Thục Phán (Royaume de An Dương Vương)

Le Royaume de An Dương Vương

Version française

Sự tham gia của người Thái cổ (hay người Tày) trong việc thành lập vương quốc Âu Lạc của Thục Phán (hay An Dương Vương) không thể chối cải được sau khi Thục Phán đã thành công đánh bại vua Hùng cuối cùng của nhà nước Văn Lang. Cái tên Âu Lạc phản ánh hiển nhiên sự liên kết chặt chẽ của hai dân tộc Việt, một nhánh Âu (Thái cổ) và một nhánh Lạc (Việt cổ). Hơn nửa, Thục Phán là một người Việt chi Thái, điều nầy cho thấy rỏ ràng sự đoàn kết và sứ mệnh lich sử chung của hai dân tộc Việt và Thái trước sự bành trướng của người Hoa.

Theo giáo sư Đào Duy Anh, Thục Phán thuộc gia đình qúi tộc nước Thục. Tất cả đều được mách lại trong các thư tịch Tàu (Kiao -tcheou wan-yu ki hay Kouang-tcheou ki) nhưng bị bác bỏ bởi một số sử gia Việt vì vương quốc Shu (Thục) ở quá xa vương quốc Văn Lang nhất là bị thôn tính quá sớm bởi Tần quốc từ 316 trước công nguyên (hơn nửa thế kỷ trước khi lập vương quốc Âu Lạc).

Nhưng theo nhà văn Bình Nguyên Lôc, Thục Phán bị mất nước , buộc lòng phải dung thân lúc còn trẻ với các bộ hạ ở môt nước nào mà thời đó phải có quan hệ sắc tộc (ngôn ngữ và văn hóa) cũng như họ có nghĩa là nước Tây Âu ở bên cạnh nhà nước Văn Lang của người dân Việt. Hơn nửa người Hoa không có lợi chi viết sai sử học khẳng định đây là một hoàng thân của nước Thục cai trị nước Âu Lạc. Việc tá túc của Thục Phán và bộ hạ ở Tây Âu cần có một thời gian trong cuộc di tản vì vậy cần có 60 năm sau đó mới có sự sáng lập vương quốc Âu Lạc qua sự giải thích. Nhưng gỉả thuyết nầy không vững vì nhất là thời đó có 3000 cây số phải vượt để đến Tây Âu. Vả lại Thục Phán cầm đầu một đạo binh có 3 vạn quân lính. Không thể nào một đạo quân như vậy có thể tàn hình và di chuyển mà ngưởi Hoa không biết được vì không những cần sự tiếp tế lương thực mà còn vượt qua bao nhiêu khu núi rừng quản trị bởi các bộ lạc thù địch hay thân Trung Hoa. Chắc chắn Thục Phán phải tìm được ở Tây Âu tất cả những gì cần thiết (quân bị, lương thực) trước khi thôn tính nước Văn Lang.

Theo giả thuyết gần đây đựơc xem có lý và nhất quán , Thục Phán là thổ lĩnh của một bộ lạc liên minh Tây Âu và con của Thục Chế, vua của nước Nam Cương thuộc về vùng Cao Bằng và nam Quảng Tây Trung Quốc ngày nay. Có sự trùng khớp thống nhất giữa những linh vật được mách đến trong truyền thuyết nỏ thần của người dân Việt và những tập tục trong truyền thống của người Tày (Thái cổ). Rùa vàng, gà trắng là những linh vật có ý nghĩa biểu tượng quan trọng.

An Dương Vương (Thục Phán)(Ngan-yang wang) là một nhân vật lịch sử có thật. Với sự khám phá các di tích ở Cổ Loa huyện Đông An, Hànội chúng ta có thể khẳng định là vương quốc Âu Lạc có thật và được dựng bởi Thục Phán khoảng chừng 3 thế kỷ trước Công Nguyên. Âu Lạc bị thôn tín về sau bởi Triệu Đà, một tướng lãnh của nhà Tần và người sáng lập ra nước Nam Việt. Hơn nửa được tìm thấy ở thành phố Quảng Châu thuộc nước Nam Việt một thẻ ngọc có hình dáng chữ nhật với bốn gốc thẻ có khắc bốn chữ An Dương hành bảo mà nhà nghiên cứu người Trung Hoa Dư Duy Cương ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam Trung Quốc cho rằng: ngọc bảo nầy là An Dương cổ đại của Việt Nam.

Le royaume de An Dương Vương (ou Thục Phán)

La contribution des Proto-Thaïs (người Tày) dans la fondation du royaume Âu Lạc des Proto-Vietnamiens de Thục Phán (An Dương Vương) n’est plus mise en doute après que ce dernier a réussi à éliminer le dernier roi Hùng du royaume Văn Lang car le nom « Âu Lạc » (ou Ngeou Lo) évoque évidemment l’union de deux ethnies Yue de branche Âu (Proto-Thaï) et de branche Lạc (Proto-Vietnamien). De plus, Thục Phán était un Yue de branche Âu, ce qui montre à tel point l’union et la mission historique commune de ces deux ethnies face à l’expansion chinoise.

Selon Đào Duy Anh, Thục Phán était un prince du royaume Shu. C’est ce qui a été rapporté dans les écrits historiques chinois (Kiao -tcheou wai-yu ki ou Kouang-tcheou ki) , mais il a été réfuté catégoriquement par certains historiens vietnamiens car le royaume Shu était, à cette époque, trop loin du royaume Văn Lang . Il fut annexé très tôt (plus d’un demi siècle avant la fondation du royaume Âu Lạc) par les Tsin. (nhà Tần)

Mais pour l’écrivain vietnamien Bình Nguyên Lôc, Thục Phán ayant perdu sa patrie, dut se réfugier très jeune en compagnie de ses fidèles à cette époque dans un pays ayant la même affinité ethnique (culture, langue) que lui càd le royaume Si Ngeou (Tây Âu) situé à côté du royaume de Văn Lang des Vietnamiens. De plus, les Chinois n’ont aucun intérêt de falsifier l’histoire en rapportant que c’était un prince de Shu dirigeant le royaume de Âu Lạc. L’asile de ce dernier et de ses fidèles dans le royaume de Si Ngeou dut prendre un certain temps, ce qui explique au moins un demi-siècle dans cet exode avant la fondation de son royaume Âu Lạc. Cette hypothèse ne semble pas très convaincante car il y avait 3000 km à marcher. De plus, il était à la tête d’une armée de 30.000 soldats. C’est impossible pour lui d’assurer la logistique et de rendre son armée invisible durant l’exode en traversant des zones montagneuses de Yunnan administrées par d’autres ethnies ennemies ou pro-chinoises. Il est probable qu’il dut trouver auprès des Si Ngeou (ou des Proto-Thaïs) tout (armement et effectif militaire, provisions) ce qu’il fallait avant sa conquête.

Il y a récemment une autre hypothèse qui paraît plus cohérente et plus plausible. Thục Phán était le leader d’une tribu alliée de la confédération Si Ngeou et le fils de Thục Chế, roi d’un royaume Nam Cương localisé dans la région de Cao Bằng et non loin de Kouang Si de la Chine d’aujourd’hui. Il y a une concordance totale entre tout ce qui est rapporté dans la légende de l’arbalète magique des Vietnamiens et les rites trouvés dans la tradition des Tày (Proto-Thaïs). C’est le cas de la tortue d’or ou du coq blanc ayant chacun une signification symbolique importante. An Dương Vương (Ngan-yang wang) était un personnage historique. La découverte des vestiges de sa capitale (Cổ Loa, district Đông An, Hànội ) ne met plus en doute l’existence de ce royaume établi à peu près trois siècles avant J.C. Celui-ci fut annexé plus tard par Zhao Tuo (Triệu Đà), un général chinois de la dynastie des Tsin et fondateur du royaume de Nan Yue.

De plus, on a découvert à Canton une tablette de jade ayant la forme rectangulaire et dont les quatre coins portant les quatre mots suivants « An Dương hành bảo ». Le chercheur chinois Dư Duy Cương à Chang Sa (Province Hunan, Chine) a été amené à donner les conclusions suivantes: cette tablette de jade (ngọc giản) appartenait au royaume antique An Dương du Vietnam.

 

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.