Zhao Tuo (Triệu Đà)

Version française

Triệu Đà là ai ? Trọng Thủy có thiệt hay không? Tại sao Trọng Thủy không thừa kế ngôi? Khám phá mộ Triệu Văn Đế, cháu nội của Triệu Đà ở Quảng Châu.

Sau khi thống nhất 7 nước, Tần Thủy Hoàng mới bắt đầu thôn tính vùng đất của Bách Việt ở phiá nam của Lĩnh Nam vào năm 218 TCN với tướng Đồ Thư cùng 50 vạn binh. Sau đó, các vùng được bình định  chia ra thành quận: Nam Hải, Quảng Đông, Quế Lâm (Quảng Tây) và được Nhâm Ngao Triều Đà cai trị. Chính ở các nơi nầy Nhâm ngao và Triệu Đà dùng chính sách hoà tập người Bách Việt với người Hoa và đồng thời di dân 500.000 người Hoa Hạ (Trung Hoa) vào các vùng đất của người dân Bách Việt. Đây là chính sách đồng hóa mà người Tàu áp đặt từ ngàn xưa mỗi lần xâm chiếm một vùng đất mới. Nhờ chính sách hoà hoãn nầy mà Triệu Đà mới xưng vương được cùng người Việt sau nầy khi Nhâm ngao qua đời và cùng lúc nhà Tần sụp đổ ở Trung Hoa.

Chỉ có vùng đất Tây Âu, nơi mà có vương quốc Nam Cương (Cao Bằng) thì có sự kháng cự mãnh liệt khiến tướng nhà Tần Đồ Thư bỏ mạng. Sau khi nhà Tần bị diệt, Triều Đà xưng vương lập nước Nam Việt và cai trị từ năm 207 đến 137 trước Công Nguyên dưới tên là Triệu Vũ Vương đóng tại Phiên Ngung (Quảng Châu) ngày nay. Bao lần tấn công nước Âu Lạc, ông bị thất bại vì thành Cổ Loa rất được củng cố vững chắc nhờ sự hiểu biết địa thế của người dân Lạc Việt với các vòng đai đất xoán ốc nhất là có nỏ liên châu do tướng Cao Lỗ chế tạo bắn ra một lần nhiều phát mũi tên khiến quân của Triệu Đà phải khiếp sợ. Nhưng sau đó cũng bị thất thủ vì có nội gián và sự chia rẻ giữa người Việt qua chính sách mua chuộc của Triệu Đà. Chính vì thế qua truyền thuyết nỏ thần có nhắc đến giặc ở trong nhà qua hình ảnh cô công chúa Mị Châu.
Dưới thời Triều Vũ Vương, nước Nam Việt gồm có Quảng Đông, Quảng Tây, Vân nam và Âu Lạc của Thục Phán. Theo sách Thuỷ kinh chú của Trung Hoa, dưới triều đại Nam Việt quốc nầy, các lạc tướng của Hùng Vương vẫn cai trị dân như cũ. Triệu Vũ Vương chủ trương sử dụng các hào trưởng người Việt có uy tín và lực lượng, lại thông hiểu ngôn ngữ và phong tục tập quán địa phương, để quản lý dân Lạc Việt. Chính ở các vùng nầy có sự hưởng ứng mãnh liệt của người dân Việt về sau nầy khi hai bà Trưng khởi nghĩa chống lại quân Tàu (75 thành trì thất thủ) để giành lại độc lập. Qua truyền thuyết nỏ thần, có nhắc đến Trọng Thủy nhưng không ai nhắc đến trong lịch sử. Người thừa kế của Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là Triệu Muội (tức là Triệu Văn Đế) và là cháu nội của Triệu Đà. Như vậy Trọng Thủy là người có thiệt hay không?.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên thì Triệu Văn Đế là con của Triệu Trong Thủy. Trọng Thủy không được thừa kế vì Triệu Đà sống rất thọ ít nhất một trăm tuổi. Triệu Đà sinh ở huyện Chân Định (Zhending) nước Triệu thời Chiến Quốc nay là tỉnh Hà Bắc. Triệu Đà là võ tướng nhà Tần được lệnh chinh phạt miền nam nhưới Tàu. Triệu Đà là nhân vật gây ra nhiều tranh luận cho giới sử học Việt Nam. Có nhiều người sử gia Việt xem ở triều đại của ông là triều đại chính thống Việt Nam tiếp nối cho triều đại An Dương Vương. Còn có nhóm sử gia khác thì xem thời kỳ của ông là thời kỳ Bắc thuộc vì ông là người Hoa Hạ hay người Hán. Thậm chí còn có nghi vấn đưa ra giã thuyết là có hai Triệu Đà nửa. Nhờ sự khám phá lăng mộ của Triệu Văn Đế vào năm 1983 và nằm dưới độ sâu 20 thước dưới chân núi Tượng Cương ở thành phố Quảng Châu thì giã thuyết có hai Triệu Đà không còn đứng vững nửa. Triệu Văn Đế (hay Triệu Mộ) là cháu nội của Triệu Đà và người thừa kế ông. Trong lăng mộ, có hơn 1000 đồ tùy táng trong đó có một thạp đồng Đồng Sơn với cuộc khai quật nầy. Lăng mộ Triệu Văn Đế được xem như một triều đình thu nhỏ của thiên hạ không thua kém các hoàng đế phương Bắc nhưng khác hẳn nó có rất nhiều hiện vật tập tục bản địa của vùng Lĩnh Nam.  Còn thấy có nhiều  ấn  trong đó có một cái ấn cổ có khắc bốn chữ « Văn Đế hành tỷ » biểu dương được quyền lực của một đế vương phương nam. Nếu có ấn chôn theo tức là theo ý của đương sự lúc còn sống. Như vậy Triệu Văn Đế tự xem mình là một hoàng đế  của các người dân Việt ngự trị ở phương nam chớ không phải một vua chư hầu của nhà Hán. Ngoài các đồ mai táng quý giá ra còn có cả thân nhân gia quyến của cả một triều đình cùng kẻ hầu hạ (15 người) cũng được chôn theo. Như vậy cho chúng ta suy luận rằng nước Nam Việt có tính cách hành sự độc lập chớ không phải một chư hầu của nhà Hán như sử Tàu thường nói đến.

Version française

Qui est Zhao Tuo?Trọng Thủy est-il un personnage historique ou pas ? La découverte de la tombe à linceul du roi des Yue du Sud Zhao Mo.

Après la réunification des sept royaumes combattants, Qin Shi Huang Di commença  à annexer le territoire  de Bai Yue au sud  des 5 arêtes (Lĩnh Nam)   en 218 avant J.C. avec le général Tu Sui (Đồ Thư)  et ses 50 000 soldats. Les  régions conquises ont été divisées en commanderies: Nan Hai (Nam Hải), Guangdong (Quảng Đông), Guilin (Guangxi) et gouvernées par  Ren Xiao (Nham Ngao) et Zhao Tuo (Triệu Đà). C’est  dans ces territoires conquis que Ren Xiao et Zhao Tuo  ont appliqué  la politique de mélange des Bai Yue avec les Chinois et ont déplacé en même temps 500 000 Chinois venant du Nord. C’est cette politique d’assimilation que les Chinois  ont  mise en place depuis la nuit des temps,  chaque fois une nouvelle terre conquise.

Profitant de l’effondrement de la dynastie des Qin en Chine et de la disparition du gouverneur militaire Ren Xiao à Nan Hai, Zhao Tuo vint d’être déclaré roi avec les Yue.  Il y a seulement dans  le territoire des Xi Ou englobant  le royaume de Nam Cương qu’on nota une résistance farouche contre les Qin avec la mort du général Tu Sui (Đồ Thư). Après la disparition de l’empire des Qin, Zhao Tuo créa le royaume de Nanyue,  régna de 237 à 107 avant J.C. sous le nom Zhao Wu Di (Triệu Vũ Đế) et s’installa à Panyu (Phiên Ngung) devenu aujourd’hui  Canton (Quảng Châu). Il tenta d’annexer maintes fois le royaume de Âu Lạc mais ce projet échoua car la citadelle Cổ Loa  était tellement fortifiée et imprenable  grâce à la connaissance du terrain traduite par  la présence des douves et des trois remparts en forme de spirales concentriques et la possession des arbalètes conçues avec ingéniosité par Cao Lỗ permettant de lancer d’une manière efficace plusieurs flèches à la fois, ce qui provoqua la panique chez les adversaires. Malgré cela, la citadelle tomba quand même à cause de la présence de la cinquième colonne et la division entre les Yue par la politique de corruption  menée par Zhao Tuo. C’est pourquoi dans la légende de l’arbalète magique, on ne cesse pas de rappeler la présence de l’ennemi dans le pays par le biais de la princesse Mị Châu.  Sous le règne de Zhao Wu Di (Zhao Tuo), le royaume de Nanyue  fut composé de Guangdong, GuangXi, Yunnan et Âu Lạc de Thục Phán.

Dynastie des Yue du Sud

Selon le livre chinois « Thủy Kinh Chú » , durant la dynastie des Yue du Sud, les généraux du roi  Hùng Vương continuaient à diriger le peuple comme avant. Triệu Vũ Vương préconisait employer les chefs et les responsables locaux réputés connaissant  la langue et les coutumes locales, pour gérer le peuple du Lac Viet. C’est dans ces zones que les Yue réagiront plus tard lorsque les deux sœurs Trưng se sont rebellées contre l’armée chinoise (la chute de 75 citadelles dans un laps de temps très court) pour retrouver leur indépendance. Dans la légende  de l’arbalète magique,  le nom de Trọng Thủy  est mentionné mais on ne le trouve nulle part dans l’histoire. L’héritier de Zhao Tuo (ou Zhao Wu Di)  était Zhao Mo (Zhao Wen Di). Celui-ci  était son petit-fils. Alors Trọng Thủy est-il un personnage historique ou pas? Selon le livre vietnamien intitulé « Đại Việt sử ký toàn thư  (Le Livre complet sur l’histoire du Đại Viêt) » de Ngô Sĩ Liên, Zhao Wen Di (Triệu Văn Đế) était le fils de  Zhao Shi (Triệu Trọng Thủy). Celui-ci ne pouvait pas  être le principal héritier car Zhao Tuo mena  une très longue vie au moins de cent ans.

Zhao Tuo  est né  à  Zhending dans  l’actuelle province du Hebei (le royaume Zhao de l’époque des royaumes combattants). Zhao Tuo est un général de la dynastie Qin ayant reçu l’ordre de conquérir le Sud de la Chine. Zhao Tuo est un personnage  ayant  suscité beaucoup de controverses chez les historiens vietnamiens. Certains voient dans sa dynastie une certaine légitimité pour remplacer la dynastie de An Dương Vương. D’autres sont très réticents et considèrent son règne comme la période de l’occupation chinoise car il était d’origine chinoise. Même on jette le doute sur son personnage car selon la rumeur il y a deux Zhao Tuo, un pro-Han et un pro-Yue. Mais cela ne convainc personne grâce à découverte de la tombe à linceul de jade du roi Zhao Mo, petit-fils de Zhao Tuo à Canton en 1983.

Cette tombe est située à une profondeur de 20 mètres du mont Xiangang à Canton. Dans sa tombe, lors de la fouille, on recense plus de 1000 objets funéraires parmi lesquels un objet particulier retient l’attention des archéologues: une situle Đồng Sơn dans la chambre des épouses. La tombe de Zhao Wen Di est considérée comme une cour en miniature  qui n’est pas inférieure à celle des empereurs du Nord  mais elle est différente dans la mesure où elle possède de nombreux objets relatant les coutumes de la région de Lingnan (1).  On trouve également un nombre de sceaux parmi lesquels figure  un sceau en or gravé portant l’inscription « Wen Di xing xi » pour démontrer la puissance d’un empereur du sud. Si le sceau est dans la tombe, cela traduit la volonté du propriétaire de l’avoir dans la mort lors de son vivant.  Cela reflète ainsi le comportement de Zhao Wen Di à cette époque  comme celui de l’empereur des Yue du Sud. Ce n’est pas un roi vassal des Han. Outre les objets funéraires précieux, il y a une quinzaine de proches de la cour et de serviteurs enterrés vivants pour accompagner le défunt dans l’au-delà. Nous sommes amenés à conclure ainsi que le royaume de Nan Yue avait l’occasion de se montrer comme un pays indépendant mais non pas un pays vassal de la dynastie des Han comme on l’avait dit souvent dans les annales chinoises.  

Bibliographie 

Girard Geslan Maud : La tombe à linceul de jade du roi Nanyue à Canton. Arts asiatiques, tombe 41, 1986.pp 96-103
Nguyễn Duy Chính: Lăng mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Châu.

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.