố « nguyên mẫu » của văn hoá Trung Hoa như có bốn chân, móng vuốt và bờm mà còn biểu tượng vương quyền và hoàng tộc. Tuy nhiên cũng có những yếu tố phi Hán dựa trên nền tảng Phật giáo để biểu tượng thần quyền và văn hoá Ấn Độ, đặc biệt là biểu hiện của rắn thần Naga và Makara. (như thân rắn, mềm mại, có mào vân vân …). Nhờ vậy rồng thời Lý mới mang được đặc trưng riêng biệt và mới khẳng định được vai trò độc lập và chủ quyền của nước Đai Việt. Nó thể hiện được sư gần gũi thân thương với người dân Việt. Nơi nào cũng có biểu tượng rồng chớ nó không độc tôn cho hoàng tộc hay bị độc chiếm bởi nhà vua như ở Trung Hoa. Chính nhờ vậy Lý Công Uẫn đã thành công tạo dựng một nền văn hoá khác biệt độc lập có bản sắc riêng biệt. Chính ngài đã tìm ra giải pháp để chấn hưng nền văn hóa Đại Việt trước sự lấn át của văn hóa Trung Hoa sau 10 thế kỷ đô hộ bằng cách dựa trên kho tàng văn hoá Ấn Độ mà người dân Việt được có nhờ sự tiếp cận qua Phật giáo và các tù binh Chiêm Thành. (Đinh Hồng Hải 2014, trang 113). Chúng ta có thể nhận xét chiếu dời đô của Lý Công Uẩn là môt kiệt tác mà ngài để lại cho dân tộc qua cái nhìn vượt thời gian của ngài ở thời điểm đó mà thôi chớ nó chưa có thể hiện được hoàn toàn tinh thần dân tộc như các áng văn khác như Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt hay Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.
Après la révolution sans effusion de sang, Lý Công Uẩn monta sur le trône et fonda une dynastie de clémence composée de huit rois et connue souvent sous le nom de «Lý Bát Đế» dans l’histoire de notre Vietnam. Avant la dynastie des Lý, les guerres destinées à libérer le peuple, à gagner l’indépendance, à agrandir le pays et à réprimer la rébellion des douze seigneurs féodaux ont été réalisées et accomplies avec succès par les héros Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh et Lê Hoàn. L’engagement militaire s’avère nécessaire dans le but de défendre l’indépendance de Đại Việt mais il n’est en aucun cas une condition suffisante. L’ancienne capitale Hoa Lư est implantée justement dans une région difficile d’accès afin de mieux pouvoir se défendre contre les agresseurs. Elle n’est pas une zone destinée à favoriser le développement économique et à pérenniser la prospérité à long terme, l’indépendance et l’avenir radieux pour des milliers de générations.
Le développement économique du pays et la volonté d’avoir une base culturelle différente de celle de la Chine malgré domination durant dix siècles au Vietnam sont des difficultés majeures auxquelles les héros tels que Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh et Lê Hoàn n’ont pas la capacité d’être confrontés car ils sont avant tout des hommes de guerre valeureux. C’est dans ce contexte que l’apparition de Lý Công Uẩn est très importante et nécessaire car il est non seulement un soudard instruit et doté d’une moralité exemplaire mais aussi un personnage pouvant se conformer à la volonté du Ciel et aux aspirations du peuple pour construire avec ce dernier un état viable, autonome et puissant.
Ayant une vision profonde et perspicace depuis longtemps, le moine zen Van Hanh eut l’occasion de dire un jour à Lý Công Uẩn comme suit: Bien que beaucoup de gens portent les noms de famille Lý, il me semble que personne ne soit bienveillant et tolérant comme vous. De plus vous réussissez à avoir la confiance du peuple. Sans vous, il est impossible de trouver quelqu’un d’autre pouvant le faire. On peut dire qu’il est l’unique personnage capable d’assumer cette mission importante. Avec sa clairvoyance intemporelle, le transfert de la capitale est le sujet pivot lui permettant de transformer le pays, de changer le puissant appareil des chefs militaires en une bureaucratie civile afin de mieux s’adapter aux besoins de construction et de développement économique à un niveau supérieur en temps de paix.
C’est pourquoi, à l’automne 1010, Lý Thái Tổ décida de déménager la capitale à Đại La. Celle-ci était la capitale des dynasties chinoises Sui et Tang pendant près de trois siècles depuis l’an 607. Đại La était localisée dans une région propice à la défense ainsi qu’au développement économique. Au nord de cette citadelle, il y avait la rivière Nhị (ou Fleuve Rouge) pouvant être à la fois en contact avec tout le système fluvial du delta et une tranchée naturelle pour empêcher le danger d’invasion venant du nord. C’est ici qu’il entama une série complète de réformes politiques, économiques et culturelles.
Au point de vue politique, le régime politique de Đại Việt fut calqué sur le modèle de la Chine car à l’heure actuelle, l’institution politique de cette dernière était considérée comme la plus civilisée et la plus adaptée à la gouvernance de la nation pacifique. Mais il s’appuya sur le bouddhisme ayant une organisation bien structurée et fortement ancrée dans la population locale pour gouverner le pays. D’une manière juste, il accorda la primauté au droit et à la vertu dans cette gouvernance. Il mena une politique étrangère indépendante avec la dynastie des Song et adopta une politique indulgente vis à vis des pays voisins comme le Champa et Chen La. Il remplaça progressivement l’appareil militaire par un appareil civil basé essentiellement sur les concours de sélection des gens talentueux.
Sur le plan économique, il autorisa la construction de nombreux marchés, établit de nombreuses embarcadères et favorisa le développement de nombreux canaux pour faciliter le transport fluvial et accorda l’importance aux activités industrielles et commerciales.
C’est aussi moment où il dut montrer une différence avec la culture chinoise afin de montrer une culture indépendante et une identité pour le peuple vietnamien. Il suffit de voir sa façon de choisir le nom Thăng Long pour la capitale de Đại Việt. Il choisit le dragon comme le symbole national. Analogue au drapeau d’une nation indépendante et autonome, le dragon était lié étroitement à notre origine, à notre mythe Con Rồng Cháu Tiên. En quoi le dragon de la dynastie des Lý était-il différent du dragon chinois? Il faut se rappeler que le dragon était d’origine Bai Yue. C’est un animal « fictif » issu probablement des serpents, des crocodiles et des dragons d’eau aimant vivre dans les eaux du sud de la Chine. Une fois les Chinois réussirent à siniser le peuple des Bai Yue, le dragon devint aussi leur produit préféré, notamment à travers le mot Thìn qu’ils empruntèrent à la langue du peuple Bai Yue dans le zodiaque pour désigner le dragon.
C’est pourquoi les dragons vietnamiens sont considérés souvent comme les descendants des dragons chinois. Pourtant, ils ont une énorme différence. Selon l’anthropologue Đinh Hồng Hải, le dragon de la période des Lý prit en possession des éléments typiques de la culture chinoise comme l’existence de quatre pattes, des griffes et une crinière, mais aussi des symboles de la royauté et de la famille royale. Par contre, des éléments non chinois étaient visibles et basés essentiellement sur la base du bouddhisme pour représenter la théocratie et la culture indienne, notamment les attributs du serpent Naga et de l’animal aquatique Makara dans la religion hindoue (comme la souplesse du corps du serpent, la crinière etc…). Grâce à ces traits distinctifs évoqués, le dragon de l’époque des Lý put apporter ses propres caractéristiques distinctives et affirmer le rôle indépendant et souverain de Đại Việt. Il montra aussi sa proximité et son intimité avec le peuple vietnamien. Le symbole de dragon était visible partout au Vietnam. Le dragon de la période des Lý n’était pas propre à la famille royale et il n’était pas monopolisé non plus par le roi comme en Chine. Lý Công Uẩn réussit à créer une culture indépendante et différente avec une identité particulière. Il trouva lui-même une solution pour restaurer la culture de Đại Việt devant l’oppression écrasante de la culture chinoise après 10 siècles de domination en s’appuyant sur le trésor culturel de l’Inde par l’intermédiaire de la religion bouddhiste et des prisonniers du Champa conquis (Đinh Hồng Hải 2014, page 113).
Nous pouvons dire que l’édit royal sur le transfert de la capitale est un chef-d’œuvre que Lý Công Uẩn a légué à son peuple grâce à sa vision intemporelle de l’époque mais il ne peut pas refléter entièrement l’esprit nationaliste du peuple vietnamien comme les poèmes épiques intitulés respectivement « Nam Quốc Sơn Hà » (ou Les Montagnes et les Rivières du pays du Sud) du général vainqueur des Song, Lý Thường Kiệt et « Bình Ngô Đại Cáo (ou Proclamation sur la pacification des Ngô) de Clausewitz vietnamien Nguyễn Trãi de la dynastie des Lê postérieurs.